1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dung dịch gì làm bền xenluylo(sợi) với môi trường.Vote cho những anh em hướng dẫn mình

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi dongyduoc, 14/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dongyduoc

    dongyduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Dung dịch gì làm bền xenluylo(sợi) với môi trường.Vote cho những anh em hướng dẫn mình

    Chào các bạn.Mình thì bên hoá học khong rành lắm. Đại khái ý mình muốn làm bền sợi với môi trường(bền với nắng, mưa..), làm cho sợi không thấm nước,không bị mối mọt ăn thì nên ngâm vào dung dịch gì ạ.
    Và nếu ở những nơi nào có bán thì các bạn hưóng dẫn dùm mình luôn(có giá cả thì càng tốt)

    Vote cho những bạn nào hướng dẫn mình.
  2. dongyduoc

    dongyduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    up cái nào anh em
  3. borea

    borea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bạn không đủ yếu tố để trả lời đâu.
    Không có thứ dung dịch vạn năng nào như thế.
    Hãy xem ở nhà quê, người ta xây nhà, dùng tre làm đòn tay thì xử lý thế nào ? => ngâm tre vào ao bùn 1,2 năm, tre bền muôn thuở.
    Cũng là cellulosic fiber nhưng vải vóc quần áo thì được xử lý hoàn tất kiểu khác : (hồ vải) coating bằng các loại nhũ tương polymer để chống nhầu, trơn, chống thấm, ...
    Cũng là cellulosic fiber, nhưng giấy lại là 1 kiểu xử lý nữa : gia keo nhựa thông - abietic acid để chống thấm, nếu kỹ hơn như giấy couché thì thêm 1 công đoạn cán láng - calendering : ép nhiệt độ cao và tạo màng polymer lên bề mặt.
    Muốn hỏi thì phải biết mình hỏi gì, và phải cung cấp đầy đủ chi tiết.
    Muốn bền với môi trường thì xài quách sợi tổng hợp : nylon6, nylon66, polyester, acrylic, polyimide, polyaramide, ... thứ nào cũng bền với môi trường, thứ nào cũng bền chắc hơn cellulosic fiber.
    Xài cellulose là có nguyên nhân (điều kiện cần), trên cơ sở đó xử lý để đạt điều kiện đủ mà vẫn phải đảm bảo điều kiện cần ban đầu.
    Được borea sửa chữa / chuyển vào 20:45 ngày 15/09/2006
  4. dongyduoc

    dongyduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    mình định làm sợi từ cenluylo của sợi dừa(từ vỏ quả dừa hay thân dừa) thì nên làm thế nào cho hợp lý ạ. Em ít rành mong các bác thông cảm.
    Đã vote cho borea 5 *. Cảm ơn bạn
  5. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Tại sao bạn không nói thẳng là cần mua công nghệ sợi xenlullo từ xơ dừa có hơn không?! Mà cứ vòng vo như thế như dò hỏi bí quyết thì bố ai dám nói cho! Chứ Vote* không ăn thua gì đâu, nếu bạn bít hiệu quả công việc phải là gì?!
    Chúc thành công!
  6. borea

    borea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Đúng là cái kiểu giấu giấu như mèo giấu ... Ai cần vote cơ chứ.
    Thời buổi thông tin đầy internet ra, giấu cái gì mà giấu. Muốn hỏi thì phải cung cấp đủ thông tin để hỏi cho ngọn ngành.
    Xơ dừa thì Trúc Giang Bến Tre, xuất hàng năm cả ngàn tấn, bây giờ họ còn thêm được cái mụn dừa.
    Xơ dừa cùng họ với xơ đay, xơ sisal, kenaf, ... Tuy nhiên nó thô nhất trong họ và tỉ lệ xơ có thể kéo sợi (spinnable) thấp nhất họ.
    Ở ta, để tách xơ dừa ra khỏi gáo dừa người dùng các biện pháp cơ học, búa, đập. Cách này cho tơ thô, không đồng nhất, thích hợp làm đệm nằm (mattress) Vùng đông bắc á : Trung quốc, Hàn quốc Nhật rất ưa chuộng đệm xơ dừa. Sản phẩm khác là tơ kéo sợi dùng làm lưới địa kỹ thuật (geotechnical grid), loại này rẻ hơn sợi tổng hợp và có tính chất đặc biệt hơn : biodegradable - Hàn quốc nhập Trúc Giang rất nhiều về để kè taluy đường cao tốc - đổ đất bên dưới, rắc hạt giống cỏ lên rồi phủ lưới xơ dừa, sau 1 thời gian cỏ mọc giữ đất thì lưới xơ dừa cũng phân hủy => điểm yếu của xơ dừa cellulose lại trở thành điểm mạnh. Một sản phẩm phụ nữa : mụn dừa là vụn macro-ligno-cellulose trước ở Bến TRe chất đống không biết đi đâu vì gây ô nhiễm, nay có thể ép thành những viên gạch giữ nước xuất khẩu đi Hàn quốc cho người trồng hoa kiểng.
    Còn theo kinh nghiệm dân gian Ấn độ, Srilanka, thì gáo dừa ngâm nước khoảng 6 tháng để các macro ligno-cellulose phân rã, đem lên sấy khô ta được tơ mịn đẹp không thua tơ đay, có thể kéo sợi, nhuộm.
    Bản chất các lignocellulose trong xơ dừa, có thành phần rất cao so với gỗ thông thường, là các chất chát không tương thích với cây trồng dễ gây ô nhiễm, nhưng lại giúp cho xơ dừa bền với môi trường - bền nhất so với các loại xơ cùng họ.
    Thân dừa với lá dừa thì yên phận với việc làm cầu khỉ hay lợp nhà, không kéo sợi được đâu - lamer!
    Muốn tìm hiểu thì đi kiếm kho tài liệu kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của FAO, có rất nhiều tài liệu về xơ dừa.
    Được borea sửa chữa / chuyển vào 16:15 ngày 16/09/2006
  7. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Ơ ! Được được! chơi quả hơi hóc hiểm thế! Quá đc! Như thế Pác nào thích xin chất xám của người khác mà không phải nhả tiền....mới Zui!
    Mà nè ! Bác Borea! bác thấy ở đâu đã sản xuất quả phớt xơ dừa chưa? Nếu bác bít thì bác mách tui cái! Trước đây tui hay mua của Trung Quốc dùng, nhưng nhanh mòn lắm, định xem nơi nào sản xuất bền hơn để mua lấy vài cái về dùng. Thiện chí nhé!
  8. borea

    borea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Phớt xơ dừa để làm gì nhỉ? Chắc cũng làm đệm thôi.
    Nonwoven coconut mattress thì chỉ có máy made in china/taiwan thôi - khoảng 300-500K USD 1 dây chuyền.
    Chưa có ai ở VN có ý định làm hết - trừ tui
    Vì vậy, cứ tiếp tục chịu khó đi mua đồ TQ xài, còn TQ thì tiếp tục nhập nguyên liệu thô của Bến Tre, Indo, Srilanka.
  9. dongyduoc

    dongyduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Cũng hấp dẫn mà vốn đầu tư bác đưa ra cao quá

Chia sẻ trang này