1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường tới Kodokan [chu?? đê?? có nhiê??u ngươ??i đọc, được mod Lyhl giới thiệu tháng 5/2010]

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi teranosarus, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Là một người yêu thích Judo ai cũng nên biết về nguồn gốc của Judo đó là một sự hiểu biết mà bất cứ môn sinh Judo nào cần có.
    Vài nét về nguồn gốc Judo.
    Muốn hiểu sâu về môn Judo, chúng ta cần tìm tận nguồn gốc phát sinh ra môn Jijitsu (Nhu thuật) vì chính môn võ cổ truyền này đã là nền tảng cho Jigoro Kano sáng lập ra môn Judo ngày nay.
    Vào thời trung cổ, ở nước Nhật có người thầy thuốc tên là Sirobel Akiyma cảm thông với nỗi đau khổ và sự yếu đuối của con người trước thiên nhiên và bạo lực, ông sang Trung Quốc nghiên cứu những phương pháp giúp con người khoẻ mạnh và chiến đấu dẻo dai. Một thời gian dài lưu lại tại đây, ông đã học hỏi khắp nơi, nhưng các môn võ thuật Trung Quốc thời bấy giờ không đáp ứng sự mong muốn. Ông thất vọng trở về nước , trên đường về, Akiyma ghé vào đền Dazaifu để rèn luyện môn Zen trên 100 ngày.
    Vào một sáng mùa đông, bão tuyết phủ trắng cả cỏ cây vạn vật, một hiện tượng tuy thông thường nhưng làm ông đặc biệt chú ý: Dưới sức nặng của tuyết phủ, cành sồi to lớn tưởng như vững chắc bị gẫy đổ, ngược lại những cây trúc chỉ uốn mình theo sức nặng rồi lại vươn lên tươi tốt sau cơn giống tuyết. Cảnh tượng ấy kích thích trí tưởng tượng của Akiyma. Ông chợt nảy sinh ra ý nghĩ "Hãy lấy sự mềm dẻo đối chọi với cứng rắn. Theo ông càng cứng rắn càng dễ bị gẫy đổ trước sức mạnh, cũng như cành sồi to lớn kia dưới sức mạnh của giông tuyết".
    Tư tưởng trên đã trở thành nguyên lý căn bản cho một môn võ công mang tên là Jujitsu do Akiyma khởi xướng. Sau đó theo thời gian, môn Jujitsu phát triển không ngừng và lớp người sau đã sáng tạo thêm nhiều đòn thế hiểm độc dành riêng cho giới quý tộc Nhật bản trong các trận tử chiến.
    Jigoro Kano là một người đạt được đỉnh cao của môn Jujitsu và từ nền tảng của môn võ này ông đã sáng lập ra một trường phái mới mang tên Judo. Theo định nghĩa của người Nhật bản, Judo là "đường lối uyển chuyển" về nguyên tắc ông Kano nói: "Sức lực ít hiệu năng nhiều", nghệ thuật dùng sức nằm gọn trong bí quyết đơn giản "Khi bị đẩy thì kéo, khi bị kéo thì đẩy". Ta thử tưởng tượng một người khoẻ dùng sức đẩy một người yếu. Thay vì đẩy lại, người yếu lại dùng sức mình kéo luôn đối phương về phía mình, khiến họ mất thăng bằng. Ngay thời điểm này, với một thế căn bản của môn Judo người yếu quật ngã đối phương dễ dàng. Như vậy chủ trương của môn Judo không tấn công đối phương, chỉ khi nào bị tấn công người võ sinh Judo mới phát huy đòn thế. Lý giải từ nguyên tắc trên, Kano và hàng môn sinh cao cấp của ông qua bao thế hệ, đã sáng tạo bồi đắp nên một hệ thống kỹ thuật rất phong phú và đa dạng được lưu truyền và phổ biết đến ngày nay.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  2. manhduc01

    manhduc01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Bác T-rex (viết thế có đúng không bác?) cho em hỏi cái. Ngã kempo (không lăn) trên thảm thì không sao, nhưng nếu áp dụng đúng như thế trên mặt đường hay sân ximăng chẳng hạn thì chắc vỡ mắt cá hay xương bánh chè ngay, chưa kể đau tay/cùi chỏ. Bác có cách nào không ạ?
    Em thấy bên wushu, Vovinam và Nội gia quyền ngã cũng đẹp.
  3. manhduc01

    manhduc01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Bác T-rex (viết thế có đúng không bác?) cho em hỏi cái. Ngã kempo (không lăn) trên thảm thì không sao, nhưng nếu áp dụng đúng như thế trên mặt đường hay sân ximăng chẳng hạn thì chắc vỡ mắt cá hay xương bánh chè ngay, chưa kể đau tay/cùi chỏ. Bác có cách nào không ạ?
    Em thấy bên wushu, Vovinam và Nội gia quyền ngã cũng đẹp.
  4. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Khi ngã Zempo trên thảm thì chân có thể thoải mái hơn vì không sợ đau nhưng kỹ thuật này cũng có thể ngã người đường được vì không phải chống tay khi ngã mà là lướt trên cánh tay, chân cũng không quật xuống mà co lại để có thể đứng ngay lên, còn về kỹ thuật ngã thì không chỉ những môn bạn nói còn nhiều môn khác cũng ngã rất hay, tôi cũng đã từng đi xem và học hỏi được nhiều như Thiếu lâm, Hoa quyền,....
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  5. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Khi ngã Zempo trên thảm thì chân có thể thoải mái hơn vì không sợ đau nhưng kỹ thuật này cũng có thể ngã người đường được vì không phải chống tay khi ngã mà là lướt trên cánh tay, chân cũng không quật xuống mà co lại để có thể đứng ngay lên, còn về kỹ thuật ngã thì không chỉ những môn bạn nói còn nhiều môn khác cũng ngã rất hay, tôi cũng đã từng đi xem và học hỏi được nhiều như Thiếu lâm, Hoa quyền,....
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  6. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } Một người cần phải nhắc đến khi nói về Judo, đó chính là vị sư tổ đáng kính của Judo : Jigoro Kano.
    Vốn bài viết này tôi định đưa vào topic các danh nhân võ thuật nhưng vì theo ý của Thái Giám nhí nhảnh (TGNN) là topic chỉ nêu các cao thủ người Việt nên tôi đưa vào đây để những người yêu thích Judo có thể biết.
    Jigoro Kano - người sáng lập môn phái Judo
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } Jigoro Kano sinh ngày 28 tháng 10 năm 1860 tại phủ Mikage, tỉnh Hypgo (gần vịnh Osaka) Nhật Bản. Thủa nhỏ Kano là một cậu bé thông minh, hiền lành nhưng ốm yếu, thường bị bạn bè bắt nạt. Mang nặng mặc cảm ấy nên cậu bé Kano nuôi ước vọng sớm trở thành một người khoẻ mạnh, đầy đủ sức lực để mọi người khỏi xem thường. Năm Kano lên 10 tuổi trong một trận đấu bóng đá, cậu bị vây đánh đến ngất xỉu vì sự xích mích giữa hai đội. Nhưng rất may, Kano được một đồng đội giỏi Jujitsu (Nhu thuật) kịp thời giải cứu, sau đó cậu chơi thân với người bạn này và khởi luyện môn Jujitsu. Sự nghiệp võ thuật của Kano bắt đầu từ đó.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  7. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } Một người cần phải nhắc đến khi nói về Judo, đó chính là vị sư tổ đáng kính của Judo : Jigoro Kano.
    Vốn bài viết này tôi định đưa vào topic các danh nhân võ thuật nhưng vì theo ý của Thái Giám nhí nhảnh (TGNN) là topic chỉ nêu các cao thủ người Việt nên tôi đưa vào đây để những người yêu thích Judo có thể biết.
    Jigoro Kano - người sáng lập môn phái Judo
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } Jigoro Kano sinh ngày 28 tháng 10 năm 1860 tại phủ Mikage, tỉnh Hypgo (gần vịnh Osaka) Nhật Bản. Thủa nhỏ Kano là một cậu bé thông minh, hiền lành nhưng ốm yếu, thường bị bạn bè bắt nạt. Mang nặng mặc cảm ấy nên cậu bé Kano nuôi ước vọng sớm trở thành một người khoẻ mạnh, đầy đủ sức lực để mọi người khỏi xem thường. Năm Kano lên 10 tuổi trong một trận đấu bóng đá, cậu bị vây đánh đến ngất xỉu vì sự xích mích giữa hai đội. Nhưng rất may, Kano được một đồng đội giỏi Jujitsu (Nhu thuật) kịp thời giải cứu, sau đó cậu chơi thân với người bạn này và khởi luyện môn Jujitsu. Sự nghiệp võ thuật của Kano bắt đầu từ đó.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  8. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Bước đầu tiên trên con đường võ học, Kano gặp nhiều khó khăn. Cậu đã đến xin học với nhiều võ sư giỏi Jujitsu nhưng đều bị từ chối, mãi đến năm 1877 trong thời gian theo học trường Đại học chính trị kinh tế, Kano mới trở thành học trò của Fuduka, một võ sư nổi tiếng và đức độ trong giới Jujitsu thời bấy giờ. Ước nguyện đã thành hiện thực, người sinh viên 17 tuổi này ra công luyện tập. Nhờ đức tính hiền hoà cần mẫn, Kano được thầy Fuduka quý mến. Chẳng bao lâu Kano trở thành một võ sỹ Jujitsu tài ba.
    Năm 1879 thầy Fuduka mất. Kano tiếp tục học võ với võ sư Mattaemon-Iso vị thầy này không những là võ sư Jujitsu mà còn là một tay kiếm thuật tài danh. Thầy Iso rất quý mến Kano, bằng lòng nhận học trò nối nghiệp. Tại võ đường Tenjin Shinkage của thầy Iso có anh chàng võ sinh khổng lồ tên Fukushima to khoẻ, nặng cả tạ. Lần nào tập thi đấu Fukushima cũng quật Kano xuống sàn dễ dàng. Kano nhỏ bằng nửa Fukushima nhưng hơn anh ta ở chỗ quyết tâm và kiến thức của chàng sinh viên Đại học Hoàng gia ở Tokyo. Kano quyết lợi dụng ưu điểm này của mình để có ngày quật ngã cho được bạn đồng môn to lớn này. Anh luyện tập không ngừng nghỉ và tham khảo tất cả các sách báo về môn võ vật mà anh có. Hôm đó như thường lệ, chàng khổng lồ Fukushima tập với Kano và có ý xem thường người võ sinh nhỏ con này. Nhưng vừa di chuyển được vài bước Fukushima thấy mình bị mất thăng bằng chới với đằng trước, nhanh như cắt Kano tiến sát vào người anh ta, rùn thấp người gánh Fukushima lên vai, quay một vòng ném xuống nệm! Chuyện khó tin nhưng có thật, Fukushima vừa đau vừa giận, đứng lên tấn công ngay Kano, nhưng một lần nữa Fukushima thấy mình hỏng chân và bị quật ngã xuống nệm, Kano chiến thắng! Anh đã thành công một đòn mới do anh nghĩ ra, đó là đòn Kata Guruma.Đến năm 1881, Jigoro Kano trở thành một cao thủ của phái Tenjin Shinyo. Chưa thoả mãn với trình độ đã đạt được, Kano xin sang học với một hệ phái Jujitsu khác-hệ phái Kito có trưởng môn là võ sư Isunetoshi Iikubo, võ sư Iikubo rất giỏi về kỹ thuật Nage Waza (kỹ thuật quật ngã) và cũng rất chú trọng tự do đối luyện. Kano đồng thời luyện tập rất chăm chỉ, còn tiếp tục nghiên cứu cải tiến các kỹ thuật đã học dựa trên những nguyên lý khoa học. Ông đã kết hợp những "đòn ruột" của hệ phái Tenjin Shingo là kỹ thuật khoá làm đối phương bị bất động (Katame Waza) và kỹ thuật tấn công các yếu huyệt (Atemi Waza) với kỹ thuật ném-quật (Nage Waza) của hệ phái Kito, hạn chế đi những kỹ thuật nguy hiểm để trở thành hệ thống luyện tập phù hợp với tinh thần thể dục thể thao. Cũng năm 1881, Kano tốt nghiệp khoa triết học sau khi tốt nghiệp Đại học chính trị kinh tế vào năm 1880 và trở thành một giảng viên ở trường Đại học Peers dành cho con cháu các nhà quý tộc, nhờ có thực tài sau ông được cử làm cố vấn Bộ Giáo dục, rồi Khoa trưởng Đại học Sư phạm Đông Kinh, Khoa trưởng đệ ngũ cao đẳng viện Đông Kinh. Tuy nhiên phần lớn thời giờ trống, Kano dành hết cho võ thuật.
    Năm 1882-một năm đáng ghi nhớ-Kano vẫn học ở võ đường Kito nhưng đồng thời lập riêng cho mình một võ đường ở đền Eishoji, võ đường đầu tiên của môn Judo. Võ đường này lúc đầu có 9 học sinh cũng từ võ đường Kito chuyển sang. Thực ra lúc này chương trình học vẫn còn ảnh hưởng nặng của Jujitsu và mỗi tuần 2-3 lần, võ sư Iikubo sang giúp cho Kano huấn luyện, cho đến một ngày.... Hôm đó, Kano tập randori (tự do đối luyện) với thầy mình là võ sư Iikubo, Iikubo tấn công nhưng đều bị Kano phá được và với kỹ thuật mới sáng tạo, anh đã quật vị trưởng môn Kito ngã liên tục trên 3 lần. Trước sự kinh ngạc của Iikubo, anh học trò Kano đã giải thích cho thầy mình nghe những nguyên lý mà mình vừa tìm ra, chủ yếu là kỹ thuật kuzushi tức là cách làm cho đối phương mất thăng bằng theo các hướng khác nhau để có thể quật ngã họ. Sau khi nghe xong, ông Iikubo tỏ vẻ thán phục và nói : "Từ nay anh sẽ trở thành thầy của tôi". Ngay sau đó, ông Iikubo đã trao quyền trưởng môn Kito cho Kano và trở thành huấn luyện viên giúp cho Kano, người mà trước đó còn là học trò của mình.
    Kano dành hết thời gian sau khi dạy văn hoá là chăm sóc võ đường ở đền Eishoji. Ông đã dùng tiền của mình để giúp võ phục quần áo cho các võ sinh nghèo. Nhưng thầy trò Kano luyện tập hăng quá, sàn của ngôi đền cổ kính không chịu nổi sức ném sầm sập nên vị chủ trì đề nghị thầy trò dời sang nơi khác. Kano đã dời võ đường về tại nhà mình ở Kojimachi và năm 1884, Kano đặt tên cho võ đường là Kodokan, tiền thân của võ đường Kodokan ngày nay. Theo nguyên nghĩa, Ko có nghĩa là tưởng niệm, do là đạo, kan là căn phòng, Kodokan có nghĩa là đạo đường để tu luyện tinh thần. Như vậy Kano đã sáng lập ra môn võ mới với tên gọi là Judo, Ju là nhu, do là đạo. Kano chủ ý thay chữ "jitsu" của Jujitsu bằng chữ "do" vì ông muốn Judo như là một cách rèn luyện cả thể chất lẫn tinh thần, một quan niệm sống có ý nghĩa triết học, chứ không thuần tuý chỉ là những kỹ thuật chiến đấu, dù là tự vệ. Vì thế các đòn nguy hiểm của Jujitsu bị hạn chế tối đa, kỹ thuật Atemi vẫn còn dậy nhưng chỉ rành riêng cho các võ sinh cao cấp có đức tính tốt và khả năng tự chủ. Một khác biệt quan trọng giữa Judo và Jujitsu là kuzushi, tức kỹ thuật làm đối phương mất thăng bằng, sau đó chỉ dùng một lực nhỏ cũng làm cho họ bị quật ngã. Sau này, theo Kazuzo Kudo, cao đồ 10 đẳng của Kano và là tác giả của bộ sách nổi tiếng "Dynamic Judo": kỹ thuật Kuzushi là cốt lõi của Judo, chính nó làm phân biệt được giữa Judo và Jujitsu đồng thời đưa Kano trở thành ***** của môn Judo.
    Tuy vậy lúc ban đầu, võ đường Kodokan ra đời là cái gai giữa xung quanh là môn võ Jujitsu nên đã gây ra sự tranh chấp lớn. Những cuộc tranh tài giữa các môn đồ của hai phái thường xảy ra từ võ đài đến ngay ở ngoài đường phố. Nhưng cũng từ đó Judo đã nhanh chóng chứng minh được ưu thế của mình, võ sinh Judo đã thắng trong nhiều cuộc tranh tài, đáng kể nhất là năm 1885, võ đường Kodokan đã đoạt giải quán quân trong một giải quan trọng tranh tài cùng với môn Jujitsu, từ đó môn võ Judo trở nên nổi tiếng thu hút nhiều học viên và ngày càng đẩy lùi môn Jujitsu vào bóng tối.
    Dưới thời Minh Trị, nước Nhật mở rộng cửa đón nhận nền văn minh Âu Châu, do đó trong thời gian từ 1889 đến 1893, Kano có dịp đi giới thiệu Judo ở các nước Châu Âu. Năm 1897, võ đường Kodokan dời về Shimotomizaka và lúc này, dưới sự kiểm soát của Kodokan đã có hơn 250 võ đường Judo khắp nước Nhật. Sau đó sang đầu thế kỷ XX, Judo được Bộ giáo dục Nhật bản chính thức đưa vào huấn luyện ở các trường học của Nhật từ cấp 1 đến đại học.
    Từ năm 1909, Kano nhiều lần đại diện nước Nhật hướng dẫn đoàn vận động viên Nhật đi tham dự các thế vận hội Olympic, giáo sư đã được sự chấp thuận của Uỷ ban tổ chức Olympic giới thiệu môn Judo với thanh niên các nước trên thế giới về dự Đại hội, tinh thần môn võ Judo rất phù hợp với tinh thần thể thao của Olympic. Nhờ vậy, những năm sau môn Judo được phổ biến rộng rãi, các phân viện của Kodokan lần lượt được thành lập tại nhiều nước trên thế giới. Lần cuối cùng, sau khi tham dự Olympic năm 1938 tổ chức ở Le Caire (Ai Cập) trên đường trở về ông Jigoro Kano đã từ trần ngày 4-4-1938, thọ 79 tuổi.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  9. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Bước đầu tiên trên con đường võ học, Kano gặp nhiều khó khăn. Cậu đã đến xin học với nhiều võ sư giỏi Jujitsu nhưng đều bị từ chối, mãi đến năm 1877 trong thời gian theo học trường Đại học chính trị kinh tế, Kano mới trở thành học trò của Fuduka, một võ sư nổi tiếng và đức độ trong giới Jujitsu thời bấy giờ. Ước nguyện đã thành hiện thực, người sinh viên 17 tuổi này ra công luyện tập. Nhờ đức tính hiền hoà cần mẫn, Kano được thầy Fuduka quý mến. Chẳng bao lâu Kano trở thành một võ sỹ Jujitsu tài ba.
    Năm 1879 thầy Fuduka mất. Kano tiếp tục học võ với võ sư Mattaemon-Iso vị thầy này không những là võ sư Jujitsu mà còn là một tay kiếm thuật tài danh. Thầy Iso rất quý mến Kano, bằng lòng nhận học trò nối nghiệp. Tại võ đường Tenjin Shinkage của thầy Iso có anh chàng võ sinh khổng lồ tên Fukushima to khoẻ, nặng cả tạ. Lần nào tập thi đấu Fukushima cũng quật Kano xuống sàn dễ dàng. Kano nhỏ bằng nửa Fukushima nhưng hơn anh ta ở chỗ quyết tâm và kiến thức của chàng sinh viên Đại học Hoàng gia ở Tokyo. Kano quyết lợi dụng ưu điểm này của mình để có ngày quật ngã cho được bạn đồng môn to lớn này. Anh luyện tập không ngừng nghỉ và tham khảo tất cả các sách báo về môn võ vật mà anh có. Hôm đó như thường lệ, chàng khổng lồ Fukushima tập với Kano và có ý xem thường người võ sinh nhỏ con này. Nhưng vừa di chuyển được vài bước Fukushima thấy mình bị mất thăng bằng chới với đằng trước, nhanh như cắt Kano tiến sát vào người anh ta, rùn thấp người gánh Fukushima lên vai, quay một vòng ném xuống nệm! Chuyện khó tin nhưng có thật, Fukushima vừa đau vừa giận, đứng lên tấn công ngay Kano, nhưng một lần nữa Fukushima thấy mình hỏng chân và bị quật ngã xuống nệm, Kano chiến thắng! Anh đã thành công một đòn mới do anh nghĩ ra, đó là đòn Kata Guruma.Đến năm 1881, Jigoro Kano trở thành một cao thủ của phái Tenjin Shinyo. Chưa thoả mãn với trình độ đã đạt được, Kano xin sang học với một hệ phái Jujitsu khác-hệ phái Kito có trưởng môn là võ sư Isunetoshi Iikubo, võ sư Iikubo rất giỏi về kỹ thuật Nage Waza (kỹ thuật quật ngã) và cũng rất chú trọng tự do đối luyện. Kano đồng thời luyện tập rất chăm chỉ, còn tiếp tục nghiên cứu cải tiến các kỹ thuật đã học dựa trên những nguyên lý khoa học. Ông đã kết hợp những "đòn ruột" của hệ phái Tenjin Shingo là kỹ thuật khoá làm đối phương bị bất động (Katame Waza) và kỹ thuật tấn công các yếu huyệt (Atemi Waza) với kỹ thuật ném-quật (Nage Waza) của hệ phái Kito, hạn chế đi những kỹ thuật nguy hiểm để trở thành hệ thống luyện tập phù hợp với tinh thần thể dục thể thao. Cũng năm 1881, Kano tốt nghiệp khoa triết học sau khi tốt nghiệp Đại học chính trị kinh tế vào năm 1880 và trở thành một giảng viên ở trường Đại học Peers dành cho con cháu các nhà quý tộc, nhờ có thực tài sau ông được cử làm cố vấn Bộ Giáo dục, rồi Khoa trưởng Đại học Sư phạm Đông Kinh, Khoa trưởng đệ ngũ cao đẳng viện Đông Kinh. Tuy nhiên phần lớn thời giờ trống, Kano dành hết cho võ thuật.
    Năm 1882-một năm đáng ghi nhớ-Kano vẫn học ở võ đường Kito nhưng đồng thời lập riêng cho mình một võ đường ở đền Eishoji, võ đường đầu tiên của môn Judo. Võ đường này lúc đầu có 9 học sinh cũng từ võ đường Kito chuyển sang. Thực ra lúc này chương trình học vẫn còn ảnh hưởng nặng của Jujitsu và mỗi tuần 2-3 lần, võ sư Iikubo sang giúp cho Kano huấn luyện, cho đến một ngày.... Hôm đó, Kano tập randori (tự do đối luyện) với thầy mình là võ sư Iikubo, Iikubo tấn công nhưng đều bị Kano phá được và với kỹ thuật mới sáng tạo, anh đã quật vị trưởng môn Kito ngã liên tục trên 3 lần. Trước sự kinh ngạc của Iikubo, anh học trò Kano đã giải thích cho thầy mình nghe những nguyên lý mà mình vừa tìm ra, chủ yếu là kỹ thuật kuzushi tức là cách làm cho đối phương mất thăng bằng theo các hướng khác nhau để có thể quật ngã họ. Sau khi nghe xong, ông Iikubo tỏ vẻ thán phục và nói : "Từ nay anh sẽ trở thành thầy của tôi". Ngay sau đó, ông Iikubo đã trao quyền trưởng môn Kito cho Kano và trở thành huấn luyện viên giúp cho Kano, người mà trước đó còn là học trò của mình.
    Kano dành hết thời gian sau khi dạy văn hoá là chăm sóc võ đường ở đền Eishoji. Ông đã dùng tiền của mình để giúp võ phục quần áo cho các võ sinh nghèo. Nhưng thầy trò Kano luyện tập hăng quá, sàn của ngôi đền cổ kính không chịu nổi sức ném sầm sập nên vị chủ trì đề nghị thầy trò dời sang nơi khác. Kano đã dời võ đường về tại nhà mình ở Kojimachi và năm 1884, Kano đặt tên cho võ đường là Kodokan, tiền thân của võ đường Kodokan ngày nay. Theo nguyên nghĩa, Ko có nghĩa là tưởng niệm, do là đạo, kan là căn phòng, Kodokan có nghĩa là đạo đường để tu luyện tinh thần. Như vậy Kano đã sáng lập ra môn võ mới với tên gọi là Judo, Ju là nhu, do là đạo. Kano chủ ý thay chữ "jitsu" của Jujitsu bằng chữ "do" vì ông muốn Judo như là một cách rèn luyện cả thể chất lẫn tinh thần, một quan niệm sống có ý nghĩa triết học, chứ không thuần tuý chỉ là những kỹ thuật chiến đấu, dù là tự vệ. Vì thế các đòn nguy hiểm của Jujitsu bị hạn chế tối đa, kỹ thuật Atemi vẫn còn dậy nhưng chỉ rành riêng cho các võ sinh cao cấp có đức tính tốt và khả năng tự chủ. Một khác biệt quan trọng giữa Judo và Jujitsu là kuzushi, tức kỹ thuật làm đối phương mất thăng bằng, sau đó chỉ dùng một lực nhỏ cũng làm cho họ bị quật ngã. Sau này, theo Kazuzo Kudo, cao đồ 10 đẳng của Kano và là tác giả của bộ sách nổi tiếng "Dynamic Judo": kỹ thuật Kuzushi là cốt lõi của Judo, chính nó làm phân biệt được giữa Judo và Jujitsu đồng thời đưa Kano trở thành ***** của môn Judo.
    Tuy vậy lúc ban đầu, võ đường Kodokan ra đời là cái gai giữa xung quanh là môn võ Jujitsu nên đã gây ra sự tranh chấp lớn. Những cuộc tranh tài giữa các môn đồ của hai phái thường xảy ra từ võ đài đến ngay ở ngoài đường phố. Nhưng cũng từ đó Judo đã nhanh chóng chứng minh được ưu thế của mình, võ sinh Judo đã thắng trong nhiều cuộc tranh tài, đáng kể nhất là năm 1885, võ đường Kodokan đã đoạt giải quán quân trong một giải quan trọng tranh tài cùng với môn Jujitsu, từ đó môn võ Judo trở nên nổi tiếng thu hút nhiều học viên và ngày càng đẩy lùi môn Jujitsu vào bóng tối.
    Dưới thời Minh Trị, nước Nhật mở rộng cửa đón nhận nền văn minh Âu Châu, do đó trong thời gian từ 1889 đến 1893, Kano có dịp đi giới thiệu Judo ở các nước Châu Âu. Năm 1897, võ đường Kodokan dời về Shimotomizaka và lúc này, dưới sự kiểm soát của Kodokan đã có hơn 250 võ đường Judo khắp nước Nhật. Sau đó sang đầu thế kỷ XX, Judo được Bộ giáo dục Nhật bản chính thức đưa vào huấn luyện ở các trường học của Nhật từ cấp 1 đến đại học.
    Từ năm 1909, Kano nhiều lần đại diện nước Nhật hướng dẫn đoàn vận động viên Nhật đi tham dự các thế vận hội Olympic, giáo sư đã được sự chấp thuận của Uỷ ban tổ chức Olympic giới thiệu môn Judo với thanh niên các nước trên thế giới về dự Đại hội, tinh thần môn võ Judo rất phù hợp với tinh thần thể thao của Olympic. Nhờ vậy, những năm sau môn Judo được phổ biến rộng rãi, các phân viện của Kodokan lần lượt được thành lập tại nhiều nước trên thế giới. Lần cuối cùng, sau khi tham dự Olympic năm 1938 tổ chức ở Le Caire (Ai Cập) trên đường trở về ông Jigoro Kano đã từ trần ngày 4-4-1938, thọ 79 tuổi.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  10. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Năm 1956 Liên đoàn Judo quốc tế(FIJ) chính thức thành lập, đến nay FIJ có hơn 100 nước thành viên, trong đó có cả Việt Nam. Năm 1964 Judo được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Đại hội Olympic được tổ chức tại Tokyo. Kể từ lúc ra đời đến nay, Judo trải qua một quá trình phát triển trên 100 năm, không riêng gì người Nhật, mà hầu hết các dân tộc trên thế giới ngày nay càng hiểu biết và tập luyện Judo. Điều này là một minh chứng hùng hồn về tính lợi ích của Judo bởi các yếu tố sau đây:
    1- Judo là một thể thao có sức thu hút về thi đấu, có một hệ thống kỹ thuật phong phú và một bộ luật thi đấu tiến bộ.
    2- Judo có thể tập luyện và thi đấu như các môn thể thao khác mà không nguy hiểm đến tính mạng.
    3- Judo là phương tiện rất tốt để rèn luyện thanh thiếu niên về thể chất và giáo dục về tinh thần.
    Judo có 10 điều tâm niệm nhằm nhắc nhở học viên Judo luôn luôn trung thành với nguyên lý cơ bản đạo đức của môn Judo, đó là:
    1- Tôn trọng kỷ luật nội quy của nhà trường.
    2- Kính thầy mến bạn, bênh vực người yếu đuối thế cô.
    3- Kính trọng các bạn trong môn phái võ nghệ khác.
    4- Ngoài những trận giao hữu, tuyệt nhiên không thách thức nhận đấu với ai.
    5- Thắng không kiêu, bại không nản, lúc nào cũng giữ được bình tĩnh.
    6- Chỉ tự vệ trong trường hợp bị tấn công, nhưng luôn luôn dung thứ người thất thế.
    7- Luôn luôn tự rèn luyện để thân thể được cường tráng tư tưởng ngay thẳng trong sạch khoan dung, tính nết nhẫn nhục, nhu hoà và kiên trì.
    8- Nghe nói tư lợi thì ngoảnh mặt đi, khi bàn công ích thì băng mình tới.
    9- Thà chịu thiệt còn hơn làm điều hèn nhát bất công.
    10- Mục tiêu của mỗi võ sinh Judo là : Nhân - Trí - Dũng.
    Người luyện môn Judo khi còn được học ở võ đường hay khi đã vào đời luôn luôn ghi nhớ những điều tâm niệm này để tu thân, hành xử việc đời và giúp ích cho xã hội.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối

Chia sẻ trang này