1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường lang quyền

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi linhlemy, 22/03/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0

    Đường lang quyền có lẽ phổ biến nhất trong những người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn với tên tuổi như Triệu Trúc Khê... Ngoài Hà Nội mình chưa nghe thấy có người dạy môn này. Tuy nhiên, về sơ bộ, Đường lang mang rất nhiều đặc điểm và nguyên lý của các môn võ có nguồn gốc Trung Quốc, thậm chí là võ cổ truyền Việt Nam. Từ "thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm" có thể hiểu ngược lại "Thiên hạ công phu tụ Thiếu Lâm" chăng? Hay vạn pháp quy tông...
    ---
    Sự hình thành Nam - Bắc Đường Lang Quyền

    Đường Lang Quyền là một phái võ nổi danh với những chiêu thức vô cùng linh hoạt độc đáo. Trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mình, Đường Lang Quyền đã luôn luôn không ngừng sáng tạo và gìn giữ những tinh hoa của các bậc tiền nhân. Từ cội gốc ban đầu, rất nhiều chio phái của Đương Lang đã ra đời làm phong phú thêm võ học tinh hoa của bản môn nói riêng và truyền thống võ thuật Trung Hoa nói chung.


    1- Nam Đường Lang:

    Nam Đường Lang hay Đường Lang Nam Quyền là một môn võ dựa theo lối đánh của bọ ngựa, được sáng lập ở miền nam do Chu A Nam (Zhou A Nan).

    Chu A Nam sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông gia giàu có ở huyện Hưng Ninh tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Thủa nhỏ ông mắc chứng bệnh đau bao tử kinh niên không thuốc nào trị nổi. Ông được gia đình gửi sang Giang Tây nhở một danh y là Thiện Ân Đại sư chữa trị. Thấy ông có cốt cách con nhà võ nên sau khi trị hết bệnh, Thiện Ân Đại sư đã chọn ông làm đệ tử truyền thụ võ công Thiếu Lâm.

    Trong một lần vào rừng tìm thuốc, tình cở ông được chứng kiến trận đấu giữa chim và bọ ngựa. Bất thần chim đưa mỏ nhằm đầu bọ ngựa mổ xuống. Bọ ngựa đưa đôi càng lên đỡ. ..Rồi bất ngờ chim kêu lên đau đớn bay vọt lên không và lảo đảo rơi xuống đất nằm bất động.

    Chu A Nam rất ngạc nhiên lượm xác con chim lên. Ông thấy cổ chim đứt một đường máu chảy ướt cả bộ lông. Cổ chim đã bị đôi càng bọ ngựa chem. đứt. Là ngườI thong minh ông hiểu ngay rằng bọ ngựa phảI có lốI chiến đấu rất đặc biẹt. Ông liền bắt bọ ngựa đem về.

    Về đến chùa ông để bọ ngựa lên bàn rồi lấy cọng cỏ khiêu khích bọ ngựa. Ông thấy đôi càng bọ ngựa rất linh hoạt luôn đánh văng cọng cỏ sang bên không cho chạm vào mình nó. Ông lại bắt them nhiều con khác để thử. Ông ngiên cứu các động tác của bọ ngựa rồi mô phỏng luyện theo. Càng ngiên cứu, càng tập luyện theo ông càng khám phá, giác ngộ nhiều điều bí ẩn trong các thủ thuật ấy. Sẵn có căn bản võ học, ông đã kết hợp võ Thiếu Lâm với những động tác đó sang tạo ra môn võ riêng, chính là Đường Lang Quyền.

    Để phân biệt vớI các môn võ cùng thời, người ta đã kèm them vị trí phát sinh ra môn võ. Nên nó đước gọI là Nam Đường Lang hay Đường Lang Nam Quyền.

    2- Bắc Đường Lang:

    Vì môn này sáng lập ở miền bắc nên gọi là Bắc Đường Lang. Người sang lập là Vương Lang (Wang Lang).

    Ông là người huyện Đông Xương tỉnh Sơn Đông Trung Hoa. Thủa thiếu thời ông được gửi lên núi Hoa Sơn học võ Thiếu Lâm. Do thể chất yếu kém nên ông thường thua sút bạn bè đồng môn. Điều này làm ông rất buồn lòng.

    Nhân hôm ông vào rừng hái củi cho chùa, ông chứng kiến trận đọ sức giữa một con dế to với một con bọ ngựa. Trận chiến diễn ra rất ác liệt. Cuối cùng con dế bị con bọ ngựa đánh phanh bụng ra chết. Dù thể chất yếu đuối nhưng lại rất thông minh nên khi về chùa ông đã nhớ lại những động tác chiến đấu của bọ ngựa đã dùng hạ con dế. Ông tự ứng dụng để luyện theo. Sau đó ông áp dụng những chiêu thức này vào các trận đấu luyện và luôn thắng các bạn đồng môn. Tuy vậy cho đến lúc đó ông vẫn chưa ý thức đến việc ngiên cứu để sang lập ra một võ phái mới.

    Sau sự kiện hoả thiêu Thiếu Lâm tự, các cõ phái bị tiêu diệt. Ông may mắn thoát nạn và rờI về ẩn náu ở núi Nga Mi , rồi núi Côn Luân, cuối cùng ông lại trở về Sơn Đông.

    Trong thời gian lưu lạc, ông đã học hỏi thêm nhiều võ phái khác. Ông đã thông thạo 18 võ phái nổi danh đương thời. Khi về lạI quê hương, ông có thời gian hồi tưởng lại những thế võ đã sang chế năm xưa. Ông để tâm ngiên cứu những thủ pháp kỳ lạ của bọ ngựa, kết hợp them đôi tay nhanh nhẹn của con vượn cùng những tinh hoa của 18 môn võ khác. Ngày đêm ngiên cứu khổ luyện, cuối cùng ông đã thành công và cho ra đời một loại quyền pháp mớI lấy tên là Đường Lang (võ bọ ngựa).
    Vì ông sáng chế ra cùng thời với Chu A Nam nên ngườI ta gọi môn võ của ông là Bắc phương Đường Lang hay Sơn Đông Đường Lang để phân biệt.

    (theo Hồ Lê Nguyên Khôi)
    Các chi phái của môn Đường Lang Quyền và sự ra đời môn Thái Cực Đường Lang

    1- Các chi phái:

    Môn Đường Lang Quyền dựa trên cơ bản là các động tác rình mồi, chiến đấu của bọ ngựa và sự linh hoạt của chân tay vượn.

    ***** Vương Lang sau khi sang tạo nên Đường Lang quyền đã truyền lại cho Hầu Trí Viễn (Hou Zhi Yuan). Qua nhiều đời môn võ ngày càng phát triển mạnh. Các đời sau kết hợp và phát triển them tinh hoa khác để cho ra nhiều chi phái khác như: Sơn Đông Đường Lang, Thất Tinh Đường Lang, Mai Hoa Đường Lang, Thiên Trúc Đường Lang, Thái Cực Đường Lang?


    Tuy hình thành nhiều chi phái nhưng trên cờ hiệu của các môn đều thống nhất lấy hình con bọ ngựa làm biểu trưng và có thêm ký hiệu riêng của môn đó:

    * Thất Tinh Đường Lang thêu hình bọ ngựa và bảy ngôi sao.

    * Mai Hoa Đường Lang thêu hình con bọ ngựa trên mình có thêu nhiều hoa mai.

    * Thái Cực Đường Lang thêu hinkhf con bọ ngựa đang thủ thế bên cạnh quả cầu âm dương?

    * ?

    2- Thái Cực Đường Lang:

    Thái Cực Đường Lang là tên tổng hợp của hai pho quyền pháp là Đường Lang Quyền của Vương Lang và Thái Cực Quyền của Trương Tam Phong. Chính sự tổng hợp đó làm cho Thái Cực Đường Lang phát triển theo 2 phương diện cùng lúc là nộI công dưỡng sinh (pho Thái Cực) và ngoại công luỵện quỳên (pho Đường Lang). Sự tổng hợp này tạo điều kiện tập luyện dễ dàng cho mọI đốI tượng, lứa tuổI luyện tập.

    Trong hệ thống quyền pháp của Thái Cực Đường Lang ngoài những bài quyền và binh khí của 2 pho trên còn có thêm nhiều bài trong Tinh Võ Môn của Hoắc Nguyên Giáp.

    Trong môn Đường Lang, các bài quyền là các bài tập chuyên biệt tạo cơ sở cho việc đấu luyện. Bài quyền còn là sự tổng hợp thân pháp, bộ pháp,? để luyện riêng từng loạI vớI công dụng riêng như : Băng bộ quyền - luyện bộ pháp cho linh động. Lưỡng Dực Chưởng; Lục Hợp Chưởng ?" dung luyện chưởng pháp. Trong Tinh võ môn có bài Công lực quyền, Thiết quyền dung để luyện sức. Bài Triết Quyền dung luyện phóng, bay, nhảy, đá bay,? Trong pho Thái Cực có Thái Cực Quyền, Thái Cực Chưởng để luyện khí. Bài Đơn Nhân Thôi Thủ, Song Nhân Thôi Thủ để luyện linh giác như Niêm thủ thính kìnhcủa Vịnh Xuân.

    Ngoài các bài quyền còn có các bài song đấu cơ bản như Băng Bộ Song Đấu; Lục Hợp Đấu Luyện; Tiểu Khai Môn,?Các bài tập về linh giác để biết lực của đốI phương và đòn của đốI phương cũng như khoá thế đốI phươngvà tấn công như thế nào?

    Về binh khí, Thái Cực Đường Lang có đầy đủ các loạI binh khí. Binh khí chính là sự nốI dài thêm của tay và chân. ?oThần? được ngưng tụ và sau này khi tập loạI cuốI cùng lạI là ?o Bạch đã song thủ?, là 2 tay không, thì vớI tay chân ta vẫn phá được các loạI binh khí. Đạt đựơc đỉnh cao trong quyền thuật, có thể coi là ?oThần Quyền?.

    Các bài tập về đao: Lan môn đao; Liên hoàn đao;..
    Về kiếm có: Tý ngọ kiếm; Liên hoàn kiếm; Thái cực kiếm;?
    Thương pháp có: Tứ môn trường thương
    Kích có: Phương thiên hoạ kích; Lữ bố kích
    Song đao có : Uyên ương đao
    ĐạI đao có: Xuân thu đạI đao
    Siêu đao có : Lục Liêm,?
    Côn có Hầu côn,..
    ?

    Ngoài 18 loạI cơ bản còn có một số binh khí đặc dị như: Song câu kiếm; Lưỡng đầu thương; Song QuảI; Phán quan bút; Song lưỡng tiết côn; Tam thiết côn; Thất tiết mai hoa côn; cửu tiết nhuyễn tiên;?

    Ngoài các bài trên còn có các bài binh khí đấu nhau như: Đơn đao phá thương; Song đao phá thương; thương đấu thương; song quảI đấu côn; song đấu côn; song đấu kiếm;?

    Tất cả các bài võ trên được truyền lạI nhờ sự tổng hợp và kinh nhiệm xương máu của ***** Triệu Khúc Khê. Một trong những cao nhân có công lao rất lớn trong việc gìn giữ và phát triển môn phái không những tạI quê hương Trung Hoa mà còn ở Việt Nam.
    (H.L.N.K)
    --
    Triệu Khúc Khê - Cao nhân Thái Cực Đường Lang

    Một trong những cao nhân có công lao rất lớn trong việc gìn giữ và phát triển môn phái không những tại quê hương Trung Hoa mà còn ở Việt Nam chính là Triệu Khúc Khê (Zhao Qu Qi)


    Theo lời kể lại của các bậc cao niên trong môn phái Thái Cực Đường Lang thì Triệu Khúc Khê (Zhao Qu Qi) sinh vào khoảng 1894 tại Trung Hoa. Thủa nhỏ , ông đựoc được sư cụ Thiệu Thiện Chân truyền dạy Đường Lang Quyền và sau đó được lên làm Trưởng Tràng của bản môn. Sau khi hạ sơn, nhu các bậc tiền bối, ông tìm các truyền bá Đường Lang và học thêm các môn khác để cải tiến phát triển thêm. Ông học thêm Thái Cực trong Võ Đang và gia nhập Tinh Võ Hội của Hoắc Nguyên Giáp để truyền bá và trao đổi sở học.

    Khoảng những thập niên 40 ?" 50, ông sang Việt Nam và Trú ngụ tại vùng Chợ Lớn. Ông thu nhận 12 đệ tử đầu tiên để truyền bá 2 pho quyền pháp sở đắc của ông là Đường Lang và Thái Cực. Ngoài ra ông cũng truyền thêm một số bài quyền của Tinh Võ Môn. Sau đó ông tiếp tục sang Hông Kông để truyền bá võ học. Ông mất tại đây vào thượng tuần tháng 7 âm lich năm 1991 hưởng thọ 98 tuổi,?

    Ở Việt Nam, 12 cao đồ của ông do việc ?oTuỳ duyên giáo hoá? mà có người học đựơc cả hai pho, cũng có người chỉ học đựơc 1 trong số đó. Học tiếp tục trao đổi học hỏi lẫn nhau và truyền bá môn Thái Cực Đường Lang.

    Hiện nay Thái Cực Đường Lang đã phát triển thành ?oHộI Thái Cực Đường Lang? ở Sài Gòn Chợ lớn. Các vị cao đồ thủa trước người còn ở Việt Nam, ngườI đã sang sinh sống ở nước ngoài.


    (H.L.N.K)
  2. trungtiger

    trungtiger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Bài viết:
    1.075
    Đã được thích:
    0
    Thế thủ của Đường Lang Quyền :
    [​IMG]

Chia sẻ trang này