1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường Tăng - Bạn nghĩ gì về truyện này

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoisaigon2005, 25/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Đường Tăng - Bạn nghĩ gì về truyện này

    Truyện cực ngắn "Đường Tăng" của tác giả Trương Quốc Dũng cùng với "Hoa Muộn" của Phan Thị Vàng Anh đoạt giải nhất cuộc thi Truyện cực ngắn của tạp chí Thế Giới Mới và Hội Nhà Văn đồng tổ chức năm 1994 và đã nhận nhiều ý kiến khác nhau.

    Bạn nghĩ gì về truyện ngắn này

    Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.
    Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tình cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở.
    Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần linh thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau thành chính quả. Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy. Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài.
    Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người.
    Ông trở mình, thở dài: không là người, ta sẽ là ai? Yêu quái cản đường, biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay ma?
    Đường Tăng chợt nhói trong tim. Ông khẽ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như đều không ngủ.
    Đường Tăng thở hắt: ?oKhông sao đâu. Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa?. Nói rồi lại nhắm mắt.
    Nghe tiếng Ngộ Không: ?oXin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người ?" Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất ?" Con từ đá sinh ra. Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người. Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa?.
    Bát Giới cười khẽ: ?oLàm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng luyến tiếc?.
    Sa Tăng an ủi: ?oThầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công quả vĩ đại lắm?.
    Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăng trối: ?oTa ước gì đêm nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta? Không còn là người không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người?.
    Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào: ?oThầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi?.
    Đường về. Qua sông. Thiên sứ vừa cười vừa chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu.
    Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữa. Đôi mắt vô hồn.
  2. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Ngộ Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta? Không còn là người không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người.
    Gây sự với cả một thế giới Tôn Giáo, phủ nhận những giá trị của một tuyệt phẩm đã được thế giới công nhận suốt bao nhiêu năm, quả là giỏi. Giỏi lắm! Ghê gớm lắm! Phục lắm!
    Nhưng cái phục chỉ dành cho ý tưởng hình thành nội dung tác phẩm. Còn giá trị giáo dục của nó còn nông lắm. Tất cả những giá trị sâu xa của Tây Du Ký đã bụ đưa vào thuyết hoài nghi và đẩy đến ngưỡng cửa của sự phủ nhận, ấy là điều dở.
    Tiếc là giờ phải đi, không thì cũng muốn bàn thêm về cái dở ấy lắm lắm. Chờ ý kiến các vị đàn chị đàn anh rồi bàn tiếp cũng chưa muộn.
  3. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Nghe danh cundc đã lâu, nhất là lại là bạn của nguoicuoicung nay mới có dịp đối thoại, quả thật là thú vị!
    Tôi nghĩ Đường Tăng là một truyện đặc sắc, không đặc sắc sao được khi tác giả được trao giải nhất trong hàng nghìn truyện gửi đến cuộc thi. Bản thân việc ông chọn đề tài Đường Tăng để lật lại sự vô nghĩa của cuộc hành hương 17 năm của Huyền Trang đã là một ý tưởng mới mẻ và dũng cảm rồi. Trong cuộc hành trình hấp dẫn và kì thú đó vốn được Ngô Thừa Ân miêu tả tuyệt vời trong Tây Du Kí, xét cho cùng chỉ có Tôn Ngộ Không và khát vọng thành người là có ý nghĩa (dĩ nhiên muốn thành người được thì phải "thành Phật"-). Ở góc độ tâm lí học, tôi sẽ đọc ra trong Tây Du Ký sự cá nhân hoá (individuation), quá trình chuyển đổi từ một con khỉ thành một con người với việc gặp gỡ hình ảnh Phật (tôn giáo Phương Tây là hình ảnh Chúa) mà nhiều người hẳn không hoặc khó tưởng tượng được. Ở góc độ văn học, có lẽ hơi khó nói một chút nhưng quả thật chỉ có hình ảnh của Tôn Ngộ Không là có ý nghĩa nhất, con Đường Tăng chỉ là một "người mà không người" hay "một đôi mắt vô hồn" như tác giả TQ Dũng đã viết. Ý tưởng của Tây Du Kí không phải nằm ở Đường Tăng mà chính nằm ở Tôn Ngộ Không và cuộc hành hương của "anh ta" mà thôi.
    Chính vì vậy với việc "lột mặt nạ" Đường Tăng, vốn được các học giả lăng xê trong Tây Du Kí như một con người nhân từ, tác giả câu chuyện đã dám làm điều mà chả nhà phê bình, người sáng tác nào dám làm. Có thể Bát Giới, Sa Tăng được phân tích kĩ theo hai chiều tốt xấu nhưng người ta lại ngại đụng chạm đến hình ảnh một con người bạc nhược mà TNK phải phục vụ vì khát vọng thành người của mình là Đường Tăng. Và với việc trả lại cho Đường Tăng "tính người" vốn đơn giản, và hiển hiện ngay bên cạnh ông, tác giả TQD đã làm được điều mà Ngô Thừa Ân không làm (có thể vì không cần thiết).
    Khi xuất bản tác phẩm này, Hội PHật Giáo Việt Nam đã phản đối dữ dội và cá nhân tôi khi đó đang là sinh viên đại học đã được đọc các văn bản đó nhưng rồi thì sóng yên bể lặng vì nghệ thuật có giá trị của nó và việc lên án TQD trên các phương tiện truyền thông chỉ càng khiến người ta tò mò mà thôi (điều mà chính quyền rất sợ!)
    Tôi gửi kèm đây nhận xét của một tờ báo nước ngoài về tác phẩm này, chắc bạn cundc chưa được đọc
    EDA N°187-16/11/1994
    VIETNAM
    http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=fr&u=http://eglasie.mepasie.org/1994/novembre/vietnam/187/depeche9_4/&prev=/search%3Fq%3D%2522duong%2Btang%2522%2Btruong%2Bquoc%2Bdung%26hl%3Den%26lr%3D
    The Buddhists make prohibit an offensive book for their religion
    The Buddhist mediums close to the government have just reacted very highly to the publication of a news, carrying the title "Duong Tang" (the Tang monk), considered to be offensive for their religious convictions. Accused work is contained in a collection entitled "Forty really short stories", published by the very official "Association of the writers" and gathering short accounts, all presented at a literary contest organized by the review "the new world". It is precisely the news, "the Tang monk", freely inspired by the Chinese novel of the 16th century, "the pilgrimage of Occident" (If-yeou-Ki) (25) which received the first price.
    In a letter sent to the Committee popular of the city, October 10, 1994, and completely published by the official press (26), the leader of the bouddhic Church of Vietnam (Church sponsored by the State) with Hô Chi Minh-City, worthy Thich Tri Quang, affirms that the attribution of the literary price with Truong Quoc Dung, the author of this news, sowed the disorder and agitation among the followers of Buddhism, "a religion which since always effectively contributed to the construction and the defense of the fatherland".
    The letter reproaches work preceded initially to caricature the personality of a monk of the seventh century, particularly venerated in Chinese and Vietnamese Buddhism, Trân Huyên Trang (in Chinese Hiuan Tsang) (27). It shows then the author of the news to have seriously deformed two of the realities most crowned for its co-religionists. Work introduces Bouddha like a character far away from humanity, deprived of affectivity and heart, and described the nirvana under the aspect of a populated place of demons. The publication of this news constitutes, according to monk''s, an obvious violation with the law on the e***ion, published in September 1993. Consequently, the Buddhist leader asks the authorities definitively to make withdraw the news of the collection containing it and to prohibit any later publication. He also proposes that the official organizations responsible for the publication of this "inappropriate" work carry out their public self-criticism.
    Governmental side, the reaction was immediate. October 4, 1994, the ministry for the culture and the communications, by decree 2681/QD.VHTT, ordered to cease the diffusion of the collection containing the news and required of the director of the publisher of the Association of the writers to make his self-criticism. Next 7 October, in Hô Chi Minh City, the popular Committee of the city, in its turn, ordered *****spend the diffusion of the book on the territory of the city.
    The Association of the Vietnamese writers did not comment on this business yet. Its spokesman was satisfied to declare that its association had received the Buddhist complaint and an answer would give him as soon as possible (28).
    (25) According to the pronunciation Vietnamese of the Chinese characters, "Tây Of Ky". A filmed version of this very famous novel was recently projected with television Vietnamese and obtained a considerable success.
    (26) In Saigon Giai Phong, Hô Chi Minh-City, which reported the whole of the facts on October 8, 1994
    (27) This monk who lived from 595 to 664 is called in China, Hiuan Tsang. He achieved a pilgrimage in India where there remained thirteen years. He translated the canonical writings of Buddhism into Chinese. It is precisely this pilgrimage in China which inspired the novel, "the pilgrimage of Occident" from where the news is drawn.
    (28) AFP, Hanoi, October 10, 1994
  4. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên tôi mới được đọc truyện ngắn này. Cũng biết là lần đó, Hoa Muộn của PTVA được giải. Có thể nói, đó là một sự hoài nghi, hoài nghi tột độ trong một lúc nào đó của Đường tăng, và có lẽ, sự hoài nghi đó, chỉ tồn tại trong văn học.
    Truyện ngắn, nói ít, hiểu nhiều. Hoặc đôi khi chỉ cần một vấn đề, nhưng lại bao hàm cả chiều sâu lịch sử.
    Thực tế, nếu truyện của Trương Quốc Dũng bị Hội Phật Giáo phản đối thì cũng dễ hiểu thôi. Phật, là một khái niệm không phải dễ hiểu, và ko phải ai cũng có thể đạt đến chữ Satori ( Ngộ)
    Mà hình như người theo đạo Phật, nghĩa là đi Tu: hình như mối quan hệ với gia đình, cần phải cắt bỏ? ( điều đó có đúng hay ko?)
    Tôi đã nghe nói có một vị sư : khi mẹ mất, phải gạt nước mắt, ko thể về chịu tang được?
    bác nào am hiểu, giải thích dùm.
    Được codet sửa chữa / chuyển vào 11:57 ngày 28/11/2004
  5. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn nguoisaigon2005 đã dành cho tôi những nhận xét tốt đẹp! Hôm nay lại xin được tiếp tục topic của chúng ta.
    Nguoisaigon2005 có post một bài báo của nước ngoài cũng như là gửi lên một số đường link và những thông tin về việc Hội Phật giáo VN đã từng có văn bản lên án tác phẩm của TQD, quả đúng là tôi chưa biết đến những chuyện như thế. Tôi tham gia bàn về ĐƯỜNG TĂNG là hoàn toàn dựa trên chính cảm nhận của tôi, suy nghĩ của cá nhân tôi không chịu ảnh hưởng từ bất cứ bình luận nào của báo giới cũng như văn đàn. Bây giờ, tôi xin được tiếp tục với những ý kiến của cá nhân tôi ngay từ những ngày tôi vừa đọc được ĐƯỜNG TĂNG mà chưa biết đến bất cứ bình luận của ai khác.
    Trước hết, phải khẳng định ngay: Tôi đánh giá thấp truyện ngắn ĐƯỜNG TĂNG của TQD. Tại sao? Có phải vì trình độ thưởng thức của tôi còn hạn chế? Đương nhiên là không thể so sánh trình độ thưởng thức và phê bình văn học từ phía một độc giả như tôi với Hội nhà văn được. Nguoisaigon2005 có viết: Tôi nghĩ Đường Tăng là một truyện đặc sắc, không đặc sắc sao được khi tác giả được trao giải nhất trong hàng nghìn truyện gửi đến cuộc thi.Nhưng tôi vẫn cho rằng tôi đủ cơ sở để đánh giá truyện ngắn đó không cao, vì quan điểm về thưởng thức văn học của tôi cũng đã nhận được nhiều đồng tình từ phía các trí thức lớn tuổi và vì cho đến nay tôi vẫn chưa thấy một sai lầm nào mỗi khi tôi đánh giá các tác phẩm văn học. Chính vì thế, tôi mạn phép được bày tỏ sự thất vọng của tôi đối với việc ban giám khảo của Hội NV đã chọn ĐƯỜNG TĂNG để trao giải cao nhất của kì thi năm đó. Chỉ có một sự cứu vãn cho giá trị của cuộc thi, đó là HOA MUỘN của PTVA, nhưng ở đây không bàn về truyện đó.
    Đương nhiên là ĐƯỜNG TĂNG vẫn có được thành công về một mặt nhất định, đó là ý tưởng. Điều này tôi cũng đã nhận xét từ bài trên và nguoisaigon2005 cũng đồng tình: "Bản thân việc ông chọn đề tài Đường Tăng để lật lại sự vô nghĩa của cuộc hành hương 17 năm của Huyền Trang đã là một ý tưởng mới mẻ và dũng cảm rồi". Nếu nói đến cái gọi là "tiếng vang lớn" thì có thể thấy ĐƯỜNG TĂNG đã đạt được điều đó. Truyện ngắn này đương nhiên nổi bật lên trong số các tác phẩm dự thi vì ý tưởng được đánh giá là "mới mẻ" và "táo bạo" của nó. Nó đã gây được ấn tượng và lôi kéo sự chú ý của giám khảo cũng như của độc giả, đó là điều cần thiết, vì khi mà người ta nghĩ nhiều về một tác phẩm, người ta sẽ cho rằng nó là một tác phẩm xuất sắc do biết cách lôi kéo người đọc. Chính đó là sai lầm. Người ta thường lầm lẫn giá trị nghệ thuật của một tác phẩm với mức độ ăn khách của nó.
    Đấy là tôi nhìn từ góc độ khách quan để phân tích lý do tại sao ĐƯỜNG TĂNG đoạt giải. Còn với cá nhân tôi, một kẻ tự cho mình là khá kĩ tính trong việc đánh giá văn học, càng nghĩ thì càng thấy ý tưởng đó xoàng xĩnh. Tôi ưa những gì gọi là sáng tạo. Tính sáng tạo trong văn học hay trong bất cứ lĩnh vực nghệ thuật nào khác thì vẫn luôn là một trong những điều kiện tiên quyết để đánh giá tác phẩm. ĐƯỜNG TĂNG sử dụng một ê-kip nhân vật kinh điển đã được cả thế giới biết đến, điều đó có thể gọi là sáng tạo? ĐƯỜNG TĂNG sử dụng thủ pháp "chơi nổi" bằng cách đứng hẳn về một phía phủ nhận toàn bộ giá trị của những gì mà cả thế giới đã công nhận, điều này cũng không mới.
    Thêm một lý do để tôi đánh giá ĐƯƠNG TĂNG của TQD là xoàng xĩnh: áp đặt lối tư duy cá nhân sai, dẫn đến việc bộc lộ sự thiếu hiểu biết về Tây Du Ký cũng như bộc lộ nhận thức sai về giáo lý Phật giáo. Đó là điều khó mà chấp nhận khi mà tác giả ôm tham vọng "đánh vào" một Tôn Giáo và một tác phẩm thuộc hàng kinh điển của thế giới.
    Ngay từ đầu truyện đã có một sai lầm: "Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt". Những hiểu biết của tôi về Phật giáo cho phép tôi khẳng định sai lầm đó: tại sao có thể nói việc đắc đạo thành Phật lại đồng nghĩa với việc "trút bỏ kiếp người"? Phật là Người tu hành rồi được thành Chính quả. Như vậy, Phật cũng là Người. Cho nên không thể nói Đường Tăng day dứt vì phải "trút bỏ kiếp người" được.
    "Tình cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở" nghe có vẻ thuyết phục, nhưng tôi không tán thành với giọng điệu đó. Thử nghĩ để Bác Hồ của chúng ta, người đã bao năm lưu lạc, Bác có phút nào yên ổn khi không được ở bên cha mẹ để chăm lo phụng dưỡng? Vì sao bác vẫn đi, vì sao? Tất cả đều rõ: vì nhân dân, vì những kiếp người cần được cứu thoát khỏi cảnh lầm than. Đường Huyền Trang cũng vậy thôi, phải hy sinh những gì gọi là Cá nhân để đi tìm cách cứu rỗi đồng bào. Cha mẹ ông ắt cũng ngậm cười khi nhìn thấy con cái của mình làm việc thiện, có ích cho nhân loại.
    "Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài." Lại là một cảm tính sai lầm cho thấy sự thiếu hiểu biết về Tây Du Ký. Những ai đã đọc TÂy Du Ký thì đều phải thấy rõ: Đường Tăng cùng các độ đệ đi THỈNH KINH chứ không phải là để được thành Phật. Việc bốn thầy trò đắc đạo thành Phật như là một phần thưởng cho lý tưởng và nỗ lực của bốn người. Hãy thử nhớ lại cảnh Đường Tăng và các đồ đệ khẽ khàng nâng niu từng pho kinh Phật bị ướt, hãy nhớ lại Đường Tăng đã đau xót thế nào khi nhìn thấy các trang chép kinh bị rách. Đừng nhầm mục đích THỈNH KINH với mục đích THÀNH PHẬT!
    "Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người." Ở đâu ra ý nghĩ như vậy? Hoàn toàn không có một lý lẽ gì để làm cơ sở cho suy nghĩ đó. Chỉ là một áp đặt của TQD cho nhân vật Đường Tăng.
    "Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay ma?" lại là một minh chứng làm rõ hơn sự thiếu hiểu biết ấy. Đường Tăng được là Người nhà Phật, nhưng ông mang Kinh Phật về để giảng cho những người khác, để khai sáng tâm linh. Vậy là ông vẫn ở chốn nhân gian. Vậy thì "chốn ấy" là chốn nào đây? Nhập đi đâu đây?
    "Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác", lời Nộg Không trong truyện ngắn lại càng không đồng tình được. Như tôi đã nói: Đường Tăng đi THỈNH KINH chứ không phải đi làm Phật hay đi tìm kiếm bất kì kiếp sống nào tốt đẹp hơn.
    "Ngộ Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật" là một minh chứng cho sự thiếu hiểu biết về giá trị của Tây Du Ký. Tôn Ngộ Không, con khỉ đá ấy, nó đã làm những "trò khỉ" ngông cuồng thế nào, phá phách thế nào để đến mức bị phạt chôn vùi dưới quả núi mấy trăm năm? Thế rồi nó được một cơ hội để thoát khỏi sự trừng phạt đó, đấy là Đường Tăng cứu nó. Nó được giải thoát rồi thì nó cũng phải chuộc lại tội lỗi khi xưa của nó: đấy là đi theo phò trợ Sư Phụ. Đó là cuộc sống, là logic, khi mà bạn mắc lỗi, bạn bị phạt rồi bạn được cơ hội chuộc lỗi. Như vậy không thể nói là Tôn Ngộ Không bị "bắt ép" đi theo Đường Tăng được. Và xin khẳng định một lần nữa: thầy trò họ đi THỈNH KINH chứ không phải đi làm Phật.
    "Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới." Đây là một câu rất thiếu thuyết phục. Một kẻ xuất thân từ thần tiên trên trời rồi bị đầy xuống trần thế như Bát Giới ắt phải biết thế nào là "hoan lạc". Làm sao Bát Giới có thể nghĩ đến cõi Phật là một "chốn hoan lạc mới" khi mà hắn biết rằng người nhà Phật ăn chay, tụng kinh và kiêng kị đủ thứ?
    "Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng." Không bao giờ một nhân vật như Đường Tăng lại có thể nói cõi Phật là một "cõi hoang tưởng". Cơ sở nào để gán cho nhân vật lời thoại như thế? Không cso một cơ sở nào. Đường Tăng trọn đời vì lý tưởng đi thỉnh Kinh Phật về rao giảng đạo lý cho toàn dân, ông ta đã thấy Phật Tổ, đã nhận chân kinh, vậy tại sao ông ta lại cho là "hoang tưởng" được?
    "Còn ta? Không còn là người không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người." Đến đây thì không cần nói thêm nhiều nữa, bởi vì trên kia tôi đã nói : Phật cũng là Người. Vì vậy, nhân vật Đường Tăng sẽ không bao giờ có ý nghĩ rằng minh "không còn là người".
    "Đường về. Qua sông. Thiên sứ vừa cười vừa chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu." Đường về nào? Trong TÂy Du Ký, bốn thầy trò đắc đạo, thỉnh kinh Phật, quay về nhà Đường. Vậy thì TQD không đọc được đoạn kết của TÂy Du Ký?
    Vậy là đã xong với việc phân tích sự thiếu thuyết phục của truyện ngắn ĐƯỜNG TĂNG. Tại sao tôi lại phải căn cứ vào Tây Du Ký để phân tích "sự sáng tạo" trong truyện ngắn này? Tại vì dòng suy tưởng của chúng ta từ một tác phẩm kinh điển cần phải hướng theo chính tác phẩm đó. Có hiểu biết một tác phẩm nghệ thuật thật cặn kẽ thì ta mới dám viết về nó, nhất là đó lại là một siêu tác phẩm kinh điển của nhân loại. Tại sao Tây Du Ký, một tác phẩm siêu tưởng với các nhân vật và sự kiện mang tính hư cấu cao, lại được đánh giá cao như thế? Vì tính giáo dục sâu sắc của nó. Đúng thế, chính là TÍNH GIÁO DỤC! Tôi đọc được ở Tây Du Ký một lý tưởng sống: Phải biết làm điều thiện, biết từ bỏ những ham muốn cá nhân, biết phân biết chính-tà, biết hướng tới những giá trị nhân đạo. Còn ở ĐƯỜNG TĂNG, tôi nhận thấy một sự hoài nghi, một sự u tối.
    Nguoisaigon2005 cũng viết: "vì nghệ thuật có giá trị của nó". Ở truyện ngắn ĐƯỜNG TĂNG, giá trị của nghệ thuật nằm chỗ nào? Tất cả chúng ta đều biết giá trị của NGHỆ THUẬT VỊ NHÂN SINH và loài người luôn hướng tới những điều tốt đẹp. Tây Du Ký đã góp phần làm đẹp cuộc sống và hướng loài người tới cái đẹp. Vậy mà lại có một truyện ngắn xoàng xĩnh phủ nhận giá trị đó, một truyện ngắn đưa người ta vào vùng hoài nghi tăm tối. Hay ở chỗ nào, khi mà nghệ thuật không mang lại cho người ta cái nhìn tươi sáng và tin vào cuộc sống hơn?
    Chúng ta không thể so sánh giải thưởng năm 1994 của Hội NV với bất cứ giải O.HENRY nào vì tầm vóc của nó. Nhưng ở đây tôi muốn nói đến "nghệ thuật có giá trị của nó" như thế nào. Tại sao O''HENRY được lấy làm tên của một giải thưởng văn học? Hãy đọc truyện ngắn của O''Henry để thấy niềm tin yêu và mong ước tốt đẹp dành cho con người. Hoặc hãy đọc Pau-tốp-xki... Tôi đang muốn nói đến giá trị đích thực của văn học nghệ thuật. Truyện của O''Henry hay các tác giả khác mà tôi yêu thích đều là chuyện rất đời, thật ra là thuộc về mô-típ khác so với ĐƯỜNG TĂNG hay các truyện hư cấu, nhưng thật sự đó là tiêu biểu cho giá trị của văn học. ĐƯỜNG TĂNG mang tham vọng vươn tới tính triết lý nhưng đã thất bại bởi vì triết lý của nó là triết lý vụn và không hướng tới cái Đẹp. Thà rằng TQD đừng tham vọng triết lý thế, thà rằng cứ kể chuyện cuộc sống như PTVA với HOA MUỘN, thì có lẽ tôi sẽ yêu thích tác giả này.

    Nhìn vào thống kê của báo Lao Động xếp hạng 10 đầu sách bán chạy nhất miền Bắc nước ta trong tháng 11, hạng nhất là Phút nhìn lại mình của S.J. - một người nước ngoài - và không phải là sách văn học, còn Nhân trường hợp chị thỏ bông của Thảo Hảo đứng thứ 3. Tôi muốn nhắc đến điều đó như là minh chứng cho giá trị của nghệ thuật, của văn học. Đó là giá trị được đánh giá qua ý nghĩa của tác phẩm đối với cuộc sống! Con người đang cần gì? Cần những cuốn sách, những tác phẩm văn học hướng người ta tới những cách làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, dễ chịu hơn. "Chị thỏ bông" của Thảo Hảo chỉ ra cái hiện thực chua chát của cuộc sống đấy, nhưng cũng bày tỏ rõ ràng: "Tôi đi làm hoa giả". Đó cũng như là một chỉ dẫn vậy. HOA MUỘN năm 1994 của PTVA cũng chính là một tác phẩm có giá trị, có ý nghĩa nhân văn. Trong khi đó ĐƯỜNG TĂNG bao trùm bởi một màu sắc bi quan, làm cho người ta phải mệt mỏi với những hoài nghi thì chẳng có gì hay ho cả. Giá như sau khi phủ nhận giá trị của Tây Du Ký mà TQD có thể tạo ra một giá trị nhân văn sâu sắc hơn ... Anh phá bỏ một ngôi nhà thì anh phải xây lại được một ngôi nhà khác, nếu không thì nơi ngôi nhà kia sụp xuống sẽ biến thành một bãi đất hoang phế, và những người vốn sống trong ngôi nhà đó sẽ phải tìm chỗ ở khác. Tìm đâu?
    Trước một tác phẩm văn học, tôi luôn tìm kiếm giá trị nhân văn, cụ thể hơn là tính giáo dục. Chúng ta cần tính giáo dục trong văn học để dành cho các thế hệ sau. Từ hồi học trung học, tôi đã nhận ta điều đó ngay khi học ĐÔI MẮT của NAM CAO. Đó là một tác phẩm có tính giáo dục cao, tầm ảnh hưởng rất lớn, và tôi hết sức biết ơn các vị bề trên đã đưa truyện ngắn đó vào chương trình giáo khoa của chúng ta. Qua ĐÔI MẮT, tôi nhận ra thế nào là NHẬN THỨC. Chúng ta phải có một nhận thức đúng đắn về tất cả. Chính vì thế khi đọc ĐƯỜNG TĂNG, tôi không sao có thể đánh giá khác đi được về tính xoàng xĩnh của nó. Nó làm tôi nhớ đến một câu trong một truyện ngắn khác của Nam Cao dành cho những "văn sĩ nửa mùa": "Chúng nó chỉ tài chửi đổng".
    Nếu chỉ vì ĐƯỜNG TĂNG mà đánh giá Trương Quốc Dũng thì cũng chưa đủ, nhưng tôi vẫn muốn theo dòng suy tưởng của mình để nhắc các bạn đến một nhân vật trong ĐỜI THỪA của Nam Cao: anh Hộ. Nhân vật này suốt đời đau khổ vì không thể dành hết tâm huyết để sáng tác một tác phẩm thật sự là văn học. Anh ta luôn bị chi phối bởi hoàn cảnh và cứ phải sáng tác những câu chuyện xoàng xĩnh cho các báo để kiếm tiền. Vẫn có báo đặt anh viết truyện, nhưng anh thì cứ đau khổ bởi những tác phẩm chất lượng kém. Những tác phẩm đó có mang vóc dáng của ĐƯỜNG TĂNG mà chúng ta đang bàn đến?Một truyện ngắn ấn tượng, có vẻ "câu khách" giỏi, có vẻ triết lý sâu cay, nhưng thử dành thêm vài phút ngẫm lại thì thấy giá trị của nó nông lắm. Tôi không so sánh tác giả TQD với nhân vật Hộ, nhưng những tác phẩm như ĐƯỜNG TĂNG thì lại rất xứng đáng làm một ví dụ cho những truyện ngắn khiến anh Hộ ấy dằn vặt vì sự thiếu sâu sắc của chúng.
    Rất muốn bàn thêm nữa, nhưng thiết nghĩ, hôm nay thế là đủ. Cảm ơn ai đó đã dành thời gian đọc hết những dòng này của tôi!

  6. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay là một ngày đặc biệt, đối với tôi đó là giờ thứ 25 nên cảm thấy thoải mái trả lời bạn (không biết bạn có biết Giờ Thứ 25 là gì không?). Bài viết của bạn khá dài, một điều hiếm thấy trên TTVN này và tôi đã đọc hết và có vài điểm muốn trao đổi với bạn sau đây (tôi sẽ sửa lại sau)
    Bạn hơi nhầm vì Đường Tăng không phải là truyện ăn khách theo kiểu "Gái Nhảy" hay "Lọ Lem Hè Phố". Rất ít người biết đến nó thậm chí cả bạn cũng vậy. Không những không ăn khách nó còn bị "khách ghét" là đằng khác.
    Ý tưởng là một trong những cốt lõi của tác phẩm, dĩ nhiên không phải là toàn bộ tác phẩm. Tác phẩm của các tác giả lớn trên thế giới như Camus hay Kafka đều có cái mà ngưòi ta nhận ra được để phân biệt họ với người khác - đó chính là ý tưởng. Với Camus, ý tưởng về sự tha hoá, với Kafka đó là sự lạc lõng của cá nhân trong thế giới.... Và chính nó đã tạo nên nét đặc sắc trong các tác phẩm của họ. Dĩ nhiên tôi không có ý so sánh TQD với hai tác giả kinh điển đó nhưng tôi chỉ muốn lưu ý về giá trị của ý tưởng là lớn đến thế nào. Các nhà văn lớn thế giới có mộtt thế giới quan riêng cho họ và chính nó đã tạo nên giá trị cho các tác phẩm của họ thậm chí là động lực của ngòi bút họ. Hơn nữa, tôi không nghĩ tìm ra được một ý tưởng lại là việc làm đơn giản, nhất trong thời buổi văn đàn Việt Nam đang ngập trong cái ý tưởng đã quá cũ, tàn dư của thời "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" thì ý tưởng của TQD là đáng trân trọng, cũng giống như ý tưởng NH Thiệp "giễu cợt chính trị" thê thảm của ông trong Kiếm Sắc, Vàng Lửa, PHẩm Tiết.
    Thủ pháp "chơi nổi" là khái niệm lần đầu tiên tôi nghe thấy. Phải chăng Kafka cũng dùng thủ pháp đó khi biến con người thành một con bọ trong Hoá Thân?

  7. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Cứ tưởng "hôm nay thế là đủ", nhưng cũng chính hôm nay đã lỡ vào đọc bài của bạn nguoisaigon2005 mất rồi, đã lỡ thấy bạn hỏi đích danh tôi rồi, và cũng đã lỡ có ngay câu trả lời rồi, nên lại vào post bài tiếp luôn vậy.
    Bạn hỏi: Trí thức lớn tuổi nào đồng tình với bạn vậy? Nếu bạn không nêu ra được tên thì tôi sợ rằng điều đó sẽ ít có giá trị khoa học. Thì tôi xin trả lời "những trí thức lớn tuổi" đó là những người viết sách, nhà báo, thầy giáo, đều là người trong gia đình tôi. Tôi nói ra như thế là để thấy rõ rằng tại sao tôi đủ tự tin để bày tỏ ý kiến của tôi trên này. Bạn nói đến "giá trị khoa học" thì tôi thấy bạn đã hiểu sai đi ý tôi rồi. Chúng ta đang bàn về VĂN HỌC chứ không phải KHOA HỌC, nên tôi chẳng biết phải hầu chuyện bạn về "giá trị khoa học" như thế nào. Mong bạn giải thích nhiều hơn, vì có thể là tôi chưa hiểu hết ý tứ của bạn.
    nguoisaigon2005: "Tôi biết Ban Giám Khảo cuộc thi đó gồm có ông Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Kiên và nhiều nhà văn có tiếng của Việt Nam nữa cùng với các thành viên của Tạp Chí "Giáo Dục và Thời đại" mà Thế Giới Mới là phụ san của nó. Tôi không tin Ban Giám Khảo lại thiếu thận trọng và đánh giá sai khi mà nhiều người trong số họ đã bỏ lá phiếu cho ba tác phẩm "Thân Phận của Tình Yêu", "Bến Không Chồng", "Mảnh đất lắm người nhiều ma" được giải năm 1991, và chắc các tác phẩm đó không đến nỗi như truyện về anh Hộ mà bạn có nói đến" .
    Những điều bạn nói hoàn toàn đúng. Tôi cũng không tin là hội đồng giám khảo tuyệt vời của năm 1991 đó lại có những đánh giá sai lầm được. Tôi không tin, nhưng rồi phải nhìn thẳng vào sự thật. Ba năm sau năm 1991, đó là 1994 với hiện tượng ĐƯỜNG TĂNG đó, tôi đã phải tin rằng: Không có ai là không có lúc sai lầm! Chính vì thế, tôi mong bạn đọc kĩ lại bài của tôi và tìm ra tôi đã viết thế này: tôi mạn phép được bày tỏ sự thất vọng của tôi đối với việc ban giám khảo của Hội NV đã chọn ĐƯỜNG TĂNG để trao giải cao nhất của kì thi năm đó. Tôi đã dùng từ THẤT VỌNG, mong bạn hiểu cho đúng nó. Có nghĩa là tôi cũng đánh giá rất cao Hội động Giám khảo năm đó. nhưng tôi đã thất vọng vì việc đó. Tất nhiên tôi cũng đã nhắc đến HOA MUỘN như là một sự đánh giá của Giám khảo đã cứu vãn được chất lượng của giải thưởng cao nhất năm đó. Chúng ta không thể chỉ nghe theo đánh giá của Giám Khảo mà chúng ta cũng có chính kiến cuả mình, chúng ta có quyền được phán xét Giám khảo như là phán xét chữ TÂM của các nhà văn vậy.
    nguoisaigon2005: "Bạn hơi nhầm vì Đường Tăng không phải là truyện ăn khách theo kiểu "Gái Nhảy" hay "Lọ Lem Hè Phố". Rất ít người biết đến nó thậm chí cả bạn cũng vậy. Không những không ăn khách nó còn bị "khách ghét" là đằng khác."
    Thật sự không ngờ nguoisaigon2005 lại tỏ ra "nhạy cảm" với hai chữ ĂN KHÁCH đến vậy. Tôi đã phân tích rằng: Nếu nói đến cái gọi là "tiếng vang lớn" thì có thể thấy ĐƯỜNG TĂNG đã đạt được điều đó. Truyện ngắn này đương nhiên nổi bật lên trong số các tác phẩm dự thi vì ý tưởng được đánh giá là "mới mẻ" và "táo bạo" của nó. Nó đã gây được ấn tượng và lôi kéo sự chú ý của giám khảo cũng như của độc giả, đó là điều cần thiết, vì khi mà người ta nghĩ nhiều về một tác phẩm, người ta sẽ cho rằng nó là một tác phẩm xuất sắc do biết cách lôi kéo người đọc. Đó chính là điều tôi muốn nói đằng sau từ ĂN KHÁCH.Mong bạn hiểu những gì tôi phân tích được rõ ràng hơn. Chính bạn cũng đã nói: việc lên án TQD trên các phương tiện truyền thông chỉ càng khiến người ta tò mò mà thôi. Từ ĂN KHÁCH của tôi không nằm ngoài phạm vi TÒ MÒ mà bạn nhắc đến. Khi đâu đâu cũng vang vang lên những câu đại loại như "cái truyện ĐTăng hay phết" hay là "cái truyện ĐTăng hay đấy, cứ là lạ" hay "kinh thật đấy, được đấy"... dành cho một cái truyện ngắn, người sẽ tò mò muốn xem nó thế nào. Cho đến một ngày, người ta cho rằng: có người khen, có người chê, nhưng cứ thấy có nhiều người tìm đọc một tác phẩm thì y như rằng phải xếp nó vào loại "có tầm vóc chứ không phải vừa".
    Người ta có thể đánh giá cao ĐƯỜNG TĂNG về tiếng vang mà nó gây ra, nhưng không thể thấy ngay được những hệ quả mà giải thưởng nó đạt được sẽ là thế nào. Từ lâu, người ta vẫn trăn trở về việc ĐỊNH HƯỚNG cho Văn học VN. Việc trao giải cao nhất cho ĐƯỜNG TĂNG chẳng khác nào công nhận giá trị của lối viết văn đó, và hệ quả của nó là cả một thế hệ nhà văn học hỏi theo lối viết văn đó. Tôi không chấp nhận một hướng viết đưa người đọc đến những hoài nghi tăm tối như thế!
    nguoisaigon2005: "Ý tưởng là một trong những cốt lõi của tác phẩm, dĩ nhiên không phải là toàn bộ tác phẩm. Tác phẩm của các tác giả lớn trên thế giới như Camus hay Kafka đều có cái mà ngưòi ta nhận ra được để phân biệt họ với người khác - đó chính là ý tưởng. Với Camus, ý tưởng về sự tha hoá, với Kafka đó là sự lạc lõng của cá nhân trong thế giới.... Và chính nó đã tạo nên nét đặc sắc trong các tác phẩm của họ. Dĩ nhiên tôi không có ý so sánh TQD với hai tác giả kinh điển đó nhưng tôi chỉ muốn lưu ý về giá trị của ý tưởng là lớn đến thế nào.Các nhà văn lớn thế giới có mộtt thế giới quan riêng cho họ và chính nó đã tạo nên giá trị cho các tác phẩm của họ thậm chí là động lực của ngòi bút họ."
    Hoàn toàn đúng! Nhưng những điều bạn phân tích đó lại chính là điểm bất lợi chống lại ĐƯỜNG TĂNG. Ý tưởng mới mẻ ở đâu khi mà những nhân vật của truyện ngắn đó không phải của TQD xây dựng nên mà là bóp méo các nhân vật mà Ngô Thừa Ân tạo ra?
    nguoisaigon2005: "Hơn nữa, tôi không nghĩ tìm ra được một ý tưởng lại là việc làm đơn giản, nhất trong thời buổi văn đàn Việt Nam đang ngập trong cái ý tưởng đã quá cũ, tàn dư của thời "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" thì ý tưởng của TQD là đáng trân trọng..."
    Bạn trân trọng một ý tưởng như thế? Ý tưởng đẩy con người ta đến những hoài nghi, đấy người ta đến thất vọng cùng cực? Làm cho những ai tin vào giáo lý Phạt giáo cũng như tin vào tính giáo dục của Tây Du Ký phải hoài nghi thậm chí quay 180 độ để phủ nhận những gì mình hằng tin tưởng để rồi lại bơ vơ không biết đạt niềm tin vào đâu, đó là điều đáng trân trọng? Tôi đã nói rồi: Anh phá bỏ một ngôi nhà thì anh phải xây lại được một ngôi nhà khác, nếu không thì nơi ngôi nhà kia sụp xuống sẽ biến thành một bãi đất hoang phế, và những người vốn sống trong ngôi nhà đó sẽ phải tìm chỗ ở khác. Tìm đâu?. Nguoisaigon2005 có nói đến thời điểm ra đời ĐƯỜNG TĂNG, đó là thời buổi văn đàn Việt Nam đang ngập trong cái ý tưởng đã quá cũ, tàn dư của thời "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" . Đó cũng chính là điều chống lại truyện ngắn của TQD. Trong thời buổi đó, rất cần những tác phẩm văn học mang tính định hướng cho văn đàn, và bất kì một tiếng vang từ tác phẩm nào cũng có khả năng tạo ra tầm ảnh hưởng lớn. Chính vì vậy, với cái TÂM của một người yêu văn, một người làm văn, tác giả cần phải tìm tới những ý tưởng mới thật tươi sáng và mang tính cuộc sống hơn, chứ không phải là những suy tưởng từ một tác phẩm lâu đời như Tây Du Ký. Tôi một lần nữa khẳng định: giá trị của một tác phẩm được đánh giá bởi ý nghĩa của nó đối với cuộc sống.
    Một tác phẩm đoạt giải của Hội Nhà văn cần nhiều hơn là một một chữ HAY. Cần phải để cho người đọc thốt lên: ĐẸP QUÁ! Phải, chính là cái ĐẸP. Tôi có thể thốt lên như thế khi đọc Nguyễn Ngọc Tư hay Phan Hồn Nhiên chẳng hạn. Năm 1994, có HOA MUỘN đúng là Đẹp lắm. Cái cảnh người con gái muộn chồng cẩm chổi quét những cánh hoa rụng trong khu vườn, đẹp lắm, đẹp như mơ ước về một người đàn ông đến với bông hoa nở muộn. Rất đẹp, rất cuộc sống! Còn ĐƯỜNG TĂNG lại là một tham vọng quá lớn, cố gắng vươn tới những gì gọi là "triết lý", gọi là "cao siêu", gọi la "sâu cay", nhưng đáng tiếc là chưa đủ sức. Chưa biết lượng sức mình là như thế đó. Cũng giống như người ta hồ hởi trước một ngôi nhà hào nhoáng, hoành tránh, nhưng người ta không kịp nhận ra những vết nứt sẽ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn do chất lượng xây dựng, do những chất liệu xây dựng bị pha chế sai quy cách.
    nguoisaigon2005: "Thủ pháp "chơi nổi" là khái niệm lần đầu tiên tôi nghe thấy. Phải chăng Kafka cũng dùng thủ pháp đó khi biến con người thành một con bọ trong Hoá Thân?"
    Tôi xin phép được thay lại từ "thủ pháp" bằng từ ít tính chuyên môn hơn: "cách". Còn từ "chơi nổi" đúng là từ tôi muốn dùng cho những tác phẩm mà tôi đánh giá là "xoàng xĩnh".
    Tôi không đồng ý với việc bạn so sánh ý tưởng của TQD với ý tưởng của Kafka trong HOÁ THÂN. Tôi đã phân tích rõ: ý tưởng của TQD không hề mới, mà chỉ là sử dụng lại những nhân vật đã có sẵn. Khỏi cần xây dựng nhân vật, khỏi cần tốn công sức tạo ra tính cách nhân vật mà vẫn làm cho một truyện ngắn "ăn theo" được tầm vóc của một thiên tiểu thuyết, đó là điều tôi không đánh giá cao. Còn HOÁ THÂN của Kafka lại bao hàm những hình ảnh, những ẩn dụ, những so sánh hoàn toàn mới mẻ. Cần phải nhận thức rõ thế nào là Mới.
  8. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin trả lời tiếp bạn cundc vì do bài viết của bạn khá dài nên tôi đành phải tách làm hai vì nếu không sẽ vượt quá số kí tự quy định
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Thêm một lý do để tôi đánh giá ĐƯƠNG TĂNG của TQD là xoàng xĩnh: áp đặt lối tư duy cá nhân sai, dẫn đến việc bộc lộ sự thiếu hiểu biết về Tây Du Ký cũng như bộc lộ nhận thức sai về giáo lý Phật giáo. Đó là điều khó mà chấp nhận khi mà tác giả ôm tham vọng "đánh vào" một Tôn Giáo và một tác phẩm thuộc hàng kinh điển của thế giới. [/QUOTE]
    Theo tôi, tác giả của ĐT không có ý "đánh vào" một Tôn Giáo và một tác phẩm thuộc vào hàng kinh điển như bạn nghĩ. Giá trị của Tây Du Kí là không thể phủ nhận được và tôi tin tác giả ĐT hiểu rõ điều đó. Sự phê phán Đường Tăng không có nghĩa là tác giả phê phán Tây Du Ký hay "áp đặt lối tư duy chủ quan, cũng như bộc lộ nhận thức sai về giáo lí Phật Giáo". Ông vẫn nhận ra tất cả những cái đó, nhưng "đối lập với một phán đoán đúng đắn là một phán đoán sai lầm nhưng đối lập với một phán đoán sâu sắc lại là một phán đoán sâu sắc hơn" (Niel Bohn) nên việc nhìn nhận Đường Tăng ở một góc độ khác không có nghĩa là phủ nhận con người ĐT thật ở ngoài đời, cũng giống như NH Thiệp bị coi là "hạ bệ" các đế vương như Quang Trung hay Nguyễn Ánh để đưa một cô gái "vô danh" "thanh y mấy lượt thanh lâu mấy lần" như VInh Hoa lên mà chỉ là để nhìn ra một góc nhỏ và tăm tối trong con người Đường Tăng mà chính bản thân ĐT không nhận ra. Điều này cũng bình thường nếu bạn chấp nhận là trong bất kì ai cũng có cái tốt, cái xấu (có lẽ cả tôi cũng vậy) mà TQD đã chọn một khía cạnh ít được để ý đến nhất của ĐT làm nội dung cho tác phẩm của mình-đó là thiếu tình thương người.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Ngay từ đầu truyện đã có một sai lầm: "Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt". Những hiểu biết của tôi về Phật giáo cho phép tôi khẳng định sai lầm đó: tại sao có thể nói việc đắc đạo thành Phật lại đồng nghĩa với việc "trút bỏ kiếp người"? Phật là Người tu hành rồi được thành Chính quả. Như vậy, Phật cũng là Người. Cho nên không thể nói Đường Tăng day dứt vì phải "trút bỏ kiếp người" được.[/QUOTE]
    Phật cũng là Người... Phật tại Tâm. OK... Nhưng bạn phải biết là trong vô số các nhà sư các thể loại, nhiều ông cũng thích phụ nữ, thích thịt chó và bạn có thể thấy nó ở khắp mọi nơi. Nếu có giây phút nào Đường Tăng cảm thấy áy náy vì sắp bị trút bỏ kiếp người thì tôi nghĩ là nên mừng hơn nên lo bởi vì không ai dám chắc "thành Phật" là như thế nào cả. Ở Nát Bàn vẫn có cảnh A Nan Ca Diếp đòi hối lộ đấy thôi. Tại sao Ngô Thừa Ân lại đưa chi tiết này vào?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:"Tình cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở" nghe có vẻ thuyết phục, nhưng tôi không tán thành với giọng điệu đó. Thử nghĩ để Bác Hồ của chúng ta, người đã bao năm lưu lạc, Bác có phút nào yên ổn khi không được ở bên cha mẹ để chăm lo phụng dưỡng? Vì sao bác vẫn đi, vì sao? Tất cả đều rõ: vì nhân dân, vì những kiếp người cần được cứu thoát khỏi cảnh lầm than. Đường Huyền Trang cũng vậy thôi, phải hy sinh những gì gọi là Cá nhân để đi tìm cách cứu rỗi đồng bào. Cha mẹ ông ắt cũng ngậm cười khi nhìn thấy con cái của mình làm việc thiện, có ích cho nhân loại.[/QUOTE]
    Bác Hồ... Thật thú vị vì tôi cố tránh ông nhưng vẫn phải nói đôi chút vì bạn đã nói đến. Phàm là người theo Khổng Giáo thì "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" tuy nhiên để tránh lạc đề tôi chỉ muốn nói thêm là ông Hồ là người buộc phải hi sinh cho Tổ Quốc để mang lại độc lập cho dân tộc nhưng Đường Tăng hi sinh tuổi trẻ của mình, quên ơn cha mẹ vì cái gì. Phải chăng không phải vì khát vọng thành PHật, được ngưỡng mộ bởi chúng sinh, mỉa mai thay có khi lại có cha mẹ của ông trong đó
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:"Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài." Lại là một cảm tính sai lầm cho thấy sự thiếu hiểu biết về Tây Du Ký. Những ai đã đọc TÂy Du Ký thì đều phải thấy rõ: Đường Tăng cùng các độ đệ đi THỈNH KINH chứ không phải là để được thành Phật. Việc bốn thầy trò đắc đạo thành Phật như là một phần thưởng cho lý tưởng và nỗ lực của bốn người. Hãy thử nhớ lại cảnh Đường Tăng và các đồ đệ khẽ khàng nâng niu từng pho kinh Phật bị ướt, hãy nhớ lại Đường Tăng đã đau xót thế nào khi nhìn thấy các trang chép kinh bị rách. Đừng nhầm mục đích THỈNH KINH với mục đích THÀNH PHẬT![/QUOTE]
    Đường Tăng đi thỉnh kinh mà không thành Phật thì đó là cuộc đi vô nghĩa với ông ta và đau khổ thay cho mấy đệ tử của ông ta suốt đời đi và đánh nhau 17 năm để cuối cùng không biết thành cái gì cả. Hi vọng bạn không nên hiểu sai mục đích chuyến đi của Đường Tăng.
    "Nâng niu từng pho kinh Phật bị ướt" điều đó không nói lên gì ngoài việc sùng bái đạo Phật, khao khát thành Phật... và cuối cùng thành Phật thật!
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:"Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người." Ở đâu ra ý nghĩ như vậy? Hoàn toàn không có một lý lẽ gì để làm cơ sở cho suy nghĩ đó. Chỉ là một áp đặt của TQD cho nhân vật Đường Tăng.
    "Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay ma?" lại là một minh chứng làm rõ hơn sự thiếu hiểu biết ấy. Đường Tăng được là Người nhà Phật, nhưng ông mang Kinh Phật về để giảng cho những người khác, để khai sáng tâm linh. Vậy là ông vẫn ở chốn nhân gian. Vậy thì "chốn ấy" là chốn nào đây? Nhập đi đâu đây?[/QUOTE]
    Có một điều bạn nên lưu ý là nhiều yêu ma lại có quan hệ mật thiết với các Bồ Tát hay là thần thánh bị đày xuống hạ giới. Còn "chốn ấy" chính là cõi Phật và dĩ nhiên ĐT ôm ấp cái hi vọng khai sáng cho con người sau khi trở về từ cõi Phật mà tác giả đã chỉ ra là vô nghĩa khi trong tất cả tác phẩm.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:"Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác", lời Nộg Không trong truyện ngắn lại càng không đồng tình được. Như tôi đã nói: Đường Tăng đi THỈNH KINH chứ không phải đi làm Phật hay đi tìm kiếm bất kì kiếp sống nào tốt đẹp hơn.[/QUOTE]
    Đi Thỉnh Kinh để làm gì hả bạn và nếu không tìm kiếm kiếp sống tốt đẹp hơn thì liệu có phải là con người luôn hướng về chân thiện mỹ không?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:"Ngộ Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật" là một minh chứng cho sự thiếu hiểu biết về giá trị của Tây Du Ký. Tôn Ngộ Không, con khỉ đá ấy, nó đã làm những "trò khỉ" ngông cuồng thế nào, phá phách thế nào để đến mức bị phạt chôn vùi dưới quả núi mấy trăm năm? Thế rồi nó được một cơ hội để thoát khỏi sự trừng phạt đó, đấy là Đường Tăng cứu nó. Nó được giải thoát rồi thì nó cũng phải chuộc lại tội lỗi khi xưa của nó: đấy là đi theo phò trợ Sư Phụ. Đó là cuộc sống, là logic, khi mà bạn mắc lỗi, bạn bị phạt rồi bạn được cơ hội chuộc lỗi. Như vậy không thể nói là Tôn Ngộ Không bị "bắt ép" đi theo Đường Tăng được. Và xin khẳng định một lần nữa: thầy trò họ đi THỈNH KINH chứ không phải đi làm Phật.[/QUOTE]
    Thì ra bạn hiểu Tôn Ngộ Không và Tây Du Kí như vậy. Tôi lấy làm thương cho Tôn Ngộ Không vì có lẽ "tính khỉ" của anh ta lại hơn "tính người" của Đường Tăng vậy. Xuyên suốt Tây Du Kí chỉ nổi bật lên một anh hùng, một khát vọng chiến đấu và chiến thắng và chỉ có TNK là dám thực hiện, dám hi sinh thân mình vì chủ. Đau đớn thật khi mà bạn coi quan hệ ĐT và TNK là quan hệ "chuộc tội". Dĩ nhiên ĐT làm sao ép được TNK nhưng TNK đã đặt niềm tin vào cuộc ra đi này và đã hoàn toàn thất vọng.
    Cơ sở nào ư... Đó là nghệ thuật thôi bạn ạ. Còn cơn "hoang tưởng" xuất thần của Đường Tăng cũng có thể lắm chứ. Sa Tăng trong TDK hầu như chả làm được gì nên chả có gì sai khi TQD viết "sang cõi hoang tưởng khác" qua lời ĐT.
    Không lẽ bạn lại muốn NT ÂN cho cuộc hành trình đó là thất bại. Ở đây TQD muốn nói là ĐT sau khi nhận ra chân lí muộn màng đã không còn thiết tha gì với thế giới Phật Giáo nữa "Đôi mắt vô hồn".
    Trời, tôi liên tưởng tới bạn là con người của những năm 60 mất rồi. Nghệ thuật có thể mang đến nỗi buồn to lớn như Nỗi Buồn Chiến Tranh hay sự phi lí của con người như Lâu Đài của Kafka nhưng nhìn vào cái xấu không lẽ không phải là mục đích của nghệ thuật.

    Được nguoisaigon2005 sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 30/11/2004
  9. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Không, phá đi một ngôi nhà là ảo tưởng của Đường Tăng tôi nghĩ TQD đã xây một ngôi nhà mới, có thể không tốt đẹp bằng nhưng là ngôi nhà thật chứ không phải ảo tưởng.
    "Đời thừa" hay thật, đó phải chăng cũng chính là điều mà TQD muốn nói về Đường Tăng. Tôi xin lấy nó làm kết luận cho bài viết này.
  10. lala11

    lala11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với bạn Nguoisaigon! Đường Tăng là một truyện ngắn thành công vì nó thể hiện ngay ở những ý kiến tranh luận khác nhau. Nhưng tôi không nghĩ TQD là dũng cảm, phá rào cản của tôn giáo. TQD chỉ tìm một cách thể hiện mới với tính nhân văn không mới để đưa ông đến được thành công. Cả Đường Tăng và Tây Du Ký đều là sản phẩm của trí tưởng tượng, đề cao tính nhân văn.
    Ngô Thừa Ân chọn cho mình hình thức Phật, tiên để nói đến cái Thiện sẽ thắng cái Ác. Chẳng lẽ, chỉ như vậy ông này không bị phê phán vì ông ta đã có thể đạt đến chữ Ngộ ?!
    TQD lại chọn cho mình hình thức một con người bình thường để nói đến tính hiếu, nghĩa. Bởi ông ta là người thường, không theo đạo và nếu ông ta không muốn thì không ai có thể bắt ông ta phải chịu ảnh hưởng của Phật giáo hết .
    Chẳng có ông nào phủ nhận giá trị tuyệt phẩm của ông nào cả.
    Bạn Cundc có liên tưởng đến nhà văn Hộ, khiến tôi hết sức thú vị . Lạ thật ! Sao lại có sự tưởng tượng hay ho như thế chứ ?! Nhà văn Hộ nhu nhược, không tìm ra lối thoát cho những hoài bão của anh ta . Còn TQD lại táo bạo, liều lĩnh khác hoàn toàn. . Đọc truyện này, tôi cũng có một liên tưởng đến một truyện ngắn tôi vô tình đọc trên diễn đàn Gay : Nếu yêu, xin hãy từ chối anh ! Những người đồng giới yêu nhau, và họ bị cả xã hội lên án là băng hoại đạo đức. Nhưng đạo đức ở đây cũng là tính nhân trong con người. Sao có thể xét sự việc theo quan niệm của một phía được.

Chia sẻ trang này