1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường tới Kodokan [chu?? đê?? có nhiê??u ngươ??i đọc, được mod Lyhl giới thiệu tháng 5/2010]

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi teranosarus, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Đường tới Kodokan [chu? đê? có nhiê?u ngươ?i đọc, được mod Lyhl giới thiệu tháng 5/2010]

    Là một người rất yêu thích Judo, muốn góp một phần nhỏ bé vào việc phát triển cho môn võ thuật này, tôi tạo chủ đề này nhằm mục đích mọi người có thể cùng trao đổi về các kỹ thuật của Judo, tạo điều kiện giới thiệu Judo với những người yêu thích cũng như hoàn thiện thêm kỹ thuật của chính bản thân mình nếu bạn là một người đã tập Judo. Mong các cao thủ như mda9, cuongteakwondo, thitmeongonhon, prince judo, sevenlove-t, kankuli, .... cùng tham gia.
    Trước tiên xin giới thiệu một số kỹ thuật ngã của Judo, là một trong những kỹ thuật cơ bản rất quan trọng với một võ sinh Judo (tuy hiện nay một số bạn trẻ khi mới tập Judo đều rất không hứng thú tập kỹ thuật này nhưng theo tôi nếu bạn không nắm thật chắc kỹ thuật này thì bao nhiêu kỹ thuật khác bạn tập cũng không giúp ích gì khi bạn gặp một đối thủ ngang tầm hoặc hơn thì thật là nguy hiểm)



    Đây là kỹ thuật Mae Ukemi (ngã đằng sau): đứng thẳng người, hai tay đưa thẳng đằng trước. Ngồi nhanh xuống trên hai gót chân, mông vừa chạm nệm thì ngã người ra sau. Hai chân đưa lên cao, đồng thời hai tay đập xuống nệm góc khoảng 45độ. Chú ý đừng để đầu chạm (đập) xuống nệm (mắt nhìn vào nút thắt đai).
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối


    Được teranosarus sửa chữa / chuyển vào 28/07/2002 ngày 00:18
  2. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Đây là kỹ thuật Yoko Ukemi (ngã một bên) : Đứng đưa tay và chân phải về bên trái. Trọng tâm chuyển về chân trái. Ngồi xuống bằng chân trái, tay trái đặt trên nút thắt đai. Ngã người ra phía sau bên phải. Tay phải đập mạnh và hai chân đưa lên cao cùng một lúc. Ngã bên phải xong lập lại thế ngã này tương tự cho bên trái.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
    Được teranosarus sửa chữa / chuyển vào 00:23 ngày 28/07/2002
  3. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Đây là kỹ thuật Yoko Ukemi (ngã một bên) : Đứng đưa tay và chân phải về bên trái. Trọng tâm chuyển về chân trái. Ngồi xuống bằng chân trái, tay trái đặt trên nút thắt đai. Ngã người ra phía sau bên phải. Tay phải đập mạnh và hai chân đưa lên cao cùng một lúc. Ngã bên phải xong lập lại thế ngã này tương tự cho bên trái.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
    Được teranosarus sửa chữa / chuyển vào 00:23 ngày 28/07/2002
  4. unpluggedboy

    unpluggedboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Hay đó anh teranosarus, tiếp tục đi.
    Unpluggedboy
  5. unpluggedboy

    unpluggedboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Hay đó anh teranosarus, tiếp tục đi.
    Unpluggedboy
  6. mda9

    mda9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    đúng vậy đó, ngã cũng là một kĩ thuật, nếu người uke ma không ngã tốt có thể rất gây khó khăn cho người tori, em cũng đang hoàn thiện kĩ thuật ngả của mình đây, trong lớp em mà làm uke thì cũng được xếp vào loại nhất nhì, ngoài ra, lộn cũng là một kĩ thuật , bạn phải đảm bảo sao khi té qua chướng ngại vật, bạn phải đủ tay chống, tay lăn sao cho tròn, cố gắng chịu lực lại ở tay, để tay lăn hết, nhiều bạn khi té qua lại không chịu lực lại để tay lăn hết, mà chỉ đểtay lan một phần khi chạm đất khiến người mình rớt mạnh xuống thảm , nếu trong trường hợp đó bạn ở ngoài đường chứ không ở trên thảm thì chắc chắn là gãy xương rồi, mình chỉ giúp được bao nhiêu đó thôi, nói nhiều sợ người ta không thèm đọc
  7. mda9

    mda9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    đúng vậy đó, ngã cũng là một kĩ thuật, nếu người uke ma không ngã tốt có thể rất gây khó khăn cho người tori, em cũng đang hoàn thiện kĩ thuật ngả của mình đây, trong lớp em mà làm uke thì cũng được xếp vào loại nhất nhì, ngoài ra, lộn cũng là một kĩ thuật , bạn phải đảm bảo sao khi té qua chướng ngại vật, bạn phải đủ tay chống, tay lăn sao cho tròn, cố gắng chịu lực lại ở tay, để tay lăn hết, nhiều bạn khi té qua lại không chịu lực lại để tay lăn hết, mà chỉ đểtay lan một phần khi chạm đất khiến người mình rớt mạnh xuống thảm , nếu trong trường hợp đó bạn ở ngoài đường chứ không ở trên thảm thì chắc chắn là gãy xương rồi, mình chỉ giúp được bao nhiêu đó thôi, nói nhiều sợ người ta không thèm đọc
  8. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Những gì mda9 nói chính là kỹ thuật tôi nêu tiếp theo, đó là kỹ thuật ngã Zempo Ukemi (ngã lộn người về phía trước): Đứng thẳng bước chân phải tới một bước. Tay trái chống xuống nêm ngang chân phải, canh tay phải cong hình cánh cung, đầu ngón út chạm nhẹ xuống nệm dặt giữa hai chân. Mắt nhìn vào nút thắt đai, tung mạnh hai chân ngã lộn người về phía trước bên trái, khi lộn người ta lăn tròn và lướt nhanh trên cánh tay phải. Khi vai trái vừa chạm nệm thì đập mạnh tay trái, chân trái và lòng bàn chân phải cùng một lúc. Đầu ngẩng cao, tay phải đặt vào nút thắt đai. (tương tự cho phía bên kia)
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
    Được teranosarus sửa chữa / chuyển vào 22:36 ngày 24/11/2002
  9. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Những gì mda9 nói chính là kỹ thuật tôi nêu tiếp theo, đó là kỹ thuật ngã Zempo Ukemi (ngã lộn người về phía trước): Đứng thẳng bước chân phải tới một bước. Tay trái chống xuống nêm ngang chân phải, canh tay phải cong hình cánh cung, đầu ngón út chạm nhẹ xuống nệm dặt giữa hai chân. Mắt nhìn vào nút thắt đai, tung mạnh hai chân ngã lộn người về phía trước bên trái, khi lộn người ta lăn tròn và lướt nhanh trên cánh tay phải. Khi vai trái vừa chạm nệm thì đập mạnh tay trái, chân trái và lòng bàn chân phải cùng một lúc. Đầu ngẩng cao, tay phải đặt vào nút thắt đai. (tương tự cho phía bên kia)
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
    Được teranosarus sửa chữa / chuyển vào 22:36 ngày 24/11/2002
  10. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Là một người yêu thích Judo ai cũng nên biết về nguồn gốc của Judo đó là một sự hiểu biết mà bất cứ môn sinh Judo nào cần có.
    Vài nét về nguồn gốc Judo.
    Muốn hiểu sâu về môn Judo, chúng ta cần tìm tận nguồn gốc phát sinh ra môn Jijitsu (Nhu thuật) vì chính môn võ cổ truyền này đã là nền tảng cho Jigoro Kano sáng lập ra môn Judo ngày nay.
    Vào thời trung cổ, ở nước Nhật có người thầy thuốc tên là Sirobel Akiyma cảm thông với nỗi đau khổ và sự yếu đuối của con người trước thiên nhiên và bạo lực, ông sang Trung Quốc nghiên cứu những phương pháp giúp con người khoẻ mạnh và chiến đấu dẻo dai. Một thời gian dài lưu lại tại đây, ông đã học hỏi khắp nơi, nhưng các môn võ thuật Trung Quốc thời bấy giờ không đáp ứng sự mong muốn. Ông thất vọng trở về nước , trên đường về, Akiyma ghé vào đền Dazaifu để rèn luyện môn Zen trên 100 ngày.
    Vào một sáng mùa đông, bão tuyết phủ trắng cả cỏ cây vạn vật, một hiện tượng tuy thông thường nhưng làm ông đặc biệt chú ý: Dưới sức nặng của tuyết phủ, cành sồi to lớn tưởng như vững chắc bị gẫy đổ, ngược lại những cây trúc chỉ uốn mình theo sức nặng rồi lại vươn lên tươi tốt sau cơn giống tuyết. Cảnh tượng ấy kích thích trí tưởng tượng của Akiyma. Ông chợt nảy sinh ra ý nghĩ "Hãy lấy sự mềm dẻo đối chọi với cứng rắn. Theo ông càng cứng rắn càng dễ bị gẫy đổ trước sức mạnh, cũng như cành sồi to lớn kia dưới sức mạnh của giông tuyết".
    Tư tưởng trên đã trở thành nguyên lý căn bản cho một môn võ công mang tên là Jujitsu do Akiyma khởi xướng. Sau đó theo thời gian, môn Jujitsu phát triển không ngừng và lớp người sau đã sáng tạo thêm nhiều đòn thế hiểm độc dành riêng cho giới quý tộc Nhật bản trong các trận tử chiến.
    Jigoro Kano là một người đạt được đỉnh cao của môn Jujitsu và từ nền tảng của môn võ này ông đã sáng lập ra một trường phái mới mang tên Judo. Theo định nghĩa của người Nhật bản, Judo là "đường lối uyển chuyển" về nguyên tắc ông Kano nói: "Sức lực ít hiệu năng nhiều", nghệ thuật dùng sức nằm gọn trong bí quyết đơn giản "Khi bị đẩy thì kéo, khi bị kéo thì đẩy". Ta thử tưởng tượng một người khoẻ dùng sức đẩy một người yếu. Thay vì đẩy lại, người yếu lại dùng sức mình kéo luôn đối phương về phía mình, khiến họ mất thăng bằng. Ngay thời điểm này, với một thế căn bản của môn Judo người yếu quật ngã đối phương dễ dàng. Như vậy chủ trương của môn Judo không tấn công đối phương, chỉ khi nào bị tấn công người võ sinh Judo mới phát huy đòn thế. Lý giải từ nguyên tắc trên, Kano và hàng môn sinh cao cấp của ông qua bao thế hệ, đã sáng tạo bồi đắp nên một hệ thống kỹ thuật rất phong phú và đa dạng được lưu truyền và phổ biết đến ngày nay.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối

Chia sẻ trang này