1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường tới Quatar 2022: LẦN ĐẦU TIÊN LỌT VÀO VÒNG LOẠI WORLDCUP THỨ 3

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi Thiet_Moc_Chan, 07/04/2019.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VNFan

    VNFan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    3.498
    oh yeah, thằng số 7 của UAE bị 2 thẻ vàng rồi, trận tới ko đc đá với VN.
    jesuisbanal thích bài này.
  2. jesuisbanal

    jesuisbanal Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    3.157
    Đã được thích:
    466
    Bọn Troll Bóng đá vừa có quả ảnh Hùng Dũng đi bóng như Messi, điều bóng như Messi và tạch pen như Messi. Bố tổ. Mà hình như thằng này cũng hay gãi đít...
    nhnglhn thích bài này.
  3. R0tho

    R0tho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/11/2016
    Bài viết:
    813
    Đã được thích:
    641
    Nói chung là hnay thắng cũng an ủi tí, còn thì trận này là trận kém nhất trong 2 năm qua của Park. Ỉn tự thua hơn là VN có mảng miếng gì, 2 thằng trung vệ của nó như ngáo, đá còn thua bọn phủi. HAGL hại thằng VT rồi, ở CLB cho nó đá lin tinh cả lên giờ lên tuyển đá cũng linh tinh lang tang chả ra cái hệ thống cống rãnh gì cả. QH trận này quá tệ thua cả thằng số 8 bên Ỉn, mà thằng kia còn bé = nửa thằng Hải.
    MVP trận này là thằng số 8 bên Ỉn rồi, mình nó cân hết 3 ông trung vệ ngáo đá VN luôn, trận này hậu vệ ghi 2 bàn thì cũng biếu lại 1 bàn cho Ỉn.
    Thái độ của bọn cầu thủ hnay là rất bố láo, ko coi trọng 1k CĐV lặn lội bay qua Bali và hơn 93tr CĐV ở nhà, từ sau bàn thứ 2 là đá bố láo bố đời rồi, t còn mong cho Ỉn nó gỡ hòa đi cho bọn nó sáng mắt ra mà ko được.
    Nói về Văn Lâm thì Park cần làm ngay và luôn là kêu thằng Phillip Nguyễn về bắt chính cho VL nó lên dự bị để học hỏi thêm, trình càng ngày càng kém, trận đấu chả có sức ép mẹ gì mà bắt cũng ngáo như vậy được.
    Nói chung hnay quá may khi gặp thằng Ỉn nó đang rệu rã, nó tự thua hơn là VN hay. Trận này nếu mà đổi lại là UAE hay TL có khi nó vả cho vỡ mồm.
    Còn nhiều cái bức xúc quá mà thôi tới đây tạm dừng, ko thì quá bức xúc muốn đập mẹ nó tv luôn.
    nhnglhnloyallance thích bài này.
  4. vanhleg

    vanhleg Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/08/2018
    Bài viết:
    4.866
    Đã được thích:
    2.310
    Hnay VN thắng nhưng k vui lắm
    sẽ vui hơn nếu UAE và Thái hòa nhau
    lúc đầu nghĩ Thái nó thắng thì tốt, nhưng nghĩ lại nó thắng thì căng hơn, vì bảng này cùng lắm chỉ 2 đội đi tiếp chứ k phải 3 đội
    VN mình muốn giành quyền tự quyết đc thì bắt buộc phải thắng cả 2 trận tới đây trên sân Mỹ Đình
  5. sexmovie

    sexmovie Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    2.748
    Đã được thích:
    965
    Nhiều bác chê Miura, nếu In mời Miura về mình ăn được nó cũng tướt mồ hôi. Cầu thủ In kĩ thuật và tốc độ, ngoài ra thể lực cũng tốt, điểm yếu là đá kiểu hoang dã, kỉ luật kém, thiếu tổ chức. Indo nếu kiếm dc 1 Hlv phù hợp thì lên lại mấy hồi. Như Thái mời ông Rajevac về chả kéo ngược mất 2 năm, thay Hlv khác ngay.
    Thực ra ngẫm kĩ tôi thấy ko nên cay cú chuyện hiệu số bàn thắng, nếu muốn ôm mộng lớn còn ngại gì Thái Uae? Như ông Park nói thì thấy tự tin cỡ nào rồi, trên sân Mỹ Đình thịt cả cặp luôn, tiếp theo thịt luôn Mã rồi hoà nhẹ Uae sân khách hạ màn.
    nhnglhnmuaxuanbackinh thích bài này.
  6. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.347
    Đã được thích:
    18.716
    Khựa ko thắng nổi Phi trong khi Phi bị Vịt cho sml 2 lượt. BĐ Khựa giờ kém cả Vịt rồi :D
  7. jesuisbanal

    jesuisbanal Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    3.157
    Đã được thích:
    466
    Cho tôi hỏi Thái nó ko đá phản công giỏi, nếu UAE hòa Thái ở Bangkok, về sân nhà nó đập Thái, và ăn Mã, Ỉn cả 2 lượt trận, cứ cho là nó ngang điểm số trong 2 trận với mình đi, vậy thì cái chức nhì đó (và có thể thứ 3 nếu ko thắng được Thái ở Mỹ Đình) có mang Việt vào vòng loại thứ 3 được ko? Không.

    Nói chung là muốn nhất hay nhì bảng mà có điểm số (ko phải hiệu số) cao, thì đều phải thắng Thái thôi. Nhưng với kết quả Thái thắng UAE hôm nay thì có thể ko cần phải thắng UAE trên sân nhà mà vẫn nhất được, nhất là kiểu VN đá phòng ngự tốt, chịu sức ép tốt, và UAE ép phải đá thắng, còn Thái thì sẽ gặp khó khăn với Việt và Mã, và UAE ở sân khách.
    nhnglhn thích bài này.
  8. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.876
    Đã được thích:
    3.954
    Một bài phân tích về trận vừa rồi
    (https://www.facebook.com/raumdeuter13/posts/1211958119005098?__tn__=K-R )
    ĐT INDONESIA 1-3 ĐT VIỆT NAM: ĐỖ HÙNG DŨNG VÀ TÌNH HUỐNG CỐ ĐỊNH
    ---

    Trước một ĐT Indonesia được đánh giá có chất lượng chuyên môn thấp hơn, ĐT Việt Nam của HLV Park Hang-seo đã có một chiến thắng thuyết phục, một chiến thắng dễ, nhờ những yếu tố làm nên đặc trưng của vị chiến lược gia người Hàn Quốc trong suốt hai năm qua.
    ---

    ĐỘI HÌNH RA SÂN

    ĐT Việt Nam vẫn duy trì sơ đồ 3-4-2-1 quen thuộc, với hai sự thay đổi đáng chú ý về vị trí trên sân, cũng như vai trò của từng cầu thủ. Phạm Đức Huy được sử dụng ở vị trí tiền vệ trung tâm thay thế cho Nguyễn Tuấn Anh. Một tiền vệ có xu hướng hoạt động tầm thấp với vai trò thu hồi bóng được sử dụng thế cho một tiền vệ có xu hướng hoạt động ở tầm trung với vai trò phát triển trái bóng theo chiều sâu. Nguyễn Tiến Linh được sử dụng chứ không phải Nguyễn Công Phượng. Một trung phong mục tiêu được sử dụng thế cho một tiền đạo lùi, với tầm hoạt động rộng.

    Bên phía đội chủ nhà Indonesia, sơ đồ 4-4-1-1 được sử dụng. Họ có hai trung vệ giàu sức mạnh thể chất, hai hậu vệ biên được giao nhiệm vụ đảm bảo sự chắc chắn và hạn chế dâng cao, cũng bởi lí do họ sử dụng hai cầu thủ chạy biên chơi rộng và có xu hướng sử dụng kĩ năng cá nhân sát đường biên là số 8 Simanjutak và số 18 Ramdani. Hai tiền vệ trung tâm được giao nhiệm vụ rõ ràng, một là Pradana số 19 có vai trò thu hồi bóng, một số 6 Dimas với bộ kĩ năng tốt với bóng làm nhiệm vụ điều tiết nhịp độ. Một số 10 tương đối toàn diện ở bộ kĩ năng là Lilipaly, cùng một trung phong giàu sức thể chất cũng chơi tương đối đa nhiệm là Goncalves.
    ---

    ĐỊNH HƯỚNG CỦA INDONESIA – SỰ BẾ TẮC CỦA VIỆT NAM

    ĐT Indonesia không giấu đi ý đồ của mình với một hệ thống phòng ngự chủ động ở nửa phần sân nhà. Sau khoảng 5 phút đầu tiên có những ý đồ pressing tầm cao nhất định, họ chủ động không tạo ra những áp lực trên 1/3 sân đối phương.

    Họ để không gian cho 3 trung vệ ĐT Việt Nam có thể kiểm soát bóng và tung ra những đường chuyền với mục đích phát động tấn công. Goncalves và Lilipaly không xếp thành một hàng ngang phòng ngự, thay vào đó, tiền đạo số 9 và cầu thủ số 10 có xu hướng chọn vị trí dọc sân nhiều hơn, với mục đích ngăn chặn những đường chuyền hướng đến trung lộ. Hai tiền vệ cánh thậm chí cũng không dâng cao áp sát từng trung vệ lệch, thay vào đó, họ chờ đợi những đường chuyền tới Trọng Hoàng và Văn Hậu, thay đổi nhịp độ di chuyển và buộc các wing-back của ĐT Việt Nam có những đường trả ngược.

    Về cơ bản, ĐT Indonesia có một ý đồ phòng ngự chủ động bằng sơ đồ 4-4-1-1, với một cự ly đội hình đủ tốt ở trung lộ, cả theo chiều ngang sân và chiều dọc sân.

    Điều đó khiến những ý tưởng tấn công của ĐT Việt Nam tỏ ra thiếu đa dạng. Vốn dĩ các đội bóng của HLV Park tại Việt Nam chưa bao giờ được đánh giá cao ở khả năng chủ động triển khai bóng. Đặc biệt là ở trận đấu trên sân khách này, khi Đức Huy hiếm khi cho thấy mình chơi đủ tốt và đủ độ điều tiết với trái bóng, trong khi tiền vệ box-to-box Hùng Dũng rõ ràng là không mạnh ở vị trí tầm thấp nơi hàng tiền vệ.

    Dù vậy, ĐT Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội để chủ động có những tình huống triển khai bóng nhất định của mình, khi ba trung vệ áo trắng không gặp bất cứ một áp lực nào với bóng. Đó có thể là những đường bóng dài hướng đến hoặc Tiến Linh hoặc Văn Toàn, điều không cho thấy nhiều hiệu quả khi khả năng phòng ngự trên không của cặp trung vệ Indonesia và khả năng đoạt bóng hai của tiền vệ mang áo số 19 Pradana là tương đối ổn định. ĐT Việt Nam vì thế, có những tình huống triển khai đoạn trung bình thường xuyên hơn.

    Khi Quang Hải chưa thực sự làm nóng bản thân trong khoảng 20 phút đầu của trận đấu với những bước di chuyển theo trục dọc của hành lang half-space lệch trái, đội khách có một ý tưởng triển khai bóng gần như duy nhất là đưa trái bóng đến chân hai wing-back ở hai biên. Văn Hậu và Trọng Hoàng như đã nói, có một khoảng thời gian nhất định khoảng 3 giây - thời gian hai tiền vệ cánh của ĐT Indonesia bắt đầu di chuyển khỏi khối phòng ngự ra biên để áp sát - trong việc xử lý trái bóng. Vấn đề của cả Hậu và Hoàng lúc này, là họ không có nhiều phương án chuyền bóng hơn là các đường trả ngược cho hai trung vệ lệch biên. Văn Toàn không mạnh ở kĩ năng hoạt động trong phạm vi hẹp, Quang Hải như đã nói, chưa tìm thấy nhịp độ chơi và sự đồng điệu trong việc di chuyển tốt nhất, còn Hùng Dũng, vẫn hoạt động ở một cường rất cao như thường lệ, nhưng một mình Hùng Dũng là không đủ, với một hệ thống phòng ngự 4-4-1-1 cơ bản nhưng đủ quy củ của ĐT Indonesia.

    Trước bàn thắng đầu tiên, bàn thắng từ tình huống phạt góc, ĐT Việt Nam hoàn toàn không có một cơ hội rõ rệt nào.
    ---
    [​IMG]

    PARK HANG-SEO KHÔNG CẦN BÓNG, PARK HANG-SEO CẦN BÓNG VÀO LƯỚI

    Vấn đề của đối thủ của ĐT Việt Nam là, họ có một hệ thống phòng ngự lùi sâu cơ bản, quy củ, và đã tạo ra hiệu quả nhất định trong quãng khoảng 20 phút thi đấu đầu tiên, nhưng đó cũng chính là tất cả những gì họ có được. Họ không triển khai bóng từ sân nhà, họ không tận dụng được các tình huống phản công, và họ quá bị động với chính hệ thống phòng ngự ấy.

    Sự bị động ấy được thể hiện một cách cực kì rõ rệt ở trong pha bóng ở phút thứ 31 của trận đấu. ĐT Indonesia chủ động lùi sâu, hạn chế ĐT Việt Nam rất nhiều trong nỗ lực triển khai bóng, buộc đối thủ phải đưa trái bóng trả ngược về sân nhà. Số 10 Stefano Lilipaly, với tín hiệu đường trả ngược ấy, băng lên phía trước một cách đầy quyết tâm, trước khi nhìn lại phía sau và nhận ra chỉ một mình mình có sự quyết tâm ấy.

    ĐT Indonesia phòng ngự chủ động, nhưng họ cũng chủ động không tạo ra bất cứ một sức ép nào lên tuyến triển khai bóng đầu tiên của ĐT Việt Nam. Họ có không ít cơ hội để thực hiện một nỗ lực dâng cao áp sát, ở những thời điểm hợp lý để dâng cao là các đường trả ngược của ĐT Việt Nam. Và hình ảnh của Lilipaly, dù chỉ là một tình huống gần như duy nhất, trở thành một điển hình trong sự bị động ấy.

    Họ dường như chỉ biết cách tạo ra một hệ thống phòng ngự đủ quy củ ở phần sân nhà, chứ không có bất cứ mong muốn nào trong việc chấp nhận rủi ro và di chuyển khối đội hình một cách đồng bộ lên phía trước.
    Thế trận ấy, như một cách suy nghĩ logic, ĐT Việt Nam dù ít nhiều bế tắc, nhưng vẫn kiểm soát trái bóng một cách an toàn. Và một khi đội kiểm soát bóng nhiều hơn có bàn thắng, ĐT Indonesia có thể sẽ rơi vào trạng thái sụp đổ.

    Bàn thắng ấy đến đúng theo những gì HLV Park Hang-seo mong muốn. ĐT Việt Nam, như đã nói, không hề giỏi trong việc triển khai bóng một cách chủ động, có cấu trúc đội hình đủ đồng bộ và đủ tốt, nhưng rất rất mạnh ở hoặc các tình huống phản công và các tình huống cố định. Họ gần như không có cơ hội phản công với cách tiếp cận của đối thủ, nhưng khi kiểm soát bóng nhiều như thế, họ có cơ hội từ những tình huống cố định.

    “Đây là đẳng cấp.”

    Chuyên gia Phan Anh Tú nói như thế về bàn thắng của Đỗ Duy Mạnh. ĐT Indonesia hoàn toàn bị động trong tình huống ghi bàn mở tỉ số của ĐT Việt Nam. Họ đã thua trong tình huống bóng một với sự vượt trội và chủ động của Tiến Linh, họ tiếp tục thua trong tình huống bóng hai với sự vượt trội về thể chất của Văn Hậu, và họ tiếp tục thua trong tình huống bóng ba, với pha băng vào của Duy Mạnh.

    Bàn thắng rất đặc trưng của các đội bóng được dẫn dắt bởi HLV Park tại Việt Nam. Nếu bạn còn nhớ kì tích tại vòng chung kết U-23 châu Á tại Thường Châu, thì 71% số bàn thắng của ĐT U-23 Việt Nam xuyên suốt cả giải đấu ấy đến từ các tình huống cố định. Lúc ấy, và cả bây giờ nữa, đó là một con số khó tin với bất cứ một đội bóng nào trên thế giới này. Tại Indonesia, trong một thế trận không có nhiều ý tưởng ở trạng thái chủ động triển khai, ĐT Việt Nam lại mở tỉ số với một pha bóng cố định, phải nói là cực kì bài bản.

    Rõ ràng, HLV Park Hang-seo không cần kiểm soát quả bóng, HLV Park Hang-seo cần quả bóng đi vào lưới.

    Thế trận từ phút thứ 25, như logic thông thường, tỏ ra dễ dàng hơn nhiều với ĐT Việt Nam.

    Nhưng mọi chuyện cũng không thực sự diễn ra dễ dàng như thế. ĐT Việt Nam có thêm đúng 2 tình huống dứt điểm trong khu vực cấm địa ở phần còn lại của hiệp một. Một, là cơ hội mười mươi của Quang Hải, đến từ tình huống cực kì hớ hênh trong nỗ lực triển khai bóng qua các trung vệ có lẽ là lần đầu tiên của ĐT Indonesia trong trận đấu, với sai lầm của đội trưởng Basna. Và một, diễn ra ở những phút cuối cùng. Tình huống triển khai bóng mạch lạc đầu tiên của đội bóng áo trắng, khi Văn Hậu tìm thấy Quang Hải ở vị trí sở trường của một tiền vệ công trong sơ đồ 3-4-2-1, giữa hai hàng ngang phòng ngự đối phương. Quang Hải nhận bóng ở tư thế nửa thân người mẫu mực, đưa trái bóng lên phía trước một cách mẫu mực không kém, và đặt Tiến Linh vào cơ hội đối mặt khung thành.

    Trong một thế trận chủ động triển khai bóng, hay nói chính xác hơn là phải chủ động triển khai bóng, ĐT Việt Nam phải công bằng đã gặp nhiều khó khăn khi tấn công, và gần như không gặp bất cứ khó khăn nào khi phòng ngự.

    Phải nói thêm, tình huống Văn Hậu đặt Quang Hải vào khoảng trống ở những phút cuối hiệp một là một tình huống rất cơ bản, nhưng đội bóng của HLV Park Hang-seo đã chỉ một lần duy nhất thực hiện nó một cách trơn tru. Bộ ba trung vệ vừa không có nhiều không gian để thực hiện, vừa là những người không có xu hướng và hạn chế ở tư duy sử dụng những đường chuyền xuyên tuyến. Trong khi tiền vệ trụ Đức Huy không kiểm soát bóng nhiều và cũng không xử lý trái bóng nhiều đột biến, còn người đá cặp với Đức Huy, có một nhiệm vụ khác, thú vị hơn nhiều.
    ---

    ĐỖ HÙNG DŨNG – NGƯỜI KHÔNG PHỔI

    Nếu bạn hỏi một ai đó cặp đôi nào đã có sự phối hợp tấn công hiệu quả nhất trong thế giới bóng đá hiện đại vài năm trở lại đây, bạn sẽ mong chờ câu trả lời là gì? Sadio Mane – Roberto Firmino – Mohamed Salah? Leroy Sane – David Silva? Marcelo – Cristiano Ronalo? David Alaba – Franck Ribery?

    Và một ứng cử viên nặng kí khác, Ivan Rakitic – Lionel Messi.

    Tại Indonesia, một phiên bản Rakitic - Messi kém hoàn thiện hơn, nhưng thực sự hiệu quả đã diễn ra, nơi khả năng bao quát sân đấu của Hùng Dũng cho thấy sự ăn ý với việc Quang Hải cần đất để kiểm soát bóng, khi trận đấu dần trôi đi và các cầu thủ bắt nhịp được với nhau, cũng như bắt nhịp được với đối thủ.

    Hùng Dũng bao trọn vẹn không gian tấn công lệch phải ở 1/3 sân cuối cùng của ĐT Việt Nam, như thường lệ trong cách chơi ở CLB Hà Nội. Điều thú vị là, sự kết hợp giữa Hùng Dũng và Quang Hải chưa từng diễn ra trong màu áo CLB, khi họ thường xuyên là cặp tiền vệ trung tâm của đội bóng thủ đô. Với việc Trọng Hoàng luôn có xu hướng là người đầu tiên nhận bóng, cầu thủ vủa Viettel không thực sự làm nhiệm vụ ôm biên của một wing-back thông thường, trong khi Quang Hải có xu hướng cần bóng để phát huy kĩ năng của mình, thì gần như phạm vi tấn công của ĐT Việt Nam có ít sự hiện diện. Nhưng ít không phải là không có, và Hùng Dũng là người làm tất cả những điều đó, trong phạm vi luôn có từ 3-4 cầu thủ của đối phương, với kĩ năng kiểm soát trái bóng tốt hơn mức bình thường, thể chất, sự càn lướt và một tinh thần vô cùng cao.

    Tình huống phạt góc dẫn đến bằng thằng mở tỉ số của Duy Mạnh đến đúng từ một tình huống như thế, khi Hùng Dũng một mình nhận bóng ở biên, đầy nỗ lực xử lý bóng, càn lướt qua tới 3 cầu thủ chủ nhà. Mọi thứ lặp lại một cách hoàn toàn trong bàn thắng thứ hai, vẫn là Hùng Dũng với những kĩ năng tương tự, đánh bại một hệ thống phòng ngự đang thiếu tổ chức dần theo thời gian của ĐT Indonesia.

    Tiền vệ của CLB Hà Nội xứng đáng nhận những lời tán dương, không phải chỉ cho riêng màn trình diễn ngày hôm nay, mà còn là tinh thần, thái độ và nỗ lực đầy chuyên nghiệp trong suốt sự nghiệp của mình, để vươn lên trở thành một quân bài không thể thiếu ở ĐTQG Việt Nam vào thời điểm này. Nếu cầu thủ sinh năm 1993 hoàn tất trận đấu với một bàn thắng, tình huống đá phạt đền ở những phút cuối của trận đấu, thì đó có lẽ là một kết cục trọn vẹn hơn cho bản thân tiền vệ đầy năng lượng này.
    ---

    ĐỘI TUYỂN INDONESIA KÉM CHẤT LƯỢNG

    Không phải bàn cãi thêm về sự yếu kém trong chất lượng của các cầu thủ Indonesia, với một hàng phòng ngự mắc nhiều sai lầm cá nhân khá cơ bản, với hai hậu vệ biên không giỏi tấn công, với hai tiền vệ cánh được giao nhiệm vụ đột biến nhưng không có khoảnh khắc đáng chú ý nào.
    Đáng nói là, họ lại xây dựng những phương án triển khai bóng qua những cầu thủ có chất lượng không phải là tốt nhất trong đội hình. Trong khi, khả năng điều tiết nhịp độ trong lối chơi của số 6 Dimas và sự toàn diện trong các kĩ năng của một cầu thủ tấn công của Lilipaly là điều gần như nằm ngoài các phương án chơi của đội chủ nhà. ĐT Indonesia tỏ ra tương đối chủ động cho những đường bóng dài đến Goncalves trong những phút đầu, nhưng khi mọi thứ không hiệu quả, họ lại có ý tưởng đưa bóng ra biên, và bố trí một cấu trúc đội hình mà trong đó hai cầu thủ ở từng biên phải nói là làm tất ăn cả. Dimas và Lilipaly, với những lần chạm bóng của mình, đều cho thấy họ là những cá nhân sung mãn và chất lượng nhất khi kiểm soát bóng. Bên cạnh đó, trung phong mục tiêu Goncalves cũng là một cái tên đáng chú ý và có tư duy chơi bóng hiện đại của một tiền đạo toàn năng, vấn đề của bản thân anh này, là hoặc không có nhiều sự hỗ trợ, hoặc không còn đủ độ rướn trong những tình huống đưa bóng dọc sân, với lí do tuổi tác.
    ---

    KẾT LUẬN

    Đội tuyển Việt Nam đã bị đặt vào một thế trận phải kiểm soát trái bóng, nhưng như thường lệ, đội bóng của HLV Park Hang-seo không cần thiết khai thác tối đa việc sở hữu bóng để ghi bàn. Đội khách ghi bàn từ một tình huống cố định, một quả penalty và một tình huống phản công, những thứ vô cùng đặc trưng trong suốt 2 năm vừa qua.

    Chất lượng đội hình của đội khách là vượt trội hơn hoàn toàn, và họ đã biết cách để tận dụng điều đó, với phong cách chơi của chính mình, trong một trận đấu mà đối thủ của họ không muốn họ chơi theo phong cách ấy, nhưng họ làm chưa tới.

    7 điểm sau 3 trận đầu tiên, chúc mừng thầy Park.

    ---
    Phân tích bởi: Raumdeuter 13
    Ảnh: Khoa Nguyen
    Ảnh minh hoạ: Thanh niên
  9. loyallance

    loyallance Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Bài viết:
    570
    Đã được thích:
    368
    Đạo đức nhiều cầu thủ VN có vấn đề. Không tôn trọng đối thủ lẫn khán giả, ko có tinh thần thể thao, thích bắt nạt.
    nhnglhn thích bài này.
  10. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.347
    Đã được thích:
    18.716
    Đang nói nếu Thái và UAE hòa nhau mà? Thực ra nếu hòa thì cũng đâu có lợi hơn cho Vịt nhỉ? Nói chung chỉ có trường hợp UAE thắng Thái thì Vịt sẽ thiệt hơn thôi, còn hòa hoặc Thái thắng thì như nhau.
    nhnglhn thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này