1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường tới Kodokan [chu?? đê?? có nhiê??u ngươ??i đọc, được mod Lyhl giới thiệu tháng 5/2010]

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi teranosarus, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Híc híc Gem muội quẳng cáo huynh vừa thôi chứ, đi học trọng tài thì ai mà chẳng được.
    To Bob43: Huynh đài có nhiều tài liệu hấp dẫn ghê không biết bao giờ huynh đài có đĩa CD những tài liệu đó thế? làm thế nào để tôi có thể liên hệ được với huynh đài để copy những CD tài liệu đó vậy? đợt trước tôi cũng định mua một số sách tài liệu kỹ thuật về Judo nhưng giá theo như quảng cáo trên các trang web đó không được rẻ lắm so với túi tiền của mình nên đành ngậm ngùi thôi, thật ra ở Việt nam sách về kỹ thuật Judo còn hơi ít và sơ sài chủ yếu do một số thầy ở trong Nam xuất bản vào các năm 93-95 gần đây có tái bản lại, các kỹ thuật chủ yếu chỉ là Nage Waza, kỹ thuật về Katame Waza, Shime Waza, Kansetsu Waza rất ít và không rõ, thật ra Shime Waza và Kansetsu Waza là những kỹ thuật mang tính sát thương cao nên ngày xưa khi được học thầy tôi cũng có dặn không được truyền dạy lung tung thất đức chắc cũng vì thế mà các sách của các thầy Việt Nam không dạy, năm 93 hay 95 cũng có một số sách của các tác giả nước ngoài được xuất bản nhưng vì là ảnh hưởng của trường phái châu Âu thiên về sử dụng lực của tay, không chú trọng đến phá thăng bằng nên cũng không hay lắm.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  2. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Những kiến thức vật lý trong Judo
    1/Nguyên lý thăng bằng: Mục tiêu của Judo là tạo sự mất cân bằng để quật ngã địch thủ. Giả sử có một đòn cân, vật B to nặng hơn trái cân C, nằm ở bên trái cứ điểm A. Dù vậy, vật B không nghiêng hẳn xuống mà nó còn thằng bằng với trái cân C. Đó là vì vật B nằm gần cứ điểm A hơn trái cân C. Trong cơ học và vật lý học, mômen lực đối với 1 trục bằng F (lực) x d (cánh tay đòn). Sở dĩ cân được cân bằng vì F1 x d1 = F2 x d2 mặc dù F1>F2 nhưng d1 < d2. Từ cân ta liên hệ với bản thân con người, 2 chân một người có trọng lượng lớn hơn là B, đầu là C. Phía chân sẽ nặng hơn phía đầu vì ở dưới. Hông của người có trọng lượng nhỏ hơn là cứ điểm A. Chân nặng hơn đầu nhưng vì chân (B) gần hông người có trọng lượng nhỏ hơn (A) hơn đầu (C), lại thêm sức tỳ kéo của 2 cánh tay người có trọng lượng nhỏ hơn, cho nên phía đầu trở lại nặng hơn phía chân. Hễ đầu nặng hơn chân thì người nặng lớn bực nào cũng phải mất thăng bằng. Vì vậy, tất nhiên bị người có trọng lượng nhỏ hơn quật ngã xuống đất dễ dàng.
    2)Trọng tâm: Trọng tâm càng thấp, vật càng cân bằng. Đối với con người, trọng tâm nằm trong khoảng gần rốn (đan điền). Khi chúng ta đứng dang rộng chân vừa phải thì vững hơn khi đứng 2 chân gần nhau, cũng như khi ta rùn chân xuống thì vững hơn khi đứng thẳng. Xét mối tương quan với trọng tâm, người ta đưa ra khái niệm mặt chân đế: là phần diện tích (S) của vật tiếp xúc với mặt đất. S càng rộng thì vật càng cứng. Từ đây ta xét vị trí trọng tâm so với mặt chân đế, đường thẳng góc với mặt chân đế qua trọng tâm càng ở sát mép của mặt chân đế thì vật càng dễ ngã. Vậy bí quyết để phá thế thủ trong Judo là tìm cách thuận lợi nhất để đẩy đường thẳng góc qua trọng tâm của đối phương ra ngoài mặt chân đế, lúc đó chỉ cần tác động một lực nhỏ là có thể làm đối phương bị ngã.
    3) Đòn bẩy: Archimède đã từng nói: "Hãy cho tôi một điểm tựa ngoài không gian, tôi sẽ hất tung trái đất này lên". Liên hệ thực tế, giả sử ta muốn bẩy hòn đá lên thì ta chỉ cần một điểm tựa O và tác dụng một lực vào đầu kia thì hòn đá sẽ được bẩy lên dễ dàng. Trong Judo ta coi điểm tựa đó là hông khi ép sát vào đối phương khi vào đòn. Ta có thể ví đối phương như một đòn bẩy thẳng đứng mà lực cản là sức bám của chân họ. Muốn bẩy được lực cản này, ta phải tác động một lực ở phần thân trên của họ (kéo, đẩy). Điểm tựa nên chọn càng thấp để "cánh tay đòn" tính từ điểm tựa đến đầu càng dài hơn từ một điểm tựa xuống chân (d2 > d1), lúc đó chỉ cần một lực nhỏ cũng đủ nâng họ lên. Vì vậy trong các đòn ném, khi xoay người ép sát địch thủ, phải hạ thấp hông càng dưới trọng tâm họ càng tốt.
    4) Nguyên lý bánh xe và trục xe: Các bạn hãy nhìn vào hình sau:
    điểm A là trục xe, vòng B là bánh xe, tưởng tượng như là một cái vô lăng. Khi ta lái xe, vì trục xe nhỏ hơn và ở giữa nên quay chậm hơn còn bánh xe quay mau hơn. Về khía cạnh vật lý và cơ học ta có công thức tính vận tốc v = w(vận tốc gốc) x R (bán kính). Như vậy, w = V/R vì cùng quay cùng lần nên WB = WA. Nhưng vì RB > RA nên VB phải lớn hơn VA để đảm bảo wA = wB = const. Trong Judo, người tấn công (Tori) là trục xe A, người bị tấn công (Uke) là bánh xe B. Tori chủ động, dùng 2 tay nắm chặt tay áo và cổ áo của Uke, quay mạnh theo đường vòng tròn của mũi tên. Vì ở giữa làm chủ động, Tori chỉ cần xoay chậm một chỗ, còn Uke bị 2 cánh tay của Tori vừa kéo vừa đẩy phải quay theo một vòng lớn bên ngoài, đà quay càng nhanh Uke càng mất thăng bằng. Còn Tori đứng giữa chỉ tự xoay một vòng thật nhỏ, tự giữ được thăng bằng. Cho nên người biết Judo là người biết làm cái trục xe chứ không chịu làm bánh xe, nghĩa là phải biết lợi dụng động lực học (Dynamyque) trong vật lý học để giành thắng lợi.
    5) Mômen quán tính: là lực tạo ra khi chúng ta xoay người. Lợi dụng điều đó khi song đấu, chúng ta xoay cả thân người, dùng lợi thế sức nặng của toàn thân để tạo lực quán tính thì sẽ giảm được sức kéo của tay rất nhiều. Trong đòn thế Judo, môn sinh thường xoay vay nhằm lợi dụng lực quán tính để giảm sức kéo.
    6) Nguyên lý động lực Newton: theo nguyên lý về động lực ta có F= m.a = m.v = p.a/g ; Qua đó ta thấy nếu tác động một lực cùng chiều lên hướng di chuyển của một vật thì làm thay đổi vận tốc của vật đó, sự thay đổi này tỷ lệ thuận với sức mạnh của lực và tỷ lệ nghịch với sức nặng của vật đó. Như vậy, ta đợi đối phương di chuyển hoặc lợi dụng sức đẩy, kéo của họ và tác động một lực cùng chiểu đủ để vào đòn.
    7)Tốc độ: Trong song đấu, người tung đòn nhanh và chính xác sẽ chiếm thế thượng phong. Tuy nhiên, vận tốc lúc ra đòn ngoài việc kiến tạo đòn hữu hiệu còn là yếu tố quan trọng để giảm bớt lực tác động. Theo định luật bảo toàn động lượng : m1 x Dv1 = m2 x Dv2 tức là vật nào có khối lượng lớn hơn sẽ bị thay đổi vận tốc ít hơn. Ví dụ để ngăn cản một vật nặng 1 tấn chuyển động 1cm/giây, ta chỉ cần dùng một vật cản nặng 1kg nhưng chuyển động với 10m/giây. Đó chính là lý do tại sao một người nhỏ con có thể quật ngã được người lớn hơn, chỉ vì họ biết sử dụng vận tốc.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  3. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Những kiến thức vật lý trong Judo
    1/Nguyên lý thăng bằng: Mục tiêu của Judo là tạo sự mất cân bằng để quật ngã địch thủ. Giả sử có một đòn cân, vật B to nặng hơn trái cân C, nằm ở bên trái cứ điểm A. Dù vậy, vật B không nghiêng hẳn xuống mà nó còn thằng bằng với trái cân C. Đó là vì vật B nằm gần cứ điểm A hơn trái cân C. Trong cơ học và vật lý học, mômen lực đối với 1 trục bằng F (lực) x d (cánh tay đòn). Sở dĩ cân được cân bằng vì F1 x d1 = F2 x d2 mặc dù F1>F2 nhưng d1 < d2. Từ cân ta liên hệ với bản thân con người, 2 chân một người có trọng lượng lớn hơn là B, đầu là C. Phía chân sẽ nặng hơn phía đầu vì ở dưới. Hông của người có trọng lượng nhỏ hơn là cứ điểm A. Chân nặng hơn đầu nhưng vì chân (B) gần hông người có trọng lượng nhỏ hơn (A) hơn đầu (C), lại thêm sức tỳ kéo của 2 cánh tay người có trọng lượng nhỏ hơn, cho nên phía đầu trở lại nặng hơn phía chân. Hễ đầu nặng hơn chân thì người nặng lớn bực nào cũng phải mất thăng bằng. Vì vậy, tất nhiên bị người có trọng lượng nhỏ hơn quật ngã xuống đất dễ dàng.
    2)Trọng tâm: Trọng tâm càng thấp, vật càng cân bằng. Đối với con người, trọng tâm nằm trong khoảng gần rốn (đan điền). Khi chúng ta đứng dang rộng chân vừa phải thì vững hơn khi đứng 2 chân gần nhau, cũng như khi ta rùn chân xuống thì vững hơn khi đứng thẳng. Xét mối tương quan với trọng tâm, người ta đưa ra khái niệm mặt chân đế: là phần diện tích (S) của vật tiếp xúc với mặt đất. S càng rộng thì vật càng cứng. Từ đây ta xét vị trí trọng tâm so với mặt chân đế, đường thẳng góc với mặt chân đế qua trọng tâm càng ở sát mép của mặt chân đế thì vật càng dễ ngã. Vậy bí quyết để phá thế thủ trong Judo là tìm cách thuận lợi nhất để đẩy đường thẳng góc qua trọng tâm của đối phương ra ngoài mặt chân đế, lúc đó chỉ cần tác động một lực nhỏ là có thể làm đối phương bị ngã.
    3) Đòn bẩy: Archimède đã từng nói: "Hãy cho tôi một điểm tựa ngoài không gian, tôi sẽ hất tung trái đất này lên". Liên hệ thực tế, giả sử ta muốn bẩy hòn đá lên thì ta chỉ cần một điểm tựa O và tác dụng một lực vào đầu kia thì hòn đá sẽ được bẩy lên dễ dàng. Trong Judo ta coi điểm tựa đó là hông khi ép sát vào đối phương khi vào đòn. Ta có thể ví đối phương như một đòn bẩy thẳng đứng mà lực cản là sức bám của chân họ. Muốn bẩy được lực cản này, ta phải tác động một lực ở phần thân trên của họ (kéo, đẩy). Điểm tựa nên chọn càng thấp để "cánh tay đòn" tính từ điểm tựa đến đầu càng dài hơn từ một điểm tựa xuống chân (d2 > d1), lúc đó chỉ cần một lực nhỏ cũng đủ nâng họ lên. Vì vậy trong các đòn ném, khi xoay người ép sát địch thủ, phải hạ thấp hông càng dưới trọng tâm họ càng tốt.
    4) Nguyên lý bánh xe và trục xe: Các bạn hãy nhìn vào hình sau:
    điểm A là trục xe, vòng B là bánh xe, tưởng tượng như là một cái vô lăng. Khi ta lái xe, vì trục xe nhỏ hơn và ở giữa nên quay chậm hơn còn bánh xe quay mau hơn. Về khía cạnh vật lý và cơ học ta có công thức tính vận tốc v = w(vận tốc gốc) x R (bán kính). Như vậy, w = V/R vì cùng quay cùng lần nên WB = WA. Nhưng vì RB > RA nên VB phải lớn hơn VA để đảm bảo wA = wB = const. Trong Judo, người tấn công (Tori) là trục xe A, người bị tấn công (Uke) là bánh xe B. Tori chủ động, dùng 2 tay nắm chặt tay áo và cổ áo của Uke, quay mạnh theo đường vòng tròn của mũi tên. Vì ở giữa làm chủ động, Tori chỉ cần xoay chậm một chỗ, còn Uke bị 2 cánh tay của Tori vừa kéo vừa đẩy phải quay theo một vòng lớn bên ngoài, đà quay càng nhanh Uke càng mất thăng bằng. Còn Tori đứng giữa chỉ tự xoay một vòng thật nhỏ, tự giữ được thăng bằng. Cho nên người biết Judo là người biết làm cái trục xe chứ không chịu làm bánh xe, nghĩa là phải biết lợi dụng động lực học (Dynamyque) trong vật lý học để giành thắng lợi.
    5) Mômen quán tính: là lực tạo ra khi chúng ta xoay người. Lợi dụng điều đó khi song đấu, chúng ta xoay cả thân người, dùng lợi thế sức nặng của toàn thân để tạo lực quán tính thì sẽ giảm được sức kéo của tay rất nhiều. Trong đòn thế Judo, môn sinh thường xoay vay nhằm lợi dụng lực quán tính để giảm sức kéo.
    6) Nguyên lý động lực Newton: theo nguyên lý về động lực ta có F= m.a = m.v = p.a/g ; Qua đó ta thấy nếu tác động một lực cùng chiều lên hướng di chuyển của một vật thì làm thay đổi vận tốc của vật đó, sự thay đổi này tỷ lệ thuận với sức mạnh của lực và tỷ lệ nghịch với sức nặng của vật đó. Như vậy, ta đợi đối phương di chuyển hoặc lợi dụng sức đẩy, kéo của họ và tác động một lực cùng chiểu đủ để vào đòn.
    7)Tốc độ: Trong song đấu, người tung đòn nhanh và chính xác sẽ chiếm thế thượng phong. Tuy nhiên, vận tốc lúc ra đòn ngoài việc kiến tạo đòn hữu hiệu còn là yếu tố quan trọng để giảm bớt lực tác động. Theo định luật bảo toàn động lượng : m1 x Dv1 = m2 x Dv2 tức là vật nào có khối lượng lớn hơn sẽ bị thay đổi vận tốc ít hơn. Ví dụ để ngăn cản một vật nặng 1 tấn chuyển động 1cm/giây, ta chỉ cần dùng một vật cản nặng 1kg nhưng chuyển động với 10m/giây. Đó chính là lý do tại sao một người nhỏ con có thể quật ngã được người lớn hơn, chỉ vì họ biết sử dụng vận tốc.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  4. thitmeongonhon

    thitmeongonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    1.330
    Đã được thích:
    2
    Nhắc đến chuyện đi học trọng tài em mới tiếc, hôm trước thằng bạn em nó được cử đi học trọng tài, nó nói em còn ở nhà thì được đi rồi vì dư mất một xuất !!!! tiếc quá !!!
  5. thitmeongonhon

    thitmeongonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    1.330
    Đã được thích:
    2
    Nhắc đến chuyện đi học trọng tài em mới tiếc, hôm trước thằng bạn em nó được cử đi học trọng tài, nó nói em còn ở nhà thì được đi rồi vì dư mất một xuất !!!! tiếc quá !!!
  6. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Một đòn được điểm tuyệt đối trong một giải thế giới (hê hê nhưng tui không nhớ là năm nào) của một cao thủ người Nhật tên là Koga post lên cho anh em coi chơi nè:
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  7. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Một đòn được điểm tuyệt đối trong một giải thế giới (hê hê nhưng tui không nhớ là năm nào) của một cao thủ người Nhật tên là Koga post lên cho anh em coi chơi nè:
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  8. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Một đòn do ***** Jigoro Kano biểu diễn cho các đệ tử xem nè:
    He he tiếp theo một đòn gây chấn thương cho một thành viên trong box mình (quái danh Mummy Piglet)
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  9. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Một đòn do ***** Jigoro Kano biểu diễn cho các đệ tử xem nè:
    He he tiếp theo một đòn gây chấn thương cho một thành viên trong box mình (quái danh Mummy Piglet)
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  10. Srono

    Srono Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2001
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Nói về băng tài liệu Judo thi` em thấy băng mà chú Koga của nhật làm là ngon nhất. Có gần như khá đầy đủ các đòn, đặc biệt là ngoài đòn truyền thống ra còn có các kiểu biến thế cải tiến của Koga. Không biết mọi người đã xem chưa ?
    Srono@

Chia sẻ trang này