1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dương Quá - Tan nát cõi lòng

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Larra, 12/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Dương Quá - Tan nát cõi lòng

    Phần 4 bài cùng tên trong "Bàn về các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung" - Trần Mặc

    Có lẽ đấy là số phận. Tôi không định nói đến cái gọi là ?zmệnh trời?o thần bí không thể đoán biết, mà muốn nói đến quan hệ phức tạp, xung đột, mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, tình cảm và đạo đức, cá tính đột xuất với quan niệm truyền thống.

    Là con trai của Dương Khang, mồ côi mẹ, điều đó ở mức độ rất lớn đã quyết định số phận bất hạnh của Dương Quá. Thân thế đó không chỉ quyết dịnh tính cách và tâm trạng của Dương Quá, đồng thời còn khiến chàng mang theo một thứ gen đường truyền ?ztội lỗi?o, bởi lẽ chàng là con của Dương Khang. Hoàng Dung trước sau không ưa, không tin cậy Dương Quá, một nữa là do bản thân tính cách của Dương Quá, một nửa kia là vì phụ thân của chàng. Ngược lại, Dương Quá chính vì không thể quên cái chết của phụ thân, không thể gạt bỏ mối thù giết cha, không biết rõ chân tướng cuộc sống của cha và gia đình, cho nên đối với vợ chồng Quách Tỉnh trước sau cứ nuôi hiềm khích, thậm chí dự tính giết họ để báo thù. Do nguyên nhân lịch sử đó, Dương Quá trước sau không thể thực sự hoà nhập vào gia đình Hoàng Dung, khiến cuộc đời chàng phải bơ vơ lênh đênh.

    Ở tầng ý nghĩa sâu hơn, số phận Dương Quá là do xung đột giữa khí chất cá tính của chàng với qui phạm xã hội tạo nên. Ở đây cũng tồn tại hai mặt của một vấn đề : một là Dương Quá phải học cách hoà mình vào dòng chủ lưu của xã hội ; mặt khác quan trọng hơn, là xã hội phải làm sao khoan dung, tiếp nhận một thanh niên có cá tính nổi bật, tình cảm sôi sục, tâm lý mẫn cảm, hành vi xốc nổi như Dương Quá. Đây là vấn đề phổ biến của Trung Quốc : truyền thống văn hóa lễ giáo xung đột với tính người của một cá thể. Xung đột giữa Dương Quá và Quách Tỉnh, Hoàng Dung đại diện cho dòng chủ lưu của xã hội, kỳ thực không chỉ dừng ở việc chàng yêu và muốn kết hôn với sư phụ Tiểu Long Nữ của mình ; thực ra mỗi lần Dương Quá phản bội sư môn, đối kháng với qui phạm truyền thống của xã hội, đều là một xung đột điển hình giữa văn hóa với tính người, xã hội với cá nhân. Trong bối cảnh lịch sử của thời Dương Quá sống, các xung đột ấy đương nhiên không thể hoá giải ; lễ giáo truyền thống và quan điểm giá trị là không thể hoá giải ; lễ giáo truyền thống và quan điểm giá trị là không thể hồ nghi, càng không được dao động, cá nhân nhỏ bé và yếu ớt chống lại truyền thống lễ giáo ấy đương nhiên là kẻ có tội và bị trừng phạt.

    Tôi đoán Kim Dung tiên sinh khi viết chuyện Dương Quá nhất định có dựa trên sự thể nghiệm thống khổ của bản thân tiên sinh. Bản thân tác giả hồi học trung học và đại học từng hai lần vi phạm nội qui của nhà trường, ?zphản xuất sư môn?o, hai phen bị các sư môn ông ?zkhuyên hãy rút lui?o, rất giống với những gì Dương Quá trải qua. Chứng tỏ vấn đề mà Dương Quá vấp phải đến giữa thế kỷ hai mươi vẫn tồn tại, bạn đọc hôm nay sẽ có cách lý giải chính xác về vụ này.

    Dương Quá khổ sở một đời vì cá tính của chàng quá nổi bật, có điểm giống thanh niên phong trào ?zNgũ tứ?o, đánh giá lại hết thảy các giá trị văn hoá, tình cảm, lý tính và nhân tính. Một người như thế, đương nhiên sẽ không được hoan nghênh nhiệt liệt. Cho nên dù có trở thành Thần điêu đại hiệp được dân gian ngưỡng vọng, chàng cũng chỉ là một kẻ ?zngoài lề?o ẩn hiện giữa sơn lâm, cách xa trần thế giang hồ. Đương nhiên, lại chính vì cá tính nổi bật, lại hiên ngang tung hoành, nên tuy bị đau khổ ngoài sức tưởng tượng, song cuối cùng trên đỉnh Hoa Sơn tượng trưng lịch sử chính tông, tên chàng được xếp trong ?zCàn khôn ngũ tuyệt?o tối cao, ngang hàng với Quách Tỉnh. Hơn nữa, trong số các nhân vật chính của tiểu thuyết Kim Dung, người thực sự đi con đường riêng, có thể tự mình sáng tạo ra môn võ công mới, chỉ có Dương Quá mà thôi.

    Có điều là, tên môn võ công do Dương Quá sáng tạo mang tên ?zÁm nhiên tiêu hồn chưởng?o. Lúc ấy ?zchàng chỉ còn một cánh tay, không thể thủ thắng bằng cách biến hóa chiêu số, nên cố ý làm cho môn võ công của mình trái ngược với đạo lý võ học?o (Xem ?zThần điêu hiệp lữ?o).

    Một pho võ công có thể nói tổng kết và phản ánh rõ nhất tâm lý, tính cách và chuyện cuộc đời Dương Quá, ?zBồi hồi không cốc?o (quanh quẩn hẻm núi), ?zLực bất tòng tâm?o, ?zHành thi tẩu nhục?o (cái xác biết đi), ?zPhế tẩm vong thực?o (quên ăn quên ngủ), ?zCô hình chích ảnh?o (vò võ một mình), ?zLục thần bất an?o, ?zCùng đồ mạt lộ?o, ?zDiện vô nhân sắc?o v...v... là tên các chiêu thức võ công, đúng ra là nhận xét của Dương Quá về những gì chàng phải trải nghiệm trong đời. Đến đây, tin rằng những độc giả có tình sẽ giống như Quách Tường, thoạt tiên cảm thấy buồn cười, sau đó nước mắt giàn giụa.

    ?zCố ý trái ngược với đạo lý võ học?o không chỉ là điểm mấu chốt của pho võ công mới, cũng là điểm máu chốt của tính cách Dương Quá, hoặc nói là điểm mấu chốt của hình tượng Dương Quá do tác giả tạo nên. Dương Quá đã cống hiến tất cả cho cái thế giới ấy, có được kinh nghiệm đau đớn ?zám nhiên tiêu hồn?o, ?zđời người bất như ý chiếm đến tám, chín phần?o. Viết đến đây, bất giác tự hỏi, để xảy ra chuyện đó rốt cuộc là bản thân Dương Quá, hay là cái thế giới đã sinh ra chàng ?



    TTN

Chia sẻ trang này