1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường Tăng - Bạn nghĩ gì về truyện này

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoisaigon2005, 25/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Hình như bạn này chưa đọc những gì tôi post. Tôi sẽ rất vui mừng nếu bạn có thể dành ít phút để xem qua các đánh giá của tôi về truyện ngắn ĐT ở trên kia. Tôi đã nói rất rõ:
    Đương nhiên là ĐƯỜNG TĂNG vẫn có được thành công về một mặt nhất định...
    Điều đó có nghĩa là không phải ĐT không có sức hấp dẫn của nó. Nhưng nếu chỉ vì "những ý kiến tranh luận khác nhau" mà ĐT đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn thì tôi thực sự thấy mình đúng là nên thất vọng. Để có một giải A hay B của Hội Nhà văn mà chỉ cần có thế thì quả thật rẻ rúng quá.
    Xù xì một chút, gai góc một chút, khiêu khích một chút, động chạm một chút, khác người một chút... để đánh giá một truyện ngắn mới và hay thì được, nhưng để được giải cao nhất trong cuộc thi như thế thì chưa xứng đáng. Tôi muốn khẳng định cái gọi là TÍNH NHÂN VĂN cơ bạn ạ.
  2. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Chân thành cảm ơn bạn nguoisaigon2005 đã dành nhiều thời gian và tâm huyết vào việc bình luận bài viết của tôi! Tôi rất vui khi thấy có người dành đến 2 bài để viết bài trả lời tôi. Cảm ơn nhiều!
    Mấy hôm, bị nghẽn mạng ghê quá, không vào post bài thảo luận cùng bạn được. Thêm việc mải trăn trở về cái topic Gone with the wind - Lại bàn về phụ nữ và tình yêu nên cũng không có thời gian để nghiền ngẫm những gì bạn viết và vì thế mà chưa thể ý kiến gì. Hôm nay, rất vui được tiếp tục cùng bạn bàn về truyện ngắn - tên topic.Xin phép được trình bày trên một post ting mới.
    Được cundc sửa chữa / chuyển vào 19:27 ngày 03/12/2004
  3. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Nguoisaigon2005 có dẫn một câu này:
    "đối lập với một phán đoán đúng đắn là một phán đoán sai lầm nhưng đối lập với một phán đoán sâu sắc lại là một phán đoán sâu sắc hơn" (Niel Bohn)
    Tôi đồng ý câu nói đó. Nhưng tôi không thể chấp nhận rằng những suy tưởng của TQD trong ĐT lại là sâu sắc. Người ta hay nhầm "thâm nho" thành "sâu sắc". Thật đáng tiếc. Và ở đây, tôi muốn bàn đến tính ĐÚNG ĐẮN hơn. Tôi không cho rằng việc TQD đưa ra ý kiến đối lập với Ngô Thừa Ân lại được đánh giá là đúng đắn và sâu sắc.
    nguoisaigon2005: TQD đã chọn một khía cạnh ít được để ý đến nhất của ĐT làm nội dung cho tác phẩm của mình-đó là thiếu tình thương người.
    Tôi sẽ không bàn thêm tới những ý kiến kiểu như thế này khi mà bạn chưa phân tích được rằng Tây Du Ký thiếu tình thương người ở chỗ nào.
    Thật sự tôi không thể nói gì thêm, vì nếu tôi phân tích lại từng dòng của bạn, cũng đồng nghĩa lại tôi phải nói lại những gì mình đã nói ở hai bài của tôi mà bạn đã chất vấn. Thiết nghĩ, không cần nói lại nữa, chỉ yêu cầu bạn đọc lại, đọc kỹ hơn mà thôi.
    Mặc dù vậy, cũng muốn chất vấn bạn một chút.
    nguoisaigon2005: Không, phá đi một ngôi nhà là ảo tưởng của Đường Tăng tôi nghĩ TQD đã xây một ngôi nhà mới, có thể không tốt đẹp bằng nhưng là ngôi nhà thật chứ không phải ảo tưởng.
    Hãy cho tôi biết "ngôi nhà thật" đó thế nào vậy? Ngô Thừa Ân đã xây nên ngôi nhà của niềm tin vào Phật, vào cái Thiện, và mái nhà chính là việc 4 thầy trò Đường Tăng mang kinh Phật trở về đất Đường trong sự vui mừng của chính họ, của Nhà Nước (vua Đường) và của dân chúng. Còn truyện của TQD xây lên ngôi nhà gì? Nền móng là việc bóp méo Tây Du Ký, tường nhà là những nghi hoặc, và mái nhà? Không có. Một ngôi nhà lạnh lẽo, nếu có mái thì nó cũng sẽ hoang phế vì mọi người đều sợ cái mái đó đổ ụp xuống lúc nào không biết. Một mái nhà của hoài nghi và những suy nghĩ đen tối, thô kệch. Bạn chỉ có thể thích thú khi ở lại trong vài ngày, nhưng rồi bán sẽ phải tìm đến những ngôi nhà sáng sủa hơn. Không phải ngẫu nhiên mà thiên hạ cứ luôn gán cụm từ "như trong mơ" cho những vật chất thật sự quá ích lợi đối với cuộc sống con người. Ngô Thừa Ân hư cấu nhân vật để xây "ngôi nhà ảo tưởng" là điều chẳng có gì sai. Còn TQD lấy nhân vật ảo tưởng của Ngô thừa Ân để xây "ngôi nhà thật", điều đó chẳng phải nực cười lắm sao?
    nguoisaigon2005: Đôi mắt nói về Vũ Bằng (?) bạn biết là chính chuyện đó vô tình đã giết chết một chiến sĩ tình báo không, nhưng tôi không muốn lạc đề ở đây.
    "Văn sĩ nửa mùa" hay thật! Không biết "văn sĩ cả mùa" luôn ca ngợi cái đẹp của chúng ta chứ không "chửi đổng" như TQD làm được cái gì ngoài việc thúc đẩy con người lao vào những vòng xoáy bạo lực của chiến tranh.
    Bạn đang lạc đề thật sự, hoặc là bạn đang đuối lý khi phải đưa ra những câu chữ không có sức thuyết phục. Bạn bảo ai thúc đẩy loài người vào vòng xoáy của bạo lực và chiến tranh? Chính là những người tôn sùng thể loại nghệ thuật đấy hoài nghi đen tối. Những gì mà TQD đưa ra có thể gây ra chiến tranh tôn giáo đấy bạn ạ.
    Nốt một lần này nữa để nói cho bạn thấy rằng chính bạn đang phản lại lý lẽ của bạn, mặt khác, bạn bộc lộ rõ rằng bạn không hề nghiêm túc trong thảo luận với tôi. Tại sao tôi nói thế? Vì tôi thấy bạn chỉ chăm chú vào việc phủ nhận các ý kiến của tôi mà không chịu ngẫm nghĩ và thấu hiểu. Bạn nói: Bạn thích truyện của O.Henry... có lẽ tôi đành phải chia buồn với bạn vậy vì tôi không cùng sở thích. Dĩ nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng, có thể bạn thích đọc những truyện "yêu đời, yêu cuộc sống" nhưng tôi thích với những gì gai góc, bị gạt ra ngoài lề hơn. Bạn đọc truyện của NH Thiệp có thấy hay không khi mà toàn những thói xấu được đem ra phân tích, mổ xẻ. Thế là đủ thấy bạn đang cố tình lờ đi những phân tích xác đáng của tôi về việc đề cao sự mới mẻ của truyện ngắn ĐƯỜNG TĂNG.
    Tôi, cundc, đã noí rõ quan điểm rằng: ĐƯỜNG TĂNG không hay ho gì, không mới mẻ gì, khi mà các nhân vật của nó chỉ là do bóp méo các nhân vật của một thiên tiểu thuyết vốn đã nổi tiếng.
    Bạn có nhắc tới ông NHThiệp, xin thưa, tôi không quan tâm mấy đến nhà văn này. Nhưng những gai góc, những xù xì của ông ấy là thật, nhân vật đời lắm, nhưng là của chính ông ấy dựng lên, chínhh ông ấy dùng tâm huyết của mình để khắc hoạ. Mà, tôi đã nói đến những người viết truyện ngắn như O.Henry của nước ngoài, PTVA của VN, để so sánh với TQD là vẫn còn hơi khập khiễng rồi. Vậy mà bạn lại đem NHT với Hồ Anh Thái là người viết tiểu thuyết để so sánh thì quả là không phù hợp.
  4. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Tôi không quen với việc trả lời theo kiểu trích này nhưng vì hiện nay có lẽ nó là cách tốt nhất (thay vì viết một bài dài liền mạch) nên đành sử dụng vậy. Hi vọng sẽ có lúc được viết theo một mạch như bạn cundc
    Thứ nhất, chúng ta được quyền phán xét và điều đó là hiển nhiên. Có lẽ chỉ có chính quyền là không ưa điều đó lắm và gây ức chế cho nhiều thành viên ở đây, nhưng bạn cứ thoải mái mà bàn đến vấn đề đó.
    Thứ hai, các truyện trong cuộc thi đó ngoài Hoa Muộn không thể so được với Đường Tăng vì nội dung của nó vẫn là những đề tài quen thuộc và tầm thường. Tác phẩm "Thuyền Lá" đoạt giải nhì có thể có tính nghệ thuật nhiều hơn nhưng lại không khiến tôi trăn trở và suy nghĩ và thích thú với Đường Tăng hơn. Tác giả TQD chỉ viết được một Đường Tăng và gác bút tuy nhiên nó đã để lại tiếng vang không phải chỉ vì động vào một đề tài nhạy cảm mà chính là vén bức màn khác về một con người Đường Tăng hoàn toàn khác. Văn chương đa nghĩa đa tầng, có thể bạn thích "Nhân trường hợp chị Thỏ Bông" của PTV Anh còn tôi Đường Tăng là một lựa chọn ưa thích cũng như "Không khóc ở California" của NH Thiệp vậy.
    Bạn nói đến việc phán xét chữ TÂM của nhà văn làm tôi giật mình nhớ lại hai năm trước cũng có một người ở đây đề cập đến nó. Nhưng đã đâm lao thì phải theo lao thôi. Không biết bạn nghĩ gì về cái Tâm của TQD khi viết Đường Tăng đây? còn đối với tôi nó hoàn toàn trong sáng
    Định hướng cho văn học VN? To tát quá. ĐT chỉ là một truyện cực ngắn và nó có ý nghĩa trong lĩnh vực truyện cực ngắn đó. Trong các lĩnh vực tiểu thuyết, truyện ngắn, bạn cứ yên tâm là sẽ có định hướng tốt, sẽ không có một Đường Tăng thứ hai xuất hiện trong các lĩnh vực này đâu!
    Bạn lo sợ và suy diễn cũng tài "cả một thế hệ nhà văn học theo lối viết văn đó". Tôi không biết học theo lối viết văn đó là tốt hay xấu, hãy để cho các nhà phê bình trên tình hình thực tế VN mà nhận định. Nếu chỉ vì Đường Tăng làm giảm chất lượng văn học VN thì tôi hoàn toàn ủng hộ bạn trong việc thất vọng vì giải thưởng và có lẽ kêu gọi BGK nên huỷ bỏ kết quả đi.
    Nhưng thứ ba và quan trọng hơn là bạn sợ "tôi không chấp nhận một cách viết đưa người đọc đến một sự hoài nghi tăm tối như vậy". Câu này đáng lẽ nên đặt ở những năm 60 trong trào lưu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa chứ còn tôi và có lẽ nhiều người luôn thích cái tăm tối, hoài nghi và gai góc đó.
    Tôi không nghĩ BGK lại có thể nghĩ xa như bạn khi hi vọng trong một cuộc thi nhỏ như vậy lại tìm được các tác phẩm mang tính định hướng cho văn đàn. Cái này là công việc của hàng trăm nhà văn lớn của VN chứ không phải TQD hay ai khác trong cuộc t hi nhỏ bé đó.
    Tôi bắt đầu ngờ ngợ vì bạn bàn quá nhiều về chữ Tâm của nhà văn. TQD có quyền và nên hoài nghi tất cả và có lẽ ông đã phải suy nghĩ nhiều trước khi viết truyện ngắn đó để tìm cho ra một ý tưởng hoàn toàn khác và mới mẻ khiến người đọc không thể không rung động.
    Giá trị của một tác phẩm có thể không được người đương thời hiểu và hình như lập luận "giá trị... ý nghĩa cuộc sống" là âm hưởng của những năm 60 còn sót lại ở một sinh viên thế kỉ XXI. Mấy ai hiểu được Kafka thực sự muốn nói điều gì, Goethe muốn nói điều gì với Faust. Hay bạn muốn đưa văn học vào thực tế cuộc sống như đưa nghị quyết đại hội Đảng vào cuộc sống trên các tờ bao nhan nhản trên các tờ báo vậy.
    It''s interesting!
    Một lần nữa bạn lại nhầm. Sử dụng nhân vật của TDK dưới một góc độ khác sao lại không thể coi là mới. Nếu thế tôi e ba truyện ngắn của NH Thiệp Vàng Lửa, Kiếm Sắc, Phẩm Tiết sử dụng những nhân vật lịch sử có thật nhưng dưới góc độ hoàn toàn mới cũng chằng có gì là mới cả.
  5. faduc

    faduc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0

    Theo tôi,
    Đường Tăng là 1 truyện ngắn hay và thực sự có giá trị.
    Nó xứng đáng được tôn vinh.
    Để hiểu được ĐT thì phải xem TDK.
    Nhưng bạn Cundc sử dụng TDK để phân tích ĐT là sai.
    TQD chắc cũng ko dùng ĐT để đả kích 1 tôn giáo hay phủ nhận những giá trị của TDK.
    Tôi nghĩ ý ông ta khác và thực tế hơn rất nhiều.
    Đọc ĐT tôi nhìn thấy những con người, suốt cuộc đời họ cố gắng phấn đấu vì 1 mục đích nào đó. Và khi đạt được nó mới thấy rằng mình ảo tưởng quá nhiều.
    Hay như tôi, đeo đuổi, tán tỉnh 1 con bé bao nhiêu năm. Để rồi khi có được....tôi chán!!!
    Đó là cách nghĩ của tôi.
    Mong các bạn ko cười.
  6. Methode_Rose

    Methode_Rose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Nhất trí với đồng chí, DT là truyện ngắn hay. Đem các cột đình của văn học thế giới hay chiến tranh tôn giáo vào phân tích truyện này là thừa nếu như ko muốn nói là... khoe chữ . Thử nghĩ xem VN nói chung và VH VN nói riêng đang phát triển ở trình độ nào so với thế giới rồi hãy áp đặt những thứ đó vào đây. Vì một cái truyện thế này mà xảy ra chiến tranh tôn giáo thì có lẽ chiến tranh tôn giáo xảy ra ở hàng chục lần mỗi năm mất.
    Tóm lại, người ta đọc thấy hay thì người ta trao giải! Truyện giải này giải nọ chả quan trọng lắm đâu vì thông thường nó là nhất thời. Bị gò trong giới hạn chữ nghĩa mà làm được thế là đáng khích lệ rồi.
    Bạn cundc nói là "Tôi vẫn chưa thấy một sai lầm nào mỗi khi tôi đánh giá các tác phẩm văn học", , có lẽ tự tin quá chăng? Tự tin thì tốt nhưng trong trường hợp này tự nhiên bạn đã đặt những người bất đồng ý kiến với bạn vào thế phải thừa nhận là họ sai rồi Mong bạn ko bao giờ mắc vào một sai lầm như thế này lần nữa. Muốn thuyết phục người khác thì ko nên núp bóng ai cả, kể cả "các trí thức lớn tuổi" và càng không nên nói theo kiểu "anh sai rồi, tôi mới đúng cơ".
    Chúc các bạn tiếp tục tranh luận vui vẻ
  7. plamol83

    plamol83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    tôi đã đọc các bài phân tích và bình luận của các bạn về câu chuyện này. Mỗi người 1 ý kiến , 1 quan điểm và ai cũng có lí lẽ để bảo vệ nó. tôi sẽ không nói ai đúng và ai sai bởi vì trong văn chương nói thế là hàm hồ. với người này có thể đúng và là sai so với người khác. cái quyết định ở đây là vị thế , góc dộ xem xét vấn đề đưa ra
    Đối với bản thân tôi, tôi tiếp cận truyện ngắn này theo quan điểm, hiện thực đưọc miêu tả trong táp phẩm không phải là mục đích mà nó là phương tiện. Hiện thực được đưa ra không nhằm mục đích làm cho người ta tin là nó có thực mà hiện thực ở đây là phương tiện để người ta tiếp xúc và đặt ra những vấn đề thuộc về tư tưởng. cách tiếp cận này có cở sở từ khuynh hướng Nhận Thức Lại trong văn học từ sau những năm đổi mới ở Vn. Chính vì thế bút pháp nghệ thuật ở đây là giả huyền thoại. Dùng huyền thoại để nhại huyền thoại nhằm giúp người đọc NHẬN THỨC LẠI tất cả những gì vốn được coi là chân lí xưa nay. 1 cách lật ngược và tiếp cận các giá trị của đời sống, bao gồm cả những giá trị tưởng như bền vững theo CÁI NHÌN hoài nghi. Đừng bao giờ nghĩ rằng tư tưởng là cái gì đó bất biến. Nó có tính lịch sử và tính cá thể. Đó là quy luật tồn tại khách quan. Con người ta hoàn toàn có quyền nhìn nhận lại tất cả. và nhà văn tái hiiện lại nhu cầu muốn được nhìn cuộc sống theo cách thức ấy. Nhà văn chỉ đưa ra vấn đề, còn người đọc phải tự quyết định lấy , phải tự rút ra cho mình kết luận. hoặc phủ định hoặc khẳng định vấn đề mà nhà văn đề cập.
    truyện ngắn Đường tăng cũng không nằm ngoài trào lưu trên. Cũng là 1 sự nhận thức lại nhưng vấn đề tưởng như là muôn đời đúng và tiếp tục đưa ra những câu hỏi bản thể luận: Con người là gì? Ta là ai? Con người sống vì mục đích gì? cách thức , hành động trên con đường dẫn đến Mục tiêu ấy ra sao? Nó có phù hợp với những quy luật khách quan và những giá trị đạo đức , xã hội hay không?... vv và vv...........Liên hệ với truyên ngắn " NHÂN SỨ" của HOÀ VANG. ta sẽ thấy được 1 số nét tương đồng trong xu hướng tiếp cận , chỉ khác nhau ở các vấn đề đưa ra. mặc dù chúng đều là cấp độ biểu hiện của đời sống nói chung
    vài lời góp nhặt với các bạn. chúc các bạn có 1 ngày vui vẻ và nhiều niềm vui
  8. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Truyện nay` rất thường nếu không nói là chẳng có quái gì để đọc.
    1)
    Cái loại truyện lôi truyền thuyết (hay huyền thoại) ra xét lại là một một thủ đoạn bỉ ổi về đạo đức hùa theo thị hiếu và nghèo nàn về tài năng. Ai cũng biết hình thức viết này k còn mới. Nó có thể là một loại hiện sinh vét nồi của các nhà vắn Âu - Mĩ cách đây hàng chục năm.
    2) Về các viết chưa nói đâu xa ngay cách dùng từ đã chứng tỏ tác giả là một người dốt( xin mạn phép dùng từ này) kiến thức văn hoá và ngôn ngữ. Cụ thể là cách dùng từ "thiên sư''" Ai đời đánh đồng cõi phạt với cõi trời. Hỏi lại nhà vắn này xem ông ta độc được nhiêu dòng về phật giáo và tư tưởng cốt lõi của chữ Phật chữ Thừa?
    Mấy cái thằng nhà văn kiểu này ông gặp ông trét *** vào mồm.
  9. TheBagpiper

    TheBagpiper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Ối, ghê nhờ!
  10. IronWill

    IronWill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    795
    Đã được thích:
    0
    Individuation là cái gì? Satori là cái gì? Tớ chả hiểu mấy cái từ nước ngoài này. Nếu nó là "sự cá nhân hoá" là " ngộ" thì cứ để thế có hơn không? Vớ phải đứa dốt như tớ , khổ! Tớ chỉ hiểu được mỗi tiếng Việt

Chia sẻ trang này