1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dùng ĐTDĐ đọc đề thi ra ngoài sẽ bị xử lý hình sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi hiepsi1975, 09/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho tớ hỏi một câu hơi ngớ ngẩn nhể
    việc xử lý hình sự với tội danh cố ý làm lộ bí mật nhà nước trong việc dùng ĐTDĐ đọc đề thi ra ngoài có vi phạm quyền tự do thông tin/ngôn luận/báo chí của công dân VN không ạ
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Ngớ ngẩn thật đấy !
    Tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm ma phải tôn trọng pháp luật, tự do của người khác .
    Không thể nhân danh tự do rồi cởi truồng ra phố, gặp cô nào cũng đòi yêu thương ... vượt mức tình cảm , không phải tự do ngôn luận là tha hồ chửi bậy khắp nơi...
    Kết tội làm lộ bí mật quốc gia trong vụ này thì hơi nặng nhưng nên có 1 nghị định ( Hay luật cũng được ) về việc tổ chức và nguyên tắc thi cử .
    Mấy tuần nay đọc về việc thi cử, chạy chọt mà chán cho học và hành tại VN, hy vọng tân bộ trưởng sẽ có phép thần .
  3. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    hơhơhơ bác Minh bức xúc nhể
    Bi giờ tớ thử ... rông rài thêm một tẹo nữa nhể
    Việc dùng ĐTDĐ đọc đề thi ra ngoài là một hành vi (dùng ĐTDĐ) phát tán (đọc) thông tin (đề thi) phỏng ạ
    Hành vi phát tán thông tin được bảo vệ bởi quyền tư do thông tin/ngôn luận/báo chí của công dân VN . Hành vi phát tán thông tin chỉ trở thành tội khi thông tin phát tán thuộc loại bí mật quốc gia , có hại cho an ninh quốc gia .... hay xa hơn một tẹo người phát tán thông tin không là chủ sở hữu của thông tin đó . như trong trường hợp của những tay ... đạo văn , ăn cắp sở hữu trí tuệ
    Các bác thử phân tích các thông tin chứa đựng trong nội dung bài thi thuộc loại thông tin nào để hành vi phán tán thông tin trở thành tội hình sự
    Tớ loại trường hợp nội dung đề thi thuộc loại bí mật quốc gia hay có hại cho an ninh quốc gia vì nội dung của đề thi đều là những thứ mọi người (hay ít ra các thí sinh) đều phải biết . Việc tiết lộ đề thi chỉ ảnh hưởng đến kết quả cuộc thi nếu các thí sinh biết được nội dung đề thi trước khi thi hoặc có người đọc đáp án trong khi thi . Nhưng đây là sự vi phạm kỷ luật phòng thi của thí sinh chứ có liên quan gì đến hành vi phát tán thông tin (đề thi) không ạ
    Đặt trường hợp các cơ quan truyền thông phát tán đề thi trên radio hay TV cùng lúc các thí sinh nhận được đề thi trong phòng thi . Sự gian lận chỉ xảy ra nếu có người đọc đáp án cho thí sinh .điều này đương nhiên đã bị cấm . vậy hành vi phát tán đề thi trên các phương tiện truyền thông (ĐTDĐ là một trong các phương tiện) sau khi đề thi đã được công bố cho các thí sinh có thực sự ảnh hưởng đến kết quả cuộc thi hay không ????
    thế nhé
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì nguyên tắc vào phòng thi là phải để bên ngoài phòng thi tất cả trừ đúng cái bút và vài món liên hệ đến việc làm bài như : Thước kẻ, compa ... , thời tớ đi thi chỉ cho có thế kèm với bảng lượng giác . Rút căn cũng phải dùng tay .
    Điện thoại không thể là 1 dụng cụ để đi thi nên dứt khoát phải để ở ngoài, việc này không vi phạm nhân quyền gì cả .
    Còn cái ông đi thi Tiến sĩ, lại là uỷ viên trung ương đảng vi phạm kỳ thi tại Quốc Gia Hành Chánh mới là 1 sự " Ngây thơ " cụ, Học hành đến thế, chức vụ trong đảng ( Chẳng biết ngoài đời giữ chức gì ??? ) Thi Tiến sĩ mà còn mang giấy nháp riêng vào làm gì để đến nỗi bị bắt !!! Cậu em này ( Tớ gọi là cậu em là đúng với thể thống trong ngành hành chánh đấy, tức thì đấm ngực mà chịu ) đáng đét vào mông mấy roi đấy, cái lối bao che, giải thích cũng chẳng thuận tai gì cả, báo cáo mật của Đảng chỉ là của đảng, không phải của Quốc gia , ông này thi tiến sĩ quốc gia chứ không thi tiến sĩ trong đảng nên phải được xử lý thích đáng bằng luật quốc gia , còn đảng chấp nhận hay dung dưỡng, trừng phạt là chuyện riêng của đảng, không thể lẫn lộn mãi thế được .
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/07/3B9EBCC8/
    Ủy ban Kiểm tra sẽ kết luận về việc ông Đào Ngọc Dung
    Chiều 10/7, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng, cho biết cơ quan này đã nhận được văn bản của Học viện Hành chính quốc gia báo cáo về trường hợp vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh sau đại học của ông Đào Ngọc Dung. Ủy ban Kiểm tra sẽ có kết luận trong tháng này.
    Theo bà Chuyền, văn bản báo cáo của Học viện Hành chính sẽ là cơ sở để Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng xem xét trách nhiệm liên quan của ông Đào Ngọc Dung.
    Hôm nay, vụ việc ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn, vi phạm qui chế thi tuyển sinh sau đại học, bị trừ 50% điểm thi sẽ chính thức được ?othông tin? tại Hội nghị Ban thường vụ TƯ Đoàn lần 15. Vụ việc cũng sẽ được tiếp tục thông báo tới các ủy viên Ban chấp hành TƯ Đoàn tại hội nghị sau đó.
    Chiều cùng ngày, ông Trần Bá Giao, Phó chánh thanh tra của Bộ GD&ĐT, cho biết, báo cáo của Bộ GD&ĐT lên các cơ quan Đảng về trường hợp ông Đào Ngọc Dung được đóng dấu mật. Do đó, không thể cung cấp cụ thể.
    Theo ông Giao, trong vụ việc này, cán bộ thanh tra của bộ chỉ đến thanh tra phát hiện, còn việc lập biên bản là do hội đồng thi trực tiếp thực hiện. Trong trường hợp này, hai giám thị làm nhiệm vụ tại phòng thi đó đã vi phạm qui chế. Thanh tra Bộ sẽ có ý kiến chỉ đạo Học viện Hành chính quốc gia phải có biện pháp xử lý.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  5. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Vụ này tôi nghĩ rằng, nếu đã gọi là tội thì phải được quy định rõ trong Bộ Luật Hình Sự. Nếu khép vào tội "Làm lộ bí mật Nhà nước" thì phải làm rõ thế nào là "Bí mật Nhà nước". Các Bộ hiện nay đã xây dựng khá hoàn chỉnh danh mục các tài liệu được xem là "Bí mật Nhà nước" rồi. Đối với mức độ mật của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải xem Quyết định số 32/2005/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục bí mật Nhà nước độ Tối mật trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Theo đó thì Danh mục này bao gồm những nội dung sau: tin, tài liệu của ngành Giáo dục và Đào tạo về thực hiện chiến lược an ninh quốc gia, kế hoạch phòng thủ đất nước, kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh, Báo cáo của Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo chưa công bố hoặc không công bố, Đề thi, đáp áp các kỳ thi tuyển sinh, thi chọn học sinh giỏi, thi tốt nghiệp các cấp học, bậc học, ngành học, trình độ đào tạo chưa công bố?
    Tuy nhiên, Luật pháp Việt Nam khá mềm dẻo, ta hãy theo dõi xem vụ này liệu có đình chỉ giống như vụ án của cô phóng viên Lan Anh hay không (cũng bị khép vào tội "làm lộ bí mật Nhà nước).
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    VN có 4000 năm văn hiến nhưng riêng về phần định nghĩa từ ngữ luật pháp thì lại rất thiếu sót . Chính vì thế mà việc giải thích các điều luật và nghị định không thống nhất, người dân chỉ còn trông mong ở các Bao Công, rất tiếc, thời này Bao Công cũng không dễ có .
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi: đã có quy định nói rõ đề thi ĐH, CĐ... (chưa công bố) thuộc loại "Bí mật Quốc gia" thì hành vi tiết lộ tài liệu đó ra ngoài là đã có dấu hiệu tội phạm rồi. Có bạn nói đúng: phải có lý do nhà nước mới quy định những tài liệu nào thì được xem là "Mật/ Tối Mật". Đương nhiên không thể lý luận cho rằng nhiều người cùng biết (các thí sinh) thì đây không còn là bí mật nữa. Nếu nói như thế thì đâu cần phải có công tác cách ly những người ra đề; niêm phong và bảo vệ đề thi trong suốt quá trình tuyển sinh làm gì?
    Tài liệu Mật (tạm gọi như thế cho gọn nhé) cũng có nhiều dạng. Có loại chỉ có 1 vài người được tiếp cận; có loại sẽ được "Giải Mật" theo quy trình quy định bởi thời gian, khi đó ai cũng có quyền được biết; có loại đặc trưng hơn, như đề thi và đáp án chẳng hạn, nó không còn giá trị sau khi đến một thời điểm làm bài của thí sinh (đề) và sau khi các thí sinh làm bài xong + các hội đồng thi làm xong công tác chuyên môn (đáp án).
    Hành vi vào phòng thi, dùng DT (hay bất cứ phương pháp nào) để tuồn đề thi ra ngoài là đả đủ yếu tố cấu thành TP. Trong trường hợp mà bác chí vừa nêu có hẳn 1 đường dây tổ chức việc này. Nếu phân tích kỹ sẽ thấy: việc "cài" thí sinh này vào phòng thi chỉ là thủ đoạn để đối tượng này tiếp cận tài liệu, sau đó chuyển ra ngoài.
    Vấn đề là nằm ở chỗ tiếp theo: đối tượng nghe cuộc gọi, ghi lại đề thi với mục đích "giải đề" hay bất cứ mục đích gì khác đi chăng nữa có phạm tội không? Tôi cho là có, vì với vai trò đồng phạm đối tượng này cũng phải bị khởi tố, xử lý HS.
    Lý luận và thực tiễn của tội này cho thấy có 2 trường hợp:
    1/ Người được tiếp cận tài liệu tiết lộ tài liệu này với người khác, nhưng họ k biết trước, k yêu cầu trước và tiếp nhận 1 cách "thụ động" thì không xử lý. (Như trường hợp phóng viên báo TT đăng tin, và các đọc giả là người tiếp thu tài liệu... - tôi chỉ ví dụ cho dể hiểu thui nhé!)
    2/ Có sự bàn bạc trước và giữa người có (biết) được tài liệu với người tiếp nhận tài liệu nhằm mục đích đưa tài liệu này ra ngoài (đây là trường hợm mà báo nêu. Thí sinh bị bắt không thể thực hiện hành vi một mình mà phải có đồng phạm giúp sức từ bên ngoài để thực hiện hành vi)
    ------ Nói chung tội phạm này là cũ, nhưng thủ đoạn, cách thức phạm tội là mới. Tôi cũng thấy việc xử lý chẳng có gì là gượng ép, chỉ có điều hơi nhức nhối về vấn đề thi cử mà thôi.
    ---- Có bạn nào đó cho rằng dùng DTDĐ đọc đề thi ra ngoài là được bảo vệ bởi quyền tự do thông tin LL... Bạn nên suy nghĩ lại nhé, không đúng đâu! Hình như minhtrinh reply lại rất hợp lý đấy!, Không thì tôi mất ngủ suốt đêm nay thôi!
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đọc đề thi ra ngoài khi thi chưa xong ắt là phạm tội hình sự,
    nhưng không nhất định phải là tội lộ bí mật quốc gia.
    Chuyện xài điện thoại di động để làm những chuyện phạm
    pháp được cãi thành quyền tự do thông tin, thì ngay ở nước
    Mỹ, là nước luật sư thả sức cãi chày cãi cối nhất, cũng chẳng
    ai dám cãi như thế. Nếu cãi được như thế, thì sẽ chắng ai
    bị buộc tội, bất cứ tội gì đã phạm, cả .
    Theo thông tin chính thức của nhà nước Việt Nam, ông
    Đào Ngọc Dung đã không phạm tội của phòng thi. Tôi không
    biết ông ta đã bị bắt quả tang làm những gì, nên cho rằng
    ông ta đã bị vu cáo sai . Không vì một ông nọ bà kia mà chà
    đạp lên luật pháp được làm ra để bảo vệ công bằng cho bà con.
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Ông Đào Ngọc Dung vi phạm quy định của phòng thi là cái chắc , không nên gọi là : Phạm tội của phòng thi .
    Vấn đề là : Đã vi phạm thì phải xử lý ( Đang hứa hẹn là Đảng sẽ xử lý ngoài quyết định trừ 50% điểm của trường hành chánh !!! ); Chả hiểu sao mà đậu được đây ??? Điểm để đậu là bao nhiêu mà trừ 50% vẫn còn thi được ?
    Điều đáng buồn cười là vi phạm quy định phòng thi thì có gì mà MẬT ? Có gì dính dáng tới ĐẢNG ? Xấu hổ à ? Theo tôi thì cứ bung hết ra để làm gương cho mọi thí sinh .
    Còn bảo là bị vu cáo sai cũng là cách bào chữa rất trơ trẽn ! Rõ ràng việc trừ điểm 50% là 1 quyết định hành chánh, có nhân chứng, chẳng qua là vì cấp cao trong đảng nên che dấu chứ như 1 nữ sinh, chỉ nhận được điện thoại thăm hỏi thôi cũng đã bị bắt lỗi công khai rồi .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 18:30 ngày 20/07/2006
  10. Tsai_mei

    Tsai_mei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    To CoDep: Tôi không hiểu suy nghĩ của bạn.
    Mới nghe thì tưởng rằng ghép cho nó cái tội "lộ bí mật quốc gia" là gượng ép nhưng thật ra suy nghĩ kỹ thấy đúng đấy chứ.
    Có người nói nó là gượng ép, phiến diện bởi vì các tội khác rất cụ thể, rõ ràng còn tội này khách quan là các nhà làm luật chưa lường được nó có thể xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên tôi nghĩ buộc vào tội "làm lộ bí mật quốc gia" là thoả đáng (thoả mãn các yếu tố cấu thành).
    Lưu ý rằng trong luật hình sự luôn có các điều luật "phòng hờ" trường hợp không có tội nào cụ thể để gán cho nó.
    Năm 1985 trong luật có tội "cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" sau đó tách ra nhiều tội riêng như Tội trốn thuế, Tội lập quỹ trái phép, Tội báo cáo sai... những vẫn không thể bỏ tội này. Phòng khi có hành vi nào mà không biết buộc vào tội cụ thể nào nhưng rõ ràng hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội ... thì còn có tội mà buộc.

Chia sẻ trang này