1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dương cầm

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi luminis, 18/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. butot

    butot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Góp thêm một bài nữa về Digital Piano. Trích từ http://www.vnn.vn/vanhoa/amnhac/2004/05/155566/
    Thời của piano kỹ thuật số?
    05:19'' 29/05/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Công nghệ số hóa đang chi phối nhiều lĩnh vực của đời sống. Ngay tại Việt Nam, cây đàn piano phổ thông cũng đang có nguy cơ bị chiếm lĩnh bởi đàn piano kỹ thuật số.
    [​IMG]
    Nghệ sĩ chuyên nghiệp (Mỹ Thanh) biểu diễn với đàn piano kỹ thuật số. Ảnh: VT
    "Dù 10, 20 năm nữa hay đến cuối thế kỷ này chưa thể biết trước, nhưng tôi có thể khẳng định rằng piano kỹ thuật số sẽ dần thay thế piano cổ điển", GS.TS.NSND Quang Hải đã khẳng định như thế trong cuộc hội thảo mini Vì sao đàn digital piano ngày càng trở nên phổ biến? tại Nhạc viện TP.HCM hôm 27/5. Phát biểu của GS.Quang Hải - một người đã nghiên cứu đàn piano kỹ thuật số trên dưới 10 năm nay - hoàn toàn có cơ sở vì những ưu thế thấy rõ của dòng đàn piano thế hệ mới này.
    Để sở hữu một cây đàn piano chất lượng tốt, âm thanh hay, không có cách nào khác hơn là phải bỏ ra một số tiền lớn, thậm chí rất lớn. Điều này không phải cá nhân nào cũng làm được, bởi chỗ của loại đàn chất lượng cao - đại dương cầm, concert grand piano - là ở các nhạc viện, trường nhạc lớn. Trong khi đó, giá cả của những chiếc digital piano khá mềm, phù hợp với nhiều đối tượng. Đáng nói là giá thành hạ nhưng chất lượng không giảm mà ngược lại, nó có nhiều tính năng vượt trội piano cổ điển (acoustic piano). Ngoài việc có chất lượng âm thanh tương đương đàn grand piano vì thu lại mẫu âm của loại đàn này, piano kỹ thuật số hội đủ các yếu tố của một cây đàn hoàn hảo: tiếng hay, phím nhạy, dáng đẹp và siêu bền.
    Một yếu tố kinh tế nữa khiến nhiều người chọn piano kỹ thuật số là không phải mời thợ lên dây định kỳ cho đàn hàng tháng với những chi phí không nhỏ. Với một cây dương cầm số hóa, những yếu tố như thời tiết, độ ẩm và cả tâm lý người chơi, chẳng là gì cả. Thế nhưng nó không bị máy móc hóa đến độ xơ cứng mà ngược lại, độ cảm ứng phím của đàn tạo cảm giác như đang chơi trên một cây đại dương cầm.

    [​IMG]
    Khách hàng đang thử đàn digital piano. Ảnh: VT
    Theo anh Đinh Minh Phú, chuyên viên của công ty chuyên về nhạc cụ, phòng thu Việt Thương: "Thống kê ở Mỹ, Australia, Canada... cho thấy sinh viên mau tiến bộ hơn với đàn digital piano. Bởi người ta có thể tự học trên loại đàn này bằng các phím sáng hướng dẫn đánh theo, tập với headphone để không ảnh hưởng người xung quanh...". Với dương cầm kỹ thuật số, nó còn có thể tạo ra được cả một hợp âm tương tự như cả một dàn nhạc đang chơi, thậm chí nó còn hát bè được cho ca sĩ!
    Tuy nhiên, người ta đã quen với hình ảnh những chiếc dương cầm bề thế trong các buổi biểu diễn, không thể một sớm một chiều có thể chấp nhận chiếc đàn piano nhỏ, nhẹ có thể ôm gọn trong tay kia. Digital piano có thể đang dần chiếm lĩnh trong những người chơi đàn phổ thông, còn đối với giới chuyên nghiệp như nghệ sĩ biểu diễn, giảng viên, sinh viên trường nhạc thì mức tiếp cận của nó có khó khăn hơn. Theo GS.Quang Hải: "Nếu người ta vượt qua được hai vấn đề, một là về âm thanh, kỹ thuật..., hai là về tâm lý, thì piano kỹ thuật số sẽ thay thế piano cổ điển".
    Để tiến đến được mức độ đó, hoàn toàn không đơn giản. Song cũng theo lời GS.Quang Hải, nếu Việt Nam vượt qua được những rào cản này, sẽ là một trong những nước sớm tiếp cận với công nghệ mới, bằng không sẽ chậm trễ và tụt hậu.
    VT
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bài này tôi tự viết, theo kinh nghiệm và hiểu biết của tôi,
    không tham kháo và nghe lời khuyên cúa ai .
    Tôi bị bắt tập Piano từ những năm 1958-1959 gì đó .
    nhà tôi có đến 3 cây Pianos . Một cây Pháp, một cây HongKong,
    và cuối cùng là cây Pháp to đẹp nhất . Cha tôi mê thích Piano
    lắm, nhưng lương công chức nghèo, nên mua hết cây nọ đến
    cây kia, cây sau mới và hay hơn cây trước . Cây cuối cùng mua
    lại của một người bạn di cư vào Nam . Không ngờ nó là vận
    mệnh của tôi .
    Tôi biết cấu tạo đàn, 3 cây mà lại, âm thanh của chúng, và tôi
    biết sửa đàn, lên dây đàn . Sau khi đến Mỹ, tôi được mở rộng
    tầm mắt hơn nữa, vì quanh tôi, Piano nhiều vô kể . Nhiều tên,
    nhiều tuổi, nhưng những cây vài trăm ngàn đô thì chỉ được
    thấy chứ không được sờ . Những đàn cho không cũng không
    đếm xuể . Chính tôi cũng phải cho đi cây đàn có sẵn trong nhà
    tôi .
    Tôi hay chơi đàn dưới Basement cúa nhà thờ tôi đi lễ . Nó khá
    hay, kiểu Grand, hiệu Stainway, hơi già, và không được lên dây
    thường xuyên. Bây giờ thì tôi đã có Yamaha P120 rồi. Khi học
    năm thứ 2 thì tôi phải lấy một lớp Nhạc, Hoạ, và Thể Thao . Tôi
    chọn Piano, vì lớp Violin đòi nhiều tiền quá, tôi học theo chương
    trình Student Financial Aid (trợ cấp cho học sinh nghèo) không
    cho phép lấy lớp Violin cao. Khi vào học, thì chúng tôi không
    được chơi đàn thường, mà chơi đàn điện . Đàn này gọi là đàn
    có Sensitive Keys, có nghĩa là nó kêu theo ngón tay chơi mạnh
    hay nhẹ, liền hay rời. Học trong lớp thì nghe giảng, thỉnh thoảng
    chơi thì nghe từ đầu chụp có gắn loa (Head Phone), chứ đàn
    không vang tiếng ra ngoài . Đó là một lợi thế của đàn Piano
    điện. Khi chơi bình thường, thì tiếng phát ra từ loa của đàn.
    Tôi đã thử đàn này, thì rất thất vọng, vì tuy âm thanh phát ra, khi
    không xài mũ loa, tuy có theo cách thể hiện của ngón tay, nhưng
    không hoàn toàn như ý . Một cái dở nhất của nó, là các phím đàn
    (keys) nhẹ bỗng như keyboard thường, chứ không nặng như
    Piano thật . Điều đó làm cho người chơi không thể đánh mạnh
    nhẹ như chơi đàn thật.
    Đàn này cấu tạo thế nào ? Theo tìm hiểu cúa tôi, thì mỗi ngón
    tay đánh xuống phím đàn, sẽ được so sánh độ mạnh nhẹ, và
    độ giữ ngón lâu mau, rồi đối chiếu với những âm thanh mẫu
    ghi sẵn trong đàn, để phát ra âm thanh đó. Lúc bấy giờ, những
    âm thanh mẫu trong những loại đàn này không nhiều . Vì thế,
    ngón tay chơi khác biệt nhau nhiều mới có âm thanh khác, và
    khi ngón tay chơi hơi khác một chút, đều cùng phát ra một âm
    thanh mà thôi.
    Từ đó đến nay đã hơn 10 năm. Kho những âm thanh mẫu trong
    đàn càng ngày càng nhiều thêm, và ngón tay chơi chỉ hơi mạnh
    hơi lâu một tý, sẽ có âm thanh khác ngay, khiến cho người chơi
    thấy tiếng đàn rất là sensitive nhậy với ngón tay cúa mình.
    Chưa hết, bàn phím Keyboard, cũng được cải tiến nhiều lần,
    và đến nay, nó đã là bàn phím nặng, tức là các phím đàn nhờ
    lực hút trái đất mà nảy lên, chứ không xài lò xo như trước. Nói
    về nặng nhẹ, nhưng về mặt vật lý, thì phái nói là phím đàn có
    khối lượng (mass, ký hiệu là m) mới đúng. Mass của phím đàn
    khiến cho nó có tính ỳ, tức là khi nó đứng yên thì phải có lực
    mạnh để đánh xuống, mà khi nó đã chuyển động rồi, thì lực
    đánh xuống phím không cần mạnh nữa. Phím xài lo xo thì khác.
    Ngón tay càng nhấn sâu xuống, thì lực đè xuống phím càng cần
    phải lớn hơn. Ngoài lực nhấn xuống phím, phím đàn chuyển
    động còn phụ thuộc vào tốc độ nữa, mà phím đàn nhẹ chỉ xài
    lò xo không mấy phụ thuộc tốc độ ngón đánh xuống phím.
    Trong Piano, phía cao (tay phải) thì mỗi phím đàn có 3 giây đàn,
    phía giữa thì mỗi phím đàn có 2 giây đàn dài hơn, và có quấn
    giây đồng vòng quanh cho giây nặng thêm, phía thấp (tay trái)
    thì chỉ có một giây thép to và dài hơn nữa, nhất là các đàn
    grand đắt tiền, có quấn dây đồng thật to thật nặng. Người ta
    phải làm thế, vì tai người nhạy cảm hơn với âm thanh cao, kém
    nhạy cảm với âm thanh tần số thấp . Âm thanh trầm phải chơi
    mạnh hơn, phát ra tiếng to hơn, thì mới nghe thấy to bằng âm
    thanh cao mà tiếng nhỏ hơn. Để đánh vào giây to thì cần phải
    mạnh hơn, nhiều năng lượng hơn, nên phím đàn phải làm
    nặng hơn, và nếu là lò xo, thì phải có lò xo to khoẻ hơn, khi đánh
    vào thấy nặng tay hơn.
    Vì thế, người chơi Piano grand có thói quen chơi phím đàn nặng
    hơn ở phía trầm (trái) và nhẹ hơn ở phía phải . Cái thói quen
    này trở nên có hại khi chơi keyboard bằng lò xo, vì họ sẽ bị mất
    cảm giác, hay là "lạc" khi chơi Keyboard. Tập Piano chỉ mấy
    tháng sẽ có cảm giác với phím đàn, và tập 5 năm thì khá quen
    biểu diễn với tình cảm, nhưng tập keyboard thì không có thói
    quen và kỹ thuật này.
    Nói tóm lại, Digital Piano ngày nay không những nhậy cảm với
    ngón tay hơn các đàn điện ngày xưa (âm thanh của nó biến đổi
    chặt chẽ với ngón tay chơi đàn), mà phím đàn của nó lại là
    phím đàn thật để người chơi như chơi đàn Piano cổ truyền.
    Đàn Digital Piano khác nhau ở bàn phím, âm thanh, và nhất là
    kiểu dáng, và các tác dụng phụ (features) nữa. Đàn đắt tiền thì
    bàn phím nặng, có nhiều âm thanh mẫu để nhậy cảm với ngón
    tay, kiểu portable (rẻ nhất) đến kiểu UpRight (đứng) rồi kiểu
    Grand (nằm, và to), còn tác dụng phụ thì nhiều vô kể. Ít nhất nó
    cũng có những features như đàn điện thường, là có lỗ cắm cho
    âm thanh ra hệ thống loa hay tăng âm, có chỗ cắm vào PC, và
    những lỗ cắm cho âm thanh vào đàn. Các âm thanh thì phong
    phú, nào là âm cúa đàn Organ nhà thờ, âm Guitar, giọng người
    hát, vân vân. Nếu chỉ có ý muốn tập Piano, mà không cần biểu
    diễn nhạc nhẹ ăn tiền ngay, thì đàn 1 nghìn đô đã quá thừa các
    features rồi. Cách đây mấy năm thì đàn 1 nghìn đô chưa đủ sức
    hơn thua với đàn Piano thường mà giá vài nghìn đô. Mấy năm
    nữa thì Digital Piano giá 1 nghìn sẽ hơn hẳn Piano thường giá
    10 nghìn đô. Đó chỉ là sự tăng các âm thanh mẫu cho phù hợp
    với ngón tay của người chơi Grand Piano giá vài trăm nghìn, và
    hệ thống cơ khí cũng làm tốt hơn. Thật ra, hệ thống cơ khí thì
    không có nhiều đất để phát triển như hệ thống âm thanh mẫu.
    Bây giờ, dù chỉ có Digital Piano với giá 1 nghìn đô, tôi đã mất
    hứng thú chơi Piano thật giá dưới 10 nghìn rồi.
    Piano hiệu Stainway khi quá cũ, các phím đã không đủ nhậy,
    hệ thống giây đàn đã rão rệ, thì có thể được làm lại những tấm
    gỗ mắc dây đàn, thay bàn phím mới, và đánh vecni lại . Lý do
    là khung đàn Stainway còn tốt, nhất là những tấm gỗ thùng đàn,
    khiến cho nó có âm thanh tốt . Sau khi sửa và làm mới lại, nó
    nhậy như đàn mới, và hay như đàn cũ . Piano các nhãn hiệu
    khác khi già đi, rệu rão xuống, thì chỉ có vào sọt rác. Digital
    Piano thì không cần thùng đàn, vì âm thanh của nó chỉ cần từ
    loa ra mà thôi. Đây cũng là một điều tốt, vì Digital Piano không
    có tiếng ồn do thùng đàn gây ra. Ở những Piano rẻ tiền, tiếng
    ồn rất phiền bực, cũng như ở những Piano đắt mà già rồi,
    những miếng nỉ đệm (ở bộ máy và ở phần bịt giây đàn) đã dị
    xuống, không còn xốp bông lên như lúc mới nữa. Ở Piano đắt
    tiền, tiếng ồn cho cảm giác âm thanh sang trọng, nhưng đối
    với người chơi khắt khe, tiếng ồn phải được giảm hết sức. Khi
    thu thanh những đàn đắt tiền, cũng phải đặt máy thu cách đàn
    để tiếng ồn của thùng đàn không vào máy.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Theo link của bạn, thì phần Yamaha Electronic Piano thì
    đàn của tôi là P120 (có chữ S thì đàn phần giả gỗ có màu nâu
    vàng nhạt, phần giả sắt thì màu nhôm. Không có chữ S thì phần
    giả gỗ có màu đỏ sẫm vằn nâu sẫm và phần giả sắt thì đen xì.),
    giá Singapore là $2,640.49. Giá tôi mua là $1,100 USD.
    Loại mới hơn là P250, bạn cứ xem đàn P nào có số lớn hơn
    là đời mới hơn, có thể kỹ thuật mới hơn, có thể không.
    So sánh với Clavinova, thì Clavinova với cùng chất lượng với
    Portable phải đắt hơn, vì tiền gỗ, và công đóng gỗ . Nói một
    cách khác Clavionva cùng số tiền với Portable thì chất lượng
    kém hơn Portable . Xem trong webpage thì Clavinova tương
    đương với portable giá $2,640, là CLP-130 . Cái này tốt hơn
    P120 . Tôi không theo dõi lịch sử của CLP, nên không rõ sự
    phát triển kỹ thuật của nó ra sao . Tuy vậy, nhìn bề ngoài, nó
    có 3 bàn đạp (pedal) thì số âm thanh của nó phong phú hơn
    P120, là đàn chỉ có 1 bàn đạp thôi. Đọc giới thiệu bên trong
    thì quả là như vậy .
    Bạn thử coi loại CLP-120 rẻ tiền nhất trong đám xem:
    "New Stereo Sampling AWM (Advanced Wave Memory) tone
    generation
    - 14 voices
    - 30 Sampling Banks"
    Tạm dịch: âm thanh đời mới, 14 giọng, 30 bộ âm mẫu.
    Khổ một nỗi là trong cái nghề Digital, cái gì cũng có thể gọi
    là kỹ thuật đời mới được hết, vì nó ra sau những đợt trước.
    Đàn P120 cũng có AWM.
    Tôi không thích clavinova vì bề ngoài của nó không so sánh
    được với các Piano cổ truyền (bé nhỏ quá), mà nó lại khó mang
    vác đi chơi trong các hội hè, đình đám. Có lẽ vì vậy mà P-120
    đắt khách (nhưng kỹ thuật xưa hơn) hơn chăng? P120 chỉ có
    12 Watt âm thanh thôi, nhưng CLP-120 có những 40 Watt.
    Cũng nên xem bạn có ý định tập đến trình độ nào. Tôi chơi đàn
    tới trình độ trên Intermediate, nhưng mới chớm Advanced thôi.
    Tuy vậy, tiếng đàn của tôi hơn học sinh tốt nghiệp nhạc 4 năm
    của Mỹ . Ngón tay của tôi tình cảm hơn. Tuy vậy, tôi ít xài đến bàn
    đạp lắm. Bạn ở ViệtNam, tìm đến các tập bản nhạc Classical
    của Pháp mà xem, thì cuối quyển 3, gần bài Hành Khúc Thổ
    Nhĩ Kỳ của Mozart, là bài Valse của Beethoven, có xài bàn đạp
    nhiều. Đó là bàn đạp bên phải cúa các Piano thường. Các trẻ
    em ViệtNam bình thường như tôi (không có năng khiếu Mozart)
    phải tập ít nhất 4 năm mới tới bài đó. Bàn đạp bên trái Piano
    thường (và là bàn đạp giữa) tôi không cần đến, vì tôi đánh nhẹ
    tay đi là được. Bàn đạp thứ 3, tức là ở bên Trái cùng, chỉ có ở
    đàn đời mới, hoặc đàn đắt tiền, có lẽ để xài khi chơi những nốt
    trầm tay trái âm vang lâu trong khi tay phải chơi nhanh, mỗi nốt
    ngân ngắn. Nếu tay trái chơi nốt trầm nhanh, đạp nó sẽ gây ra
    tiếng ồn như sấm rền. Có lẽ bài Valse cúa Beethoven xài bàn
    đạp này thì hơn bàn đạp bên phải chăng? Tôi chưa tập đến
    những bài này, và chưa tập bàn đạp thứ 3, nên chỉ đoán phỏng
    chừng vậy thôi, không biết đúng sai thế nào.
    Đó là vài ý kiến của riêng tôi để bạn chọn đàn Portable hay
    Clavinova. Xin các bạn khác góp ý thêm cho. Ở ViệtNam có
    rất nhiều cao thủ Piano, đào tạo chính quy . Họ có thể giúp
    bạn chọn đàn, Portable hay Clavinova.
  4. kochopin

    kochopin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thấy, cây digital piano loại rẻ tiền (dưới 2000$)có một nhược điểm là không có công hưởng (resonance), do 9ó âm thanh không hay bằng piano acoustic.
    Ở Việt nam, nói đển trình độ trên intermediate gần advanced, tức là có thể chơi được hoần hảo những sonata lớn (cả 3 chương sonate Monnlight ) hoặc một chương concerto (như concer*****ng Si giáng thứ của Tchaikovsky)
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Âm thanh của Digital Piano vốn là âm thanh của đàn Piano
    hay nhất thế giới (đã có thùng đàn cộng hưởng rồi). Những
    cộng hưởng thêm chỉ làm âm thanh xấu đi mà thôi. Muốn có
    cộng hưởng tốt, phải là đàn gỗ giá vài trăm ngàn đôla.
    Nói đến các trình độ chơi đàn Piano, người ta chỉ nói đến trình
    độ học sinh còn đang học, cần thày giáo . Người đã biết chơi
    Piano không cần thày giáo nữa, thì bài Piano nào mà chẳng
    chơi được? Có điều là khi người ta có tuổi, lại không biểu diễn
    chuyên nghiệp luôn luôn, thì tay đàn không được điêu luyện
    nữa mà thôi. Bạn thử hỏi những nghệ sỹ tốt nghiệp Trường
    Âm Nhạc Việt Nam ở Hà Nội cách đây 3 chục năm về trước, xem
    họ có còn chơi khá không? Mấy người trong họ được thường
    xuyênđánh vào một cây đàn tốt ngang với đàn Digital Piano giá
    1 nghìn đôla? Những người đó một thời đã đi học trường
    ChaiKốpSky, Bungary, vân vân đó. Đương nhiên, họ vẫn là bậc
    thày nhưng không mấy ai dám nhận mình còn chơi giỏi nữa.
    Tôi không có may mắn học Trường Âm Nhạc Việt Nam, nhưng
    không còn là trình độ học sinh nữa . Bài đàn Piano nào tôi cũng
    chơi được, chỉ cần một thời gian tập luyện cho nhuần nhuyễn
    trước ngày biểu diễn mà thôi. Người có căn bản trình độ cao,
    thì tập một bài mới nhanh chóng . Tôi thì tập một bài mới cần
    nhiều thời gian hơn. Vì thế tôi mới nhận là mới chớm đến trình
    độ advanced . Trong giấy tờ làm đơn xin việc ở Mỹ, tôi vẫn viết
    là có trình độ advanced . Ai không tin thì có thể nghe tôi chơi
    Piano . Trên Internet, thì nói xạo cũng chẳng ai hay . Thôi, cứ
    khen tâng bốc người lên mây xanh cho người ta vui . Mất gì
    cúa mình đâu chứ . Riêng đối với bạn, thì tôi xin nhận trình độ
    mới vào học . Cũng chẳng mất gì của tôi.
    Muốn xem trình độ chơi đàn của học sinh Mỹ, xin đến thăm
    8notes.com. Trong đó, chỉ có những bài chọn lọc cho học
    sinh mà thôi . Bài khó nhất là advanced, dễ nhất là beginner.
    Không có bản nhạc nào dài nhiều trang cả.
    Khi mua đàn loại P, cũng nên mặc cả giá có kèm sách 50 bài
    đàn, và giá không kèm sách. Những bài đàn này xếp theo tác
    giả từ Bach đến những nhà soạn nhạc thời nay, chứ không theo
    thứ tự từ dễ đến khó. Dù sao, nhạc Bach trong cuốn này cũng
    dễ chơi . Các bản nhạc cúa Mozart và Beethoven cũng không
    khó . Những bài cúa Chopin, Lizt, và những nhạc sỹ mới thì
    khó . Những bài này ở cuối sách, theo thứ tự thời gian . Bài
    Reveri của Schubert (thứ 31) thì dễ hơn các bài trước nó nhiều.
    Bài này có thể khó với những học sinh đang coi kỹ thuật chơi
    nhanh là quan trọng, mà chưa biết chơi cho hay . Giá tiền sách
    mua riêng thì từ 20 đôla đến 30 đôla. Lẽ ra nó đi kèm theo đàn.
    Ngoài ra, cũng phải mặc cả xem ghế ngồi và bệ kê đàn có được
    kèm theo đàn P hay không . Đàn CLP thì vốn có thùng đàn rồi,
    và ghế đều kèm theo không tính tiền. Ghế mua riêng với giá
    50 đôla, và bệ kê đàn mua riêng giá 100 đôla. Pêdan đàn P
    mua riêng giá 50 đôla, nhưng nó vốn đi kèm theo đàn, không
    tính tiền . Nếu bạn không rành, có thể bị bắt chẹt phải trả tiền .
  6. butot

    butot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh CoDep về những lời khuyên cùng kinh nghiệm của anh. Giờ em cũng chưa có đủ tiền mua đàn mà cũng chưa có dịp đi tham khảo giá cả cũng như các loại đàn hiện có trên thị trường Việt Nam nhưng chắc sẽ cố mua sớm.
    Thành thật mà nói thì em với piano cũng có một chút duyên phận nhưng không hiểu sao cứ lận đận mãi, chắc là chưa đủ. Còn về chơi như thế nào và chơi đến trình độ nào thì em cũng không quan tâm lắm vì đơn giản chỉ là em thích chơi và cũng chỉ có dự định chơi ở nhà để giải trí nên nếu bỏ ra một số tiền lớn quá thì quả thật hơi lãng phí. Em nghĩ Digital Piano với em quả thật phù hợp. Nếu sau này có yêu cầu khắt khe hơn về đàn thì đó là chuyện của sau này.. Giờ phải ráng cày kiếm tiền mua đàn đã..
    Chúc anh vui và hạnh phúc.
    Được butot sửa chữa / chuyển vào 08:03 ngày 22/10/2005
  7. kochopin

    kochopin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    CODEP nói cũng đúng, cô gíao mình quen, bà ấy ngáy xưa từng học ở nhạc viện Paris, nhà bà ấy ở khu Phùng khắc khoan, ngày xưa có 3 cây piano, có một cây grand piano Pleyel, sau 1975 bà ấy phải bán đi để tránh bị phiền phức, bây giờ chỉ còn mỗi một cây yamha model P xxx, mà bà ấy cũng không đánh tốt ựoơc nữa, mặc dù ngày xưa bà ấy đã học sạch sẽ 24 Étudé của Chopin
  8. die_on_tomorow

    die_on_tomorow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Tôi chẳng biết thé nào nữa nhưng mà tôi rất thích dương cầm. tôi muốn học piano. đang tầm sư học đàn! ai dậy được hay biết ở đâu dạy thì chỉ dùm tui tất nhiên là giá cả phải chăng thôi! vì tui đang là sinh viên nên hơi nghèo nhất la tôi lại là sinh viên nghệ thuật nữa( tui hoc điện ảnh khoa dạo diễn) bạn luminis có thể giúp ko nhở : liên hệ với tui nhé: tui tên TUNG, email: ngoctung@movemail.com, nick YM: caixackho, mobile: 0983868108 mong là sẽ có hồi âm và sự chỉ giáo của các bác!!!!!!!!!!!!!!!!!!
  9. blueghost

    blueghost Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi khá ngô nghê, cũng có thể mọi người gặp nhiều. Nhưng có vẻ là chưa tìm được 1 câu trả lời thỏa đáng.
    Em 1 tuổi, chưa biết chơi bất kì nhạc cụ gì cả. Nghĩ đến đàn piano thực sự rất thích, cũng không hẳn là tại sao. Không hiểu có bị xếp vào dạng đua đòi, nông cạn hay gì gì đó không...
    Có thể chỉ là muốn đôi khi có thể tự chơi cho mình nghe, tự chiêm nghiệm 1 cái gì đó. Hay có thể chỉ để oai, phong phú những cái mình biết. Túm lại, thích vì thích.
    GIờ muốn học piano. Nhà cũng không có điều kiện nhiều, đặc biệt nếu để chi 1000$ cho một thứ mình chưa biết gì thì chắc chắn không. Vì tiền chưa phải của mình Vậy nếu được ai có thể gợi ý rằng sẽ nên tập như thế nào (bao gồm cả việc mua đàn gì :) có giá càng tốt, ko thì em tự đi tìm).
    Đã có một ku em Trung Cấp Piano nhận dạy những bước đầu tiên. Nhưng sau đó thì . Và vấn đề lớn nhất là mua gì. Liệu tập với Keyboard có hại gì cho việc tập sau này không. Không thì đành gác lại vậy .
    Cảm ơn mọi người.
  10. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Mua tài liệu gì, tập ra sao thì trong Box đã có nhiều người đề cập rồi. Còn nếu tập song song cả Piano lẫn Keyboards thì e rằng chẳng khá nổi đâu, hai bàn phím có sự khác biệt quá rõ ràng cộng với cách sử dụng tay phải-trái ( nói theo thuật ngữ là " hư ngón " ), theo mình thì nên tập Piano trước. Chúc thành công.

Chia sẻ trang này