1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường tới Kodokan [chu?? đê?? có nhiê??u ngươ??i đọc, được mod Lyhl giới thiệu tháng 5/2010]

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi teranosarus, 26/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Miconuong

    Miconuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    * Judo ==> Nage Waza ==> Koshi Waza ==> Koshi Guruma
    Koshi = Goshi : hông, Guruma: cuộn; Koshi Guruma: Cuộn tròn lại quanh hông ( )
    - Cách thực hiện: Koshi Guruma vẫn là 1 đòn hông có hướng làm mất thăng bằng về phía trước của Uke nên cách kéo tay của Tori ko khác gì O Goshi, nhưng khi Uke mất thăng bằng rồi, Tori sẽ vòng tay phải ra sau cổ và hoặc là nắm cổ áo, hoặc dùng tay kẹp cổ Uke. Khi đã hạ thấp trọng tâm và bẩy Uke lên, để "dứt điểm", Tori chuyển hướng kéo tay trái (lúc này đang chếch lên trên) thành hướng xuống dưới (gia tốc cho nhanh hơn và lực kéo mạnh hơn để đòn đánh dứt khoát), tay phải sẽ có lực đẩy cùng chiều với lực kéo của tay trái để hỗ trợ, cùng lúc đó, Tori hơi xoay từ trái sang phải, dồn trọng tâm về phía trước, vai phải úp thấp hơn vai trái.
    + Điểm cần lưu ý: Hạ thấp trọng tâm, vào đòn cố gắng sao cho vững để dễ thực hiện đòn, khi quen rồi thì đánh nhanh, gọn, dứt khoát.
    -Áp dụng randodi: vì đây là đòn hướng Uke mất thăng bằng về phía trước nên cũng như O Goshi, lợi dụng đối thủ đẩy, tay trái ta vẫn kéo để đối phương tiến gần sát rồi ngay lập tức xoay người chuyển hông và... rầm (ai té còn tùy trình độ hai đố thủ nữa, lý thuyết với thực tế cách nhau xa lắm ).
    Tạm thế đã !! Khủng long ơi, huynh "viện trợ" clip kỹ thuật và thực chiến (nếu được, vì muội thấy Tsuri Goshi và Koshi Guruma các vận động viên ít sử dụng) cho 2 đòn này há! Merci!!
  2. Miconuong

    Miconuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    * Judo ==> Nage Waza ==> Koshi Waza ==> Koshi Guruma
    Koshi = Goshi : hông, Guruma: cuộn; Koshi Guruma: Cuộn tròn lại quanh hông ( )
    - Cách thực hiện: Koshi Guruma vẫn là 1 đòn hông có hướng làm mất thăng bằng về phía trước của Uke nên cách kéo tay của Tori ko khác gì O Goshi, nhưng khi Uke mất thăng bằng rồi, Tori sẽ vòng tay phải ra sau cổ và hoặc là nắm cổ áo, hoặc dùng tay kẹp cổ Uke. Khi đã hạ thấp trọng tâm và bẩy Uke lên, để "dứt điểm", Tori chuyển hướng kéo tay trái (lúc này đang chếch lên trên) thành hướng xuống dưới (gia tốc cho nhanh hơn và lực kéo mạnh hơn để đòn đánh dứt khoát), tay phải sẽ có lực đẩy cùng chiều với lực kéo của tay trái để hỗ trợ, cùng lúc đó, Tori hơi xoay từ trái sang phải, dồn trọng tâm về phía trước, vai phải úp thấp hơn vai trái.
    + Điểm cần lưu ý: Hạ thấp trọng tâm, vào đòn cố gắng sao cho vững để dễ thực hiện đòn, khi quen rồi thì đánh nhanh, gọn, dứt khoát.
    -Áp dụng randodi: vì đây là đòn hướng Uke mất thăng bằng về phía trước nên cũng như O Goshi, lợi dụng đối thủ đẩy, tay trái ta vẫn kéo để đối phương tiến gần sát rồi ngay lập tức xoay người chuyển hông và... rầm (ai té còn tùy trình độ hai đố thủ nữa, lý thuyết với thực tế cách nhau xa lắm ).
    Tạm thế đã !! Khủng long ơi, huynh "viện trợ" clip kỹ thuật và thực chiến (nếu được, vì muội thấy Tsuri Goshi và Koshi Guruma các vận động viên ít sử dụng) cho 2 đòn này há! Merci!!
  3. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Híc đọc bài của Mí cô nương về đòn Tsuri Goshi mà nghe.. hơi nhức đầu ...gì mà lại có vụ phi ngựa ở đây nữa chứ... phức tạp ghê ...he he để nói lại vụ phi ngựa này một cách dễ hiểu hơn nhé. Tsuri Goshi thật ra thực hiện đòn hơi giống như đòn O Goshi nhưng ở đòn này Tori phải sử dụng tay phải nhiều hơn (tính trong trường hợp Tori thuận tay phải, vào bên phải) và dùng tay phải (kết hợp với tay trái kéo tay áo phá thăng bằng) kéo Uke lên hông để thực hiện đòn. Điểm để phân biệt với các đòn khác trong nhóm đòn hông của Tsuri Goshi chính là tay phải nắm vào đai, chúng ta có 2 cách để nắm (tay phải) như sau:
    - Cách thứ nhất: Tori nhập nội, tay trái kéo tay áo phải của Uke phá thăng bằng như đòn O Goshi chỉ khác tay phải lòn qua nách trái của Uke nhưng không ôm hông mà nắm lấy đai của Uke, rùn thấp chân, kết hợp 2 tay kéo Uke lên hông... rồi uýnh xuống...
    - Cách thứ 2 (là cả 2 trường hợp Mí cô nương nói) Tori tay phải sẽ không lòn qua nách trái của Uke mà vòng ở phía ngoài nắm lấy đai của Uke (quàng trên vai nắm lấy đai hoặc ôm lấy cả cánh tay trái của Uke nắm vào đai) thông thường Uke ở tư thế phòng thủ hơi chúi ra trước và đưa hông ra sau sẽ gây khó khăn cho Tori trong việc nhập nội thì Tori có thể kéo 2 tay (khi đó đang ở tư thế nắm cơ bản) làm cho Uke chúi hẳn ra phía trước cúi thấp xuống Tori sẽ buông tay phải nắm ve áo của Uke ra nắm lấy đai của Uke, lúc này sau khi bị kéo chúi, Uke sẽ có xu hướng nhỏm (hay chồm) đứng lên trở lại, Tori kết hợp 2 tay kéo Uke ... như trên ... uýnh xuống thui...
    Đây là hình minh họa cho đòn Tsuru Goshi nè:
    Tiếp đến là đòn Koshi Guruma, có thể nói đây là đòn dễ tập nhất trong tất cả các đòn thế thuộc nhóm đòn hông nhưng điểm lưu ý của nó chính là ở tên của đòn thế này mà Mí cô nương không để ý tới. Koshi Guruma dịch nôm na như Mí cô nương là "Cuộn tròn quanh hông" tức là Uke phải nằm vắt qua hông của Tori, như vậy khi nhập nội Tori không thể chỉ xoay vào đòn như các đòn khác (thông thường Tori sẽ xoay 180 độ và sau đó đứng trước mặt Uke, có hướng nhìn cùng hướng với Uke) mà đòn này Tori phải xoay nhiều hơn khoảng 200 độ (nhìn chếch sang trái so với hướng nhìn của Uke) và đưa hông hơi chìa ra khi đó Tori kéo tay thì Uke sẽ nằm vắt trên hông của Tori... còn lại phần tay thì kẹp cổ hay làm gì.. thì cũng giống như Mí cô nương nói thôi và trong thực tế đòn này dễ đánh thì cũng ... dễ phản... nên có thể muội ít thấy người ta sử dụng trong randori
    Đây là hình minh hoạ cho đòn Koshi Guruma nè
    [​
    À quên muội hỏi làm sao post hình ảnh thì ngay khi type chữ để post bài muội sẽ thấy có dòng chữ "ấn vào đây" ở phía trên đấy chính là chỗ để mở thư mục chọn file hình ảnh mà muội muốn post lên đấy...
    Được teranosarus sửa chữa / chuyển vào 13:15 ngày 08/11/2004
  4. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Híc đọc bài của Mí cô nương về đòn Tsuri Goshi mà nghe.. hơi nhức đầu ...gì mà lại có vụ phi ngựa ở đây nữa chứ... phức tạp ghê ...he he để nói lại vụ phi ngựa này một cách dễ hiểu hơn nhé. Tsuri Goshi thật ra thực hiện đòn hơi giống như đòn O Goshi nhưng ở đòn này Tori phải sử dụng tay phải nhiều hơn (tính trong trường hợp Tori thuận tay phải, vào bên phải) và dùng tay phải (kết hợp với tay trái kéo tay áo phá thăng bằng) kéo Uke lên hông để thực hiện đòn. Điểm để phân biệt với các đòn khác trong nhóm đòn hông của Tsuri Goshi chính là tay phải nắm vào đai, chúng ta có 2 cách để nắm (tay phải) như sau:
    - Cách thứ nhất: Tori nhập nội, tay trái kéo tay áo phải của Uke phá thăng bằng như đòn O Goshi chỉ khác tay phải lòn qua nách trái của Uke nhưng không ôm hông mà nắm lấy đai của Uke, rùn thấp chân, kết hợp 2 tay kéo Uke lên hông... rồi uýnh xuống...
    - Cách thứ 2 (là cả 2 trường hợp Mí cô nương nói) Tori tay phải sẽ không lòn qua nách trái của Uke mà vòng ở phía ngoài nắm lấy đai của Uke (quàng trên vai nắm lấy đai hoặc ôm lấy cả cánh tay trái của Uke nắm vào đai) thông thường Uke ở tư thế phòng thủ hơi chúi ra trước và đưa hông ra sau sẽ gây khó khăn cho Tori trong việc nhập nội thì Tori có thể kéo 2 tay (khi đó đang ở tư thế nắm cơ bản) làm cho Uke chúi hẳn ra phía trước cúi thấp xuống Tori sẽ buông tay phải nắm ve áo của Uke ra nắm lấy đai của Uke, lúc này sau khi bị kéo chúi, Uke sẽ có xu hướng nhỏm (hay chồm) đứng lên trở lại, Tori kết hợp 2 tay kéo Uke ... như trên ... uýnh xuống thui...
    Đây là hình minh họa cho đòn Tsuru Goshi nè:
    Tiếp đến là đòn Koshi Guruma, có thể nói đây là đòn dễ tập nhất trong tất cả các đòn thế thuộc nhóm đòn hông nhưng điểm lưu ý của nó chính là ở tên của đòn thế này mà Mí cô nương không để ý tới. Koshi Guruma dịch nôm na như Mí cô nương là "Cuộn tròn quanh hông" tức là Uke phải nằm vắt qua hông của Tori, như vậy khi nhập nội Tori không thể chỉ xoay vào đòn như các đòn khác (thông thường Tori sẽ xoay 180 độ và sau đó đứng trước mặt Uke, có hướng nhìn cùng hướng với Uke) mà đòn này Tori phải xoay nhiều hơn khoảng 200 độ (nhìn chếch sang trái so với hướng nhìn của Uke) và đưa hông hơi chìa ra khi đó Tori kéo tay thì Uke sẽ nằm vắt trên hông của Tori... còn lại phần tay thì kẹp cổ hay làm gì.. thì cũng giống như Mí cô nương nói thôi và trong thực tế đòn này dễ đánh thì cũng ... dễ phản... nên có thể muội ít thấy người ta sử dụng trong randori
    Đây là hình minh hoạ cho đòn Koshi Guruma nè
    [​
    À quên muội hỏi làm sao post hình ảnh thì ngay khi type chữ để post bài muội sẽ thấy có dòng chữ "ấn vào đây" ở phía trên đấy chính là chỗ để mở thư mục chọn file hình ảnh mà muội muốn post lên đấy...
    Được teranosarus sửa chữa / chuyển vào 13:15 ngày 08/11/2004
  5. Miconuong

    Miconuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Hehe, cám ơn huynh khủng long nhiều, ngồi phân tích và có người chỉ chỗ sai thế này giúp muội có dịp nhìn lại "mức độ hiểu biết" (trên lý thuyết) về các kỹ thuật .
  6. Miconuong

    Miconuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Hehe, cám ơn huynh khủng long nhiều, ngồi phân tích và có người chỉ chỗ sai thế này giúp muội có dịp nhìn lại "mức độ hiểu biết" (trên lý thuyết) về các kỹ thuật .
  7. haitac81

    haitac81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Sao dạo này mọi người có vẻ ít lên mạng hay sao nhỉ? hơn một tuần rồi chả thấy ai post bài nữa.
  8. haitac81

    haitac81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Sao dạo này mọi người có vẻ ít lên mạng hay sao nhỉ? hơn một tuần rồi chả thấy ai post bài nữa.
  9. binhnx2000

    binhnx2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2001
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Em cũng là một Judoka, hồi còn tập ở CLB cũng có thấy dán ở tường của Dojo 10 điều môn quy Judoka. Nghe có vẻ dễ nghe hơn 10 điều nội quy của anh Teranosaus nhưng ý nghĩ thì cũng giống nhau, Post lên cho mọi người:
    1. Kính trọng, nghe lời chỉ dạy và khuyên bảo của huấn luyện viên võ sư.
    2. Siêng năng rèn luyện võ thuật.
    3. Bình tĩnh can đảm để vượt qua khó khăn trở ngại.
    4. Giữ gìn tình đoàn kết với các bạn đồng môn cũng như với các bạn ở các môn phái võ thuật khác.
    5. Không khoe khoang, kiêu ngạo, luôn lắng nghe sự góp ý của các bạn đồng môn. Không hiếu chiến và gây chiến khi đã có một bản lĩnh khả dụng.
    6. Giữ mình trong sạch để xứng đáng là một môn đồ Judo.
    7. Sẵn sàng giúp đỡ người yếu đuối thế cô.
    8. Xa lánh mọi ham mê truỵ lạc.
    9. Tránh mọi sự bất chính, bất trung, bất nghĩa.
    10. Trong cuộc sống triệt để áp dụng phương châm "dĩ nhu chế cương".

    Ngoài 10 điều môn quy còn 2 điều tuyên thệ:
    1. Tuyệt đối giữ mình trong sạch để xứng đáng là một môn đồ Judo.
    2. Trong Quá trình tập luyện nếu xảy ra thương tích, tuyệt đối không được trách huấn luyện viên hay bạn tập cùng. Hãy tự trách mình bất cẩn. = = > Cái này thì phải công nhận là Master nhìn xa trông rộng, tập Judo đương nhiên luôn luôn bị bầm dập phía ngoài cơ thể do các cú va đập mạnh.

  10. binhnx2000

    binhnx2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2001
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Em cũng là một Judoka, hồi còn tập ở CLB cũng có thấy dán ở tường của Dojo 10 điều môn quy Judoka. Nghe có vẻ dễ nghe hơn 10 điều nội quy của anh Teranosaus nhưng ý nghĩ thì cũng giống nhau, Post lên cho mọi người:
    1. Kính trọng, nghe lời chỉ dạy và khuyên bảo của huấn luyện viên võ sư.
    2. Siêng năng rèn luyện võ thuật.
    3. Bình tĩnh can đảm để vượt qua khó khăn trở ngại.
    4. Giữ gìn tình đoàn kết với các bạn đồng môn cũng như với các bạn ở các môn phái võ thuật khác.
    5. Không khoe khoang, kiêu ngạo, luôn lắng nghe sự góp ý của các bạn đồng môn. Không hiếu chiến và gây chiến khi đã có một bản lĩnh khả dụng.
    6. Giữ mình trong sạch để xứng đáng là một môn đồ Judo.
    7. Sẵn sàng giúp đỡ người yếu đuối thế cô.
    8. Xa lánh mọi ham mê truỵ lạc.
    9. Tránh mọi sự bất chính, bất trung, bất nghĩa.
    10. Trong cuộc sống triệt để áp dụng phương châm "dĩ nhu chế cương".

    Ngoài 10 điều môn quy còn 2 điều tuyên thệ:
    1. Tuyệt đối giữ mình trong sạch để xứng đáng là một môn đồ Judo.
    2. Trong Quá trình tập luyện nếu xảy ra thương tích, tuyệt đối không được trách huấn luyện viên hay bạn tập cùng. Hãy tự trách mình bất cẩn. = = > Cái này thì phải công nhận là Master nhìn xa trông rộng, tập Judo đương nhiên luôn luôn bị bầm dập phía ngoài cơ thể do các cú va đập mạnh.

Chia sẻ trang này