1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường tới Kodokan [chu?? đê?? có nhiê??u ngươ??i đọc, được mod Lyhl giới thiệu tháng 5/2010]

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi teranosarus, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Thăng bằng Kuzushi
    Một số bạn trẻ khi mới bắt đầu tập Judo đều hiểu một cách rất mơ hồ về kỹ thuật phá thăng bằng tuy nhiên đây là kỹ thuật rất quan trọng trong Judo.
    Phương châm của Judo là "Sức lực ít hiệu năng nhiều" muốn đạt được kết quả trên chúng ta phải thông hiểu một số nguyên tắc thăng bằng và làm mất thăng bằng đối phương để sử dụng đòn thế. Một người đúng ở tư thế gọi là thăng bằng, khi hai chân dang rộng một khoảng cách bằng bề rộng của đôi vai. Mặt chân đế là phần tiếp xúc của đôi bàn chân xuống nệm tập tạo thành hình thang, hai cạnh bên là hai đường chéo nối từ hai gót chân đến hai mũi chân. Trung tâm trọng lực của con người nằm ngay giữa rốn. Đường chiếu từ trung tâm trọng lực của thân người xuống nệm tập nằm khoảng giữa mặt chân đế.
    Vật có mặt chân đế rộng thì vững hơn vật có mặt chân đế nhỏ. Do vậy, khi đứng hoặc khi di chuyển trên nệm thi đấu, ta không nên đặt hai chân gần nhau (diện tích mặt chân đế nhỏ) dễ bị mất thăng bằng. Vị trí của trung tâm trọng lực so với mặt chân đế càng thấp thì vật càng thăng bằng, do vậy khi đứng, hai chân ra rùn thấp xuống thì vững hơn thế đứng thẳng.
    Khi sử dụng đòn Judo rùn thấp hai chân để:
    1- Thế đánh ta vững hơn.
    2- Điểm tựa ta đặt vào đối phương càng gần mặt chân đế càng dẽ đánh bật hai chân đối phương lên.
    Muốn làm mất thăng bằng đối phương ta đẩy hoặc kéo cho điểm chiếu từ trung tâm trọng lực của đối phương rơi ra khỏi mặt chân đế. Có 8 hướng để ta đẩy hoặc kéo cho đối phương mất thăng bằng. Trong 8 hướng theo hình dưới có 2 hướng dễ thực hiện hơn cả là đẩy lùi ra sau lưng hoặc kéo tới trước mặt theo hướng thẳng góc với hai vai của đối phương.
    Trường hợp đối phương di chuyển hoặc dùng sức kéo, đẩy ta lợi dụng lực đó dể làm cho đối phương mất thăng bằng theo nguyên tắc "Khi bị kéo ta đẩy, khi bị đẩy ta kéo theo cùng chiều". Chúng ta biết " Tác động của một lực cùng chiều trên hướng di chuyển của một vật sẽ làm thay đổi vận tốc của vật đó. Sự thay đổi này tỷ lệ thuận với sức mạnh của lực, nhưng tỷ lệ nghịch với sức nặng của vật đó" do vậy khi bị đối phương dùng sức để kéo hoặc đẩy, ta chỉ cần tác động thêm một lực nhỏ cùng chiều cũng đủ khiến đối phương mất thăng bằng. Ngoài việc sử dụng lực của đôi cánh tay để đẩy hoặc kéo, ta còn giữ chặt đối phương rồi xoay người để tạo lực làm di chuyển trọng tâm của đối phương theo hướng ta muốn.Sử dụng đòn đúng lúc và nhanh rất quan trọng. Theo nguyên lý động lực học "Tốc độ càng nhanh, sức mạnh càng nhiều" chính điểm này là bí quyết để người nhỏ bé có thể quật ngã người khổng lồ không khó khăn.
    Theo kinh nghiệm thi đấu của võ sư Kazudo-Kudo 10 đẳng thời điểm dễ làm mất thăng bằng để tấn công đối phương là:
    - Khi đối phương chuẩn bị di chuyển.
    - Khi đối phương chuẩn bị tấn công ta.
    - Khi đối phương gồng cứng mình, không còn phản ứng nhanh nhẹn.
    - Khi đối phương mất bình tĩnh, hết kiên nhẫn trong cuộc đấu.
    - Khi đối phương đang trở lại thế thăng bằng sau một thế đánh không thành công.
    Sự áp dụng thành công của nguyên tắc thăng bằng thuộc về yếu tố thời gian, tấn công đối phương đúng thời điểm đó là một trong những bí quyết của chiến thắng trong thi đấu Judo. Tất nhiên, chỉ có thời gian dài khổ luyện trên nệm tập và qua các cuộc thi đấu, người võ sỹ Judo mới tích luỹ được cho mình những kinh nghiệm quý báu về thuật thăng bằng.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
    Được teranosarus sửa chữa / chuyển vào 13:02 ngày 30/07/2002
  2. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên xin giới thiệu một đòn cơ bản trong Judo, một đòn thuộc nhóm đòn hông và là đòn hông chính O Goshi, nó bao gồm nhiều yếu tố căn bản mà môn sinh sơ cấp cần nắm vững đòn này trước khi học các đòn hông khác. Khi ra đòn, người công phải bước chính xác để xoay hông đủ 180 độ sao cho lúc người công nhập nội thì mặt cũng nhìn tới như người thủ. Thân mình người công phải trụ chắc khi hông kê vào người thủ. Hai gối người công phải khuỵu xuống sẵn sàng nâng người thủ và quàng tay ôm sát lưng người thủ. Điều khó trong đòn hông O Goshi là người công làm sao thả tay nắm cánh áo người thủ luồn nhanh qua nách để quàng tay lên lưng người thủ. Giải pháp là bạn thả tay nắm ve áo xuống rồi thọc tay qua cùi trỏ người thủ bọc lên lưng, sát nách người thủ, như thế cùi chỏ người thủ đã bị khoá để cho cánh tay người công ôm lưng.
    Người công hai tay kéo người thủ làm người thủ mất thăng bằng phía trước, bước chân phải vào tới gần trước đầu chân phải người thủ. Luồn tay phải vào nách trái người thủ, đồng thời trụ trên chân phải kéo mạnh tay áo người thủ tiếp tục gia tăng sự mất thăng bằng của người thủ và xoay người lùi chân trái về gần trước đầu chân trái người thủ. Hai chân rùn thấp, trụ vững, kéo sát người thủ vào người ta, kê hông quật ngã người thủ bằng cách duỗi chân nâng hông lên cao hạ thấp vai phải dùng hai tay ném họ ra đằng trước qua hông phải của ta.
    Trên đây là những giới thiệu cho những người mới tập và chưa tập, còn các cao thủ xin mời hãy phân tích liên phản đòn của đòn thế này.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  3. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên xin giới thiệu một đòn cơ bản trong Judo, một đòn thuộc nhóm đòn hông và là đòn hông chính O Goshi, nó bao gồm nhiều yếu tố căn bản mà môn sinh sơ cấp cần nắm vững đòn này trước khi học các đòn hông khác. Khi ra đòn, người công phải bước chính xác để xoay hông đủ 180 độ sao cho lúc người công nhập nội thì mặt cũng nhìn tới như người thủ. Thân mình người công phải trụ chắc khi hông kê vào người thủ. Hai gối người công phải khuỵu xuống sẵn sàng nâng người thủ và quàng tay ôm sát lưng người thủ. Điều khó trong đòn hông O Goshi là người công làm sao thả tay nắm cánh áo người thủ luồn nhanh qua nách để quàng tay lên lưng người thủ. Giải pháp là bạn thả tay nắm ve áo xuống rồi thọc tay qua cùi trỏ người thủ bọc lên lưng, sát nách người thủ, như thế cùi chỏ người thủ đã bị khoá để cho cánh tay người công ôm lưng.
    Người công hai tay kéo người thủ làm người thủ mất thăng bằng phía trước, bước chân phải vào tới gần trước đầu chân phải người thủ. Luồn tay phải vào nách trái người thủ, đồng thời trụ trên chân phải kéo mạnh tay áo người thủ tiếp tục gia tăng sự mất thăng bằng của người thủ và xoay người lùi chân trái về gần trước đầu chân trái người thủ. Hai chân rùn thấp, trụ vững, kéo sát người thủ vào người ta, kê hông quật ngã người thủ bằng cách duỗi chân nâng hông lên cao hạ thấp vai phải dùng hai tay ném họ ra đằng trước qua hông phải của ta.
    Trên đây là những giới thiệu cho những người mới tập và chưa tập, còn các cao thủ xin mời hãy phân tích liên phản đòn của đòn thế này.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  4. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Vì tính chất giới thiệu môn Judo nên việc post chi tiết các kỹ thuật của Judo nghe có vẻ lý thuyết suông quá, nên từ nay tôi sẽ chỉ post các hình kỹ thuật đẹp của Judo vậy.
    Đòn kataguruma mà bé mda9 một lần đã hỏi.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  5. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Vì tính chất giới thiệu môn Judo nên việc post chi tiết các kỹ thuật của Judo nghe có vẻ lý thuyết suông quá, nên từ nay tôi sẽ chỉ post các hình kỹ thuật đẹp của Judo vậy.
    Đòn kataguruma mà bé mda9 một lần đã hỏi.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  6. mda9

    mda9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    ghê quá , nhưng hình như hơi dài, anh noi ngắn gọn nhưng dễ hiểu đi, giống như thầy em đó, ngồi nói chuyện cả gần nửa tiếng đồng hồn, bắt mình ngồi tê chân luôn, cuối cùng kết luận một câu, nói ít hiểu nhiều,
    thầy em sắp nghỉ dạy rồi, năn nỉ thầy hoài mà thầy không chịu dạy, tư nhiên cái thầy nghỉ giữa chừng em biết học với ai đây, thầy khác mới về không biết có thích hợp không, thầy nói nếu thích thì thầy sẽ chuyển em sang quận 3 (nơi đó cũng mạnh lắm), nhưng tập ở bên đó ngoài mấy người trong tuyển tp và thầy quận 3 ra thì em chẳng còn biết ai nữa, giúp em với...
    nói về kỉ thuật ngã thì em chỉ thích nhất là té lăn vai bên trái, cón làm uke thì em là số một đó, có thể thua teranosarus một chút thôi
  7. mda9

    mda9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    ghê quá , nhưng hình như hơi dài, anh noi ngắn gọn nhưng dễ hiểu đi, giống như thầy em đó, ngồi nói chuyện cả gần nửa tiếng đồng hồn, bắt mình ngồi tê chân luôn, cuối cùng kết luận một câu, nói ít hiểu nhiều,
    thầy em sắp nghỉ dạy rồi, năn nỉ thầy hoài mà thầy không chịu dạy, tư nhiên cái thầy nghỉ giữa chừng em biết học với ai đây, thầy khác mới về không biết có thích hợp không, thầy nói nếu thích thì thầy sẽ chuyển em sang quận 3 (nơi đó cũng mạnh lắm), nhưng tập ở bên đó ngoài mấy người trong tuyển tp và thầy quận 3 ra thì em chẳng còn biết ai nữa, giúp em với...
    nói về kỉ thuật ngã thì em chỉ thích nhất là té lăn vai bên trái, cón làm uke thì em là số một đó, có thể thua teranosarus một chút thôi
  8. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Đòn Tomoenage cho bé Loninquay nè, điểm lưu ý là đôi tay phá thăng bằng đối phương trước khi ra đòn.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  9. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Đòn Tomoenage cho bé Loninquay nè, điểm lưu ý là đôi tay phá thăng bằng đối phương trước khi ra đòn.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  10. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Kính chào các sư huynh (cùng các sư tỉ, nếu có)!
    Tình cờ bước vào trang nhà của TTVNOL, rồi lạc vào khu vườn võ thuật và ngắm những bông hoa được vun trồng rất kỹ lưỡng của sư huynh Teranosarus để diễn tả kỹ thuật Ukemi, đệ bồi hồi nhớ lại quãng thời gian ?ochân ướt chân ráo? tập tễnh bước vào sàn tập của môn phái Nhu đạo. Hồi ấy đệ cứ tưởng vào học sẽ được dạy ngay liền các đòn thế quật ngã đối phương. Vậy mà suốt mấy tháng trời, sư phụ của đệ cứ bắt đệ tập ngã (đủ kiểu). Đệ đâm chán nản và nghĩ thầm:?Mình học Nhu đạo để học cách quật ngã người ta chứ đâu phải học để người ta quật mình.? Dường như đọc được ý nghĩ đó của đệ qua ánh mắt, sau buổi tập, sư phụ của đệ gọi đệ ra ngoài sân rồi bảo:?Con à! Một khi con biết phương pháp và ngã một cách thành thạo, con sẽ không bao giờ sợ bị ngã. Nếu bị quật ngã, con vẫn có thể đứng dậy ngay. Con nên nhớ lời khuyên này của thầy không chỉ ở trong võ đường, mà cả trên đường đời của con nữa.? Kể từ đó, đệ hăm hở luyện tập Ukemi.
    Trở lại những bài viết rất tỉ mỉ của sư huynh Teranosarus, đệ rất đồng tình về nội dung cũng như ý tưởng. Sư huynh đã rất đúng khi giới thiệu Ukemi và Kuzushi làm những bài học căn bản của Nhu đạo. Sự quan trọng của Ukemi thì hầu như ai cũng biết và cố gắng tập cho giỏi; trong khi Kuzushi cũng quan trọng không kém nhưng ít người chịu khó học tập và áp dụng nhuần nhuyễn. Lâu nhất là sau một năm miệt mài tập luyện, ai cũng có thể thành thạo Ukemi; nhưng Kuzushi có lẽ phải học cả đời. Có nhiều người thành thạo các đòn thế quật ngã, nhưng khi song đấu lại không quật được mấy ai, vì họ không nắm vững kỹ thuật Kuzushi. Nếu không biết kỹ thuật quan trọng này, những đòn thế quật ngã khác đều trở nên vô dụng, vì nếu đối phương không bị mất thăng bằng thì rất khó quật ngã được họ. Trong song đấu, mỗi cá nhân có thói quen phản ứng khác nhau khi bị tấn công, cho nên Kuzushi không chỉ là kỹ thuật mà còn là một nghệ thuật. Thành ra Kuzushi phải học cả đời là vậy.
    Vài lời tâm sự của đệ để làm quen với các sư huynh, rất mong nhận được những lời chỉ giáo chân tình của các huynh. Đệ xin hẹn tái ngộ!
    Thái Hồng Anh.
    T.B: Nhờ tình cờ đọc những bài viết trong khu vườn võ thuật này mà đệ đã quyết định trở thành thành viên của TTVNOL. Đây cũng là bài viết đầu tiên của đệ trên TTVNOL.

Chia sẻ trang này