1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường tới Kodokan [chu?? đê?? có nhiê??u ngươ??i đọc, được mod Lyhl giới thiệu tháng 5/2010]

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi teranosarus, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Năm 1956 Liên đoàn Judo quốc tế(FIJ) chính thức thành lập, đến nay FIJ có hơn 100 nước thành viên, trong đó có cả Việt Nam. Năm 1964 Judo được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Đại hội Olympic được tổ chức tại Tokyo. Kể từ lúc ra đời đến nay, Judo trải qua một quá trình phát triển trên 100 năm, không riêng gì người Nhật, mà hầu hết các dân tộc trên thế giới ngày nay càng hiểu biết và tập luyện Judo. Điều này là một minh chứng hùng hồn về tính lợi ích của Judo bởi các yếu tố sau đây:
    1- Judo là một thể thao có sức thu hút về thi đấu, có một hệ thống kỹ thuật phong phú và một bộ luật thi đấu tiến bộ.
    2- Judo có thể tập luyện và thi đấu như các môn thể thao khác mà không nguy hiểm đến tính mạng.
    3- Judo là phương tiện rất tốt để rèn luyện thanh thiếu niên về thể chất và giáo dục về tinh thần.
    Judo có 10 điều tâm niệm nhằm nhắc nhở học viên Judo luôn luôn trung thành với nguyên lý cơ bản đạo đức của môn Judo, đó là:
    1- Tôn trọng kỷ luật nội quy của nhà trường.
    2- Kính thầy mến bạn, bênh vực người yếu đuối thế cô.
    3- Kính trọng các bạn trong môn phái võ nghệ khác.
    4- Ngoài những trận giao hữu, tuyệt nhiên không thách thức nhận đấu với ai.
    5- Thắng không kiêu, bại không nản, lúc nào cũng giữ được bình tĩnh.
    6- Chỉ tự vệ trong trường hợp bị tấn công, nhưng luôn luôn dung thứ người thất thế.
    7- Luôn luôn tự rèn luyện để thân thể được cường tráng tư tưởng ngay thẳng trong sạch khoan dung, tính nết nhẫn nhục, nhu hoà và kiên trì.
    8- Nghe nói tư lợi thì ngoảnh mặt đi, khi bàn công ích thì băng mình tới.
    9- Thà chịu thiệt còn hơn làm điều hèn nhát bất công.
    10- Mục tiêu của mỗi võ sinh Judo là : Nhân - Trí - Dũng.
    Người luyện môn Judo khi còn được học ở võ đường hay khi đã vào đời luôn luôn ghi nhớ những điều tâm niệm này để tu thân, hành xử việc đời và giúp ích cho xã hội.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  2. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Đẳng cấp trong Judo thể hiện trình độ kỹ thuật và khả năng thi đấu của mỗi võ si. Việc thăng cấp đai từ cấp 5 (đai vàng) đến cấp 1 (đai nâu) thông thường do quá trình luyện tập và thi đấu được tổ chức tại mỗi phòng tập. Số điểm để được thăng mỗi cấp đai đều có quy định chung. Từ cấp 1 (đai nâu) trở lên võ sinh Judo phải thi trước một hội đồng đai đen có uy tín. Việc thăng đẳng cấp đều có quy định quốc tế thống nhất về kỹ thuật và điểm thi đấu.
    Đẳng cấp môn Judo được ấn định như sau:
    Cấp 6 Rokyu - đai trắng
    Cấp 5 Gokyu - đai vàng
    Cấp 4 Yonkyu - đai cam
    Cấp 3 Sankyu - đai xanh lá cây
    Cấp 2 Nikyu - đai xanh lam
    Cấp 1 Ikkyu - đai nâu
    Nhất đẳng (Shodan) Nhị đẳng (Nidan) Tam đẳng (Sandan) Tứ đẳng (Yodan) Ngũ đẳng (Godan) - đai đen phân biệt ở các vạch trắng
    hoặc Lục đẳng (Rokudan) Thất đẳng (Shichidan) Bát đẳng (Hachidan) - đai đen hoặc thưởng đai đoạn đỏ đoạn trắng
    hoặc Cửu đẳng (Kudan) Thập đẳng (Judan) - đai đen hoặc thường đai mầu đỏ
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  3. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Đẳng cấp trong Judo thể hiện trình độ kỹ thuật và khả năng thi đấu của mỗi võ si. Việc thăng cấp đai từ cấp 5 (đai vàng) đến cấp 1 (đai nâu) thông thường do quá trình luyện tập và thi đấu được tổ chức tại mỗi phòng tập. Số điểm để được thăng mỗi cấp đai đều có quy định chung. Từ cấp 1 (đai nâu) trở lên võ sinh Judo phải thi trước một hội đồng đai đen có uy tín. Việc thăng đẳng cấp đều có quy định quốc tế thống nhất về kỹ thuật và điểm thi đấu.
    Đẳng cấp môn Judo được ấn định như sau:
    Cấp 6 Rokyu - đai trắng
    Cấp 5 Gokyu - đai vàng
    Cấp 4 Yonkyu - đai cam
    Cấp 3 Sankyu - đai xanh lá cây
    Cấp 2 Nikyu - đai xanh lam
    Cấp 1 Ikkyu - đai nâu
    Nhất đẳng (Shodan) Nhị đẳng (Nidan) Tam đẳng (Sandan) Tứ đẳng (Yodan) Ngũ đẳng (Godan) - đai đen phân biệt ở các vạch trắng
    hoặc Lục đẳng (Rokudan) Thất đẳng (Shichidan) Bát đẳng (Hachidan) - đai đen hoặc thưởng đai đoạn đỏ đoạn trắng
    hoặc Cửu đẳng (Kudan) Thập đẳng (Judan) - đai đen hoặc thường đai mầu đỏ
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  4. gemmenoire

    gemmenoire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Đáng lẽ huynh phải chuyển mấy bài này vào các danh nhân võ thuật mới đúng. Từ kĩ thuật ngã lại post mấy ông ***** JUDO vào. Mất hứng quá.

    Thế gian buồn em luôn chạy trốn
    Những lo âu, sầu khổ với bon chen
    Mơ một ngày hai đứa mình thành ****
    Để cùng nhau trốn khỏi thế gian buồn
  5. gemmenoire

    gemmenoire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Đáng lẽ huynh phải chuyển mấy bài này vào các danh nhân võ thuật mới đúng. Từ kĩ thuật ngã lại post mấy ông ***** JUDO vào. Mất hứng quá.

    Thế gian buồn em luôn chạy trốn
    Những lo âu, sầu khổ với bon chen
    Mơ một ngày hai đứa mình thành ****
    Để cùng nhau trốn khỏi thế gian buồn
  6. lon_in_quay

    lon_in_quay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Trui ui cai con "mu beo" Gem kia , day la topic ve judo co ma , cha nhe khong duoc noi ve ***** a??? Chang qua la anh Terano rau rut sap xep hoi kem thong minh 1 teo thui! Nhung ma em thay cai topic nay duoc lam. Tiep tuc di nhe anh Khung Long beo i!
  7. lon_in_quay

    lon_in_quay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Trui ui cai con "mu beo" Gem kia , day la topic ve judo co ma , cha nhe khong duoc noi ve ***** a??? Chang qua la anh Terano rau rut sap xep hoi kem thong minh 1 teo thui! Nhung ma em thay cai topic nay duoc lam. Tiep tuc di nhe anh Khung Long beo i!
  8. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Trời đất mấy câu này là em khen hay chê anh vậy? kém thông minh lại còn béo ị nữa chứ, dã man tàn bạo.Thật ra không phải kém thông minh mà Ukemi là kỹ thuật sở trường của anh nên anh post trước thôi, bệnh nghề nghiệp mà.
    Tiếp theo, xin giới thiệu về phân nhóm kỹ thuật Judo. Học Judo cốt yếu ở thực hành và việc này đòi hỏi tính nhẫn nại, lòng hăng say luyện tập nhưng điều quan trọng là phải để tâm nghiên cứu, tìm hậu quả của mỗi động tác kỹ thuật để thực hành cho đúng. Ngoài học đòn thế chung, mỗi học viên muốn thi đấu đạt được kết quả tốt nên chọn lấy một vài động tác kỹ thuật thích hợp với thể trạng của mình để chuyên tâm luyện tập làm đòn sở trường. Khi thực hành kỹ thuật Judo, học viên cũng nên thường xuyên thay đổi đối thủ để tìm hiểu các thế đánh cá biệt và làm quen với tầm vóc, sức nặng của các đối tượng khác nhau.
    Kỹ thuật Judo bao gồm các nhóm : Kỹ thuật quật (Nage waza), kỹ thuật khống chế hay kỹ thuật đè (Katame waza), kỹ thuật xiết cổ (Shime waza), kỹ thuật khoá khớp (Kansetsu waza)...
    Kỹ thuật quật (Nage waza) được chia làm hai loại: tư thế đứng (Tachi waza) và nhóm đòn hy sinh (Sutemi waza).
    Tư thế đứng lại phân làm ba nhánh: đòn tay (Te waza), đòn chân (Ashi waza) và đòn hông (Koshi waza).
    Nhóm đòn hy sinh (có tên đó vì cho dù song đấu ở tư thế đứng nhưng người tấn công cũng cần phải ngã xuống nệm khi ra đòn thế) chia làm hai nhánh: Ma Sutemi waza- nhóm đòn hy sinh người tấn công ngã lùi để ra đòn, Yoko Sutemi waza- nhóm đòn hy sinh người tấn công ngã nghiêng xuống bên trái (hoặc bên phải) khi ra đòn. Trong cả hai trường hợp, đòn hy sinh dễ mất điểm và ít dứt điểm cuộc tranh tài cho nên không dễ gì sử dụng đòn này với người mạnh khoẻ hay đối thủ đã nổi tiếng trong làng võ.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  9. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Trời đất mấy câu này là em khen hay chê anh vậy? kém thông minh lại còn béo ị nữa chứ, dã man tàn bạo.Thật ra không phải kém thông minh mà Ukemi là kỹ thuật sở trường của anh nên anh post trước thôi, bệnh nghề nghiệp mà.
    Tiếp theo, xin giới thiệu về phân nhóm kỹ thuật Judo. Học Judo cốt yếu ở thực hành và việc này đòi hỏi tính nhẫn nại, lòng hăng say luyện tập nhưng điều quan trọng là phải để tâm nghiên cứu, tìm hậu quả của mỗi động tác kỹ thuật để thực hành cho đúng. Ngoài học đòn thế chung, mỗi học viên muốn thi đấu đạt được kết quả tốt nên chọn lấy một vài động tác kỹ thuật thích hợp với thể trạng của mình để chuyên tâm luyện tập làm đòn sở trường. Khi thực hành kỹ thuật Judo, học viên cũng nên thường xuyên thay đổi đối thủ để tìm hiểu các thế đánh cá biệt và làm quen với tầm vóc, sức nặng của các đối tượng khác nhau.
    Kỹ thuật Judo bao gồm các nhóm : Kỹ thuật quật (Nage waza), kỹ thuật khống chế hay kỹ thuật đè (Katame waza), kỹ thuật xiết cổ (Shime waza), kỹ thuật khoá khớp (Kansetsu waza)...
    Kỹ thuật quật (Nage waza) được chia làm hai loại: tư thế đứng (Tachi waza) và nhóm đòn hy sinh (Sutemi waza).
    Tư thế đứng lại phân làm ba nhánh: đòn tay (Te waza), đòn chân (Ashi waza) và đòn hông (Koshi waza).
    Nhóm đòn hy sinh (có tên đó vì cho dù song đấu ở tư thế đứng nhưng người tấn công cũng cần phải ngã xuống nệm khi ra đòn thế) chia làm hai nhánh: Ma Sutemi waza- nhóm đòn hy sinh người tấn công ngã lùi để ra đòn, Yoko Sutemi waza- nhóm đòn hy sinh người tấn công ngã nghiêng xuống bên trái (hoặc bên phải) khi ra đòn. Trong cả hai trường hợp, đòn hy sinh dễ mất điểm và ít dứt điểm cuộc tranh tài cho nên không dễ gì sử dụng đòn này với người mạnh khoẻ hay đối thủ đã nổi tiếng trong làng võ.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  10. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Thăng bằng Kuzushi
    Một số bạn trẻ khi mới bắt đầu tập Judo đều hiểu một cách rất mơ hồ về kỹ thuật phá thăng bằng tuy nhiên đây là kỹ thuật rất quan trọng trong Judo.
    Phương châm của Judo là "Sức lực ít hiệu năng nhiều" muốn đạt được kết quả trên chúng ta phải thông hiểu một số nguyên tắc thăng bằng và làm mất thăng bằng đối phương để sử dụng đòn thế. Một người đúng ở tư thế gọi là thăng bằng, khi hai chân dang rộng một khoảng cách bằng bề rộng của đôi vai. Mặt chân đế là phần tiếp xúc của đôi bàn chân xuống nệm tập tạo thành hình thang, hai cạnh bên là hai đường chéo nối từ hai gót chân đến hai mũi chân. Trung tâm trọng lực của con người nằm ngay giữa rốn. Đường chiếu từ trung tâm trọng lực của thân người xuống nệm tập nằm khoảng giữa mặt chân đế.
    Vật có mặt chân đế rộng thì vững hơn vật có mặt chân đế nhỏ. Do vậy, khi đứng hoặc khi di chuyển trên nệm thi đấu, ta không nên đặt hai chân gần nhau (diện tích mặt chân đế nhỏ) dễ bị mất thăng bằng. Vị trí của trung tâm trọng lực so với mặt chân đế càng thấp thì vật càng thăng bằng, do vậy khi đứng, hai chân ra rùn thấp xuống thì vững hơn thế đứng thẳng.
    Khi sử dụng đòn Judo rùn thấp hai chân để:
    1- Thế đánh ta vững hơn.
    2- Điểm tựa ta đặt vào đối phương càng gần mặt chân đế càng dẽ đánh bật hai chân đối phương lên.
    Muốn làm mất thăng bằng đối phương ta đẩy hoặc kéo cho điểm chiếu từ trung tâm trọng lực của đối phương rơi ra khỏi mặt chân đế. Có 8 hướng để ta đẩy hoặc kéo cho đối phương mất thăng bằng. Trong 8 hướng theo hình dưới có 2 hướng dễ thực hiện hơn cả là đẩy lùi ra sau lưng hoặc kéo tới trước mặt theo hướng thẳng góc với hai vai của đối phương.
    Trường hợp đối phương di chuyển hoặc dùng sức kéo, đẩy ta lợi dụng lực đó dể làm cho đối phương mất thăng bằng theo nguyên tắc "Khi bị kéo ta đẩy, khi bị đẩy ta kéo theo cùng chiều". Chúng ta biết " Tác động của một lực cùng chiều trên hướng di chuyển của một vật sẽ làm thay đổi vận tốc của vật đó. Sự thay đổi này tỷ lệ thuận với sức mạnh của lực, nhưng tỷ lệ nghịch với sức nặng của vật đó" do vậy khi bị đối phương dùng sức để kéo hoặc đẩy, ta chỉ cần tác động thêm một lực nhỏ cùng chiều cũng đủ khiến đối phương mất thăng bằng. Ngoài việc sử dụng lực của đôi cánh tay để đẩy hoặc kéo, ta còn giữ chặt đối phương rồi xoay người để tạo lực làm di chuyển trọng tâm của đối phương theo hướng ta muốn.Sử dụng đòn đúng lúc và nhanh rất quan trọng. Theo nguyên lý động lực học "Tốc độ càng nhanh, sức mạnh càng nhiều" chính điểm này là bí quyết để người nhỏ bé có thể quật ngã người khổng lồ không khó khăn.
    Theo kinh nghiệm thi đấu của võ sư Kazudo-Kudo 10 đẳng thời điểm dễ làm mất thăng bằng để tấn công đối phương là:
    - Khi đối phương chuẩn bị di chuyển.
    - Khi đối phương chuẩn bị tấn công ta.
    - Khi đối phương gồng cứng mình, không còn phản ứng nhanh nhẹn.
    - Khi đối phương mất bình tĩnh, hết kiên nhẫn trong cuộc đấu.
    - Khi đối phương đang trở lại thế thăng bằng sau một thế đánh không thành công.
    Sự áp dụng thành công của nguyên tắc thăng bằng thuộc về yếu tố thời gian, tấn công đối phương đúng thời điểm đó là một trong những bí quyết của chiến thắng trong thi đấu Judo. Tất nhiên, chỉ có thời gian dài khổ luyện trên nệm tập và qua các cuộc thi đấu, người võ sỹ Judo mới tích luỹ được cho mình những kinh nghiệm quý báu về thuật thăng bằng.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
    Được teranosarus sửa chữa / chuyển vào 13:02 ngày 30/07/2002

Chia sẻ trang này