1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường tới Kodokan [chu?? đê?? có nhiê??u ngươ??i đọc, được mod Lyhl giới thiệu tháng 5/2010]

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi teranosarus, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Training the mind: tạm dịch là huấn luyện ý chí Trong Nhu đạo cả hai phần bài quyền Kata, hay đối luyện tự do Randori đều là thể loại huấn luyện ý chí, nhưng đối luyện tự do được xem là thể loại hữu hiệu hơn. Trong khi đối luyện tự do, chúng ta phải tìm nhược điểm của đối phương và tấn công họ bằng những đòn sở trường và tình thế mà chúng ta đã học được.Tập đối luyện tự do, làm cho người võ sinh học được sự đứng đắn, thành thật, biết suy nghĩ,thận trọng, và sự cân nhắc kỹ càng trong mọi hành động. Cùng một lúc, người võ sinh còn học được cách đánh giá ,quyết định một cách nhanh chóng và hành động một cách đúng đắn trong khi tấn công cũng như trong phòng thủ, trong khi đối luyện, không có sự do dự hay chần chừ.Trong khi thực tập randori, chúng ta không thể biết trước được đối phương sẽ làm gì , hay ra đòn gì, hoặc sẽ thủ như thế nào. Đề phòng trở nên phản xạ tự nhiên thứ hai, Một khi ai giành được sự thăng bằng, sự tự tin sẽ xuất hiện và chúng ta có thể đối phó với mọi tình huống.Sức mạnh của sự chú ý, quan sát, tưởng tượng, lý luận, và phán quyết sẽ theo tự nhiên mà tăng lên theo thời gian,và đây là những cá tính mà chúng ta cần có trong đời sống hàng ngày cũng như trong võ đường. Tập luyện randori nói cách khác là chúng ta tìm hiểu sự phức tạp giữa ý nghĩ và cơ thể con người. Mỗi khi chúng ta bước lên sàn tập, hãy nhớ rằng để đạt kết quả cao nhất với ít sức lực nhất, ngay cả với đối thủ nhỏ hơn chúng ta.thì chúng ta sẽ hiểu và yêu thích môn Nhu đạo. Điều này cũng có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày, dùng lý lẽ mềm nắn rắn buông mà ông bà chúng ta dạy từ xưa. Một điều nữa mà chúng ta nên học từ randori là dùn sức vừa phải, đừng nhiều quá nhưng cũng đừng ít quá,Trong cuộc sống hàng ngày nhiều khi chúng ta làm những công việc với quá nhiều sức, kết quả là chúng ta sẽ mau mệt mỏi và chán nản, cũng như nhiều người trong chúng ta lại bỏ ra quá ít sức và không biết khi nào dừng lại. Trong randori, nhiều khi chúng ta thường gặp những đối thủ háo thắng, tấn công liên miên.Chúng ta được tập luyện không phải để cản lại sức lực nhưng cảm lực và thuận theo chiều của lực đối phương để né tránh và đến khi đối phương mệt nhoài mới ra đòn.Điều này chúng ta thấy được trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi chúng ta gặp những người nóng tính, cãi bướng và không chịu nghe lý lẽ, đừng chống lại hãy đợi người ấy dịu xuống và bình tĩnh lại và lúc đó chúng ta hãy nói chuyện.(còn tiếp)
    Be Strong, gentle, and beautiful ; in your mind , body, and spirit
  2. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Ethical Training: Tạm dịch là huấn luyện về đạo đức : Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào những khía cạnh hiểu biết về căn bản của maximum efficiency hay còn gọi là hiệu quả lớn nhất trong chương trình giảng dạy nhân bản đạo đức của môn Nhu đạo.Trong cuộc sống hàng ngày, nhìn quanh chúng ta, có rất nhiều người dễ dàng bị kích thích bởi tự nhiên và họ trở nên giận dữ với những lý do thật là đơn giản. Nhu đạo có thể giúp những người này trở nên điềm đạm và kiểm soát được chính họ.Qua những tháng ngày huấn luyện tại võ đường, họ sẽ nhận ra được sự giận dữ là nguồn tiêu hao năng lượng trong cơ thể. và điều này sẽ dẫn đến những kết quả xấu cho chính bản thân họ và những người chung quanh. Tập Nhu đạo sẽ mang lại thật nhiều hữu ích cho những ai không tự tin vào chính bản thân mình vì những thất bại trong quá khứ .Nhu đạo dạy cho chúng ta đi tìm những phương cách tốt nhất, trong tất cả những tình huống hàng ngày, thêm vào đó, Nhu Đạo còn giúp chúng ta hiểu ra rằng sự lo lắng cũng là một sự tiêu hao năng lượng.Nói một cách khả quan, một người thất bại và một người trên đỉnh thành công có cùng một vị trí giống nhau, cả hai đều phải quyết định bước kế tiếp của mình, chọn cho mình một hướng đi để đi tới tương lai.Qua quá trình tập luyện họ sẽ nhận được những tiềm lực giống nhau để đi đến chỗ thành công, Nhu đạo sẽ hướng chúng ta từ bỏ sự lười biếng và thất vọng để đi đến trạng thai khoẻ mạnh trong những hoạt động của mỗi người chúng ta hàng ngày.Một điều nữa mà chúng ta sẽ thấy được qua những giờ học Nhu đạo là sự không hài lòng kéo dài về người khác sẽ được giảm dần.Chúng ta cũng sẽ cảm nhận được sự nghĩ xấu cho người khác cũng là một sự tiêu hao năng lượng bản thân.Tập luyện mỗi ngày dần dần chúng ta sẽ cảm nhận được sự bình an trong sự suy nghĩ.
    Aesthetics:Chân thiện Mỹ Tập Nhu đạo mang lại cho chúng ta nhiều điều thích thú về chân thiện mỹ,chúng ta sẽ cảm giác được sự phát triển của các cơ bắp và thần kinh, sự hài lòng về những động tác, niềm vui khi thắng trận, Chưa hết, chúng ta cũng sẽ thấy được sự đẹp đẽ, tươi sáng và duyên dáng của cái Nhu, qua những bài biểu diễn của các bạn trong võ đạo quán, Đây là chân thiện mỹ trong Nhu đạo. (còn tiếp)
    Be Strong, gentle, and beautiful ; in your mind , body, and spirit
  3. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Ethical Training: Tạm dịch là huấn luyện về đạo đức : Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào những khía cạnh hiểu biết về căn bản của maximum efficiency hay còn gọi là hiệu quả lớn nhất trong chương trình giảng dạy nhân bản đạo đức của môn Nhu đạo.Trong cuộc sống hàng ngày, nhìn quanh chúng ta, có rất nhiều người dễ dàng bị kích thích bởi tự nhiên và họ trở nên giận dữ với những lý do thật là đơn giản. Nhu đạo có thể giúp những người này trở nên điềm đạm và kiểm soát được chính họ.Qua những tháng ngày huấn luyện tại võ đường, họ sẽ nhận ra được sự giận dữ là nguồn tiêu hao năng lượng trong cơ thể. và điều này sẽ dẫn đến những kết quả xấu cho chính bản thân họ và những người chung quanh. Tập Nhu đạo sẽ mang lại thật nhiều hữu ích cho những ai không tự tin vào chính bản thân mình vì những thất bại trong quá khứ .Nhu đạo dạy cho chúng ta đi tìm những phương cách tốt nhất, trong tất cả những tình huống hàng ngày, thêm vào đó, Nhu Đạo còn giúp chúng ta hiểu ra rằng sự lo lắng cũng là một sự tiêu hao năng lượng.Nói một cách khả quan, một người thất bại và một người trên đỉnh thành công có cùng một vị trí giống nhau, cả hai đều phải quyết định bước kế tiếp của mình, chọn cho mình một hướng đi để đi tới tương lai.Qua quá trình tập luyện họ sẽ nhận được những tiềm lực giống nhau để đi đến chỗ thành công, Nhu đạo sẽ hướng chúng ta từ bỏ sự lười biếng và thất vọng để đi đến trạng thai khoẻ mạnh trong những hoạt động của mỗi người chúng ta hàng ngày.Một điều nữa mà chúng ta sẽ thấy được qua những giờ học Nhu đạo là sự không hài lòng kéo dài về người khác sẽ được giảm dần.Chúng ta cũng sẽ cảm nhận được sự nghĩ xấu cho người khác cũng là một sự tiêu hao năng lượng bản thân.Tập luyện mỗi ngày dần dần chúng ta sẽ cảm nhận được sự bình an trong sự suy nghĩ.
    Aesthetics:Chân thiện Mỹ Tập Nhu đạo mang lại cho chúng ta nhiều điều thích thú về chân thiện mỹ,chúng ta sẽ cảm giác được sự phát triển của các cơ bắp và thần kinh, sự hài lòng về những động tác, niềm vui khi thắng trận, Chưa hết, chúng ta cũng sẽ thấy được sự đẹp đẽ, tươi sáng và duyên dáng của cái Nhu, qua những bài biểu diễn của các bạn trong võ đạo quán, Đây là chân thiện mỹ trong Nhu đạo. (còn tiếp)
    Be Strong, gentle, and beautiful ; in your mind , body, and spirit
  4. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Tập luyện thường xuyên: Những võ sinh nhu đạo thỉnh thoảng phạm một lỗi lầm trong cách tập luyện như tập quá nhiều hay quá ít. Thêm vào đó tập luyện không mang lại hiệu quả được xem là một lỗi lầm mà võ sinh hay gặp nhất. Giá trị thật sự của Nhu Đạo chỉ xuất hiện khi chúng ta tập luyện siêng năng. Để thấu hiểu và lãnh hội được những kiến thức về thể dục và đức dục cũng như tinh thần thượng võ từ Nhu đạo,một võ sinh đòi hỏi phải tập luyện hàng ngày.nhưng tiếc rằng,chúng ta không thể tập luyện tại võ đường mỗi ngày, nên võ sinh ít nhất nên thực hành Seiryoku Zen''yo Kokumin Taiiku.
    Nên thận trọng:Vào giai đoạn đầu tiên trong quá trình luyện tập, những võ sinh, đặc biệt là các em mới lớn, thỉnh thoảng cảm thấy như mình muốn thử các đòn mới học trên những người không quen biết.Thái độ đó là một hành động vô trách nhiệm và cực kỳ nguy hiểm. Võ sinh không bao giờ được xử dụng những đòn trong Nhu đạo với tính cách sai lệch vì kết quả có thể mang lại sự thương vong nghiêm trọng hay có thể dẫn đến cái chết cho người khác. Thêm vào đó, sử dùng đòn trong Nhu đạo một cách bừa bãi đi ngược lại với tinh thần Nhu đạo.Võ sinh chỉ được áp dụng những đòn mình đã học ngoài võ đường khi thật sự bị đe doạ đến tính mạng.Khi đã có một thái độ không đúng trong việc xử dụng đòn . Người võ sinh đặt mình vào một vị trí nguy hiểm,nếu như một người không chần chừ khi muốn thử một đòn mới với người khác thì người đó khó trách được người khác khi ai đó muốn thử đòn mới trên anh/chị ta, nếu như người chúng ta không biết là một người giỏi hơn và nguy hiểm hơn thì kết quả ra sao? Người Việt chúng ta có một câu rất hay là " Cao nhân tất hữu cao nhân trị, Cao Sơn tất hữu cao Sơn cao" Người tài còn có người tài hơn, núi cao có núi khác cao hơn.Có một câu chuyện về Nhu đạo, xảy ra tại nước Nhật.Có một võ sinh nọ, rất là giỏi Nhu đạo, nhưng tính tình háo thắng và luôn thử những đòn anh ta mới học với người khác. Cứ mỗi lần tan buổi tập anh ta không về nhà ngay nhưng lại đến con đường vắng vẻ bên cạnh nấp lại trong bụi rậm, ngồi đó chờ có người nào đó đi qua thì anh ta lập tức nhảy ra và tấn công người qua đường bằng đòn mình mới học.Thời gian qua đi, chuyện ấy đến tai người thầy.Một buổi tối nọ, người thầy đi vào con đường vắng vẻ sau buổi tập,người võ sinh không biết người sắp bị tấn công là thầy của mình...lập tức không chần chừ nhảy ra từ bụi rậm và quật ..thầy của mình xuống.Người thầy ..bị quăng xuống đất, rồi từ từ đứng dậy bảo người võ sinh nọ xem bên sườn của anh ta. Nhận ra người bị tấn công là..thầy của mình, người võ sinh lập tức nhìn xuống phía sườn của mình và nhận thấy có một vết dầu dài mà người thầy đã bôi lên trong khi bị quăng, Người thầy nói nếu người đó là một cao thủ và có lòng muốn sát hại con thì con đã bị một phát atemi vào tử huyệt rồi.Người võ sinh ....đã hiểu ra được chân lý và từ đó anh không bao giờ ...dám làm như vậy nữa.(còn tiếp)
    Be Strong, gentle, and beautiful ; in your mind , body, and spirit
  5. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Tập luyện thường xuyên: Những võ sinh nhu đạo thỉnh thoảng phạm một lỗi lầm trong cách tập luyện như tập quá nhiều hay quá ít. Thêm vào đó tập luyện không mang lại hiệu quả được xem là một lỗi lầm mà võ sinh hay gặp nhất. Giá trị thật sự của Nhu Đạo chỉ xuất hiện khi chúng ta tập luyện siêng năng. Để thấu hiểu và lãnh hội được những kiến thức về thể dục và đức dục cũng như tinh thần thượng võ từ Nhu đạo,một võ sinh đòi hỏi phải tập luyện hàng ngày.nhưng tiếc rằng,chúng ta không thể tập luyện tại võ đường mỗi ngày, nên võ sinh ít nhất nên thực hành Seiryoku Zen''yo Kokumin Taiiku.
    Nên thận trọng:Vào giai đoạn đầu tiên trong quá trình luyện tập, những võ sinh, đặc biệt là các em mới lớn, thỉnh thoảng cảm thấy như mình muốn thử các đòn mới học trên những người không quen biết.Thái độ đó là một hành động vô trách nhiệm và cực kỳ nguy hiểm. Võ sinh không bao giờ được xử dụng những đòn trong Nhu đạo với tính cách sai lệch vì kết quả có thể mang lại sự thương vong nghiêm trọng hay có thể dẫn đến cái chết cho người khác. Thêm vào đó, sử dùng đòn trong Nhu đạo một cách bừa bãi đi ngược lại với tinh thần Nhu đạo.Võ sinh chỉ được áp dụng những đòn mình đã học ngoài võ đường khi thật sự bị đe doạ đến tính mạng.Khi đã có một thái độ không đúng trong việc xử dụng đòn . Người võ sinh đặt mình vào một vị trí nguy hiểm,nếu như một người không chần chừ khi muốn thử một đòn mới với người khác thì người đó khó trách được người khác khi ai đó muốn thử đòn mới trên anh/chị ta, nếu như người chúng ta không biết là một người giỏi hơn và nguy hiểm hơn thì kết quả ra sao? Người Việt chúng ta có một câu rất hay là " Cao nhân tất hữu cao nhân trị, Cao Sơn tất hữu cao Sơn cao" Người tài còn có người tài hơn, núi cao có núi khác cao hơn.Có một câu chuyện về Nhu đạo, xảy ra tại nước Nhật.Có một võ sinh nọ, rất là giỏi Nhu đạo, nhưng tính tình háo thắng và luôn thử những đòn anh ta mới học với người khác. Cứ mỗi lần tan buổi tập anh ta không về nhà ngay nhưng lại đến con đường vắng vẻ bên cạnh nấp lại trong bụi rậm, ngồi đó chờ có người nào đó đi qua thì anh ta lập tức nhảy ra và tấn công người qua đường bằng đòn mình mới học.Thời gian qua đi, chuyện ấy đến tai người thầy.Một buổi tối nọ, người thầy đi vào con đường vắng vẻ sau buổi tập,người võ sinh không biết người sắp bị tấn công là thầy của mình...lập tức không chần chừ nhảy ra từ bụi rậm và quật ..thầy của mình xuống.Người thầy ..bị quăng xuống đất, rồi từ từ đứng dậy bảo người võ sinh nọ xem bên sườn của anh ta. Nhận ra người bị tấn công là..thầy của mình, người võ sinh lập tức nhìn xuống phía sườn của mình và nhận thấy có một vết dầu dài mà người thầy đã bôi lên trong khi bị quăng, Người thầy nói nếu người đó là một cao thủ và có lòng muốn sát hại con thì con đã bị một phát atemi vào tử huyệt rồi.Người võ sinh ....đã hiểu ra được chân lý và từ đó anh không bao giờ ...dám làm như vậy nữa.(còn tiếp)
    Be Strong, gentle, and beautiful ; in your mind , body, and spirit
  6. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Phân loại các kỹ thuật trong Nhu đạo: Nhu đạo được chia ra làm ba phần kỹ thuật chính. mỗi phần kỹ thuật này lại được chia làm nhiều phần nhỏ.3 kỹ thuật đó là
    Nage waza: Kỹ thuật ném, quăng quật
    Katame waza: Kỹ thuật đè hay khống chế đối phương dưới đất hay đứng.
    Atemi waza: Kỹ thuật điểm vào huyệt đạo
    Nage waza bao gồm tachi waza hay là những đòn ném đứng và Sutemi waza hay còn gọi là đòn hy sinh.
    Như các bạn đã biết hông là một yếu tố quan trọng khi chúng ta tập những đòn đứng tachi waza, tuy nhiên thêm vào đó là te waza, đòn tay, koshi waza là đòn hông, hay là ashi waza là đòn chân những kỹ thuật này đều liên hệ đến mỗi bộ phận chính trên cơ thể mỗi khi ra đòn. Sutemi waza được gọi là ma-sutemi-waza(đòn hy sinh nằm ngữa) hay yoko-sutemi-waza(đòn hy sinh nằm nghiêng).Katame waza bao gồm osae-komi-waza là kỹ thuật đè , shime waza, hay kỹ thuật siết cổ, và kansetsu waza là kỹ thuật khoá tay. Một điều chúng ta thường hay hiểu lầm katame waza là đè trên thảm, không nhất thiết như vậy, chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật khoá tay trong khi đang đứng.Atemi waza là những kỹ thuật làm tê liệt đối thủ khi tấn công bằng nắm đấm, sống tay, đầu ngón tay, cùi chỏ, đầu gối, ức bàn chân, ngón chân, gót chân, gáy và trán của mình.Những kỹ thuật này bao gồm đấm,đá, chặt, xỉa, và được chia ra thành hai phần
    ude-waza khi tay được dùng để tấn công vào tử huyệt và ashi ate khi chân được dùng làm vũ khí tấn công.Khi bị tấn công vào tử huyệt, đối phương sẽ bị đau đớn,xỉu, hôn mê, bại liệt hay chết.Ate waza chi được luyện tập trong bài quyền, không bao giờ được tập trong các giờ đối luyện tự do randori.(còn tiếp)
    Be Strong, gentle, and beautiful ; in your mind , body, and spirit
  7. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Phân loại các kỹ thuật trong Nhu đạo: Nhu đạo được chia ra làm ba phần kỹ thuật chính. mỗi phần kỹ thuật này lại được chia làm nhiều phần nhỏ.3 kỹ thuật đó là
    Nage waza: Kỹ thuật ném, quăng quật
    Katame waza: Kỹ thuật đè hay khống chế đối phương dưới đất hay đứng.
    Atemi waza: Kỹ thuật điểm vào huyệt đạo
    Nage waza bao gồm tachi waza hay là những đòn ném đứng và Sutemi waza hay còn gọi là đòn hy sinh.
    Như các bạn đã biết hông là một yếu tố quan trọng khi chúng ta tập những đòn đứng tachi waza, tuy nhiên thêm vào đó là te waza, đòn tay, koshi waza là đòn hông, hay là ashi waza là đòn chân những kỹ thuật này đều liên hệ đến mỗi bộ phận chính trên cơ thể mỗi khi ra đòn. Sutemi waza được gọi là ma-sutemi-waza(đòn hy sinh nằm ngữa) hay yoko-sutemi-waza(đòn hy sinh nằm nghiêng).Katame waza bao gồm osae-komi-waza là kỹ thuật đè , shime waza, hay kỹ thuật siết cổ, và kansetsu waza là kỹ thuật khoá tay. Một điều chúng ta thường hay hiểu lầm katame waza là đè trên thảm, không nhất thiết như vậy, chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật khoá tay trong khi đang đứng.Atemi waza là những kỹ thuật làm tê liệt đối thủ khi tấn công bằng nắm đấm, sống tay, đầu ngón tay, cùi chỏ, đầu gối, ức bàn chân, ngón chân, gót chân, gáy và trán của mình.Những kỹ thuật này bao gồm đấm,đá, chặt, xỉa, và được chia ra thành hai phần
    ude-waza khi tay được dùng để tấn công vào tử huyệt và ashi ate khi chân được dùng làm vũ khí tấn công.Khi bị tấn công vào tử huyệt, đối phương sẽ bị đau đớn,xỉu, hôn mê, bại liệt hay chết.Ate waza chi được luyện tập trong bài quyền, không bao giờ được tập trong các giờ đối luyện tự do randori.(còn tiếp)
    Be Strong, gentle, and beautiful ; in your mind , body, and spirit
  8. mda9

    mda9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    huynh, khủnh long, post hình lên cho muội xem đi, đọc mấy cái này mỏi mắt quá, muội thích coi hình. lúc này sao chẳng thấy huynh đâu thế nhỉ/
    Quan trọng không phải  là đi mau mà là  đi mãi
  9. mda9

    mda9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    huynh, khủnh long, post hình lên cho muội xem đi, đọc mấy cái này mỏi mắt quá, muội thích coi hình. lúc này sao chẳng thấy huynh đâu thế nhỉ/
    Quan trọng không phải  là đi mau mà là  đi mãi
  10. taiotoshi

    taiotoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Dạo này đi học lại nên không lên đây thường xuyên, H sẽ cố gắng post nhiều bài mới trong tương lai,
    Be Strong, gentle, and beautiful ; in your mind , body, and spirit

Chia sẻ trang này