1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường tới Kodokan [chu?? đê?? có nhiê??u ngươ??i đọc, được mod Lyhl giới thiệu tháng 5/2010]

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi teranosarus, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mda9

    mda9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    rất vui được làm quen với bạn, nhưng mà bạn ở đâu thế, nghe cái tên lạ hoắc, bạn có thể nói rõ hơn khpông?
    Quan trọng không phải  là đi mau mà là  đi mãi
  2. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Mình tên là Hy Lê, hiện đang cư ngụ tại San Jose California, rất là vui được tham khảo và chia sẻ những kinh nghiệm về kỹ thuật trong Nhu đạo.
  3. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Mình tên là Hy Lê, hiện đang cư ngụ tại San Jose California, rất là vui được tham khảo và chia sẻ những kinh nghiệm về kỹ thuật trong Nhu đạo.
  4. mda9

    mda9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    không biết bạn đã biết trang web này chưa, nhưng dù sao cũng giới thiệu với bạn, nếu chưa biết thì bạn thử vào đó xem,
    http://www.judoinfo.com
    tui cam thay day la trang web về judo hay nhất.
    Quan trọng không phải  là đi mau mà là  đi mãi
  5. mda9

    mda9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    không biết bạn đã biết trang web này chưa, nhưng dù sao cũng giới thiệu với bạn, nếu chưa biết thì bạn thử vào đó xem,
    http://www.judoinfo.com
    tui cam thay day la trang web về judo hay nhất.
    Quan trọng không phải  là đi mau mà là  đi mãi
  6. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Hi các bạn, hôm nay Hy xin giới thiệu với các bạn vài giải pháp
    khi thi đấu gặp phải những đối thủ cao to hơn mình, thích dùng dominant grip như nắm sau vạt cổ áo hay nắm vào đai, thông thường các võ sĩ châu âu hay dùng.Một trong những giải pháp mà Robert Van de Walle, người đã làm rung động nước Nhật bằng những đòn pick up của anh( không biết đòn pick up tiếng việt gọi là gì).
    Sukui Nage with Sasae Tsuri Komi Ashi Finishing
    a)khi đối thủ muốn nắm đằng sau, rùn người xuống thấp dưới cánh tay đối phương.
    b)rùn người xuống nắm lấy chân đối phương
    c)Kéo đối thủ theo chiều kim đồng hồ, chồm người về phía trước
    d) mang chân phải chèn ngang chân đối phương.
    e) bây giờ bạn có thể dễ dàng quay và quăng bật đối phương.
  7. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Hi các bạn, hôm nay Hy xin giới thiệu với các bạn vài giải pháp
    khi thi đấu gặp phải những đối thủ cao to hơn mình, thích dùng dominant grip như nắm sau vạt cổ áo hay nắm vào đai, thông thường các võ sĩ châu âu hay dùng.Một trong những giải pháp mà Robert Van de Walle, người đã làm rung động nước Nhật bằng những đòn pick up của anh( không biết đòn pick up tiếng việt gọi là gì).
    Sukui Nage with Sasae Tsuri Komi Ashi Finishing
    a)khi đối thủ muốn nắm đằng sau, rùn người xuống thấp dưới cánh tay đối phương.
    b)rùn người xuống nắm lấy chân đối phương
    c)Kéo đối thủ theo chiều kim đồng hồ, chồm người về phía trước
    d) mang chân phải chèn ngang chân đối phương.
    e) bây giờ bạn có thể dễ dàng quay và quăng bật đối phương.
  8. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Khi bước lên thảm tập Nhu đạo lần đầu tiên, chúng ta đa số đều nghĩ rằng mình phải tập đòn gì và bao nhiêu đòn, tập ra sao . Thật ra môn Nhu đạo có phương pháp để huấn luyện randori và Kata
    1.Kata: có nghĩa là bài quyền, đây là những bài tập đã soạn sẵn có hệ thống để giảng dạy cho các đệ tử các phương pháp tấn công và phòng thủ, bao gồm các đòn quăng(quật), đè, đấm, đá, xỉa, chém và nhiều kỹ thuật khác.Trong các bài quyền của Nhu đạo, cả hai người tori và uke đều biết trước động tác tiếp theo của người kia nên dễ dàng tập luyện hơn.
    2.Randori: Có nghĩa là đối luyện tự do hai người từng cặp từng cặp giao đấu với nhau, họ có thể quăng, đè, siết cổ, hay khoá tay, nhưng không thể đấm, đá, xỉa như trong những trận chiến thật sự.Trong khi đối luyện randori, điều kiện chính mà chúng ta nên chú ý là không làm thương hại đến đối phương của mình và theo đúng luật lệ trong khi ra đòn để có thể lãnh hội được kiến thức về Nhu đạo một cách hoàn hảo nhất.
    Randori hay đối luyện tự do được xem là một kiểu huấn luyện những kỹ thuật tấn công hay phòng thủ hay còn gọi là thể dục, trong cả hai trường hợp, những động tác đều nhằm mục đích để cho chúng ta hiểu được làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất mà tốn ít sức lực nhất. Nếu như huấn luyện tấn công và phòng thủ là mục tiêu của chúng ta, thì tập trung để ra đòn chính xác là sự hoàn thiện mà chúng ta phải đạt được. Xa hơn nữa đối luyện tự do Randori, là một hình thức thể thao lý tưởng vì nó đòi hỏi sự chuyển động của toàn thể các bộ phận trong thân thể.Không giống như những môn thể thao khác, những chuyển động trong khi đối luyện đều mang một mục đích và được thực hiện với một tinh thần(spirit).Mục đích chung của hệ thống huấn luyện Nhu đạo giúp chúng ta trở nên hoàn mỹ và có thể kiểm soát được ý chí và thân thể, hơn thế nữa nó còn giúp chúng ta có thể chuẩn bị những tình huống khẩn cấp khi bị tấn công, tai nạn hay những trường hợp khác.
    Be Strong, gentle, and beautiful ; in your mind , body, and spirit
  9. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Khi bước lên thảm tập Nhu đạo lần đầu tiên, chúng ta đa số đều nghĩ rằng mình phải tập đòn gì và bao nhiêu đòn, tập ra sao . Thật ra môn Nhu đạo có phương pháp để huấn luyện randori và Kata
    1.Kata: có nghĩa là bài quyền, đây là những bài tập đã soạn sẵn có hệ thống để giảng dạy cho các đệ tử các phương pháp tấn công và phòng thủ, bao gồm các đòn quăng(quật), đè, đấm, đá, xỉa, chém và nhiều kỹ thuật khác.Trong các bài quyền của Nhu đạo, cả hai người tori và uke đều biết trước động tác tiếp theo của người kia nên dễ dàng tập luyện hơn.
    2.Randori: Có nghĩa là đối luyện tự do hai người từng cặp từng cặp giao đấu với nhau, họ có thể quăng, đè, siết cổ, hay khoá tay, nhưng không thể đấm, đá, xỉa như trong những trận chiến thật sự.Trong khi đối luyện randori, điều kiện chính mà chúng ta nên chú ý là không làm thương hại đến đối phương của mình và theo đúng luật lệ trong khi ra đòn để có thể lãnh hội được kiến thức về Nhu đạo một cách hoàn hảo nhất.
    Randori hay đối luyện tự do được xem là một kiểu huấn luyện những kỹ thuật tấn công hay phòng thủ hay còn gọi là thể dục, trong cả hai trường hợp, những động tác đều nhằm mục đích để cho chúng ta hiểu được làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất mà tốn ít sức lực nhất. Nếu như huấn luyện tấn công và phòng thủ là mục tiêu của chúng ta, thì tập trung để ra đòn chính xác là sự hoàn thiện mà chúng ta phải đạt được. Xa hơn nữa đối luyện tự do Randori, là một hình thức thể thao lý tưởng vì nó đòi hỏi sự chuyển động của toàn thể các bộ phận trong thân thể.Không giống như những môn thể thao khác, những chuyển động trong khi đối luyện đều mang một mục đích và được thực hiện với một tinh thần(spirit).Mục đích chung của hệ thống huấn luyện Nhu đạo giúp chúng ta trở nên hoàn mỹ và có thể kiểm soát được ý chí và thân thể, hơn thế nữa nó còn giúp chúng ta có thể chuẩn bị những tình huống khẩn cấp khi bị tấn công, tai nạn hay những trường hợp khác.
    Be Strong, gentle, and beautiful ; in your mind , body, and spirit
  10. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Training the mind: tạm dịch là huấn luyện ý chí Trong Nhu đạo cả hai phần bài quyền Kata, hay đối luyện tự do Randori đều là thể loại huấn luyện ý chí, nhưng đối luyện tự do được xem là thể loại hữu hiệu hơn. Trong khi đối luyện tự do, chúng ta phải tìm nhược điểm của đối phương và tấn công họ bằng những đòn sở trường và tình thế mà chúng ta đã học được.Tập đối luyện tự do, làm cho người võ sinh học được sự đứng đắn, thành thật, biết suy nghĩ,thận trọng, và sự cân nhắc kỹ càng trong mọi hành động. Cùng một lúc, người võ sinh còn học được cách đánh giá ,quyết định một cách nhanh chóng và hành động một cách đúng đắn trong khi tấn công cũng như trong phòng thủ, trong khi đối luyện, không có sự do dự hay chần chừ.Trong khi thực tập randori, chúng ta không thể biết trước được đối phương sẽ làm gì , hay ra đòn gì, hoặc sẽ thủ như thế nào. Đề phòng trở nên phản xạ tự nhiên thứ hai, Một khi ai giành được sự thăng bằng, sự tự tin sẽ xuất hiện và chúng ta có thể đối phó với mọi tình huống.Sức mạnh của sự chú ý, quan sát, tưởng tượng, lý luận, và phán quyết sẽ theo tự nhiên mà tăng lên theo thời gian,và đây là những cá tính mà chúng ta cần có trong đời sống hàng ngày cũng như trong võ đường. Tập luyện randori nói cách khác là chúng ta tìm hiểu sự phức tạp giữa ý nghĩ và cơ thể con người. Mỗi khi chúng ta bước lên sàn tập, hãy nhớ rằng để đạt kết quả cao nhất với ít sức lực nhất, ngay cả với đối thủ nhỏ hơn chúng ta.thì chúng ta sẽ hiểu và yêu thích môn Nhu đạo. Điều này cũng có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày, dùng lý lẽ mềm nắn rắn buông mà ông bà chúng ta dạy từ xưa. Một điều nữa mà chúng ta nên học từ randori là dùn sức vừa phải, đừng nhiều quá nhưng cũng đừng ít quá,Trong cuộc sống hàng ngày nhiều khi chúng ta làm những công việc với quá nhiều sức, kết quả là chúng ta sẽ mau mệt mỏi và chán nản, cũng như nhiều người trong chúng ta lại bỏ ra quá ít sức và không biết khi nào dừng lại. Trong randori, nhiều khi chúng ta thường gặp những đối thủ háo thắng, tấn công liên miên.Chúng ta được tập luyện không phải để cản lại sức lực nhưng cảm lực và thuận theo chiều của lực đối phương để né tránh và đến khi đối phương mệt nhoài mới ra đòn.Điều này chúng ta thấy được trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi chúng ta gặp những người nóng tính, cãi bướng và không chịu nghe lý lẽ, đừng chống lại hãy đợi người ấy dịu xuống và bình tĩnh lại và lúc đó chúng ta hãy nói chuyện.(còn tiếp)
    Be Strong, gentle, and beautiful ; in your mind , body, and spirit

Chia sẻ trang này