1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Đứa" nào xoa đầu Lê Anh Hoài vậy?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Ledung18, 13/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    "Đứa" nào xoa đầu Lê Anh Hoài vậy?

    "Đứa" nào xoa đầu Lê Anh Hoài vậy?

    Chúng tôi phản đối cách xoa đầu hợm hĩnh của mấy bố già lạc điệu. Chúng tôi không biết dòng "văn học trẻ" là cái quái quỉ gì. Chúng tôi không viết "tiểu thuyết trẻ". Chúng tôi đã quá già để được gọi là "tác giả trẻ". Chúng tôi gõ bàn phím máy tính từ lúc "các bố già" còn dùng bút lông ngỗng. Xin được hoán đổi, chúng tôi là "bàn phím già", các vị là những "bàn phím trẻ" nhé.

    Ở tuổi chúng tôi hoặc nhỏ hơn chúng tôi Quang Trung, Nguyễn Ánh, Võ Nguyên Giáp đã thành lãnh tụ cả. Còn trong ngôi nhà văn chương hèn kém, tuổi này cũng đã sáng danh những Cao Hành Kiện, Lý Nhuệ, Nam Cao... thậm chí Vũ Trọng Phụng thì chưa đến tam thập.

    Các bố chỉ được cái láo!!!

    Báo Tiền Phong - Thứ Hai, 12/11/2007, 08:00
    Ma trận văn chương - kịch trường - thơ phú

    TP - Tác phẩm "Chuyện tình mùa tạp kỹ" của Lê Anh Hoài viết thoải mái đến mức điềm đạm, ?oloạn? chương hồi, luân hồi, đầy ứ cái hài, cái bi, cái *** nhưng ngẫm kỹ vẫn có tính trật tự...



    Đọc tác phẩm "Chuyện tình mùa tạp kỹ" này và nói chung đọc văn Lê Anh Hoài, người đọc dễ bị cuốn vào cái sự ?obắt mắt? và ?obắt trí?. ?oBắt mắt? thì đã rõ: Như với thiếu nữ đẹp và cái đẹp, tận cùng ngòi bút Lê Anh Hoài là cái Đẹp, là sự xoay trở để tìm gặp vị thần Mỹ học.

    Còn ?obắt trí?, tổng hợp đan cài chương hồi - tạp kỹ - bi hài - kịch tuồng? một lối văn tiểu thuyết hoà nhập đông tây, kim cổ. Bởi vậy mà người đọc dễ bị hút, cả người viết già và trẻ đều có cảm giác choáng, tức là sợ.

    Nhưng đừng choáng đừng sợ, vì trước tiên hãy nghĩ đây là dòng văn trẻ, tiểu thuyết trẻ, tác giả trẻ. Đã có nhiều bài viết công phu và chắc nhiều lời luận bàn. Tôi đọc Lê Anh Hoài cố không bị cuốn vào cái ?obắt mắt ?, cái "ma trận Lê Anh Hoài". Tỉnh táo, cứng cỏi để rút ra được những gì, có thể gọi là hữu ích, về văn chương nói chung.

    Tác phẩm "Chuyện tình mùa tạp kỹ" tác giả viết thoải mái đến mức điềm đạm, ?oloạn? chương hồi, luân hồi, đầy ứ cái hài, cái bi, cái *** nhưng ngẫm kỹ vẫn có tính trật tự... Cổ - giả cổ; kim - giả kim... tưởng lổn nhổn nhưng vẫn chừng mực và có lối thoát.

    Dù cả cuốn tiểu thuyết này gần như là cú "Lý liệu sốc", cái đáng nói là tác giả nói được thông điệp của nhà văn. Văn Lê Anh Hoài dù đi qua toàn những "cầu khỉ gập ghềnh", nhưng có bảo lãnh, có bảo hiểm. Rằng nhân vật cuối cùng không bị rơi tõm mà vẫn đến bến bờ, đến được nơi cần đến. Hãy đọc lại các nhân vật của Lê Anh Hoài. Nó (nhân vật) rất sắc nét. Theo tôi đó là điều đáng nói trước tiên về nhà văn.

    Ma trận chương hồi - tạp kỹ - kịch trường - thơ phú - Đông Tây, nhưng là hội nhập nhiều dòng văn, niên đại văn, thi pháp văn... Văn Lê Anh Hoài tìm tòi, tung phá, xô dạt... để cuối cùng có được nét tiểu thuyết Việt, văn Việt. Có lẽ do cái Tâm của anh cứ đau đáu vào cuộc sống trên xứ này.

    Đầu tiên tôi sợ Lê Anh Hoài trôi nổi theo đủ dòng mà không cập vào "bờ Việt" được. ?oHài Việt", "Bi Việt"... phải vào "bờ Việt" để có "bạn đọc Việt"! Giọng tiểu thuyết của Lê Anh Hoài đã nổi trôi, ngụp lặn trong dòng xoáy tìm tòi rồi nhưng không bị "ngập", vẫn trồi lên được những điều gì đó. Đây là điều đáng quý thứ hai về sự tìm tòi, nhất là với người viết trẻ.

    Cuốn tiểu thuyết thông minh, tri thức, tạp giao, giả cổ giả kim... này đã sớm lộ một điều gì đó, những điều gì đó của nhà văn Lê Anh Hoài.

    Hà Nội 10/2007

    Phan Cung Việt

Chia sẻ trang này