1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dưỡng sinh tổng hợp

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi giangqcc, 02/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giangqcc

    giangqcc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bài tập thở khó.
    Bài tập thở này chỉ được thực hành khi các bạn đã làm thật tốt sóng bụng,đã có một cơ bụng rất mềm mại.
    Phương pháp tập:Chúng ta tạm qui ước chia phần mặt trước cơ thể từ cổ cho đến hết bụng dưới làm ba phần:ngực là vùng 1,từ mỏ ác tới rốn là vùng 2,từ rốn trở xuống là vùng 3.Chúng ta có phương pháp tập như sau:
    1.Hít vào,đồng thời phìng bụng ra như hình 1.Trong quá trình hít vào ta hít vào vùng ức trước rồi tiếp đến các vùng dưới cho đến đan điền vì vậy vùng mỏ ác sẽ phìng ra trước,rồi các phần tiếp theo sẽ phìng ra tiếp.Khi hít vào đầy hơi thì bụng dưới chúng ta sẽ căng như cái trống.
    2.Thở ra,đồng thời co cơ bụng lại như hình 2.Ta thở ra ở vùng 3 trước tiên,rồi đến vùng 2,vì vậy vùng 3 sẽ thu lại trước rồi đến vùng 2.
    3.Nín thở,đồng thời nâng cơ hoành lên tạo thành co thắt ở vùng ức như hình 3.Lúc này toàn bộ nội tạng sẽ được dồn lên phía trên do co thắt cơ hoành.Khi cơ hoành co thắt đến tối đa(mức bạn có thể) thì đồng thời cũng hết nín thở.
    4.Hít vào ,đồng thời hạ cơ hoành xuống và phình bụng ra,quá trình phình bụng như động tác 1.
    Bài tập này chúng ta nên tập khi mới thức dậy(Nếu bạn có ngồi thiền thì làm bài tập này sau khi xả thiền,trước khi thực hành các bài tập khác),lúc này bụng rỗng và cơ bụng còn mềm mại,ta sẽ thu được kết quả khả quan nhất.Thực hiện 8 lần bài thở này trong buổi tập(8 hiệp).
    Vào khoảng năm 1992,mình có được coi bác Thế Trường biểu diễn hơi thở này ở trên ti vi, thấy ấn tượng nên mầy mò làm theo.Hồi đó,cơ bụng của mình còn chưa được mềm mại lắm lên thực hiện chưa được hiệu quả như ý muốn.Trải qua thời gian,cơ bụng đã mềm mại hơn, mình đã có thể làm được tốt bài tập thở này.Hình mình post lên trên diễn đàn chưa lột tả được hết hơi thở này(hì,do mình béo nên ảnh chụp co thắt cơ hoành trông không ấn tượng lắm) nhưng những ai có duyên gặp mình và được mình biểu diễn cho xem sóng bụng và hơi thở này đều rất ấn tượng vì biên độ dao động lớn khi hít vào và khi co thắt cơ hoành tạo nên chuyển động sóng bụng rất dữ dội,gây ấn tượng cho người xem.
    Về mức độ khai thông kinh mạch thì hơi thở này có tác dụng rất là mạnh mẽ.
    Bài tập thở mình post lần trước(bài:thở ra +cúi xuống,nín thở+đúng thẳng người lên,nhịn thở 8s rồi hít vào) cũng chính là bài tập thở này được thực hành dễ dàng hơn nhờ động tác cúi xuống đứng lên.Do đó trong bài tập thở này khi chúng ta đứng thẳng lên thì vùng 3,vùng 2 sẽ được thu lại,cơ hoành sẽ được nâng lên ,tạo ra co thắt ở vùng ức và sườn.Để minh họa tốt bài tập thở này mình phải cởi trần để chụp ảnh.Đáng ra mình chỉ nên cởi trần ở động ác cuối nhưng mình đã vô ý cởi trần ở cả 3 bức nên gây phản cảm ở một số bạn khó tính(Mình nói khó tính vì mình có thể kiếm được một số ảnh bác Thế Trường cởi trần,chỉ mặc mỗi quần đùi ngắn tập các asana để post lên diễn đàn,lúc đó chả lẽ các bạn cũng nói là mình không tôn trọng các bạn).Mình sẽ cố gắng khắc phục những điều sơ sót này.
    Chúc các bạn tập luyện siêng năng để có được một cơ thể khỏe mạnh,một tinh thần minh mẫn.
  2. giangqcc

    giangqcc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    VỀ PHƯƠNG PHÁP TẬP THỞ CƠ BẢN BAN ĐẦU CỦA VĨNH XUÂN NỘI GIA
    Trần Thanh Ngọc, Trưởng tràng Võ đường Vĩnh Xuân Nội gia Quyền
    Trong thời gian qua, có một số bạn quí mến chi nhánh Vĩnh Xuân Nội gia Quyền hỏi chúng tôi về phương pháp thở. Như các bạn đã biết với Vĩnh Xuân Nội gia chúng tôi, một trong những trọng tâm trong công pháp và quyền thuật là luyện thở. Qua ý kiến của các bạn, được sư phụ cho phép, hôm nay tôi xin trao đổi với các bạn phương pháp tập thở cơ bản ban đầu của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn hiểu thêm về chi phái chúng tôi cũng như giúp thêm phần nào các bạn trong và ngoài võ đường trên con đường tập luyện môn Vĩnh Xuân, và trong cả tập luyện dưỡng sinh, giữ gìn sức khỏe, nâng cao khả năng, sức đề kháng của cơ thể.
    Như mọi phương pháp tập thở, điều đầu tiên là phải tập điều thân. Điều thân là luyện tư thế tập thở. Chúng ta đã biết có nhiều tư thế tập thở như đứng, ngồi, nằm ...Với Vĩnh Xuân Nội gia, chúng tôi đặt trọng tâm vào tư thế ngồi để luyện thở. Trong đó chú trọng đến ngồi bán già và kiết già. Ngồi bán già chỉ là giai đọan ban đầu, khi người tập chưa ngồi được kiết già. Kiết già là tư thế ngồi tập luyện thở tốt nhất. Đây là cách thức ngồi của Phật, của nhà Phật để tập thở và luyện thiền. Cách ngồi này tạo ra một tư thế vững vàng, bình ổn và tạo ra khả năng hấp thụ khí của trời đất cao nhất, hiệu quả nhất. Ngoài mồm và mũi là hai cửa ngõ ra vào của khí (2 trung tâm thu khí), người tập thở còn hấp thu khí trời đất qua các trung tâm khác là: huyệt Bách hội (trên đỉnh đầu), hai lòng bàn tay (huyệt Lao cung), hai lòng bàn chân (huyệt Dũng tuyền) và huyệt Hội âm (gần hậu môn). Trong tư thế kiết già, tay có thể được đặt theo 2 cách: i - có thể theo cách hai tay đan các ngón vào nhau sao cho 2 đầu ngón cái chạm nhau, lòng bàn tay đặt ngửa trên hai gót chân, trước bụng dưới; Hoặc, ii - theo cách hai tay để ngửa trên hai đầu gối, đầu ngón cái và ngón trỏ chạm nhau, tạo thành một vòng tròn, các ngón khác duỗi tự nhiên. Tư thế này còn được gọi là thế ngồi "Ngũ Tâm Hướng Thiên" vì khi luyện trong tư thế này, khí của trời không chỉ qua miệng và mũi, mà còn được hấp thu qua 5/6 trung tâm thu khí khác (qua đỉnh đầu, 2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân). Và lúc này, huyệt Hội âm tiếp giáp đất, cũng thu khi của đất (Lúc đứng, khí của đất được thu qua 2 lòng bàn chân). Trong tư thế này, chúng ta phải thả lỏng được tòan thân, không để một bộ phận nào, một điểm nào trên cơ thể bị co cứng, có thế mới hấp thu khí vào trong người tốt nhất. Do vậy, thế ngồi kiết già là thế để tập luyện thở tốt nhất, hiệu quả cao nhất.
    Khi đã ngồi bình ổn, ta tiến hành tập thở. Việc tập ngồi kiết già và tập thở nên tiến hành đồng thời, không nhất thiết phải ngồi tốt rồi mới tập thở. Phương pháp thở cơ bản ban đầu của Vĩnh Xuân Nội gia là thở hai hơi (hai kỳ): ta hít khí nhẹ nhàng qua mũi (lúc này miệng khẽ ngậm), đưa khí vòng qua cổ xuống thẳng bụng dưới tại Đan điền (điểm bên trong bụng, cách dưới rốn khoảng 2 cm), lúc này bụng dưới từ từ phồng ra. Sau đó từ Đan điền, ta lại đưa khí ngược lên trên (theo con đướng khí đã vào) và qua mũi ra ngoài (thở ra), lúc này bụng dưới từ từ xẹp lại. Sau đó lại hít vào thở ra như đã làm. Điều quan trọng trong tập thở là phải đạt được thở ÊM, NHẸ, ĐỀU (thời gian hít vào bằng thời gian thở ra), và xuống tới ĐAN ĐIỀN. Việc tưởng như đơn giản, song để đạt được các yêu cầu như vậy trong quá trình tập thở, đối với chúng tôi, đây là một công phu. Để đạt được những kết quả qua tập thở, điều tốt nhất là kiên trì tập theo đúng những điều đã trình bày ở trên. Ngoài ra, một điều quan trọng cần lưu ý các bạn là, sau khi tập thở xong, bạn không được đứng dậy ngay vì điều đó không tốt cho cơ thể, mà phải đảo lại tư thế ngồi: tức đảo chân trên dưới. Nếu lúc thở bạn đưa chân phải lên trước (trong thế kiết già), thì sau khi thở xong, bạn đưa chân trái lên trước. Giữ tư thế mới đảo đó, bạn tĩnh tâm độ 5 phút, sau đó đứng dậy hoạt động bình thường (Đây được gọi là thời gian "xả thiền")
    Hy vọng phương pháp được trình bày ở trên có thể giúp phần nào các bạn hiểu thêm về hệ thống công pháp và kỹ thuật trong VXNGQ, cũng như có ích cho việc tập luyện của các bạn. Cũng xin cảm ơn vì tình cảm các bạn đã giành cho chúng tôi./.
    Nguồn:http://wingchun.com.vn/lichsu/AnhNgoc_taptho.htm
    Mình xin chân thành biết ơn vì võ đường Vĩnh xuân nội gia Việt nam(29 Hàng cót) dã cống hiến cho mọi người một hương pháp thở cơ bản rất hiệu quả.Bài sau tôi xin bàn kĩ về hơi thở này và sự nâng cao của nó qua sự lĩnh hội của mình.
    Chúc các bạn tập luyện siêng năng để có được một cơ thể khỏe mạnh,một tinh thần minh mẫn.

  3. giangqcc

    giangqcc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Mình nhận thấy sự ảo diệu của "Hơi thở cơ bản của Vĩnh xuân" chính là điểm rớt của nó ,mà điểm rớt của nó chính là huyệt khí hải ở trong bụng,dưới rốn 2 phân(Theo các tài liệu đông y thì huyệt đó gọi là huyệt khí hải,còn huyệt quan nguyên hay đan điền thì cũng ở trong bụng nhưng cách rốn 4cm).
    Khi bạn thực hành hơi thở này theo đúng yếu quyết :ÊM, NHẸ, ĐỀU (thời gian hít vào bằng thời gian thở ra), và xuống tới khí hải thì bạn nên tiến thêm một bước nữa là :bỏ ý trụ ở khí hải đi mà vẫn thở như vậy.Nếu bạn thực hành được như vậy thì lúc này hơi thở sẽ là :hít vào ÊM,NHẸ ĐỀU biết là hít vào,thở ra ÊM, NHẸ, ĐỀU biết là thở ra.Do ta dùng cái tâm vô trụ để hít thở(cái biết) nên tâm ta sẽ an tịnh hơn,hơi thở lúc này sẽ thông suốt toàn thân,toàn thân tràn ngập khí cảm.Tinh thần nhẹ nhàng thư thái,thân tâm an lạc .
    Theo mình được biết thì từ bước thở cơ bản đến khí khí thông toàn thân thì các môn phái đều dùng thêm các bước:Thở theo tiểu chu thiên,thở theo đại chu thiên.Còn mình thì chỉ dùng tâm vô trụ để thở thôi.
    Thực ra hơi thở này mới là sổ tức quán thôi,vì bạn vẫn có thể dùng ý thức để tác động lên nó .Còn tùy tức là hơi thở hoàn toàn tự nhiên,không dùng ý mà tác động nên nó được,nên có còn được gọi là "tùy tức" hay thai tức .Khi bạn thực hiện hơi thở trên thâm hậu thì nó sẽ tự chuyển sang "thở thai" thôi.Điểm mấu chốt lúc này là tìm điểm rớt cho nó .Khi hơi thở chuyển pha ,mình đã thử tìm điểm rớt cho nó ở huyệt đan điền nhưng có vẻ không đúng lắm,sau mình tìm điểm rớt cho nó ở rốn thì ổn: lúc đầu hơi thở ngắn tựa như mạch đập,một lúc sau do đã tác động đến khí hải và đan điền nên hơi thở chậm lại.Lúc này khi hít vào thì rốn của bạn sẽ ngậm một chút nguyên khí,khi thở ra thì sẽ mang chút nguyên khí đó qua khí hải vầ đan điền .Chính vì vậy mà thở được một lúc thì bạn sẽ thấy đan điền đầy đặn,ấm áp,tinh thần sảng khoái .Người xưa còn gọi hơi thở này là qui tức là vì khi ta thở hơi thở này thì trong bụng ta giống như có con rùa:khi hít vào thì nó hả miệng đớp lấy nguyên khí,khi thở ra thì nó nuốt nguyên khí đó xuống đan điền .
    Thực sự là hơi thở này quá tuyệt vời nhưng mình có lời khuyên chân thành cho những ai thực hành được tới đây là thi thoảng mới sử dụng hơi thở này để dưỡng sinh thôi còn nên tập trung vào tọa thiền.Lúc này mà tọa thiền thì còn trên cả tuyệt vời:trăng thanh gió mát.
    Tiện đây mình cũng nói về điểm rớt của hai hơi thở có chuyển động bụng nhiều mà mình đã trình bày ở trên:điểm rớt của hai hơi thở này là huyệt đan điền nên cách diễn tả ngắn ngọn sẽ là:hít khí vào đan điền,căng bụng,thở ra cạn hơi,nín thở đồng thời co thắt cơ hoành,rồi lại hít vào....
    Chúc các bạn tập luyện siêng năng để có được một cơ thể khỏe mạnh,một tinh thần minh mẫn.

  4. giangqcc

    giangqcc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Thiền định:​
    Thiền tông là cốt tủy của Đạo Phật, mà thiền định là cốt tủy của Thiền tông.Qua đó chắc phần nào chúng ta cũng biết được giá trị của thiền định.Vì vậy chúng ta chỉ thiền định khi có nhận thức và chuẩn bị đầy đủ .Để đi vào con đường thiền định chúng ta nên chuẩn bị cho mình những hành trang sau:
    1.Phải có đức tin:Tin vào lời dạy của đức Phật và chư thiền đức :
    -Phật nói :"Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh",vì vậy nếu tu tập thì tất cả chúng ta đều có khả năng thành Phật(sớm hay muộn).Cho nên Phật lại nói:"Ta là Phật đã thành,còn các ngươi là Phật sẽ thành".Tin tưởng vào điều này thì chúng ta sẽ hiểu được thiền định chính là con đường để đi tới giác ngộ giải thoát và chỉ có niềm tin như vậy chúng ta mới tập tọa thiền .Khi chúng ta chưa có hiểu biết như vậy mà đã tập tọa thiền thì cũng chỉ là tập khoanh chân ngồi thư giãn cho đầu óc thoải mái thôi .
    -Ngài Nham Đầu Toàn Khoát nói với ngài Tuyết Phong Nhĩa Tồn:"Ông sau này nếu muốn cùng ta xiển dương đại giáo thì mỗi mỗi đều từ hông ngực lưu xuất,cùng ta che trời che đất mà đi "
    -Tổ Trúc Lâm Việt Nam cũng có làm thơ :
    Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
    Cơ tắc san hề khốn tắc miên
    Gia chung hữu bảo hưu tầm mịch
    Đối cảnh vô tâm mạc vần thiền.
    Dịch:
    Sống đời vui đạo thảy tùy duyên
    Đói đến thì ăn,mệt ngủ liền
    Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
    Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền .
    Qua lời dạy của Đức Phật và chư thiền đức chúng ta phải hiểu được là trí tuệ (Phật tánh ) là cái vốn có sẵn ở trong mỗi chúng ta chứ phong phải ở ngoài vào mà có được .Nếu chúng ta chịu khó tu tập thì một ngày nào đó,cơ duyên đã đến nó sẽ hiển lộ(lưu xuất) chứ không phải là do Ngài nào đó ban cho chúng ta .
    2.Chúng ta nên hiểu: Thiền định là gì
    Thiền định là trạng thái yên lặng tỉnh thức của tâm chúng ta,nó bao gồm những đặc tính sau :vô niệm,vô trụ,tỉnh thức liên tục .Giờ chúng ta hãy phân tích từng đặc tính một:
    Tính vô niệm:là sự yên tĩnh,không có mặt của những suy nghĩ .Khi thiền định những suy nghĩ nổi lên ta phải làm gì:ta chả làm gì cả ,chỉ quan sát chúng thôi,rồi chúng sẽ lặn mất tiêu,trả lại sự yên tĩnh cho tâm chúng ta .Sự yên tĩnh cũng giống như chủ nhà,còn những suy nghĩ giống như những vị khách,chúng tới chơi chán rồi lại đi thôi,còn lại vẫn là anh chủ nhà .
    Tính vô trụ:là sự không dính mắc.khi thiền định ta để tâm tự nhiên,không trụ vào một điểm nào cả .
    Tính tỉnh thức:khi thiền định tâm ta vẫn phải có sự tỉnh táo,nhận biết rõ ràng cả thế giới bên ngoài(ngoại cảnh) lẫn thế giới bên trong(nội tâm).Thiền định là sự trải rộng của tâm thức chúng ta chứ không phải là sự co rút tâm trí .Bởi vậy khi thiền định, tai chúng ta vẫn nghe,mắt chúng ta vẫn thấy,thân thể vẫn cảm nhậm được những rung động bên trong cơ thể...
    Tính liên tục:là tính tiên tục không đứt đoạn của những đặc tính trên,điều này có nghĩa là chúng ta không chỉ thiền định khi tọa thiền mà chúng ta thiền định ở trong tất cả các oai nghi đi đứng nằm ngồi,mọi lúc mọi nơi(khi đã có chút công phu thì điều này trở nên rất tự nhiên).
    3.Phương pháp tọa thiền:đành rằng thiền định có thể tiến hành trong tất cả các oai nghi nhưng tọa thiền vẫn là oai nghi tối thù thắng .Vì vậy ở phần này chúng ta sẽ học về phương pháp tọa thiền:Khi tọa thiền chúng ta nên ngồi kiết già và ngồi trên bồ đoàn,như vậy mới có sự uy nghi vã dũng mãnh khi tọa thiền .Tuy nhiên vì không ai cũng ngồi kiết già được cả(nên tập dần) nên có thể ngồi bán già cũng được.
    -Phương pháp làm dẻo chân:
    [​IMG]
    Chúng ta gác chân trái lên sát đùi phải còn chân trái gập lại như hình trên.Tay trái dặt lên đầu gối phải,tay trái chống ở phía sau chính giữa người,toàn thân xoay về bên phải,mắt nhìn thẳng ra sau.Tiếp đến chúng ta sẽ quay người về bên trái,lúc này tay phải lại đặt lên gối trái,tay trái đặt ở phía sau .Làm hai lượt như vậy thì chúng ta đổi chân....Bài tập trên rất tốt cho việc tập ngồi kiết già.Nếu chân bạn cứng thì tập bài tập này một thời gian là có thể ngồi kiết già được.
    Phương pháp tọa thiền:
    [​IMG]
    -Chuẩn bị dụng cụ:khi tập tọa thiền chúng ta nên sắm cho mình một cái bồ đoàn(là một cái gối tròn nhồi bông,đường kính khoảng 26 cm,cao khoảng 15 cm.Lúc mới tập ngồi thấp thì nhồi bông vừa phải ,khi ngồi nó sẽ xẹp xuống đạt được độ cao theo ý bạn),một số miếng lót chân,lót tay.một tấm tọa cụ .
    -Chuẩn bị tinh thần:tinh thần phải thoải mái,Tọa thiền được tiến hành sau bữa ăn ít nhất là 2 giờ .
    -Nhập thiền:chúng ta trải tọa cụ ,đặt bồ đoàn ngay ngắn rồi ngồi lên,bắt chân kiết già.Sau khi đã bắt chân kiết già ta lắc qua lắc lại cho vững,kê các miếng lót vào đầu gối để tư thế của ta được ngay ngắn,cân bằng.Kê thêm một miếng lót ở chổ lòng bàn chân để đặt tay(tay trái đặt trên lòng bàn tay phải,hai ngón cái chạn nhau,đặt ngay ngắn dưới rốn) được ngay ngắn,dễ dàng,thoải mái.Sau khi đã ngồi yên chúng ta bắt đầu điều chỉnh tư thế cho thật chuẩn rồi bắt đẩu nhập thiền .Tư thế chuẩn bao gồm các yếu tố sau:
    1.Khi ngồi sương sống của chúng ta phải thật thẳng,tư thế vững chắc,hai đầu gối như cắm xuống đất.Để biết được điều này chúng ta dùng lòng bàn tay kiểm tra khu vực mệnh môn(điểm giữa của hai trái thận),nếu khu vực này bằng phẳng thì là ta đã ngồi đúng,còn lõm vào thì là chúng ta ngồi bị ưỡn ngực về phía trước,còn lồi ra là chúng ta ngồi bị còng,chưa thẳng.
    2.Đỉnh đầu phải thông thoáng.Điều này tối quan trọng,vì đỉnh đầu có thoáng thì chúng ta ngồi thiền mới thoát,dễ vào trạng thái thiền định,còn đỉnh đầu không thoáng thì chúng ta ngồi sẽ bí,khó vào trạng thái thiền định.Để làm được điều này thì chúng ta thu cằm lại cho đến khi đỉnh đầu có cảm giác nhướng lên là được.Đạt được điều này thì đỉnh đầu chúng ta có lực nâng giống như có sợi dây kéo lên.
    3.Toàn thân phải thả lỏng,không có chút căng cứng nào.Có như vậy thì chúng ta mới ngồi đúng tư thế và ngồi lâu được.Nếu chúng ta mà gồng cứng chỗ nào đó thì tư thế sẽ sai và không ngồi được lâu.Hơn nữa khi toàn thân thả lỏng chúng ta sẽ dễ dàng tìm kiếm được nhự thống nhất giữa thân và tâm(thân tâm nhất như),dễ đi vào trạng thái thiền định.
    Sau khi tư thế đã ổn định thì chúng ta sẽ hít vào bằng mũi,thở ra bằng miệng 3 hơi dài và sâu để tống hết thán khí ra ngoài rồi tiến hành trụ thiền.
    -Trụ thiền:Chúng ta sẽ ngồi trong yên lặng và tỉnh thức trong suốt quá trình ngồi thiền.Trong khi ngồi có suy nghĩ tới thăm thì ta cứ thản nhiên quan sát chúng là chúng liền biến mất tăm mất tích .Đoạn này chư tổ có dạy rằng:"không sợ niệm khởi,chỉ sợ giác chậm".Thực sự nếu chúng ta hiểu được rằng tọa thiền là một nghi lễ hiến mình cho giác ngộ,mỗi lần chúng ta tọa thiền là một lần chúng ta hiến đang sinh mệnh mình cho giác ngộ.Phải hiểu được đến như vậy thì chúng ta mới hiểu được giá trị và sức mạnh đích thực của việc tọa thiền.
    Xả thiền:Sau khi ngồi thiền xong chúng ta không đứng dậy ngay mà sẽ xả thiền theo các bước sau:
    Bước 1:hít vào bằng mũi sâu,thở ra bằng miệng. thở 3 lần.
    Bước2:
    -hít vào,đồng thời ngửa cổ ra sau.Thở ra đồng thời cúi đầu xuống phía trước.Mọi động tác hết sức nhẹ nhàng.làm 3 lần như
    vậy
    -hít vào,đồng thời nghiêng đầu sang bên phải.Thở ra trở về vị trí cũ.Đổi bên. Làm 3 lần.
    -hít vào,đồng thời quay đầu,khi đầu ở vị trí ngửa ra sau thì thở ra,đồng thời quay nốt nửa vòng về vị trí ban đầu.Tiếp tục xoay
    đầu,nhưng theo hướng ngược lại.Làm 3 lần.
    Bước 3:
    -nâng vai phải rồi nâng vai trái.Làm như vậy 3 lần
    - nhẹ nhàng cử động các ngón tay vài lần.
    -chà xát hai tay vào nhau cho nóng hai bàn tay
    -bắt đầu chà mặt
    -chà đầu,chà kỹ các sợi gân gáy
    -chà hai ngón tay vào nhau cho nóng,rồi chà lên mắt.
    -tay trái chà vai phải,đồng thời tay phải chà nách trái.Đổi bên.Làm 5 lần.
    -lần lượt chà 2 tay từ vai xuống tới cổ tay.
    -chà kỹ vùng ngực,bụng
    -chà kỹ vũng lưng
    -chà kỹ vùng hông
    -chà kỹ hai chân từ trên xuống dưới
    -chà kỹ hai bàn chân.
    -chà kỹ lòng hai bàn chân.Kết thúc các động tác xoa bóp.
    Bước 4:Sau khi xả thiền xong,ngồi ngay ngắn thoải mái,chắp hai tay hồi hướng:
    "Nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo"
    Như vậy là chúng ta đã hoàn thành song một buổi tọa thiền.
    4.Để hỗ trợ cho việc thiền định trong cuộc sống hàng ngày chúng ta nên học đức sửa mình của người xưa.
    Chúc các bạn tập luyện siêng năng để có được một cơ thể khỏe mạnh,một tinh thần minh mẫn.

  5. giangqcc

    giangqcc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Hướng dẫn cách tập luyện:
    1.Mới đầu để làm quen với các bài tập thì bạn nên tập theo hướng dẫn sau:
    Ngày nên chia thời gian để tập đều dặn:
    Buổi sáng ,khi ngủ dậy bạn nên ngồi thiền khoảng 5 phút(nếu không có thời gian thì không ngồi cũng được) rồi tiến hành bài tập khởi động 1 lần.Tiếp đó bạn tập bài thởcúi xuống đứng lên 4 lần.Tiếp đó tập bài từ chân tới tay 4 lần rồi tập tiếp bài chào để kết thúc.Sau khi tập xong bạn nên nằm thư giãn ở tư thế xác chết 5 phút rồi tập theo dõi hơi thở cơ bản trong 5 phút rồi nhẹ nhàng đứng dậy đi bách bộ thư giãn rồi bắt đầu làm việc khác.Nếu bạn đầu tư đầy đủ thì cũng chỉ hết khoảng 25phut thôi.Bản thân mình khi tập thì mình không ngồi thiền mà vào tập luôn.Tập cả 4 bài hết có trên dưới 10 phút,vậy mà khi mình nằm thư giãn trên giường thì có hiện tượng khí cảm xung mãn toàn thân,đặc biệt là vùng đỉnh đầu,hai lòng bàn chân,hai lòng bàn tay có cảm giác đầy khí,tê và phê.Điều này thì khi mình tập yoga,vĩnh xuân hay thái cực quyền ,Có tập xuất buổi cũng chả có được cảm giác vi diệu như vậy(lần nào mình tập cũng có cảm giác như vậy) .
    Buổi tối bạn cũng nên đầu tư tập như vậy.Nhưng mình xin lưu ý là nếu bạn nào thấy tập cả 4 bài sẽ gây sự sung mãn,dẫn đến khó ngủ thì chỉ tập bài khởi động và bài chào,mỗi bài 2 lần là được.
    Sau này khi cơ thể của bạn đã quen với sự rèn luyện thì bạn nên tăng khối lượng bài tập nên:trước khi tập bài khởi động thì bạn sẽ tập nhồi sóng bụng 36 lần,và khi tập đến bài 2và 3 thì tăng số lượng lên 8 lần .Nếu làm được như vậy là bạn đã có một cơ bản dưỡng sinh rất vững chắc rồi.Lúc này thì nếu có thời gian giảnh rỗi bạn nên tập thêm về hơi thở cơ bản và tập ngồi kiết già.
    Chúc các bạn tập luyện siêng năng để có được một cơ thể khỏe mạnh,một tinh thần minh mẫn.
  6. giangqcc

    giangqcc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Công án:
    Tọa thiền có cần đến tình yêu không.Nếu có thì phải thể hiện thế nào???
  7. giangqcc

    giangqcc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Bạn nên tọa thiền với trái tim rực lửa.Khi tọa thiền bạn phải có tình cảm và dũng khí của một kiếm sĩ khi bước vào trận đấu sanh tử .
  8. giangqcc

    giangqcc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Tính Thiền trong võ học:
    Theo mình phân tích thì Tính thiền trong võ học được thể hiện ở trên 2 khía cạnh:
    -Tính thiền có thể được hiểu là sự giác ngộ trong trong võ học,khái niệm này nghe có vẻ trừu tượng .Ở đây ta có thể hiểu là sự tu dưỡng đạo đức trong võ học.Tính thiền ở đây chính là võ đức.Người học võ phải biết sửa mình,dẹp bớt tâm hơn thua,chú trọng đến tính dưỡng sinh của võ học,chú trọng trau giồi chuyên môn,ham học hỏi để làm giàu thêm kiến thức....
    -Ở khía cạnh thứ hai thì Tính thiền được hiểu thực tế hơn:đó là sự ứng dụng tính vô niệm tỉnh thức của thiền trong khi luyện công.Để cho dễ hiểu mình xin lấy ví dụ về việc mình đã ứng dụng thiền học trong khi luyện công như thế nào :Mình mới tập Vĩnh xuân,khi mới vào tập thì được học về lỏng mềm,mình liền chú ý đến tính thả lỏng,vô niệm,tỉnh thức và liên tục,chậm rãi khi thực hiện các động tác.Kết quả là mình đã nhập được thiền khi thực hiện các động tác đó.Tiếp đến là mình cố gắng duy trì sự tập trung đó khi tập các động tác có chuyển thân,khi di chuyển,khi đối luyện....Như vậy thì võ thuật đã trở thành phương tiện để ứng dụng thiền học mà kết quả là sự thành tựu về thiền định(Tất nhiên,sự thành tựu về thiền định sẽ kéo theo sự thành tựu về võ học và nhiều khía cạnh khác).
    Trên đây là một vài ý kiến thô thiển của mình về tính thiền trong võ học.Đây cũng là bài cuối cùng trong giáo trình chính thức mà mình muốn giới thiệu đến các bạn.Các phần về sau chỉ là để tham khảo thôi.
    Chúc các bạn tập luyện siêng năng để có được một cơ thể khỏe mạnh,một tinh thần minh mẫn.
  9. giangqcc

    giangqcc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Mình có từng dạo chơi nhiều diễn đàn,thấy có những bậc đàn anh lão luyện về Vĩnh Xuân mà rất ít khi nói về Vĩnh xuân hoặc có nói cũng nói rất nhẹ nhàng,mà cũng thấy hiếm khi những vị đó nói là mình học Vĩnh Xuân.Thấy những gương đó ,soi lại mình ,mình mới học Vĩnh Xuân có mấy tháng thôi,có thấp tháp vào đâu,nên trên diễn đàn mình cũng tránh nói là mình luyện Vĩnh Xuân,có chăng chỉ nói mình có học và tham khảo đôi chút.Có lẽ vì vậy nên mình đã được chỉnh sửa và mình xin đính chính lại là hiện mình đang tập Vĩnh Xuân được 8 tháng tại võ đường Vĩnh Xuân 29 Hàng cót của Bác Nội và bài chào của Vĩnh Xuân mình Post lên diễn đàn thuộc bản quyền của Võ đường Vĩnh Xuân Nội Gia 29 Hàng cót,mình có được hướng dẫn tập bài này tại đó.Mình xin tri ân Võ đường Vĩnh Xuân Nội Gia 29 Hàng cót đã đóng góp cho cuộc sống một bài tập dưỡng sinh tuyệt vời.
    Topic của mình cũng được một số bậc đàn anh ghé thăm và đóng ghóp ý kiến nên mình cũng xin nói là đối với mọi người mình có hai cách cư sử:
    -Một là theo lối bình dân:mọi người đối sử với nhau bằng kiến thức,chân tài thực học,không phân biệt tuổi tác vai vế.Cho nên nhiều khi lớn tuổi hơn vẫn phải học hỏi những bậc đàn em hiểu biết hơn.Lối cư sử này chân tình và tạo nên những mối quan hệ thân thiết.
    -Hai là lối cư sử theo lễ:Có những người luôn quan niệm là tôi dạy chú nên tôi là Thầy còn chú là trò,hoặc tôi vào trước nên là sư huynh còn chú vào sau thì là sư đệ,luôn phải kém tôi.Hoặc là tôi là bậc trưởng thượng,chú phải kính tôi.Những bậc này mình gặp cũng nhiều và đối với những bậc này mình chỉ nói một chữ ''''Kính" thôi.
    Mình có hai lối cư sử như vậy nên các bạn muốn mình cư sử "bình dân" hay "Kính" là tùy các bạn thôi!!!
  10. giangqcc

    giangqcc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Kung Fu:
    Hỏi :Thiền là gì???
    Đáp : Thầm thầm nhận biết

Chia sẻ trang này