1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỪNG MƯỢN DANH KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH TRÁO LỊCH SỬ!

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi levana, 21/04/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. levana

    levana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2017
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    22
    "Với việc gộp cả 9 đời chúa Nguyễn có công mở mang bờ cõi với 13 đời vua Nguyễn, trong đó có đến 5 ông vua cắt đất cho giặc và cam tâm làm tay sai bán nước cho giặc, rước voi về dày mồ (Gia Long, Tự Đức, Đồng Kháng, Khải Định, Bảo Đại, riêng Bảo Đại bán nước 2 lần cho Nhật và cho Pháp); ông Phan Huy Lê đã “trộn phấn với vôi” để rửa mặt cho các triều đình của Gia Long, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định và Bảo Đại." "Còn trước thời điểm ấy, Nhà Tây Sơn, bằng cách dựa vào ý chí của nhân dân, huy động sức mạnh của toàn dân, trong 16 năm (1771-1787) đã lần lượt đánh dẹp các thế lực phong kiến cát cứ ở Đàng Ngoài (Vua Lê – Chúa Trịnh) và Đàng Trong (Chúa Nguyễn), thu giang sơn Việt Nam về một mối, đất nước thoát khỏi cảnh bị chia cắt Bắc – Nam trong suốt 148 năm (1627 – 1775). Trong thời gian 148 năm nội chiến Đàng Ngoài – Đàng Trong ấy, các thế lực phong kiến họ Trịnh (Đàng Ngoài) và họ Nguyễn (Đàng Trong) đã gây ra 8 cuộc nội chiến lớn và hàng trăm cuộc xung đột vũ trang nhỏ. Có những cuộc chiến kéo dài hàng chục năm. Cuộc chiến Trịnh – Nguyễn đã làm hao tổn không biết bao nhiêu sức người, sức của của nhân dân dân, triệt phá hàng loạt đồng ruộng, xóm làng. Trong quá trình xây dựng đất nước từ đống hoang tàn, đổ nát, hậu quả cuộc chiến kéo dài gần một thế kỷ rưỡi, nhà Tây Sơn còn hai lần đánh bại hai thế lực phong kiến hùng mạnh xâm lược Đại Việt là triều đình Xiêm La (Thái Lan) ở phía Nam và Nhà Thanh ở phía Bắc. Điểm đặc sắc là trong cả hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm do Nhà Tây Sơn tiến hành, quân xâm lược đều có sự tiếp tay của những kẻ phản dân, hại nước. Đó là Lê Chiêu Thống cầu viện giặc Thanh và NGUYỄN ÁNH CẦU VIỆN GIẶC XIÊM LA ("RƯỚC VOI VỀ DÀY MẢ TỔ"). Trong lập luận của mình, ông Phan Huy Lê đã ĐÁNH ĐỒNG CÁC CHÚA NGUYỄN, MỘT THẾ LỰC CÁT CỨ Ở MIỀN NAM mà người Việt Nam cũng như lịch sử Việt Nam CHƯA TỪNG CÔNG NHẬN LÀ MỘT NHÀ NƯỚC HOÀN CHỈNH NGANG HÀNG VỚI MỘT VƯƠNG TRIỀU PHONG KIẾN. Bởi vì về danh nghĩa, đứng trên cả hai thế lực phong kiến cát cứ này còn có NHÀ LÊ TRUNG HƯNG, và cả hai thế lực này đều trương khẩu hiệu chính trị “Phò Lê”. Bằng việc này, ÔNG PHAN HUY LÊ ĐÃ PHỦ NHẬN SỰ THỐNG NHẤT LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM, công nhận tính hợp pháp và hợp lý của việc CHIA CẮT ĐẤT NƯỚC. Đó là sai lầm về đạo đức nghề nghiệp KHÔNG THỂ THA THỨ!" *** Sáng 22-2-2017 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức buổi thông tin khoa học “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam” do Giáo sư-Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê - Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trình bày. Xin nhớ đây chỉ là một buổi báo cáo “Thông tin khoa học”. Nó không phải là một cuộc tọa đàm, một cuộc hội thảo, càng không phải là một hội nghị khoa học để ở đó, người ta có thể nêu lên những kết luận. Về ý kiến của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, báo chí đưa tin rất loạn xạ, hàng chục tờ báo điện tử đã đăng nhiều bài và hầu như chỉ có một cái tít giống nhau: “Giáo sư Phan Huy Lê đề nghị công nhận công lao của nhà Nguyễn”. Họ giật tít như vậy cũng có lý do, bởi trong buổi thông tin khoa học này, ông Phan Huy Lê đã nói: “Một trong những công lao rất lớn của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1757, nhà Nguyễn đã định hình được lãnh thổ VN mà về cơ bản gần giống như lãnh thổ VN hiện nay từ phía Bắc vào Cà Mau, từ Tây Nguyên ra biển, bao gồm cả vùng biển, các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc hình thành và định hình một nhà nước thống nhất và xác lập lãnh thổ - không gian sinh tồn của nước Việt Nam. Công lao nhà Nguyễn về phương diện này không thể chối cãi. Đã đến lúc cần nhìn rõ công, tội của nhà Nguyễn”. Vậy thực hư của vấn đề ra sao ? 1- Chúa Nguyễn, Vua Nguyễn và Nhà/Triều Nguyễn - Phải rạch ròi khái niệm: Ai cũng biết rằng trong lịch sử Việt Nam, Nhà Nguyễn chỉ là một vương triều phong kiến hoàn chỉnh, có toàn vẹn lãnh thổ, có hệ thống chính trị của mình cai trị trên toàn bộ lãnh thổ ấy, có địa vị nhà nước thống nhất và duy nhất để bang giao với nước ngoài kể từ năm 1802, khi Nguyễn Ánh hoàn thành việc lật đổ Nhà Tây Sơn, triều đại đã trị vì trước đó để lên nắm quyền cai trị Đại Việt. Còn trước thời điểm ấy, Nhà Tây Sơn, bằng cách dựa vào ý chí của nhân dân, huy động sức mạnh của toàn dân, trong 16 năm (1771-1787) đã lần lượt đánh dẹp các thế lực phong kiến cát cứ ở Đàng Ngoài (Vua Lê – Chúa Trịnh) và Đàng Trong (Chúa Nguyễn), thu giang sơn Việt Nam về một mối, đất nước thoát khỏi cảnh bị chia cắt Bắc – Nam trong suốt 148 năm (1627 – 1775). Trong thời gian 148 năm nội chiến Đàng Ngoài – Đàng Trong ấy, các thế lực phong kiến họ Trịnh (Đàng Ngoài) và họ Nguyễn (Đàng Trong) đã gây ra 8 cuộc nội chiến lớn và hàng trăm cuộc xung đột vũ trang nhỏ. Có những cuộc chiến kéo dài hàng chục năm. Cuộc chiến Trịnh – Nguyễn đã làm hao tổn không biết bao nhiêu sức người, sức của của nhân dân dân, triệt phá hàng loạt đồng ruộng, xóm làng. Trong quá trình xây dựng đất nước từ đống hoang tàn, đổ nát, hậu quả cuộc chiến kéo dài gần một thế kỷ rưỡi, nhà Tây Sơn còn hai lần đánh bại hai thế lực phong kiến hùng mạnh xâm lược Đại Việt là triều đình Xiêm La (Thái Lan) ở phía Nam và Nhà Thanh ở phía Bắc. Điểm đặc sắc là trong cả hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm do Nhà Tây Sơn tiến hành, quân xâm lược đều có sự tiếp tay của những kẻ phản dân, hại nước. Đó là Lê Chiêu Thống cầu viện giặc Thanh và Nguyễn Ánh cầu viện giặc Xiêm La. Trong lập luận của mình, ông Phan Huy Lê đã đánh đồng các Chúa Nguyễn, một thế lực phong kiến cát cứ ở phía Nam mà người Việt Nam cũng như lịch sử Việt Nam chưa từng công nhận là một nhà nước hoàn chỉnh ngang hàng với một vương triều phong kiến. Bởi vì về danh nghĩa, đứng trên cả hai thế lực phong kiến cát cứ này còn có Nhà Lê trung hưng, và cả hai thế lực này đều trương khẩu hiệu chính trị “Phò Lê”. Bằng việc này, ông Phan Huy Lê đã phủ nhận sự thống nhất lãnh thổ của Việt Nam, công nhận tính hợp pháp và hợp lý của việc chia cắt đất nước. Đó là sai lầm về đạo đức nghề nghiệp không thể tha thứ. Điểm thứ hai là công lao mở cõi được quy cho cái gọi là “Nhà Nguyễn” mà theo ý của ông Phan Huy Lê, nó bao gồm cả các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn. Cho đến nay, công lao mở cõi về phương Nam là công của 9 đời Chúa Nguyễn. Công lao thống nhất đất nước, xóa bỏ sự chia cắt Đàng trong - Đàng ngoài là của Nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh chỉ tọa hưởng kỳ thành. Là một nhà sử học gạo cội, liệu ông Phan Huy Lê có thể phân biệt được đâu là các vua, đâu là các lãnh chúa phong kiến không ? Với việc gộp cả 9 đời chúa Nguyễn có công mở mang bờ cõi với 13 đời vua Nguyễn, trong đó có đến 5 ông vua cắt đất cho giặc và cam tâm làm tay sai bán nước cho giặc, rước voi về giày mồ (Gia Long, Tự Đức, Đồng Kháng, Khải Định, Bảo Đại, riêng Bảo Đại bán nước 2 lần cho Nhật và cho Pháp); ông Phan Huy Lê đã “trộn phấn với vôi” để rửa mặt cho các triều đình của Gia Long, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định và Bảo Đại. 2- Ý thức về quyền dân tộc tự quyết. Nếu chỉ xem qua những phát biểu của ông Phan Huy Lê tại buổi thông tin khoa học nói trên như báo chí đã đăng thì vẫn còn chung chung và chưa rõ ràng. Phải tìm đến những phát biểu của ông ấy trước đây 9 năm, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Khánh Linh của báo Vietnamnet, chúng ta mới thấy rõ những ẩn ý của ông ấy. Trong cuộc phỏng vấn, khi được phóng viên hỏi: “Còn những hạn chế của vương triều Nguyễn thì sao, thưa GS? Nguyễn Ánh có tội hay không, khi đưa quân Xiêm vào để chống lại nhà Tây Sơn? Hay vua Tự Đức có bán nước”; ông Phan Huy Lê đã trả lời: - “Đúng là trong cuộc đấu tranh chống Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã đưa quân Xiêm vào. Trước đây có quan điểm cực đoan gọi đây là hành động "cõng rắn cắn gà nhà", là "bán nước". Đúng là không thể biện hộ cho hành động "không sáng" này, cũng có thể coi là một tì vết trong sự nghiệp của Nguyễn Ánh, nhưng phải nhìn nhận công bằng. Trong những cuộc đấu tranh bên trong quyết liệt, việc nhờ đến ngoại viện là chuyện thường xảy ra trong lịch sử. Nhưng điều quan trọng nhất là người cầu ngoại viện phải giữ được độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa lại lợi ích cho đất nước, còn nếu cầu ngoại viện mà bất lực để mất nước thì có tội lớn”. (bài báo đó vẫn còn đây: http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/10/808823/). Đúng là tận cùng của sự lắt léo. Ông ấy biện hộ rằng: “Trong những cuộc đấu tranh bên trong quyết liệt, việc nhờ đến ngoại viện là chuyện thường xảy ra trong lịch sử”. Vậy, ông Phan Huy Lê có thể dùng lập luận này để biện hộ cho việc Trần Ích Tắc cầu viện giặc Nguyên vào xâm lược nước ta không ? Liệu ông có thể dùng lập luận này để biện hộ cho Trần Thiêm Bình cầu viện giặc Nhà Minh vào xâm lược nước ta và gây ra thảm cảnh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” không ? Liệu ông có thể dùng lập luận ấy để biện hộ cho hành động Lê Chiêu Thống cầu viện giặc Thanh vào xâm lược miền Bắc nước ta không ? Và ông có thể dung lập luận ấy để biện hộ cho Bảo Đại cộng tác với giặc Pháp xâm lược đất nước ta một lần nữa không ? Ông có thể dùng lập luận ấy để biện hộ cho việc Nguyễn Văn Thiệu kêu gọi Mỹ hãy đem B-52 ném bom cho tan nát Hà Nội vào cuối năm 1972 được không ? đọc tiếp
    Hyang thích bài này.

Chia sẻ trang này