1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đúng là một huyền thoại

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Dilac, 02/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.953
    Đã được thích:
    481
    khà khà, vụ đặc biệt Mỹ và Cẩn in X-30 phá lưới em đọc hoài hồi nhỏ ! ko biết ngoài đời có thật ko nữa, bác lào pít cho cái chi tiết nhé. thánh kiu nhìu
  2. SongGianh

    SongGianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Trần Bạch Đằng hoạt động trí vận nhiều ở trong Nam. Tiểu thuyết rẻ tiền VBLN của ông cho dù đã bóp méo nhiều sự thực nhưng cũng là quyển sách của một người đã từng lăn lộn nhiều trong Nam thời chế độ cũ viết về những chuyện xảy ra tại miền Nam cho các độc giả miền Nam (dân thường cũng như ngay cả đồng chí của ông có kinh nghiệm về thời kỳ này). Ông còn chút sĩ diện tối thiểu để không viết những chi tiết bỉ ổi như "diệt 500 và bắt sống 1500".
    Phần lớn các nhà viết văn có liêm sỉ ngoài Bắc đã bị diệt thời Nhân văn Giai phẩm rồi. Người viết "X 30 phá lưới" thuộc về số còn lại, không thể so sánh với Trần Bạch Đằng. Vả lại, người viết X30 phá lưới là người Bắc, ngồi ở ngoài Bắc, viết cho độc giả miền Bắc, và cơ quan kiểm duyệt miền Bắc, về những chuyện ở miền Nam, không cần phải giữ thể diện như Trần Bạch Đằng với độc giả miền Nam.
    Nhớ viện trưởng viện sử học miền Bắc thời trước là ông Trần Huy Liệu cũng ngồi ngoài Hà nội bịa chuyện Lê Văn Tám trong Nam làm độc giả miền Bắc tin sái cổ.
  3. Tide

    Tide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Bác này chắc là người Mỹ, ngồi ở bên Mỹ và viết cho độc giả Mỹ. Mấy cái chỗ tô dzàng dzàng chứng tỏ bác cóc biết bác viết cái gì hết.
  4. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Hoặc cũng có thể biết nhưng nghĩ mọi người không biết do bị "Gông xiềng tư tưởng"
  5. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Nhân ngày 17 tháng 10 Về cây đuốc sống Lê Văn Tám
    Trong bài ?oMột tháng đứng đầu sóng ngọn gió không thể nào quên? đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 23-9-2008, tôi có viết:
    ?oĐêm 17-10, thiếu niên Lê Văn Tám được anh Lê Văn Châu tổ chức, đã tình nguyện bí mật đột nhập vào bên trong, mang theo diêm và xăng, đã đốt được kho đạn rất lớn của Pháp, gần cầu Thị Nghè. Khi rút lui bị dính xăng, bén lửa, đã cháy thành một cây đuốc sống, nêu tấm gương sáng ngời của thiếu niên Việt Nam xả thân vì nước?.
    Đọc bài báo đó, có người gọi điện thoại cho tôi biết rằng, họ đã đọc một số sách, được xuất bản trong dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có ghi một trận đánh vào kho đạn Thị Nghè vào ngày 8-4-1946. Trong trận này không thấy nêu ?oCây đuốc Lê Văn Tám?. Có người đã gửi cho tôi một tài liệu được lấy trên mạng thông tin điện tử, trong đó giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: ?oNhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật?.
    Giáo sư Phan Huy Lê còn cho biết, tiết lộ ra chuyện này là để trả món nợ với ông Trần Huy Liệu. Sau Cách mạng Tháng 8-1945, ông Trần Huy Liệu đã tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Liệu đã nói với ông Lê rằng: ?oSau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa?. Những năm sau năm 1945, ông Liệu đã giữ chức Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam và đã mất năm 1969. Giáo sư Lê cũng đề cập đến chi tiết phi lý trong chuyện này là: ?oCậu bé Lê Văn Tám, sau khi tẩm xăng vào người và tự châm lửa đốt, vẫn còn khả năng chạy từ ngoài vào kho xăng với quãng đường 50 mét. Tôi đã hỏi một số bác sĩ và họ cho rằng với sức nóng của lửa xăng, một em bé không thể chạy xa như vậy?.
    Về phần tôi, khi viết về sự kiện ?oCây đuốc sống Lê Văn Tám?, tôi đã tìm hiểu từ cuốn ?oLịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975) của Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1994. Chỉ đạo nội dung cuốn sách này là Ban tổng kết chiến tranh của Thành ủy Đảng C ộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. Chủ biên là đồng chí Trần Hải Phụng (nhiều năm làm Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định) và đồng chí Lưu Phương Thanh (phụ trách nghiên cứu lịch sử Đảng). Theo sách này thì đánh kho đạn Thị Nghè có hai lần. Lần thứ nhất vào ngày 17-10-1945 và lần thứ hai vào ngày 8-4-1946.
    Về trận thứ nhất, ở trang 63 của sách này có ghi:
    ?oNgày 17-10-1945, tại mặt trận phía Bắc, quân ta phục kích ở cầu Tham Lương đánh lui đoàn xe của địch gồm 8 chiếc chở lính có xe thiết giáp yểm trợ, hành quân lên Hóc Môn, ta phá hủy 5 xe và diệt một số tên. 10 giờ, kho đạn Thị Nghè nổ dữ dội. Đây là kho chứa bom đạn từ bến tàu bốc lên, đặt tại khu đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) cạnh vườn thú, được bố trí hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt, xung quanh kho có hào sâu, tường cao 2 mét, chăng kẽm gai và hệ thống tháp canh, có đèn quét ban đêm. Một đại đội Âu Phi thường xuyên tuần tra canh gác.
    Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi, được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17-10 (1945) Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống, đã hy sinh anh dũng. Kho bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt.
    Gương hy sinh của em bé ?ođuốc sống? trở thành một hình tượng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, chiến đấu quên mình của thiếu niên nhi đồng trong những ngày đầu chống Pháp?. Ngày 19-10-1945, Báo Cứu Quốc có bình luận: ?oTrận Thị Nghè ghi vào chiến sử Việt Nam?. Theo sách ?oLịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975)?, ở trang 108, thì kho đạn này còn bị đánh lần 2 vào ngày 8-4-1946 và báo Tin Điễn ra ngày 9-4-1946 đưa tin: ?oMột tai nạn dữ dội... Kho đạn Sài Gòn (đường Docteur Angier, tả ngạn kênh Avalanche) phát nổ. Tai nạn có thể kéo dài đến nhiều ngày?.
    Sự kiện trận đánh ngày 17-10-1945 với ?oCây đuốc sống Lê Văn Tám? còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách ?oMùa thu rồi ngày hăm ba? của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67:
    ?oĐêm ngày 17-10-1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn.
    Đài phát thanh bên kia đường bị sập một phần lớn, đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt? (viết theo tư liệu của Ban Tuyên huấn Quận ủy Bình Thạnh)?.
    Với các tư liệu như đã nêu trên thì có thể khẳng định: Đánh kho đạn Thị Nghè có 2 lần vào ngày 17-10-1945 và ngày 8-4-1946; trận ngày 17-10-1945 với ?oCây đuốc sống Lê Văn Tám? là có thực; Lê Văn Tám đã đốt kho đạn, không phải kho xăng; Lê Văn Tám không phải ?otự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng? mà ?ođã lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa thành ?ocây đuốc sống?; người tổ chức, bày kế hoạch cho Lê Văn Tám làm là anh Lê Văn Châu, đã hy sinh trong trận đánh giặc Pháp ở Ngã ba Cây Thị năm 1946.
    Việc xác định rõ như trên, có ý nghĩa quan trọng vì ở nhiều nơi đã có công viên, trường học, tượng đài, đường phố mang tên Lê Văn Tám. Tại Đền tưởng niệm liệt sĩ ở Bến Dược, Củ Chi, ?oCây đuốc sống Lê Văn Tám? đã được trân trọng tôn vinh.
    Với sự kiện ?oCây đuốc sống Lê Văn Tám?, ngày 17-10 hàng năm đáng là ngày cho nhân dân ta, đặc biệt là cho tuổi trẻ nước ta tưởng niệm.
    TRẦN TRỌNG TÂN http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2008/10/168642/
  6. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Lê Văn Tám: Lửa Bất Diệt
    Sau một loạt bài về anh hùng nhỏ tuổi Lê Văn Tám trên tuần báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, được bạn đọc xa gần hết lòng ủng hộ, nhiều người như được sống lại với những kỷ niệm không phai mờ về tấm gương vì nước quên thân của người anh hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước.
    Ông Đỗ Văn Xuyền, sinh năm 1937, một nhà nghiên cứu chữ Việt cổ có rất nhiều thành công của nước ta hiện nay kể lại:
    - Năm 1945 ?" 1947, một đoàn bộ đội đến ở nhà tôi tại thôn Duyên Hà, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình. Năm ấy tôi đã 9 - 10 tuổi rất yêu quí các anh bộ đội và vô cùng ham đọc sách báo. Tôi thường lân la làm quen và mượn sách báo của một anh cán bộ đại đội. Trong số báo mượn được có tờ ?oQuân Bạch Đằng? ?" tờ báo của quân khu ba. Tôi còn nhớ tờ báo in trên giấy xấu, mực đen, riêng chữ ?oQuân Bạch Đằng? in bằng mầu xanh cô ban. Anh cán bộ đại đội chỉ cho tôi một bài thơ in ở trang nhất bảo tôi đọc. Tôi không nhớ tên tác giả, nhưng bài đó tôi còn nhớ như sau:

    ?oLửa bất diệt
    Buổi trưa ấy Sài Gòn rung ý hận
    Nghiến răng nghe rầm rập tiếng chân thù
    Anh đứng khoanh tay lòng hồi hộp đợi chờ
    Giờ cứu nước, giờ đây giờ cứu nước!
    Anh nhìn xuống áo quần xăng đẫm ướt
    Mùi xăng dầu ngây ngất chí hiên ngang
    Ngoài miệt xa phơi phới ánh sao vàng
    Từng nhịp sống từ Cầu Ông vọng lại
    Mỗi tiếng súng là mỗi người trẻ tuổi
    Cũng như anh ngã xuống cũng như anh
    Lòng lâng lâng dâng nước mảnh hồn xanh
    Anh rạo rực trong anh sao nóng quá?
    Anh châm lửa người anh mang cánh lửa
    Anh băng băng xông tới giữa kho dầu
    Ánh lửa hồng mỗi lúc một dâng cao
    Bay loang loáng khắp kho dầu loang mãi
    Lưỡi lê giặc vụt chìa ra cản lại
    Anh hiên ngang trong ngọn lửa vinh quang
    Lũ giặc hèn lùi lại rợn kinh hoàng
    Mắt xanh lét trừng trừng đầu sẽ lắc
    Ôi cuồng nộ là mưu đồ xâm lược
    Mộng thực dân ?" sợi khói thoảng bay tan
    Vì lửa ai anh dũng đã thiêu tàn
    Chúng điên hận nhìn anh run mũi súng
    Tiếng súng nổ cây người anh đổ xuống
    Lửa người anh đã gặp lửa hồn anh
    Phơi phới lên ngọn lửa sáng đô thành
    Và sán lạn một trời Nam đỏ rực
    Nơi máu lửa đang ghi hồn dân tộc
    Tám mươi năm uất hận phút này đây
    Lửa người anh bén cháy mọi lòng trai
    Lan cháy mãi trong lòng dân đất Việt
    Lửa người anh! Lửa người anh bất diệt!?
    Tôi hỏi:
    - Vẫn biết ông là người có trí nhớ tuyệt vời, nhưng sao lúc đó mới 9, 10 tuổi mà ông nhớ bài thơ đến như vậy. Ông Đỗ Văn Xuyền mỉm cười:
    - Anh phải biết rằng lúc đó phong trào học tập tấm gương anh hùng Lê Văn Tám rộ lên ở khắp mọi nơi. Tôi còn nhớ lúc đó trong một đêm liên hoan văn nghệ quân dân, có một anh bộ đội quê ở huyện Thụy Anh nói dấu ngã thành dấu hỏi. Khi anh ngâm: ?oMắt xanh lét trừng trừng đầu sẻ lắc? làm mọi người cười ầm lên. Ban tổ chức phải lên đính chính lại: ?oĐầu sẽ lắc, chứ không phải đầu chim sẻ lắc?!
    Tôi tò mò:
    - Thưa ông, rất mong ông lượng thứ, thời gian quá lâu rồi, bài thơ này ông nhớ có chính xác không?
    Ông Đỗ Văn Xuyền độ lượng:
    - Thế hệ chúng tôi ngày ấy vô cùng tin tưởng vào sự thành công của cách mạng. Phong trào học tập tấm gương anh hùng Lê Văn Tám nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Chúng tôi chuyền tay học thuộc lòng bài thơ đó và mãi sau này vẫn thường ngâm mỗi khi có dịp, vì vậy tuy thời gian đã lâu, có câu có thể không đúng với nguyên bản, nhưng bài thơ cơ bản như vậy đấy. Trầm ngâm giây lát, ánh mắt ông Đỗ Văn Xuyền chợt sáng lên:
    - Anh biết không, chỉ mấy năm sau, vào năm 1955 trong bài ?oCửu Long Giang ta ơi?, nhà văn Nguyên Hồng viết:
    ?oMười sáu tuổi xanh
    Em Ðuốc Sống đốt mình phá tan kho giặc
    Võ thị Sáu vùng răng cắn chặt
    Giữ trung trinh cho đến phút cuối cùng
    Ðạn giặc xuyên lỗ chỗ ngực măng non
    Ðỏ thắm nụ cười
    Chào Bác Hồ và Việt nam bất diệt.?
    Mấy năm gần đây tôi có nghe nhiều ý kiến cho rằng anh hùng Lê Văn Tám không có thật. Nói thật lòng, đó là những ý kiến thiếu trung thực, không có căn cứ. Trong lịch sử nước ta đã từng có Thánh Gióng, vốn là nhân vật lịch sử có thật có công trị thủy, sau này được nhân dân ta tôn vinh trong công cuộc đánh giặc Ân. Nhiều nước cũng có những nhân vật lịch sử nhuốm mầu huyền thoại. Nhưng khi đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân và trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, thì tại sao phải mất nhiều tâm sức và giấy mực tranh luận về nhân vật đó, nhất là anh hùng Lê Văn Tám là nhân vật có thật, sự kiện anh tẩm dầu vào người quyết tử đốt kho xăng của giặc là có thật, bây giờ vẫn có nhiều nhân chứng còn sống và minh mẫn. Xét một góc độ nào đó, những ý kiến phản biện ấy còn là sự thiếu tôn trọng lịch sử, chưa biết trân trọng những hy sinh vô tư, không vụ lợi của những người anh hùng vì nước quên thân.
    Người viết bài này còn biết chắc chắn rằng, nhà văn Sơn Tùng cũng thuộc một bài thơ về anh hùng Lê Văn Tám và ông chuẩn bị viết về vấn đề đó trong những ngày tới.

    02 tháng 3, 2010
    Trần Vân Hạc
  7. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Đầu xuân gặp nhà văn Sơn Tùng
    Ngày 10.2.2010 tôi cùng nhà giáo Hoàng Đạo Chúc đến thăm nhà văn Sơn Tùng theo hẹn trước để nhà văn cung cấp cho tôi bài thơ về Anh hùng liệt sỹ Lê Văn Tám, mà ông thuộc từ khi là thành viên trong đội tuyên truyền từ sau Cách mạng Tháng Tám, khi ông 18 tuổi, đang hừng hực sức trai. ?oChiếu văn? hôm ấy ngoài một số nhà văn trẻ, còn có nhà văn Hoàng Kính, sinh năm 1933, từng là bộ đội tình nguyện chiến đấu ở chiến trường Lào.
    Ở tuổi 82, nhà văn Sơn Tùng vẫn khỏe mạnh, trí tuệ mẫn tiệp. Ông chỉ vào chồng báo: ?oTuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh?:
    - Tôi thường xuyên theo dõi những bài viết về Lê Văn Tám, bởi những chứng cứ đầy sức thuyết phục, quan điểm và thái độ đúng mức, trân trọng với sự thật lịch sử, với những anh hùng quên mình hy sinh vì nước.
    Trầm ngâm giây lát, ông sôi nổi hẳn lên, trong ánh mắt như có lửa:
    - Đã bao năm rồi nhưng tôi không sao quên được kỷ niệm về những buổi biểu diễn văn nghệ ở Diễn Châu ?" Nghệ An và nhiều nơi khác phục vụ cho những đơn vị bộ đội và nhân dân. Bài thơ ?oĐuốc sống? bao giờ cũng được đề nghị ngâm lại nhiều lần, người ngâm và người nghe đều không kìm được xúc động, nhiều người không nén được tiếng khóc. Nói rồi ông cất giọng sang sảng:
    ?oBuổi trưa ấy Sài Gòn rung ý hận
    Nghiến răng nghe rầm rập tiếng chân thù
    Anh đứng khoanh tay lòng nặng đợi chờ
    Giờ cứu nước, giờ đây giờ cứu nước
    Anh nhìn xuống, áo quần anh đẫm ướt
    Mùi dầu xăng ngây ngất chí hiên ngang
    Ngoài miệt xa phấp phới ánh sao vàng
    Từng loạt súng từ Cầu Ông vọng lại
    Mỗi tiếng súng là một người trẻ tuổi
    Cùng đứng lên ngã xuống cũng như anh
    Lòng lâng lâng dâng nước mảnh hồn xanh
    Anh rạo rực trong anh sao nóng quá?
    Anh châm lửa người anh mang cánh lửa
    Anh băng băng xông vào giữa kho dầu
    Ánh lửa hồng mỗi lúc một dâng cao??
    Tôi vô cùng ngạc nhiên vì đây cũng là bài thơ nhà nghiên cứu chữ Việt cổ Đỗ Văn Xuyền, sinh năm 1937 đọc cho tôi nghe cuối năm 2009 và khẳng định đó là bài thơ ?oLửa bất diệt? in trên báo ?oQuân Bạch Đằng? của quân khu ba và ông được nghe các chiến sỹ ngâm nhiều lần những ngày đó ở quê hương Thái Bình. Như vậy bài thơ này lúc đó được in ở nhiều báo với những tên gọi khác nhau, phổ biến rộng rãi trong toàn quân và mọi tầng lớp nhân dân.
    Nhà văn Sơn Tùng xúc động:
    - Sau này khi tôi vào Nam, được gặp các chiến sỹ biệt động năm xưa, các anh kể lại việc tổ chức đánh kho xăng lúc đó. Bàn bạc mãi cách đánh sao cho có hiệu quả, vì quân Pháp canh giữ rất nghiêm. Có mấy em hàng ngày vẫn đi bán lạc rang và đánh giầy để nắm tình hình quân giặc, xung phong nhận nhiệm vụ, vì còn nhỏ nên quân giặc không chú ý, dễ tạo được sự bất ngờ.
    Nhà văn Hoàng Kính cho biết thêm:
    - Tôi sinh ra ở Lào, Những ngày ấy không chỉ các chiến sỹ tình nguyện, mà bà con Việt kiều ở Lào, Thái Lan vẫn thường xuyên ngâm và truyền tay nhau, đến nay tôi cũng vẫn thuộc lòng bài thơ nhà văn Sơn Tùng vừa đọc. Tấm gương vì nước hy sinh của Anh hùng Lê Văn Tám đã tiếp cho chúng tôi niềm tin vào chiến thắng tất yếu của đất nước.
    Tôi mạnh dạn hỏi nhà văn Sơn Tùng:
    - Thưa nhà văn, ông có ý kiến như thế nào khi gần đây có một số người cho rằng Lê Văn Tám là nhân vật không có thật, thậm chí còn muốn hạ tượng Anh tại công viên Lê Văn Tám ở thành phố Hồ Chí Minh?
    - Những người có ý kiến như vậy, dù ở cương vị nào, thì đều là người chưa hiểu biết thấu đáo về lịch sử dân tộc. Dù đây không phải là nhân vật có thật chăng nữa, thì cũng đã trở thành một hình tượng lịch sử. Phủ nhận, xóa bỏ hình tượng lịch sử này là có tội với đất nước, xóa đi niềm tin của cả một dân tộc vào một thời kỳ đau thương mà anh dũng nhưng phơi phới tinh thần lạc quan cách mạng. Người Việt Nam chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên, con cháu của các Vua Hùng. Những hình ảnh tuyệt đẹp của những bậc có công với nước như Thánh Gióng, cùng bao anh hùng dân tộc được nhân dân ta tôn là thần, thánh, là thành hoàng, sẽ sống mãi với non sông đất nước, tiếp thêm ngọn lửa niềm tin cho các thế hệ mai sau, sống, chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước.
    Ông cười vui:
    - Nước Pháp vô cùng tự hào với nhân vật Gavơrốt của Vích to Huy gô đấy thôi. Vậy mà họ có truy tìm lý lịch xem đấy là người như thế nào, hậu duệ là ai? Đâu có phải họ không hiểu về lịch sử, mà bởi vì hình tượng nhân vật đó đã ăn sâu vào tiềm thức, tình cảm của mỗi người dân và trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước của cả dân tộc. Vậy tại sao ta lại phải mất nhiều thời gian mổ xẻ, truy tìm gốc tích của Anh hùng Lê Văn Tám, khi hình tượng ?oEm bé đuốc sống? đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước của dân tộc, trở thành ngọn lửa trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam chân chính?
    - Thưa nhà văn, trước thềm xuân mới, nhà văn có nhắn nhủ gì với thế hệ trẻ?
    - Đất nước ta đang trên con đường mở cửa và hội nhập, mở ra một vận hội mới cho đất nước và mỗi người. Năm nay lại là một năm rất đặc biệt, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long ?" Hà Nội. Tôi chúc các bạn trẻ sức khỏe, trí tuệ và luôn nuôi dưỡng, chăm chút ngọn lửa trong trái tim của mỗi người. Đó là ngọn lửa tình yêu, cuộc sống; ngọn lửa niềm tin vào chính mình và tương lai tươi sáng của dân tộc. Ngọn lửa ấy đã được cha ông ta thắp lên bằng máu của bao thế hệ, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm chăm chút cho ngọn lửa ấy cháy mãi. Ngọn lửa bất diệt ấy sẽ giúp ta biết nhìn nhận đúng đắn quá khứ, hiện tại và tương lai, làm chủ chính mình, vượt qua mọi trở lực, xây dựng đất nước văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
    Tôi chợt nhớ cháu ngoại tôi đang học tại trường tiểu học Lê Văn Tám. Mỗi buổi chiều đợi ở cổng trường đón cháu, tôi thường nghe vang lên bài hát ca ngợi người anh hùng nhỏ tuổi. Đấy là bài: ?oLê Văn Tám? của nhạc sỹ Phong Nhã mà chính tôi nghe cũng xúc động và vẫn thuộc bài hát: ?oEm nhớ nhất một chuyện năm xưa, ở miền Nam, một ngày kia bỗng kho xăng giặc cháy tan tành. Ai đã ghi công đầu nơi đây thật liệt oanh. Tuổi 13 chính tên gọi Lê Văn Tám. Bó đuốc sống sáng ngời soi đường cho Đội em tiến nhanh. Hôm nay đây vây quanh lửa hồng, lửa bập bùng như gọi tên Anh?. Giai điệu hào hùng của bài hát đã đi vào lòng bao thế hệ, góp phần hun đúc lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ngay cả khi đất nước đã hòa bình cũng vô cùng cần thiết. Khi tôi nói lên những suy nghĩ đó của mình, nhà văn Sơn Tùng gật đầu tán đồng.
    - Cảm ơn nhà văn. Năm mới, kính chúc nhà văn mạnh khỏe, trường thọ, tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm mới!
    Hà Nội ngày 10.2.2010
    Trần Vân Hạc
  8. KingRosea

    KingRosea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Giờ tinh thần cách mạng của thế hệ trẻ xuống quá nên phải nặn ra thêm hình tượng. Không có hình tượng thì phải nhào nặn trên cơ sở cái có sẵn, ví dụ con gà thì phải đắp thêm thịt, tô thêm mầu để thành con công. Con công đó thì bản chất nó vẫn là con gà thôi, cũng biết đẻ trứng như thường
  9. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Chiến tranh thì cũng chẳng biết được, nhiều chuyện tưởng như không thể xảy ra nhưng có khi lại có thật. Lính mỹ tuy bài bản nhưng cũng có khi có sơ hở, gặp đúng lúc cụ Hai Thiêng này chộp được. Sỹ quan Mỹ có khi chủ quan dẫn đến nướng quân chăng?
    Nhìn có số thì khó tin được, nhưng mà cũng chẳng bác bỏ được!
  10. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Hàng xóm nhà tớ, phố Lê Lợi - Hà Đông có chú Cường lùn, mắt lác không trúng tuyển bộ đội ở nhà làm dân quân trông khẩu đội 12.7.
    Năm 1970 trưa nắng nóng, đang canh súng thì 1 em 111 trúng đạn cao xạ bị thương đang hạ dần độ cao bay qua đầu về phía biển, chú làm trọn 1 thùng đạn tiện đứt đôi máy bay rơi tại chỗ. Được phong hero+huy chương.
    Cả phố mới thành giai thoại mèo mù vớ cá rán từ đấy.

Chia sẻ trang này