1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dùng ĐTDĐ đọc đề thi ra ngoài sẽ bị xử lý hình sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi hiepsi1975, 09/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    bác Minh,
    Môn thi ông Dung vi phạm quy chế thi là môn Hành chính công, chỉ là một trong số các môn của kì thi Nghiên cứu sinh, em không biết thi NCS có bao nhiêu môn, nhưng kì thi Cao học thì hình như có 3 môn thì phải ( Lý luận chuyen ngành, Ngoại ngữ và 1 môn Triết học hay Kinh tế chính trị! em nói hình như vì em chưa thi cái đó). Thi NC
    ít nhất cũng phải 3 môn.
    Nghĩa là ông Dung bị trừ 50% số điểm của 1 môn thôi, cơ hội đậu vẫn có mà, nếu ông ấy làm tốt những môn còn lại, hoặc làm thế nào đó để những môn này điểm cao nhất có thể, điều này là hoàn toàn có thể ở Việt Nam.
    Bác và em người ngoài không biết rõ sự thể thế nào, nhưng việc ông Dung mang giấy nháp không có chữ kí của giám thị vào phòng thi là vi phạm quy chế thi, mang tài liệu hay ko thì chỉ có các giám thị mới biết rõ, hơn nữa, nếu có mang tài liệu mà ko có biên bản thì cũng xem là ko mang!
    Thứ nữa, ông Dung giải thích việc mang giấy nháp ko có chữ kí vào phòng thi là một sơ suốt, chứ ko hề cố ý, theo em là một sự bao biện và dối trá, vì các lý do sau đây:
    - Ở Vn, tất cả các kì thi từ bậc phổ thông, trong quy chế thi đều quy định thí sinh chỉ có thể sử dụng giấy nháp đúng quy định ( có thể giấy nháp có chữ kí của giám thị, hoặc loại giấy riêng dành cho việc này... nói chung là để phân biệt với loại giấy bình thường).
    Quy chế thi thường được đọc trước lúc thí sinh nhận đề và làm bài, để có gì thắc mắc, giám thị có thể giải quyết.
    Đơn giản là tất cả mọi thí sinh của các kì thi quan trọng đều biết việc sử dụng giấy nháp ko đúng quy cách là vi phạm quy chế thi.
    ông Dung đi thi NCS có nghĩa ít nhất ông ấy cũng đã từng thi lấy bằng TN Phổ thông, Thi đại học, thi TN ĐH (có thể hoặc ko), thi Cao học (có thể có bằng Cao học rồi mới được thi NCS, hoặc thi NCS trực tiếp, cần tiêu chuẩn cao hơn), nghĩa là theo lẽ thông thường ông này đã kinh qua mấy kì thi quan trọng, nên trừ trường hợp ông này có vấn đề về đầu óc,[r33] quên mất những gì mình đã trải qua thì mới có thể nói là "sơ suôt",
    Hoạc có thể ông này có bằng TNPT, Bằng ĐH nhưng chưa bao giờ phải đi thi cả
    (em giả thiết thế thôi)
    Về chức vụ của ông Dung trong bộ máy nhà nước: ông này làm bí thư thứ nhất TW Đoàn, Uỷ viên TƯ Đảng, nhưng Đoàn và Đảng đều không thuộc bộ máy nhà nước.
    Nhưng cả 2 chức danh mà ông này giữ đều rất quan trọng, phải nói là con đường thăng tiến còn dài, vì ở Vn cứ theo thông lệ thì các bác làm cán bộ đoàn thường leo rất cao trong bộ máy chính quyền: Bí thư thứ nhất TW Đoàn, sau một thời gian có thể là Chủ tịch hay Bí thư Tỉnh uỷ, tiếp theo có thể là Thứ trưởng hay Bộ trưởng 1 bộ. Ví dụ trước nay ít nhất có 2 cựu BT TW Đoàn đang đảm nhiệm các chức vụ quan trọng là : Hồ Đức Việt, Hoàng Bình Quân ( đó là theo trí nhớ của em)
    Nói tóm lại, vụ này xem như kết thúc ở đây!
  2. Tsai_mei

    Tsai_mei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi quên chưa nói hết:
    Về ý nghĩa dự báo trong luật, các nhà làm luật cũng không thể dự phòng hết tất cả mọi hành vi được.
    Ví dụ Luật hình sự 2005 có các điều 117 (Tội lây truyền HIV cho người khác) và điều 118 (Tội cố ý truyền HIV cho người khác) tuy rằng luật đã dự báo những hành vi này là có thể xảy ra trong xã hội nhưng từ khi ban hành, chưa có vụ nào xử về tội này cả.
    Có thể luật sửa đổi sắp tới sẽ thêm tội:
    - Vi phạm các quy định về thi cử gây hậu quả nghiêm trọng
    hoặc
    - Cố ý tiết lộ đề thi (cấp quốc gia) chăng???
  3. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì rõ ràng
    Nguyên tác căn bản của Luật hình sự là không có giá trị hồi tố, nên các việc các nhà làm luận khi pháp điển hoá thường đưa ra các điều luật có tính dự báo, vì luật hình sự không thể mỗi năm sửa một vài lần để bổ sung các tội danh mới được.
    Tội lây truyền HIV cho người khác như bạn nói, có thể xem là một tội danh dự liệu trước của các nhà lâp pháp, dự trên những dự đoán, hoặc có thể tham khảo kinh nghiệm của các quôc gia khác đi trước!
    Không biết thực tiễn xét xử đã có vụ viec nào liên quan đến tội danh mà bạn nêu chưa, nếu chưa thì sắp có đây:
    http://www6.dantri.com.vn/Sukien/2006/7/130528.vip
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Nếu cứ đợi cho đến khi có một hành vi nào đó rồi mới lo soạn luật để đối phó thì muộn quá .
    Theo tôi thì tất cả các vụ vi phạm dưới mọi hình thức trong thi cử có thể két tội gian lận rồi tùy mức độ mà xử lý có được không ? gian lận càng tinh vi thì tội càng nặng .
  5. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    làm thế này xem ra khiên cưỡng quá!
    Vì một tội danh đưa đưa vào luật hình sự ko phải chỉ để áp dụng cho một hoặc vài trường hợp đơn lẽ.
    Tuy nhiên điều này có vẻ lại đi lại nguyên tắc "ko bỏ sót tội phạm" ( do em đặt ra ).
    Nhưng mà thằng ku nào nó lách được luật, vi phạm và gây hậu quả rành rành nhưng hành vi của nó ko cấu thành tội danh nào trong bộ luật hình sự thì cũng giỏi đó chứ, xử nó làm gì, phải tặng bằng khen mới đúng, vì nhờ nó mà các nhà lập pháp nhận ra sự thiếu sót của hệ thống và bổ sung trong lần sửa dổi tiếp theo! Các nhiều bác lách luật giỏi, dần dần hệ thống pháp luật hình sự càng hoàn thiện
    Đùa tí thế thôi, chứ nếu một hành vi vi phạm như bác Minh nói, thì nếu luật hình chưa có thì vẫn có thể sử dụng các chế tài khác để trừng trị mà, xử phạt hành chính chẳng hạn...
    Còn như bác minh kiến nghị cho vào tội gian lận cũng có lý, nhưng đã thế theo em đưa vào luật hình sự tội danh "lợi dụng sự thiếu sót của pháp luật để làm những việc trái các quy tắc ứng xử thông thường của cuộc sống"...
    Nói thêm là đã có trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật nhưng toà án ko tìm thấy tội danh tương đương để áp dụng, liền dùng một tội danh khác: Trước Luật hình 2000, ko có tội tổ chức và tội đua xe trái phép.
    Nhưng các công tử Hà Thành những năm 98, 99 máu quá, đua xe kinh nguời.
    Các bác quan toà ko tìm thấy tội đua xe trong luật, xử lý hành chính thì quá nhẹ, ko có tác dụng răn đe, thế là nghĩ mãi nhét cho mấy đồng chí này tội "gây rối trật tự công cộng". Kể ra cũng là hợp lý trong hoàn cảnh đó
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hì, phải nới là muốn tha thì thôi chứ muốn bắt tội thì không ai bằng các cán bộ quản giáo thời tớ học tập cải tạo ...
    Hôm ấy trời mưa, tớ cầm cái dù : Tội khệnh khạng quen thói làm ... Lý trưởng, Lý toét .
    Phần sơ yếu lý lịch có đoạn khai tội bỏ trống, cán bộ vặn mãi cũng không ra được tí gì :
    - Anh đẻ ra ở HN mà vào nam sống là coi như có tội !
    Thật ra thì việc kết tội vi phạm trường quy không khó, khó là đồng lòng và kỷ luật thật nghiêm không dung thứ, vài năm sẽ sạch bóng quân thù à quên, không phải, sạch bóng gian lận thôi
    Quan trọng nhất vẫn là đừng bắt mọi ngành chạy theo lý tưởng với đồng lương chết đói .
    Cho đến nay, lý tưởng chỉ còn ở ... bờ môi và lý tưởng chỉ thành hiện thực ở những người ... gàn dở nhất là trong giới công nhân viên nhà nước .
  7. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Tư duy pháp lý của A.U ngày càng bất thường nhỉ ?
  8. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Cái này là suy luận từ ý kiến của bác Minh chứ không phải của trẫm. Nhưng sao lại gọi là bất thường, phải gọi là " phi thường chứ"

Chia sẻ trang này