1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dương cầm

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi luminis, 18/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trandthuc

    trandthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    0
  2. tom2310

    tom2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Bán đàn piano cũ chất lượng cao, giá cả cực kỳ phải chăng do ko mất tiền thuê cửa hàng. ( Nhiều nhất là Yamaha)
    Ai có nhu cầu thì liên lạc với tớ
    Tom2310
  3. tnq18

    tnq18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có bản nhạc của bài "I like chopin" và mấy bài trong phim trái tim mùa thu thì gửi cho em với. Em là dân nghiệp dư nhưng rất thích mò mẫm. cám ơn các bác nhiều
  4. kochopin

    kochopin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
  5. swhsd4u

    swhsd4u Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi một chút về phần đệm tay trái. Nếu như 1 bản nhạc có code sẵn rồi thì em còn đệm đơn giản được nhưng nếu không có thì em chịu, mò không nổi code dù biết bài đó có âm trưởng gì. Có nguyên tắc nào trong việc tìm code không ạ?
    P.S: Em là người mới học, chỉ ở mức độ đệm đàn đơn giản thôi.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nhạc Piano thường thì tay phải đi lời, tay trái đi đệm .
    Nhạc Piano hay thì cả hai tay chung nhau tạo thành một bài .
    Những bài thường, như bạn đã biết, có Trưởng có Thứ,
    thì phải có đặc điểm nhận ra, và có quy tắc sao cho 2 tay
    không cãi nhau, tức là có quy tắc đệm chứ . Có điều không
    thể nói ra một lúc được hết . Tóm lại, nguyên tắc đơn giản
    nhất là bắt đầu và kết thúc bản nhạc phải chơi gam chính.
    Nguyên tắc xa hơn một chút là: trước khi kết thúc bản nhạc,
    thì thường chơi gam 7 . Nguyên tắc xa hơn chút nữa là, ngoài
    gam chính, gam 7, thì những lúc cao trào, còn có thể có gam
    nữa, ví dụ gam chính là Đô, thì gam 7 là Sol 7, và gam nữa
    chỗ cao trào, làm sáng bản nhạc lên là gam Fa. Nhiều bản
    nhạc VN không có gam này, mà chỉ đi Đô Sol Đô Sol mãi
    cho đến Sol7 và kết Đô thôi.
    Nghe đơn gián vậy thì bài hát đã đệm trôi chảy rồi, nhưng
    có thể viết biến tấu cho bất cứ bài hát nào, và biến tấu có thể
    có phần đệm khác với chủ đề chính . Những phần đệm biến
    tấu này cũng có thể đệm cho chủ đề chính, làm cho phần đệm
    phong phú, không đơn điệu, và làm khác chủ đề đi . Đôi khi
    phần đệm này chối tai, nhưng cái chối tai đó nếu không quá
    đáng, thì lại là một thành công của người đệm đàn .
    Biến tấu là tiếng Tàu, còn tiếng Anh Pháp là Variation, viết tắt
    là Var . Ví dụ bài Mama của Đức, thì Mozart viết cho 10 Var .
    Nếu người Mỹ viết lời thành bài đọc "abc" thì trẻ con có thể hát
    10 lần bài này, và mỗi lần hát, bạn chơi 1 Var để đệm thì hay
    lắm.
  7. Klavier

    Klavier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Box này có ai chơi piano chuyên nghiệp k mọi người?
  8. Klavier

    Klavier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0

    "Nhạc Piano thường thì tay phải đi lời, tay trái đi đệm .
    Nhạc Piano hay thì cả hai tay chung nhau tạo thành một bài .
    Những bài thường, như bạn đã biết, có Trưởng có Thứ,
    thì phải có đặc điểm nhận ra, và có quy tắc sao cho 2 tay
    không cãi nhau, tức là có quy tắc đệm chứ . Có điều không
    thể nói ra một lúc được hết . Tóm lại, nguyên tắc đơn giản
    nhất là bắt đầu và kết thúc bản nhạc phải chơi gam chính.
    Nguyên tắc xa hơn một chút là: trước khi kết thúc bản nhạc,
    thì thường chơi gam 7 . Nguyên tắc xa hơn chút nữa là, ngoài
    gam chính, gam 7, thì những lúc cao trào, còn có thể có gam
    nữa, ví dụ gam chính là Đô, thì gam 7 là Sol 7, và gam nữa
    chỗ cao trào, làm sáng bản nhạc lên là gam Fa. Nhiều bản
    nhạc VN không có gam này, mà chỉ đi Đô Sol Đô Sol mãi
    cho đến Sol7 và kết Đô thôi."
    Codep có thể giải thích gam chinh'' là Đô tại sao gam 7 lại là Sol7 k?Nghe bạn giải thích thị có vẻ đơn giản nhưng thực ra k đơn giản chút nào hihi...Tại sao nhiều bản nhạc VN k có gam này mà chỉ Đô Sol Đô Sol mãi cho đền Sol7 va kết Đô thôi?
    Klavier thắc mắc hơi nhiều,thông cảm nha....
  9. longley

    longley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Tôi là người mới vào, xin bổ sung về cái code mà bác CoDep đã nói, có gì không đúng xin các bác bỏ qua vì trình độ tôi có hạn. Mục đích là mong bổ sung ý kiến về việc chọn code cho nó hay (hay chứ ko phải là đúng, vì âm nhạc thì tùy lỗ tai, ko ai phê là đúng hay sai được).
    1. Đối với một bản nhạc đơn giản (là nhạc hiện đại, ko phải nhạc classic). Ví dụ một bản nhạc có tông chính là Đô trưởng C, đầu tiên các bác phải nhận biết được bản nhạc đó đi mấy vòng.
    - Bản nhạc đơn giản nhất là bản nhạc đi vòng 2, vòng 3. Tức là lúc đó nó chỉ có 2,3 code: C, F, G7 như bác CoDep nói.
    - Đa số các bản nhạc là từ vòng 4 đến vòng 6. Tức là nó sẽ bao trong 6 code: C, F, G7, Am, Dm, Em. Và code của 1 bản nhạc thường ko bao giờ nằm ngoài 6 code trên.
    2. Nhưng trong một số bản, có 1 số chỗ rất "phiêu" mà bắt buộc phải dùng code thất. VD bản nhạc tông C hay Am, code thất thường gặp ở đây là code E7 (thường với bản nhạc tông C), và code A7 (thường với bản nhạc tông Am). Ví dụ bản Auld Lang Syne, tò te con ma đánh đu... , tông C cho dễ hiểu. Ở câu cuối cùng, nếu người chơi quen chọn code cứng, sẽ là:
    We''ll (C) tak a cup of kind (Dm) - ness yet (G7). For auld (C) ...d (F) lang (G7) - syne!(C)
    Nhưng nếu đi code cho hay, tôi sẽ chọn là:
    We''ll (C) tak a cup of kind (Dm) - ness yet (E7). For auld (Am) ...d (F) lang (G7) - syne!(C)
    3. Ngoài ra còn gặp trường hợp phải chơi code nghịch, lui hoặc tiến dần . Hay hai câu cùng 1 code, phải dùng code khác thay thế cho hay. Các bản này thường là tông chính là thứ. Ví dụ, tông Am, các code thường rơi trúng là E7, phải dùng Esus, Esus4 hay Bdim; giảm dần là từ Am --> Aaug8 -->....--> E7. Các bác có thể dạo lên tham khảo.
    Nhưng quan trọng nhất là về cách để nhận biết thì tôi đành chịu. Tôi chỉ có cảm giác trong lúc chơi, phải dùng code gì, cho trường hợp nào chứ không chĩ ra được tại sao nhận biết được là nên dùng như thế. Như trường hợp giảm dần Am -> Aaug ->..., như chơi bản Đêm đông (câu đầu), Hạ trắng (câu đầu), Em đến thăm anh đêm ba mươi (câu "Dòng sông đêm hồn đen sâu thao thức", lúc đó là Am, phải táng liền Aaug rồi giảm dần).
    Một số ngu ý để các bác tham khảo.
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Biết đến đâu, nói đến đấy .
    Bạn hỏi thêm nữa thì tôi chịu .
    Tôi chỉ chơi Classical Musics, và đọc rõ tất cả các nốt .
    Tôi không đệm Piano cho các bài hát ViệtNam mới được .
    Vài bài dễ thì tôi đệm Piano được, như bài Làng Tôi (Văn Cao).

Chia sẻ trang này