1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đua chen giữa phố và triết lý "mạnh ai nấy sống"!!!

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hungnet, 14/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hungnet

    hungnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    3.445
    Đã được thích:
    0
    Đua chen giữa phố và triết lý "mạnh ai nấy sống"!!!

    Có những ý nghĩ cứ len vào tâm trí mình như cỏ dại, tức không hiểu từ đâu mà nó lại xuất hiện: Sao tự nhiên cái cảnh hàng đoàn xe máy chen chúc nhau lại thành môi trường, cách sống của cả triệu con người thế này? Có phải là kỳ quái quá không? Có thể có cách đi lại kiểu khác hay không?

    Nhìn vào đường sá ở ta hiện nay. Xã hội đấy! Ai cũng mắm môi mắm lợi để cố mà đi cho nhanh trong khi thực tế tốc độ xe cơ giới trung bình chỉ chừng 20 km một giờ. Và chen chúc. Và lộn xộn nữa.

    Thấy lối đi ấy ở mình đã thành thói quen tự nhiên, và hỏi chuyện những người khác, rồi tôi mới vỡ ra: Cái cách đi lại như hiện nay nó làm nảy sinh trong mỗi chúng ta cái tâm lý đua chen. Tức là thường xuyên nảy sinh sự so sánh. Ông này đi ngớ ngẩn quá, bị người ta chèn; còn mấy cậu choai choai kia đi liều đi ẩu song hóa ra lại được việc. Ta hay trông trước trông sau. Và chỉ sợ thiệt. Ta học rất nhanh những thói xấu, xoay trở luồn lách. Hình thành một loại tâm lý đặc biệt: Lấy việc hơn người được nửa vành bánh xe làm điều vênh váo.


    Nhưng con người có phải cái máy đâu mà thoát được cái tâm lý tầm thường ấy?!


    Hầu như ngày nào trên đường cũng thấy có những người đi đường phạm luật, dù chỉ một số nhỏ trong họ bị giới chức giao thông bắt phạt. Lại nhớ một cách nói của dân gian có từ hồi 1981 khi anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ: ?oTrên trời chỉ có một Phạm Tuân, còn dưới đất có muôn ngàn người phạm pháp?.


    Tại sao ư? Trong nhiều lý do, tôi xin nêu một lý do không nên bỏ qua: Đường sá ở một đô thị như Hà Nội (phần chính làm ra từ trước 1954), vốn là để dành cho một ít ô tô với xe đạp. Vì thế không chỉ chật hẹp mà lại lắm ngã tư. Nay ngã tư nào cũng đèn xanh đèn đỏ, hành trình của người dân cứ bị cắt vụn ra thành những quãng lắt nhắt. Vừa rú ga đi được ba bốn chục mét đã phải tính chuyện dừng lại, hỏi làm sao người ta khỏi bực mình và dễ tặc lưỡi, phóng ào cho được việc.
  2. hungnet

    hungnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    3.445
    Đã được thích:
    0
    Ai cũng thấy Hà Nội ngày càng đông xe máy hoạt động trên đường, người điều khiển phương tiện không đi theo một nguyên tắc nào cả, tiện đâu đi đấy, cả trên vỉa hè, miễn sao tới được nơi mình muốn nhanh nhất có thể. Và còn rất nhiều bức xúc đang được dư luận quan tâm.
    Vấn đề ùn tắc giao thông, trong đó xe máy góp phần chính ai cũng công nhận, nhưng ngành chức năng không nên chỉ nghĩ đến việc ra lệnh cấm. Việc này chỉ là cái ngọn, cái gốc là hệ thống giao thông phân bổ chưa tốt và càng không nên cấm tiệt các loại phương tiện (thậm chí một số tuyến đường) để bắt mọi người phải lên xe buýt. Nền kinh tế thị trường nên mọi việc sẽ do thị trường điều tiết, cơ quan quản lý cần đưa ra định hướng, tạo cho mọi người lựa chọn cách tốt nhất cho mình trong đi lại.
  3. Vinh_TTD

    Vinh_TTD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Ừ,... Chả phải là xe máy, hôm nay tớ đang đi trên đường ung dung... Bỗng nhiên, vù... xẹt....., vèo...! Một nữ tài xế Taxi, phóng xe như điên, gặp đúng chỗ đông, quẹo ngay lên vỉa hè, ròi phóng... vút..... Mấy chú CSGT nhìn thấy mà choáng.
    Nhìn cảnh tượng ấy như muốn dụng tim. Tớ mà đi nghênh ngang 1 tí nữa thì ngày này sang năm là sinh nhật lần thứ nhất của tớ ở Âm phủ. Hú vía....!
  4. Heo_con_xinh

    Heo_con_xinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1.491
    Đã được thích:
    1
    Hì,,, chỉ những giờ cao điểm mới thế thôi bác ạ,,, chính vì thế mà Hà Nội giờ mới như 1 cái công trình khổng lồ,,, mở mang đường phố để mọi người hết đua chen là gì,,, em thì em không lấy làm fiền lòng lắm khi cứ nhích nhich từ cm mỗi chiều đi học về, quen rồi,,, nhưng mà sáng ra thì cú lắm,,, cứ tắc cứng cả lại,,, cáu mù,,, cũng may chỗ nhà em nó làm cái cầu vượt tiện đáo để,,, chẹp,,,, thôi thì ngăm người 1 tí xe đô thị phát triển đến mức nào cũng được bác ạ,,,
  5. captain

    captain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2001
    Bài viết:
    2.746
    Đã được thích:
    0
    Nhà tớ ở Thanh Xuân, ngày xưa đi học thì chả dám đi qua Ngã Tư Sở, tắc khủng khiếp. Sau đi làm thì đỡ hơn, nhưng trung bình mỗi buổi sáng cũng phải đứng ở đó 5-10''. Tớ chỉ ghét nhất là cái trò dừng xe rồi mà vẫn bóp còi inh ỏi. Buổi sáng nắng nôi, nóng bức, thấy khó chịu kinh khủng.
    Giờ ở Saigon, sáng đi làm, không tắc đường bằng nhưng mà buồn vì chả có kỷ niệm gì. Tớ thấy trong Saigon dân tình đi xe máy vượt đèn đỏ kinh lắm, chả ngoan như ngoài Hà Nội mình. Nhưng xe ô tô của họ thì lại có ý thức, chả bao giờ lấn vào phần đường của xe 2 bánh cả.
    Dù Hà Nội có nóng hơn, giao thông có kém hơn, nhưng tớ vẫn yêu Hà Nội và nhớ Hà Nội.
  6. hungnet

    hungnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    3.445
    Đã được thích:
    0
    Xe con, ôtô chở người đến 9 chỗ chạy trong đô thị được tăng tốc độ tối đa 60 km/h thay vì 50 km/h, xe máy tăng lên 40 km/h so với 35 km/h như trước đây.
    Trong nội đô, xe tải dưới 3,5 tấn, ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi cũng được tăng từ 40 km/h lên 50 km/h; xe gắn máy, xích lô máy, xe kéo rơ-moóc chạy tối đa 30 km/h thay vì 20 km/h theo quy định cũ.
  7. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Nhà Cap cũng ở quận Thanh Xuân hả? vậy là đồng hương đồi khói rồi. Phải công nhận là đoạn đường Ngã tư "khổ" đó khủng khiếp thật. Hồi còn đi học, không sáng nào là không đứng ì ở đó nửa giờ đồng hồ. Có lần tắc đường thông suốt từ đọan Giải Phóng, Phương Mai. Trường Trinh, Đại La lên tới tận NTS. Bực quá, quay xe mãi mới ra đến đường Chùa Bộc,ai dè cũng tắc nốt. Chán. Thế là về nhà ........ngủ thêm 1 giấc nữa.....
    Hà Nội giờ ồn ào và bụi bặm. Nắng và nóng. Nhưng cũng như Cap, "Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về HN.....Hà Nội của ta, Thủ đo yêu dấu.............."
  8. hungnet

    hungnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    3.445
    Đã được thích:
    0
    - Trước tốc độ đô thị hoá chóng mặt, HN cũng đã quan tâm nhiều đến... bụi nhưng như thế vẫn chưa đủ so với mức độ ô nhiễm thực tế.
    Chỗ nào cũng bụi!
    Theo thống kê của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, ô nhiễm không khí do bụi ở Hà Nội nặng nhất tại 4 địa điểm là Đuôi Cá (đầu quốc lộ 1A), đê sông Hồng (từ Yên Sở đến dốc Minh Khai), đường Láng - Hoà Lạc và khu vực chân cầu Thăng Long. Có tới 95% tổng số xe tải lưu thông không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không được che chắn rơi vãi và chở quá tải trọng.
    Những ''''ninja'''' trên đường phố Hà Nội
    Ra đường, đeo khẩu trang là ''''đeo'''' nóng bức, khó thở, ngứa ngáy. Vậy mà mới vào hè, người HN đã phải làm... ''''ninja''''
    Những đường phố như Minh Khai, Trường Chinh, Nguyễn Trãi, Kim Giang... thường xuyên có mật độ xe khách, xe tải qua lại đông, dĩ nhiên, kéo theo nhiều khói ống xả và bụi. Đi xe đạp, xe máy qua một số tuyến phố này nếu không đội mũ bảo hiểm, đeo kính sẽ rất dễ bị đỏ mắt và hít bụi đầy phổi.
    Khu vực đường Láng - Hoà Lạc, Phạm Văn Đồng, Lạc Long Quân, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến (hay còn gọi là đường Bê tông) cũng vậy. Đủ các loại xe, trong đó phần lớn là xe tải chở hàng hoặc xe từ ngoại tỉnh đổ vào, đem theo khói, bụi gây ô nhiễm không khí trầm trọng. Lúc nào có xe đi là lúc ấy bụi cuốn mù mịt. Người qua lại trên những con đường này bằng xe máy, xe đạp hầu hết đều phải bịt mặt và đeo găng tay, và... cố phóng thật nhanh! Khẩu trang có thể là một chiếc khăn quàng qua mặt chỉ hở đôi mắt hoặc chiếc khẩu trang may sẵn mua vội trên đường.
    Qua một số con đường kể trên, dễ thấy cảnh một số loại dịch vụ ?oăn theo? nhanh chóng mọc lên như rửa xe. Đơn giản, gọn nhẹ nhất là dịch vụ bán kính chống bụi và khẩu trang. Chỉ một đoạn đường Khuất Duy Tiến mà có tới gần chục người bán kính, khẩu trang trên hè.
  9. maixuanhung

    maixuanhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ đường ở HN cũng đã rộng và thoáng hơn nhiều so với mấy năm trước đây, tuy vậy các phương tiện giao thông cũng tăng lên quá nhiều nên việc ùn tắc vẫn thường xuyên xảy ra vào những giờ cao điểm. Mặc du đã có những cầu vượt ở một số ngã tư trọng điểm.
  10. cobethansau83

    cobethansau83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2004
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    0
    Tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân có khả thi?
    Sau khi tuyến phố hoạt động ổn định, sẽ tổ chức thêm vào tối chủ nhật và ngày khác trong tuần. Trong thời gian đó, phương tiện ôtô, xe máy, xe đạp bị cấm lưu hành trên tuyến phố này, các hộ dân sống tại đó phải dắt xe vào nhà mình.
    Quận Hoàn Kiếm đã tính toán nơi gửi phương tiện cho du khách tại bãi xe Gia Ngư, chợ Đồng Xuân, Gầm Cầu, lòng đường Hàng Giấy, và đỗ ôtô tại hồ Hoàn Kiếm, chợ Đồng Xuân, tuyến Trần Nhật Duật, tuyến Phùng Hưng. Ngoài ra, sắp xếp chỗ để xe ở 2 đầu tuyến phố dưới lòng đường, người dân trong phố đi bộ được để xe máy, xe đạp trên hè.
    Ngoài kinh doanh hai bên đường, tuyến phố đi bộ sẽ cho phép người dân kinh doanh sạp di động ở giữa đường, dành lối đi hai bên rộng 3-3,5 m cho khách bộ hành. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, hàng Việt Nam chất lượng cao, điện máy, hàng phục vụ khách du lịch...
    Cũng theo đề án, giao thông trên tuyến đi bộ sẽ phải điều chỉnh khác với hiện nay. Phố này đang có 4 tuyến xe buýt đi qua sẽ phải chạy sang các đường Cầu Gỗ, Nguyễn Hữu Huân, Trần Nhật Duật, Hàng Đậu hoặc phố Lương Văn Can - Hàng Cân - Hàng Bông - Chả Cá - Hàng Lược - Hàng Đậu. Ngoài ra, quận Hoàn Kiếm cũng đề xuất tuyến Lương Văn Can - Hàng Cân - Chả Cá - Hàng Lược từ 1 chiều thành 2 chiều vào giờ tuyến phố đi bộ hoạt động.
    Theo ông Hoàng Công Khôi, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, tuyến phố được chọn vốn là trung tâm thương mại sầm uất của quận Hoàn Kiếm lại mang đặc trưng về lịch sử, kiến trúc, văn hoá truyền thống. Nếu trở thành phố đi bộ sẽ thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan, mua bán hàng hoá, người dân trong khu vực được hưởng lợi nên dễ đồng thuận. Phó chủ tịch UBND thành phố Đỗ Hoàng Ân cũng khẳng định, tuyến phố đi bộ sẽ tạo cơ hội phát triển du lịch, kinh tế, thương mại, làm cho bộ mặt thành phố văn minh hơn.
    Tuy nhiên, đây là tuyến giao thông chính trong khu phố cổ (mỗi giờ có tới 6.000-6.500 ôtô, xe máy tham gia giao thông) nên việc tổ chức giao thông tại khu vực này là vấn đề khá nan giải. Theo ông Trần Danh Lợi, Phó Giám đốc Sở Giao thông công chính, nếu số phương tiện này chuyển sang đi các phố Lương Văn Can, Trần Quang Khải... thì chưa ổn bởi có thể lại gây ùn tắc ở khu vực này. Ngoài ra, lòng đường các tuyến phố này Hàng Ngang, Hàng Đào hiện chưa đáp ứng yêu cầu là phố đi bộ, cần phải sửa chữa, nâng cấp thêm.
    Bà Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Ban quản lý phố cổ cũng cho rằng, nếu tổ chức không tốt thì tuyến phố Hàng Đào - Hàng Ngang sẽ bị mai một nét văn hoá truyền thống, bán đủ chủng loại hàng hoá thay vì truyền thống vốn là phố chuyên tơ lụa. Theo bà Quỳnh, tuyến phố đi bộ đang xây dựng chỉ là giải pháp tạm thời, còn về lâu dài phải tổ chức không gian đi bộ.
    Theo chỉ đạo của UBND thành phố, thời gian tới, quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục bàn bạc với các ngành chức năng để thống nhất phương án thực hiện tuyến phố đi bộ. Sở Giao thông công chính và Công an thành phố phải nghiên cứu tổ chức giao thông đi qua khu vực này.

Chia sẻ trang này