1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường về phố núi quê em, người thanh cảnh đẹp ai ơi muốn về

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi Jun_dat, 17/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Vẫn là trên Quốc lộ 2C.
    Cây cầu này tớ chả biết tên, nhưng lần tớ đi qua thì chẳng có nước, giờ nhìn nước chảy thấy đẹp thế.
    [​IMG]
  2. thanhnhamac

    thanhnhamac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    849
    Đã được thích:
    0

    Chùa Hương Nghiêm (Chùa Hang). Ảnh: NC
    Ngôi chùa được chính thức xây dựng từ thế kỉ XVI, thời Mạc Đăng Doanh (1537), do sáng kiến của hai vị quan hiến sát là Ngô Thọ Khê và Vũ Trạch Xuyên. Trong chùa có một tấm bi ký chữ Hán còn rõ nét, do tiến sĩ Ngô Hoằng soạn, gồm một bài ký và một bài minh với tên họ những người làm công đức ở 13 huyện trong nước và nhân dân xã Thúc Thủy, cách đây vừa tròn 470 năm.

    [​IMG]
    Bên trong Chùa Hang. Ảnh: NC
    Những dòng bi ký cho thấy bức tranh nơi thờ vọng có cảnh trí linh thiêng, hài hoà sơn thủy và hình bóng cuộc sống sầm uất một thời với những sinh hoạt văn hoá tâm linh gần 500 năm trước ở một vùng quê phía nam tỉnh lỵ Tuyên Quang như sau:
    ?oDòng Long Vị như dải lụa trắng lượn vòng trước động. Phía sau động là đường cái quan, ngựa xe như nước. Phía tây động, nha môn tòa rộng dãy dài. Trong chùa khói hương nghi ngút, đó là cung Phạm Vương vậy. Trước cung tiền đường, trùng tu mái ngói đỏ tươi, có nơi thắp hương và tam quan. Cứ đến ngày rằm và mùng một, tín đồ thập phương nối gót cầu khấn, tăng ni cúi đầu về phương nam ba lần vái lạy. Những khi đất trời không hoà thuận, cầu nắng thì được trời quang tạnh, khấn mưa thì mưa trải khắp nơi. Chùa rất linh ứng, không thể ngờ được!?
    Trước vẻ đẹp và linh thiêng của cõi thiền, người lập bia còn ghi lại cảm xúc của mình bằng một bài minh chân thực hàm súc. Nguyên văn chữ Hán như sau:
    Động u nhi cổ, nham sấu nhi hương,
    Sáng tự khắc thạch, địa cửu thiên trường.
    Dịch nghĩa:
    Động sâu mà (có vẻ) cổ kính
    Trái núi dáng nhỏ mà lại có hương thơm bay
    (Nơi đó) xây dựng chùa và tạc bia đá
    (Để cho) muôn thuở (cùng với) trời đất
    Dịch thơ:
    Động sâu in dấu tích xưa
    Núi thanh thanh dáng, hương đưa ngạt ngào
    Đất trời bền vững biết bao tháng ngày.
    Dựng chùa bia tạc năm nào
    Cùng với chùa An Vinh, chùa Bảo Ninh Sùng Phúc v.v? cho thấy trên mảnh đất Tuyên Quang xưa đã có một truyền thống văn hoá Phật giáo với những áng thơ thiền giàu tính nhân văn thể hiện qua bài từ ở văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Chiêm Hoá), Bài Sấm ký ở chùa An Vinh và bài minh ở chùa Hương Nghiêm (Yên Sơn). Các bài thơ đều ngợi ca vẻ đẹp kỳ thú của quê hương xứ sở, cảnh trí linh thiêng của cõi thiền và những tâm sự sâu lắng về lẽ sống và đạo lý trước cuộc đời. Đây là một di sản văn hoá độc đáo của Tuyên Quang đã đi vào sử sách; nhưng một thời gian, chùa trong cảnh hương tàn khói tạnh, nhiều di vật bị mất mát. Gần đây, nhân dân địa phương đã phục hồi lại danh lam này. Hương Nghiêm lại toả hương ngào ngạt, gợi lại nỗi niềm thiên cổ giữa lòng người và Phật đạo.
    PGS. TS Trần Mạnh Tiến
    Bài viết trên là bài viết về chùa Hang quê Mạc, ngày bé nhà Mạc ở cạnh chùa.
  3. ThuLam

    ThuLam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2004
    Bài viết:
    2.308
    Đã được thích:
    0
  4. ThuLam

    ThuLam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2004
    Bài viết:
    2.308
    Đã được thích:
    0
    <object width="448" height="372"><param name="movie" value="http://clip.vn/w/351,vn,0"/><param name="allowFullScreen" value="true"/><param name="allowScriptAccess" value="always"/><embed src="http://clip.vn/w/351,vn,0" type="application/x-shockwave-flash" allowScriptAccess="always" allowFullScreen="true" width="448" height="372"></embed></object>
  5. ThuLam

    ThuLam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2004
    Bài viết:
    2.308
    Đã được thích:
    0
    làm sao để cái HTML nó bật hỉ buồn ngủ quá
  6. STOCKSmaster

    STOCKSmaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    nghe các bác tả hay quá.có bác nào chỉ dẫn thật chi tiết đưòng đi cho em dc không,bắt đầu từ hà nội thì đi đường nào,lần rtrrưóc em đi len phú thọ thì đi bằng đưòng láng hoà lạc,đi bằng đường nào thì gần hơn,qua cầu thăng long gần hơn hay đi láng hoà lạc gần hơn,đưòng nào thì otô thuận tiên hơn,cám ơn các bác nhiều
  7. lipton1

    lipton1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    chao ban nha
    minh lam quen nha! minh moi vao trang nay thoi ma.
    ban ten la gi ? ban o cho nao TQ?
    minh o Phan Thiet nha
    co gi lien lac lai voi minh nha
  8. ttsthuy

    ttsthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Nhà mình có ai ở Yên sơn ko? Ở Hn tớ ít gặp người YS lắm, đôi lúc muốn nói chiện với đồng hương toàn phải lên yahoo,chán.
  9. ice_cream84

    ice_cream84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    3.280
    Đã được thích:
    0
    Tớ ở Yên Sơn, bác Mạc, Chim sẻ, chị Hoài, bác Thiết,...Là người Yên Sơn đấy.
  10. thanhnhamac

    thanhnhamac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    849
    Đã được thích:
    0
    Chuyện về ?oHoa Đà? của các loài cây:
    Kỳ 1: Lên Tân Trào giải độc cho đa
    21/08/2008 08:33


    (HNM) - Chuyện cây đa - di tích lịch sử Cách mạng ở Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) - bị ?oốm?, rồi dẫn đến nguy cơ ?ora đi? như báo chí gần đây nêu, lâu nay đã làm rầu lòng biết bao người quan tâm đến di tích Cách mạng này. Bởi thế, cũng thật dễ hiểu là cái tin ?ocây đa Tân Trào đang hồi sinh? có ý nghĩa đặc biệt như thế nào, nhất là trong những ngày Tháng Tám lịch sử...

    Nỗi lòng di sản
    Những ngày này, gặp Nguyễn Anh Kết thật khó, lúc thì ông đi công tác vùng miền nào đó, lúc bận gặp đối tác làm ăn... Ông kêu: ?oƯớc gì ngày dài hơn để có thêm thời gian làm việc...?, giọng xứ Thanh qua điện thoại nghe đầm đậm.

    Rồi sau năm lần bảy lượt hẹn, vào cuối một buổi chiều đẹp trời, chúng tôi cũng ?otóm? được ông tại trụ sở Công ty cổ phần Thanh Hà, trong một con ngõ nhỏ ở phố Hoàng Quốc Việt. Giọng nói sao, người cũng hao hao vậy (!). Nước da sẫm màu nắng gió những xứ đồng ông đang tham gia cứu lúa. Cặp kính trắng thêm vẻ hiền lành, mộc mạc... Căn phòng làm việc của Tổng giám đốc một doanh nghiệp đang ?oăn nên làm ra? khắp trong Nam ngoài Bắc cũng giản dị.

    Đáng kể nhất là chiếc tủ kính bày những cúp, huy chương ở các kỳ hội chợ triển lãm, có cả giải thưởng VIFOTEC năm 2005 (cho công trình ?oNghiên cứu sử dụng phân bón lá hữu cơ sinh học KH để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai cho sản xuất nông nghiệp?). Câu đầu tiên, ông hồ hởi nói: ?oCây sống rồi ông ạ! Ra nhiều chồi lắm, có một chồi cấp 1, còn cành cấp 3, cấp 4 thì không đếm được?. Thì một lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cũng mới ?okhoe? với chúng tôi thế. Chả gì thì việc cây đa hồi sinh cũng đã cất được gánh lo bấy nay vẫn thấp thỏm đè nặng tâm can những người có trách nhiệm ở Tuyên Quang.

    Chuyện cây đa Tân Trào dài, có viết hàng chục bài báo cũng chưa hết. Xin tạm vắn tắt thế này: Đó là một cây đa cổ, những chuyên gia về sinh vật, lâm nghiệp cho rằng tuổi của nó chừng 300 năm. Phàm cái gì cổ đều quý, nhưng ai cũng biết cây đa này vô giá bởi ghi dấu ấn lịch sử những ngày tiền khởi nghĩa, là hình ảnh thiêng liêng của ATK Tân Trào những ngày Tháng Tám năm 1945, là biểu tượng của tinh thần cách mạng hào hùng...

    Trước đây cây có 2 gốc, dân thường gọi là ?ocây đa Ông? và ?ocây đa Bà?, nhưng phần lớn cây ?oÔng? đã gãy đổ sau trận bão năm 1994. Thực ra thì gió cả, bão lớn đến mấy cũng không quật ngã cổ thụ được nếu như cái cây không bị suy thoái từ lâu. Sinh vật cổ linh thiêng này bị suy thoái đến chết dần chết mòn bởi chính những con người vẫn hằng trân trọng quý mến nó. Trong hàng chục năm trời, quanh cái cây- di tích trở thành... bãi chăn thả trâu bò. Gốc với rễ cây sứt sẹo vì gia súc cọ húc, vì bị dùng làm ?othớt? chặt tre pheo. Mặt đất bị giẫm đạp nhiều, lại mưa gió xói mòn nên trôi mất thảm bì thực vật, trơ ra lớp sỏi. Những năm đầu thập niên 7 của thế kỷ trước, khi xây đập Nà Lừa, đơn vị thi công đã tập kết cát đá, máy móc, xăng dầu quanh gốc cây...

    Quá nhiều tác động không có lợi trong một thời gian dài đã khiến cây phát triển không bình thường. Tiếc thay, dù đã có nhiều cảnh báo nhưng lại rất ít người bận tâm, hậu quả là ?ocây Ông? đã ?ora đi? tức tưởi như thế, còn ?ocây Bà?... Cách đây hơn một năm, tôi đã có dịp ?omục sở thị? thì thấy hầu hết phần ngọn, trong đó có nhiều cành to, đường kính từ 70cm - 100cm, bị trụi lá, chết khô và đang lan xuống thân (theo một cán bộ Bảo tàng Tân Trào, đơn vị quản lý khu di tích, thì ?otốc độ khô trụi khá nhanh?). Dưới gốc có nhiều chỗ mục có thể xuyên tay qua lớp vỏ vào trong...

    Từ năm 2000, chuyện cây đa bị ?obệnh? đã khiến nhiều người, nhiều cơ quan có trách nhiệm lo lắng. Không chỉ Bảo tàng Tân Trào, huyện và tỉnh lo, mà cả Bộ NN&PTNT với Viện Khoa học Lâm nghiệp cũng vào cuộc. Công văn đi công văn đến, rồi họp thành hội nghị bàn cách cứu chữa, từ phương án thành dự án, rồi lại nâng thành đề tài khoa học cấp Nhà nước... Cũng có một vài tác động cụ thể như phun thuốc, tưới bón, dựng hàng rào xung quanh... Nhưng, đến gần giữa năm 2008, cây vẫn tiếp tục ?oxuống cấp?, khô héo. Đã có lúc, không ít người bi quan, cho là ?obó tay, đành chịu tội với tiền nhân?. Thật may, trong lúc ?onước sôi lửa bỏng? như thế thì ?othần y? cùng với ?othần dược? xuất hiện.
    Làm với cái tâm của mình
    Khoảng cuối năm 2007, một vị Phó tổng biên tập báo Nông nghiệp gọi điện cho ông Kết: ?oÔng xem có cách nào cứu cây đa Tân Trào không??. Ông tỏ ý ngại, bởi ?ođó là việc của các cơ quan chức năng, dính vào phiền phức lắm?. Rồi công việc cứ cuốn ông đi. Đầu tháng 4, ông đi Nhật Bản dự khóa học quản lý doanh nghiệp (do phía Nhật tài trợ) về, lại đi tổng kết chống rét ở Thái Bình... Các nhà báo liên tục gọi điện, thúc giục ông đi cứu cây đa. Thấy đây là việc trọng đại, ông quyết định lên khảo sát đồng thời tìm tài liệu nghiên cứu về cây đa.

    Ngày 19-5, ông lên Tuyên Quang cùng một số nhà báo và cán bộ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), được lãnh đạo tỉnh đón tiếp, đưa đi xem cây đa. Ông nhận thấy đất và cây đều nhiễm độc nặng, cây bị suy kiệt. Muốn cứu được thì phải giải độc cho đất, giải độc cho cây và cung cấp dinh dưỡng cho nó. Trước lãnh đạo tỉnh và cán bộ chức năng của các sở, ngành như Văn hóa, Du lịch, Nông nghiệp (có cả các chuyên gia Lâm nghiệp và Bảo vệ thực vật), Khoa học - Công nghệ, Kế hoạch - Đầu tư..., ông Kết thuyết trình phương án cứu chữa cây đa. Thuyết trình xong ông kéo đoàn về Hà Nội, dù tỉnh mời ở lại ăn cơm...

    Mấy ngày sau, đích thân Phó giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh và Giám đốc Bảo tàng Tân Trào xuống văn phòng công ty ông, hẳn là muốn xem Nguyễn Anh Kết và cái công ty cổ phần Thanh Hà của ông có đủ tư cách, đủ năng lực để mà cứu chữa cây đa không đây? Họ đề nghị ông lập dự án, ông bảo ?oChẳng dự án dự iếc gì sất, những gì cần nói tôi đã nói hết với các anh rồi, giờ là lúc cần hành động?. Nói thế chứ là doanh nghiệp, ông quá hiểu thế nào là ?othủ tục hành chính?, nên ông cũng làm mươi trang gọi là ?ophương án?. Thế rồi, sau khi được Bộ Nông nghiệp chấp thuận, UBND tỉnh Tuyên Quang chính thức có công văn mời công ty ông tham gia cứu chữa cây đa...

    Ông Kết kể: ?oChúng tôi dùng chế phẩm sinh học KH, AH, NH của công ty phun ướt lá, gốc, thân và đất xung quanh cây. Tác dụng của chế phẩm sinh học này là cung cấp dinh dưỡng tức thì, giải độc cho cây, giải độc cho đất. Chế phẩm này có những mạch điều chỉnh sinh học dựa trên cơ sở sinh học phân tử- công nghệ Nano, giúp cân bằng nhanh, tăng khả năng miễn dịch, kích thích phát triển tế bào, phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương, cung cấp vi lượng, siêu vi lượng cùng các hợp chất hữu cơ, i-on khác... Và kết quả thì như ông thấy đấy?. Hôm thuyết trình trước lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và các sở, ngành, ông Kết đã tuyên bố, nếu để ông chữa thì 3 tháng sau cây sẽ nảy mầm (nhiều người đã tỏ ý nghi ngờ, cho là ông ?omạnh mồm? thế). Vậy mà bây giờ, mới chỉ một tháng rưỡi sau khi phun thuốc, mầm với chồi non đã đua nhau mọc, đặc biệt là dưới gốc cây già (cấp 1) cũng đâm chồi. Những cành còn sót lá, trước vàng úa giờ cũng tươi xanh trở lại.

    Khỏi phải nói, việc cây đa hồi sinh khiến những người có trách nhiệm, (và rất nhiều người yêu di sản) phấn khởi như thế nào, còn ông Kết cũng mừng thầm trong bụng. Bởi không cứu được cây đa thì không những bản thân ông bị dằn vặt bởi không cứu được một di tích lịch sử Cách mạng - văn hóa quý báu của đất nước, mà cả cái thương hiệu của công ty bao nhiêu năm ông vật vã mới gây dựng được cũng ?ochết? theo.

    Đem cái thắc mắc ?oông sẽ được thanh toán mọi chi phí chứ?? ra hỏi thì ông nghiêm mặt, nói: ?oMình nhận làm việc này là vì cái tâm chứ không vì tiền?. Chính bởi ?ovì cái tâm? nên ông cứ xắn tay vào làm mà chả tính toán gì, và toàn bộ chi phí cứu chữa cây đa, từ tiền vật tư đến nhân công ăn ở, đi về liên tục..., lên tới cả trăm triệu đồng, ông cũng lặng lẽ bỏ ra mà làm. Quan trọng là chữa được bệnh cho cây, hồi sinh và bảo tồn được cho di tích vô giá chứ ông chẳng mảy may mong được thù lao, đài thọ...

    Bài, ảnh: Đức Hải
    http://www.hanoimoi.com.vn/vn/35/177796/

Chia sẻ trang này