1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường tới Kodokan [chu?? đê?? có nhiê??u ngươ??i đọc, được mod Lyhl giới thiệu tháng 5/2010]

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi teranosarus, 26/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mda9

    mda9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    to míconuong: thật ra trong Minh Khai té không tốt, dạy không kĩ, không biết lúc trước ra sao nhưng bây giờ thì tệ vô cùng, không bằng mấy đứa nhỏ bên đơn vi em tập. bên Minh khai không cho té thấp trước, bên đơn vị của em thì trước khi đánh đòn, thì cho té trước, cho 1 người đai lớn ra đánh đai trắng bằng đòn kubi nage, đánh cho biết cách thả lỏng người ra, người không cứng, rồi từ từ nâng lên cao bằng ukigoshi, sau khi mà té quen rồi mới sang học đánh đòn, lúc này mới cho đai trắng tập với nhau, chứ nếu lúc đầu cho đai trắng đánh luôn mà lại còn té cao nữa thì nó sẽ hoảng, người tori cũng rất khó đánh, vì người uke cứ cứng ngắc.
    nói chung là thời gian sau này cô chỉ cho những anh lớn dạy thôi, nếu cho mấy anh lớn dạy cũng được nhưng thời gian đầu cô phải quan sát, thấy cái nào dạy sai hay thiếu phải chỉnh liền, phải theo 1 giáo án nhất định, từng bước từng bước đi lên, đằng này nói 1 cái rồi bỏ không luôn, nếu chị muốn dạy 1 ai thì cũng phải biết là đầu tiên phải dạy cái gì, sau đó đến cái gì thì mới dạy được chứ. đó cũng là kết quả tại sao mà bây giờ mỗi người day mỗi cách , chẳng ai giống ai ( vì nếu có sai cũng đâu biết mà sửa). nếu chị sai thì có thầy sửa, nhưng khi chị dạy người khác thì ai là người sửa cho chị, mà chưa chắc chị biết mình sai, cứ vậy, dạy hết tốp nay đến tốp khác.
    Quan trọng không phải  là đi mau mà là  đi mãi
  2. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Vụ này thì đơn giản thế này, một người bình thường khi ngã phản xạ tự nhiên đó là đưa tay chống hoặc ra trước hoặc ra sau do đó khi ngã (té) mạnh rất dễ bị sái tay còn dân Judo thì ...chỉ bị... xước... đó là thực tế nói chung, còn trong Judo, teranosarus xin mạnh mồm nói một câu không biết Ukemi thì không phải dân Judo dù có tập bao nhiêu năm đi nữa, không biết Ukemi đồng nghĩa với việc tự sát khi tập luyện, nhất là gặp cao thủ đánh những đòn phức tạp, hoặc gặp ông đai trắng mới tập vào đòn oánh sai (trường hợp này còn nguy hiểm hơn vì bản thân tui đã từng suýt gẫy cổ khi bị một nhóc mới tập Judo vào đòn Seoinage nhớ lại vẫn rùng rợn). Ukemi là kỹ thuật cơ bản mà bất cứ một môn sinh Judo nào cũng phải luôn luôn rèn luyện cho thành thục.
    ....Híc đến tận bây giờ làm Uke nhiều vẫn thấy mệt , tụi nhỏ quật được mình ngã thích quá lại quật tiếp,... tại bây giờ béo rùi, bị quật ê ẩm hết cả người ngày xưa hình như mất 3 hay 4 tháng thì kỹ thuật Uke của mình tương đối hoàn thiện.... À nhưng mà Uke là cả một nghệ thuật đấy chứ, một Tori đánh hơi dở một chút mà có Uke tốt nhìn vẫn nét như thường
    Nói tóm lại Ukemi là một kỹ thuật phụ của Judo nhiều khi không ai để ý vì nó là việc đương nhiên một Judoka phải biết nhưng theo tui những người mới tập nên chú trọng ngay từ đầu hoàn thiện kỹ thuật này sẽ rất có lợi cho chính bản thân các bạn, tránh cho bạn những chấn thương không đáng có khi mới tập và cả sau này...
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  3. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Vụ này thì đơn giản thế này, một người bình thường khi ngã phản xạ tự nhiên đó là đưa tay chống hoặc ra trước hoặc ra sau do đó khi ngã (té) mạnh rất dễ bị sái tay còn dân Judo thì ...chỉ bị... xước... đó là thực tế nói chung, còn trong Judo, teranosarus xin mạnh mồm nói một câu không biết Ukemi thì không phải dân Judo dù có tập bao nhiêu năm đi nữa, không biết Ukemi đồng nghĩa với việc tự sát khi tập luyện, nhất là gặp cao thủ đánh những đòn phức tạp, hoặc gặp ông đai trắng mới tập vào đòn oánh sai (trường hợp này còn nguy hiểm hơn vì bản thân tui đã từng suýt gẫy cổ khi bị một nhóc mới tập Judo vào đòn Seoinage nhớ lại vẫn rùng rợn). Ukemi là kỹ thuật cơ bản mà bất cứ một môn sinh Judo nào cũng phải luôn luôn rèn luyện cho thành thục.
    ....Híc đến tận bây giờ làm Uke nhiều vẫn thấy mệt , tụi nhỏ quật được mình ngã thích quá lại quật tiếp,... tại bây giờ béo rùi, bị quật ê ẩm hết cả người ngày xưa hình như mất 3 hay 4 tháng thì kỹ thuật Uke của mình tương đối hoàn thiện.... À nhưng mà Uke là cả một nghệ thuật đấy chứ, một Tori đánh hơi dở một chút mà có Uke tốt nhìn vẫn nét như thường
    Nói tóm lại Ukemi là một kỹ thuật phụ của Judo nhiều khi không ai để ý vì nó là việc đương nhiên một Judoka phải biết nhưng theo tui những người mới tập nên chú trọng ngay từ đầu hoàn thiện kỹ thuật này sẽ rất có lợi cho chính bản thân các bạn, tránh cho bạn những chấn thương không đáng có khi mới tập và cả sau này...
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  4. Miconuong

    Miconuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    To mda9: tuy ra trường trước em chỉ 1 năm, nhưng chị rất may mắn vì năm đầu tiên đến với judo, chị được chính cô Hạnh dạy, cho nên những kỹ thuật căn bản nhất khá là ổn . Lớp 11, 12, tuy ko học với cô Hạnh nữa nhưng chị được học với cô Minh, thầy Hoài, cũng là những "sư phụ" rất good . Uhm, với đai trắng thì buổi đầu tiên tụi chị học... khởi động theo kiểu judo (hic, mà sao ở bên Pháp này hoàn toàn ko có những kiểu khởi động như cổ sấp, cổ ngửa ấy nhỉ, sau khi chạy 6, 7 vòng cái dojo, thầy chị cho khởi động giống như.... chơi trò chơi dzị á, dzui lắm ), sau đó là học các kiểu té căn bản, các bước chân vào đòn... làm đi làm lại đến buổi thứ 5 mới đánh té, trước khi đánh té cô cũng cho tập té không chống tay, là cái kiểu té với tư thế khá giống Uchi Mata mà huynh khủng long nói ấy (huhu, mà hổng hiểu sao đến tận năm lớp 12 - năm thứ 3 học judo- muội mới té ko chống tay thành công, mặc dù làm uke thì cũng khoảng vài tháng là tạm ổn ). À, đòn đầu tiên tụi chị tập không phải là kubi nage, mà là Uki Goshi, và cũng chỉ đai trắng tập với nhau thôi... Em nói rất đúng, những anh mà cô giao cho đứng lớp, nếu để tự các anh ấy biểu diển kỹ thuật thì OK, nhưng kinh nghiệm của các anh ấy thì có lẽ chưa đủ để đứng lớp, nhất là mấy lớp 10 - mới "nhập môn" - nếu từ phần "nền tảng" mà sai sót thì về sau rất khó sửa chữa , mấy vị đại ca đó có thể hướng dẫn đúng kỹ thuật, nhưng họ chưa đủ "độ nhạy" để phát hiện ra những cái sai, đôi khi rất nhỏ, nhưng ko sửa ngay sẽ để lại "di chứng" tai hại... Các anh ấy hướng dẫn cho đai màu thì còn được, chứ đai trắng thì e rằng không ổn lắm...
     
    Đào hoa ảnh lạc phi thần kiếm - Bích hải triều sinh tấu ngọc tiêu
  5. Miconuong

    Miconuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    To mda9: tuy ra trường trước em chỉ 1 năm, nhưng chị rất may mắn vì năm đầu tiên đến với judo, chị được chính cô Hạnh dạy, cho nên những kỹ thuật căn bản nhất khá là ổn . Lớp 11, 12, tuy ko học với cô Hạnh nữa nhưng chị được học với cô Minh, thầy Hoài, cũng là những "sư phụ" rất good . Uhm, với đai trắng thì buổi đầu tiên tụi chị học... khởi động theo kiểu judo (hic, mà sao ở bên Pháp này hoàn toàn ko có những kiểu khởi động như cổ sấp, cổ ngửa ấy nhỉ, sau khi chạy 6, 7 vòng cái dojo, thầy chị cho khởi động giống như.... chơi trò chơi dzị á, dzui lắm ), sau đó là học các kiểu té căn bản, các bước chân vào đòn... làm đi làm lại đến buổi thứ 5 mới đánh té, trước khi đánh té cô cũng cho tập té không chống tay, là cái kiểu té với tư thế khá giống Uchi Mata mà huynh khủng long nói ấy (huhu, mà hổng hiểu sao đến tận năm lớp 12 - năm thứ 3 học judo- muội mới té ko chống tay thành công, mặc dù làm uke thì cũng khoảng vài tháng là tạm ổn ). À, đòn đầu tiên tụi chị tập không phải là kubi nage, mà là Uki Goshi, và cũng chỉ đai trắng tập với nhau thôi... Em nói rất đúng, những anh mà cô giao cho đứng lớp, nếu để tự các anh ấy biểu diển kỹ thuật thì OK, nhưng kinh nghiệm của các anh ấy thì có lẽ chưa đủ để đứng lớp, nhất là mấy lớp 10 - mới "nhập môn" - nếu từ phần "nền tảng" mà sai sót thì về sau rất khó sửa chữa , mấy vị đại ca đó có thể hướng dẫn đúng kỹ thuật, nhưng họ chưa đủ "độ nhạy" để phát hiện ra những cái sai, đôi khi rất nhỏ, nhưng ko sửa ngay sẽ để lại "di chứng" tai hại... Các anh ấy hướng dẫn cho đai màu thì còn được, chứ đai trắng thì e rằng không ổn lắm...
     
    Đào hoa ảnh lạc phi thần kiếm - Bích hải triều sinh tấu ngọc tiêu
  6. Miconuong

    Miconuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    To huynh khủng long: Yup!! Muội hoàn toàn đồng ý với những "phát biểu" của huynh về Ukemi, ngoại trừ 1 chỗ, theo muội (hì, và theo 1 "danh gia" của judo, cụ Mifune, nữa )Ukemi có thể được xem là 1 kỹ thuật trọng yếu ấy đấy chứ! Nếu 1 kỹ thuật mà ko có nó, ko thể được xem là 1 môn sinh Judo thì đâu thể gọi kỹ thuật ấy là phụ được!
    Quả thật làm Uke là cả 1 nghệ thuật... Khi biểu diễn kỹ thuật, nhiều khi vai trò của Uke còn quan trọng hơn cả Tori ấy chứ (cứ như Sasae tsuri komi ashi hay Hiza guruma mà Uke cứng người hổng chịu té thì đòn đánh của Tori trông xấu xí ngay ấy chứ!). Hihi, nhưng cũng phải có sự "ăn ý" giữa 2 người, nếu ko có khi tổ trác như chơi ! Lúc ở Minh Khai, tập đòn Hiza Guruma để sau đó cô kiểm tra lấy điểm, mấy đứa bạn nhiều khi đánh chẳng chính xác, nên muội có thói wen hễ người ta vào thế khá giống rùi là "bay" luôn ... hic, đến lúc qua Pháp, 1 lần sư phụ nhờ muội ra làm Uke cho cái đòn Sasae, mèng đéc ơi, thầy hổng có ý wính té, nên chỉ vào đúng thế rồi đưa tay giữ lại (để muội khỏi té), mà muội theo thói wen, bay luôn, nhưng... bay hổng hết đà (vì bị giữ lại ) nên tiếp đất hông được đẹp mắt cho lắm, hic, đã vậy còn làm cho thầy muội hơi mất thăng bằng 1 chút (vì muội phải hơi kéo tay áo của thầy để có đà "dzăng" qua)... hic, lúc đó muội vừa thấy buồn cười, vừa xí hổ , thầy muội thì vừa dòm muội vừa hỏi: "muốn té lắm hả?!?"... sau đó thì, hì, chẳng hề giữ lại nữa mà còn đánh nhanh + dứt khoát hơn ==> muội được "toại nguyện", "bay" đã đời !
    Hihi, nhân đây, mọi người có ai có chuyện gì vui vui (hay thậm chí hú hồn hú dzía) khi làm Uke thì kể cho muội nghe với!
     
    Đào hoa ảnh lạc phi thần kiếm - Bích hải triều sinh tấu ngọc tiêu
  7. Miconuong

    Miconuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    To huynh khủng long: Yup!! Muội hoàn toàn đồng ý với những "phát biểu" của huynh về Ukemi, ngoại trừ 1 chỗ, theo muội (hì, và theo 1 "danh gia" của judo, cụ Mifune, nữa )Ukemi có thể được xem là 1 kỹ thuật trọng yếu ấy đấy chứ! Nếu 1 kỹ thuật mà ko có nó, ko thể được xem là 1 môn sinh Judo thì đâu thể gọi kỹ thuật ấy là phụ được!
    Quả thật làm Uke là cả 1 nghệ thuật... Khi biểu diễn kỹ thuật, nhiều khi vai trò của Uke còn quan trọng hơn cả Tori ấy chứ (cứ như Sasae tsuri komi ashi hay Hiza guruma mà Uke cứng người hổng chịu té thì đòn đánh của Tori trông xấu xí ngay ấy chứ!). Hihi, nhưng cũng phải có sự "ăn ý" giữa 2 người, nếu ko có khi tổ trác như chơi ! Lúc ở Minh Khai, tập đòn Hiza Guruma để sau đó cô kiểm tra lấy điểm, mấy đứa bạn nhiều khi đánh chẳng chính xác, nên muội có thói wen hễ người ta vào thế khá giống rùi là "bay" luôn ... hic, đến lúc qua Pháp, 1 lần sư phụ nhờ muội ra làm Uke cho cái đòn Sasae, mèng đéc ơi, thầy hổng có ý wính té, nên chỉ vào đúng thế rồi đưa tay giữ lại (để muội khỏi té), mà muội theo thói wen, bay luôn, nhưng... bay hổng hết đà (vì bị giữ lại ) nên tiếp đất hông được đẹp mắt cho lắm, hic, đã vậy còn làm cho thầy muội hơi mất thăng bằng 1 chút (vì muội phải hơi kéo tay áo của thầy để có đà "dzăng" qua)... hic, lúc đó muội vừa thấy buồn cười, vừa xí hổ , thầy muội thì vừa dòm muội vừa hỏi: "muốn té lắm hả?!?"... sau đó thì, hì, chẳng hề giữ lại nữa mà còn đánh nhanh + dứt khoát hơn ==> muội được "toại nguyện", "bay" đã đời !
    Hihi, nhân đây, mọi người có ai có chuyện gì vui vui (hay thậm chí hú hồn hú dzía) khi làm Uke thì kể cho muội nghe với!
     
    Đào hoa ảnh lạc phi thần kiếm - Bích hải triều sinh tấu ngọc tiêu
  8. Miconuong

    Miconuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Nói sơ sơ về việc tập luyện Ukemi ở Pháp...
    Theo những gì muội thấy được sau 5 tháng "lăn lộn" trong cái dojo của trường, có vẻ như học judo ở Pháp ít té hơn và mức độ đòi hỏi ko khó bằng VN. Những kỹ thuật té cơ bản như Mae Ukemi, Zempo Ukemi thì vẫn tập hàng ngày, nhưng tập Nage waza thì chỉ vào đòn thôi, cũng có đánh té nhưng ko nhiều như ở VN (VD như vào đòn 20 cái thì đến cái thứ 20 mới đánh té). Chắc mọi người ai cũng từng học té qua chướng ngại vật, ở VN thì đai trắng sau mấy tháng đã thử tập té qua 1 người khum sát đất, còn thầy muội chỉ yêu cầu té qua 1 người... nằm sấp , mà đó là buổi tập của đai màu và đai đen ấy nhá, chứ bữa tập đai trắng chưa bao giờ muội thấy thầy yêu cầu. Còn té không chống tay thì muội chỉ thấy thầy muội bắt tập 1 lần duy nhất, và lần đó, hihi, thầy muội bê ra nguyên 1 cái tapis dày và êm như.... giường ở nhà ấy !! Té dzô cái đó xong là muốn... ngủ luôn ! Có lẽ thời điểm té nhiều nhất trong 1 buổi tập judo của muội là lúc... đấu (hic, muội thua suốt ), và thầy muội cho luyện randori nhiều lắm. Tính trung bình 1 buổi tập khoảng 90 phút thì khởi động và tập kỹ thuật hết 60 phút, 30 phút còn lại là đấu đè và đấu đứng (đè ra đè, đứng ra đứng, khi đấu đứng thì ko đè... muội hơi sợ, nếu lỡ quen như thế này, sẽ mất đi cái phản xạ thủ ngay sau khi té xuống đất và nhào ngay vào đối phương để đè khi đối phương bị té (mà ko ippon) mất ). 30 phút đó có khoảng 3 đè và 4 đứng, mà sau mỗi 1 lần đấu đều bắt buộc phải đối đối thủ, cái này rất có lợi, nó giúp muội có được tinh thần... hổng ngán ai hít (hihi, thua thì thôi, đâu có sao, thua hoài riết quen ). Ở Pháp muội được đấu nhiều hơn hồi tập ở Minh Khai, và theo muội nghĩ, có lẽ các judoka Pháp thực hành các kỹ thuật ukemi qua randori?!? Hihi, kể cũng ngược đời, ở MK, đấu ít thì thi lên đai lại phải thi chiến đấu, còn ở Pháp, tuy tập randori nhiều nhưng thi lên đai chỉ thi kỹ thuật . Thầy muội sau khi nghe muội kể và than thở rằng để lên đai cam muội phải thi đến... 3 lần để có 3 cái ippon và tiếp đó đai xanh lá, xanh đậm, nâu thì phải có 4, 5, 6 cái ippon thì xuýt xoa "khó quá nhỉ", rồi cười bảo: "vậy thì thi lên đai ở đây đi!"
    Đại khái ukemi ở Pháp là thế đấy, và cũng tùy thuộc vào lối dạy của các sư phụ nữa! Như ngày thứ 5, ngoài thầy muội còn có 1 thầy khác nữa, và sư phụ này còn ít cho đệ tử té (chỉ vào đòn thui) hơn cả sư phụ muội. Và để tập đánh té, hôm rồi thầy ấy lôi 2 tấm tapis dày ra và cho tụi muội tập thoải mái (bữa đó đánh té rất nhiều)! Hihi, cái lợi của nó là... êm nên ngay cả mấy đứa đai trắng cũng ko sợ và tori cũng có thể thử những kỹ thuật mới thoải mái mà ko lo làm uke chấn thương, nhưng nếu chỉ té trên đó ko thì sẽ hơi ngán khi té trên tatami thật sự (khi tập randori).
     
    Đào hoa ảnh lạc phi thần kiếm - Bích hải triều sinh tấu ngọc tiêu
  9. Miconuong

    Miconuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Nói sơ sơ về việc tập luyện Ukemi ở Pháp...
    Theo những gì muội thấy được sau 5 tháng "lăn lộn" trong cái dojo của trường, có vẻ như học judo ở Pháp ít té hơn và mức độ đòi hỏi ko khó bằng VN. Những kỹ thuật té cơ bản như Mae Ukemi, Zempo Ukemi thì vẫn tập hàng ngày, nhưng tập Nage waza thì chỉ vào đòn thôi, cũng có đánh té nhưng ko nhiều như ở VN (VD như vào đòn 20 cái thì đến cái thứ 20 mới đánh té). Chắc mọi người ai cũng từng học té qua chướng ngại vật, ở VN thì đai trắng sau mấy tháng đã thử tập té qua 1 người khum sát đất, còn thầy muội chỉ yêu cầu té qua 1 người... nằm sấp , mà đó là buổi tập của đai màu và đai đen ấy nhá, chứ bữa tập đai trắng chưa bao giờ muội thấy thầy yêu cầu. Còn té không chống tay thì muội chỉ thấy thầy muội bắt tập 1 lần duy nhất, và lần đó, hihi, thầy muội bê ra nguyên 1 cái tapis dày và êm như.... giường ở nhà ấy !! Té dzô cái đó xong là muốn... ngủ luôn ! Có lẽ thời điểm té nhiều nhất trong 1 buổi tập judo của muội là lúc... đấu (hic, muội thua suốt ), và thầy muội cho luyện randori nhiều lắm. Tính trung bình 1 buổi tập khoảng 90 phút thì khởi động và tập kỹ thuật hết 60 phút, 30 phút còn lại là đấu đè và đấu đứng (đè ra đè, đứng ra đứng, khi đấu đứng thì ko đè... muội hơi sợ, nếu lỡ quen như thế này, sẽ mất đi cái phản xạ thủ ngay sau khi té xuống đất và nhào ngay vào đối phương để đè khi đối phương bị té (mà ko ippon) mất ). 30 phút đó có khoảng 3 đè và 4 đứng, mà sau mỗi 1 lần đấu đều bắt buộc phải đối đối thủ, cái này rất có lợi, nó giúp muội có được tinh thần... hổng ngán ai hít (hihi, thua thì thôi, đâu có sao, thua hoài riết quen ). Ở Pháp muội được đấu nhiều hơn hồi tập ở Minh Khai, và theo muội nghĩ, có lẽ các judoka Pháp thực hành các kỹ thuật ukemi qua randori?!? Hihi, kể cũng ngược đời, ở MK, đấu ít thì thi lên đai lại phải thi chiến đấu, còn ở Pháp, tuy tập randori nhiều nhưng thi lên đai chỉ thi kỹ thuật . Thầy muội sau khi nghe muội kể và than thở rằng để lên đai cam muội phải thi đến... 3 lần để có 3 cái ippon và tiếp đó đai xanh lá, xanh đậm, nâu thì phải có 4, 5, 6 cái ippon thì xuýt xoa "khó quá nhỉ", rồi cười bảo: "vậy thì thi lên đai ở đây đi!"
    Đại khái ukemi ở Pháp là thế đấy, và cũng tùy thuộc vào lối dạy của các sư phụ nữa! Như ngày thứ 5, ngoài thầy muội còn có 1 thầy khác nữa, và sư phụ này còn ít cho đệ tử té (chỉ vào đòn thui) hơn cả sư phụ muội. Và để tập đánh té, hôm rồi thầy ấy lôi 2 tấm tapis dày ra và cho tụi muội tập thoải mái (bữa đó đánh té rất nhiều)! Hihi, cái lợi của nó là... êm nên ngay cả mấy đứa đai trắng cũng ko sợ và tori cũng có thể thử những kỹ thuật mới thoải mái mà ko lo làm uke chấn thương, nhưng nếu chỉ té trên đó ko thì sẽ hơi ngán khi té trên tatami thật sự (khi tập randori).
     
    Đào hoa ảnh lạc phi thần kiếm - Bích hải triều sinh tấu ngọc tiêu
  10. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    Nãy giờ chỉ toàn Judo của các trung tâm lớn ,bây giờ mọi người đổi không khí đi về tỉnh nhỏ chút hen?
    Mình không biết Judo là gì cho đến khi bước chân vào sân tập, lúc trước mình chỉ cần học 1 cái gì đó để tự vệ được mà thôi. Lúc đó là năm 95, ở Cần Thơ mới có khoảng 6,5 chỗ dạy võ. Và chỗ mình bước chân vô là chỗ duy nhất không thu học phí vì... sở TDTT vào từng trường phổ thông thông báo chiêu sinh.Nói chung thấy chiêu sinh thì cũng ham, sẵn tâm lý muốn học mới vào, thụ động thiệt.
    Khi vào sân ngày đầu tiên mình bị sốc vì bài làm nóng, sao mà làm hoài chưa hết, (hi hi, còn nữa, mình chưa biết phải buộc tóc cho gọn gàng nên bị thầy cú cho 1 cái). Tới chừng sau này quen quen mới biết vì các anh chị cũ và lớp mới cùng tập chung sân nên phải ráng bò theo người ta làm cho nóng. Và té hả? khoảng 1 tuần ngủ trên nệm mà cứ tưởng nằm trên đống đá. Té gì mà té suốt 3 tháng, ban đầu ê ẩm nhưng khi hết mệt mà té rành thì khoái té lắm. Sau khi kết thúc bài làm nóng thường hay có phần té vượt chướng ngại vật. Nâng dần độ cao từ khi quỳ sát đất đến khi 1 người nam đứng hoàn toàn thẳng người, khi đó chỉ còn vài anh búng thật cao mới qua đựơc vòng này thôi.
    Tuy thích té nhưng mình té trái không tốt , chỉ quen té bên phải mặc dù chuyên đánh trái, không hiểu tại sao ai đánh thì bên nào té cũng đựơc còn khi té không chống tay mà té trái là tiếp đất thẳng cẳng, hic hic, nguyên cái lưng lãnh đủ. Và hậu quả là có 1 lần mình bị 1 người chị lớn hơn mượn tập đòn hi sinh, chị ấy đánh trái làm mình cắm vai xuống gãy xương vai, gần 1 tháng không nhúc nhích vai được nhưng mà vẫn vô sân. Sau khi khỏi hẵn thì đến mình làm cho 1 người ban cũng gãy y như mình, nhưng mà ko phải bằng đòn hi sinh, mà là trong khi đấu tập, mình lật đòn đè bằng cách lòn tay dưới cổ nắm vai áo lật lên,ai ngờ người bạn chống cự ngay lúc mình vừa nhấc vai người ấy lên làm cho mình mất thăng bằng dập nguyên vai người ấy xuống thảm, kêu cái rắc.Gãy tiếp. Không ai trách nhưng mình cũng hoảng lắm. Và ghét đòn đè cho tới giờ.
    Mà chuyện chấn thương cũng là 1 chuyện đáng nhớ. Trong chấn thương , tay thì dễ có chuyện nặng hơn chân,chân chủ yếu là bong gân,trật khớp thôi, nên 10 ca hết 8 bị tay. Mà gãy tay thì phải đưa ngay đi bó bột. Vậy là cứ tầm tầm7h30 đến 9h, tần suất trung bình 1 tháng 1 lần, bọn mình được tham quan bệnh viện quân y 121, đến nỗi mấy ông bác sĩ thấy mặt thầy mình là chỉ phán 1 câu:"anh nữa hả?" rồi xắn tay vào làm luôn. Thầy chỉ biết cười cười rồi kéo cả bọn ra ngoài phòng chờ, nói nhỏ nhỏ :"mấy đứa thích chỗ này dữ ha". Không phải bọn mình đánh nguy hiểm hay không đúng kỹ thuật mà vì lớp quá đông lại tập với cường độ cao nên hết người này tới người kia thay phiên nhau, mình cũng chỉ bị có 1 lần thôi. Sau này nhiều trở thành lính cũ thì tự nhiên chỉ đánh 1 số đòn nhất định phù hợp, sẽ ít gây chấn thương.Chuyện đòn ruột này có ưu điểm là giảm nguy cơ chấn thương nhưng mà nếu bị thì nặng lắm, có 2 trường hợp giãn dây chằn gối, mổ vẫn không khỏi và sợ sẽ ảnh hưởng suốt đời.
    Ha ha...giống quá. Hồi đó em cũng thích mượn mấy anh lớn tập đánh té lắm, vì mấy anh cao nên dễ đánh đòn thấp, hơn nữa té rất đẹp, thi lên đai kỹ thuật nhất định phải nhờ các anh làm uke mới yên tâm, lại không sợ té dở thầy nhìn thấy mình đánh dở. Sau này lớn bị trời trả báo, làm bao cát cho bọn nhỏ đánh tan nát...có vay có trả...đúng ghê!

Chia sẻ trang này