1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường về phố núi quê em, người thanh cảnh đẹp ai ơi muốn về

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi Jun_dat, 17/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanhnhamac

    thanhnhamac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    849
    Đã được thích:
    0
    Chuyện về "Hoa Đà" của các loài cây:
    Kỳ 2: Thần y của nhà nông
    28/08/2008 08:43


    (HNM) - Ngoài cây đa Tân Trào, còn hàng vạn héc-ta lúa và hoa màu bị úng ngập, nhiễm phèn, sương muối, bị các bệnh rầy nâu, vàng lùn, xoắn lá... ở nhiều địa phương trong cả nước những năm gần đây - trong đó có không ít diện tích ở các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng nặng nề của đợt rét lịch sử cuối năm 2007, đầu năm 2008 - được cứu khỏi cảnh mất trắng, phục hồi và cho thu hoạch đáng kể nhờ các chế phẩm sinh học KH, AH, NH của Công ty cổ phần Thanh Hà. Điều đáng nói là, trong số đó có không ít ?ocánh đồng chết? đã được ?othần y? Nguyễn Anh Kết chữa trị miễn phí...
    Nhà khoa học ?ochân đất?
    Nghe ông Kết say sưa nói về các chế phẩm sinh học do mình cùng cộng sự nghiên cứu, sản xuất và hiện là những loại phân bón được ưa chuộng trên thị trường, cứ ngỡ ông phải là dân khoa học ?onòi?, nào ngờ ông lại xuất thân con nhà nông chính gốc.

    Sinh năm 1956, ông Kết là con thứ 4 trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Hải Ninh thuộc huyện miền biển Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa). Lớn lên giữa những năm tháng chiến tranh, 10 tuổi cậu bé Kết đã mồ côi mẹ. Một mình người cha bươn chải nuôi các con ăn học... Ông Kết nhớ lại: ?oNgày ấy, nghèo đến nỗi cứ gặt xong chưa đầy 2 tháng nhà đã hết gạo. Lắm hôm chả còn gì ăn, bố tôi phải chặt từng cây tre vác vào thị trấn Hoàng Mai (cách đó khoảng 40 cây số) bán, mua ít củ dong giềng cho các con ăn trừ bữa?.

    ?oTuổi thơ vất vả nên đường đời hẳn lận đận??, tôi bất giác nhớ đến đôi bàn tay chai sần của ông lúc mới gặp. Đúng là để được như ngày nay ông đã phải lăn lộn, bươn chải suốt một ?othời trai trẻ?. Ông từng làm lính thông tin, nhân viên kế toán của một xí nghiệp xây dựng, rồi thợ máy ở xí nghiệp đóng tàu biển... Đáng nhớ nhất là thời kỳ ở Công ty Phát hành phim chiếu bóng Thanh Hóa, quãng đầu những năm 80 thế kỷ trước. Ngày ấy ông được giao đủ mọi việc, lúc làm thợ máy, lúc lại làm ?ochân? tuyên truyền, phông bạt loa đài..., ?ovất vả nhưng được cái vui?. Tối đi chiếu bóng lưu động, ngày sửa ti-vi loa đài, dù không hề được đào tạo bài bản ngày nào về điện tử với bán dẫn. Thế mà không hết việc, đến nỗi chiều tối ba mươi Tết vẫn phải cặm cụi làm ?ođể bà con có cái chơi Tết?. Nhờ tài hoa khéo léo nên cũng có ?obát ăn, bát để?. Năm 1986 ông đã tậu được ô tô, dù chỉ là ?ocon xe? sắp ?ohết đát? mà phải cỡ tay nghề như ông mới dám sử dụng...

    Năm 1990, ông Kết xin nghỉ ?ochế độ 176?, mở một tổ hợp cơ khí ở thị xã Thanh Hóa, sau đó thành lập Công ty TNHH Thanh Kết. ?oNhớ ngày xưa mình phải thức đêm xay lúa, xong việc mới được học bài, tôi quyết định phải tìm cách chế ra máy xay xát để con em nông thôn đỡ vất vả, dành thời gian học hành?. Ông bèn mày mò nghiên cứu, chế tạo quả lô cao su sao cho bóc được vỏ trấu, thiết kế ra hộp số 2 tốc độ... Sau khi thử nghiệm thành công, sản phẩm của công ty ông bán khắp cả nước, sau đó sản xuất cả xe công nông, có thời kỳ còn lắp ráp ô tô...

    Sực nhớ ?ovốn liếng? ban đầu của ông chỉ có cái bằng trung cấp quản lý kinh tế, tôi bèn hỏi tránh đi: ?oTừ khi nào ông chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu, chế ra các sản phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp??. Ông từ tốn kể: ?oHồi năm 1991 tôi được đi Xin-ga-po dự hội nghị doanh nghiệp. Lần đầu xuất ngoại, tôi cảm thấy ?ongợp? trước sự phát triển của họ, nhất là lĩnh vực khoa học công nghệ?. Day dứt vì chuyện ?omù? ngoại ngữ, sau khi về nước, ông bèn đi học lớp Đại học Ngoại ngữ (hệ tại chức) do Trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ mở ở Thanh Hóa. Tròn 40 tuổi mới có tấm bằng cử nhân, như người ?okhát? chữ, ông học một lèo, lấy thêm bằng cử nhân ĐH Thương mại, về sau lại ?olàm nốt cái bằng thạc sỹ?.

    ?oBước ngoặt? đưa ông Kết đến với lĩnh vực công nghệ sinh học cũng thật tình cờ. Năm 1995, một vị tiến sỹ khoa học vào Thanh Hóa, thấy ông ham mày mò, suy nghĩ, đưa ra một số tài liệu của nước ngoài trong đó có giới thiệu về phân bón hữu cơ Organit, rồi khuyên ?oông nên nghiên cứu cái gì đó cho nông nghiệp?. Một chữ (về khoa học công nghệ sinh học) ?obẻ đôi? cũng chưa từng biết, làm thế nào bây giờ? Ông bèn lên Hà Nội, đến Viện Khoa học Nông nghiệp tìm hiểu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ. Thấy ông khách lạ ham học hỏi vì ?omuốn làm cái gì đó cho nông dân?, các giáo sư ở viện mời ông cộng tác. Thế là ròng rã 6-7 năm trời ông mày mò nghiên cứu. Nhớ lần thử nghiệm đầu tiên ở Vĩnh Phúc trên một ruộng khoai tây bị bão, sau khi ông cho phun thuốc 10-15 ngày, cả ruộng cây trước đó đổ rạp đã ?ođứng dậy? hết lượt. ?oKhỏi phải nói chủ ruộng vui thế nào, nhưng tôi còn sướng gấp tỉ lần. Bao nhiêu năm dò dẫm giờ mới được thành quả. Tôi mừng đến chảy nước mắt!?. Cứ thế, ông bỏ tiền túi ra đem công trình nghiên cứu của mình đi khắp nơi thử nghiệm trên cây lúa, ngô, khoai, chè..., với từng loại thổ nhưỡng... Vốn nể phục cái ý chí không ngừng phấn đấu trong chuyện học hành vươn lên trong cuộc sống của ông, giờ lại nghe chuyện ông mày mò nghiên cứu với cái tâm ?ovì nông dân? mà tôi muốn ?ongả mũ? trước ?onhà khoa học chân đất? này.

    Hết lòng vì nhà nông
    Ông Kết kể: ?oNăm 1999, xem truyền hình về trận bão lịch sử tàn phá miền Trung, tôi tự thôi thúc mình phải nghiên cứu ra chế phẩm nào đó có thể khử được mặn, phèn chua, giúp cây chịu được sương giá..., góp phần giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp?. Cái lý do khiến ông trở thành ?ongười hùng? đối với bà con nông dân ở nhiều địa phương, thậm chí được coi là ?othần y?, là ?oHoa Đà, Biển Thước tái thế? đối với các loại cây trồng, cũng giản dị mà đáng trân trọng, giống như chuyện cái ?otâm? đã thôi thúc ông chữa bệnh cho cây đa Tân Trào.

    Cũng bởi thế mới có chuyện năm 1999, sau khi chứng kiến những giọt nước mắt của biên tập viên Thanh Lâm (chương trình Thời sự, Đài TH Việt Nam), ông Kết cùng cộng sự bèn nghiên cứu, cho ra đời 3 loại phân bón hữu cơ sinh học là KH, AH và NH, được Vụ Khoa học (Bộ NN&PTNT) đánh giá cao và đưa vào danh mục được phép lưu hành ở Việt Nam. Năm 2004 ông thành lập Công ty cổ phần Thanh Hà, một năm sau thì công trình ?~Nghiên cứu sử dụng phân bón lá hữu cơ sinh học KH để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai cho sản xuất nông nghiệp? do ông làm Chủ nhiệm đề tài được nhận giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ VIFOTEC... Từ đó, thương hiệu Thanh Hà đã ?obay? khắp đất nước, thậm chí còn đến tận Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia qua đường... tiểu ngạch!

    Năm 2005, 4 cơn bão liên tiếp đổ vào Nam Định làm nhiều diện tích lúa ở tỉnh này bị ngập úng, nhiễm mặn. Đã nghe danh công trình của ông Kết được giải VIFOTEC, lãnh đạo huyện Nam Trực bèn ?ođánh tiếng? nhờ. Thế là ông Kết dùng chế phẩm KH cứu 43 héc-ta lúa bị nhiễm phèn nặng ở xã Nam Cường. Ông Vũ Xuân Bách, Chủ nhiệm HTX Nam Cường, kể: ?oSau khi chúng tôi phun 2 lần, lần thứ nhất phun 6 gói/sào, lần thứ hai phun 4 gói/sào, thì thấy lá lúa bắt đầu xanh trở lại?. Kết quả là từ chỗ xác định ?omất trắng?, về sau những diện tích này đã cho thu hoạch 120-150 kg/sào.

    Sau đận ấy, hàng trăm héc-ta lúa bị nhiễm chua mặn ở huyện Kinh Môn (Hải Dương), hàng trăm héc-ta đậu tương ngập úng ở xã Bạch Cừ, huyện Hoa Lư (Ninh Bình), hàng trăm héc-ta ngô ngập úng ở xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định)... cũng được ông Kết ra tay ?ocải tử hoàn sinh?, không những phục hồi mà còn cho năng suất cao. Năm 2006 ông lại cứu hàng trăm héc-ta lúa mới cấy bị ngập úng ở xã An Ninh, huyện Tiền Hải (Thái Bình). ?oThần dược? của ông Kết còn cứu nhiều vườn địa lan ở Đà Lạt khỏi bệnh thối nhũn rễ.

    Nhưng có lẽ, nguyên cớ khiến ông Kết trở thành ?othần y? của nhà nông còn do... duyên nợ với báo chí, giống như vụ cứu cây đa Tân Trào gần đây. Chính cánh nhà báo đã ?olôi? ông vào cuộc để làm việc thiện giúp nông dân những vùng bị thiên tai. Cuối năm 2006, khi hàng loạt diện tích lúa ở đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, một số nhà báo theo dõi mảng nông nghiệp, nông thôn đã sùng sục ?ođòi? ông Kết đi cứu lúa. Ông nhận lời, cùng họ đến những ?ođiểm nóng? của ?otrận đại dịch vàng lùn?, sau khi đã được Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) và địa phương đồng ý. Ông cho khảo nghiệm tại 3 ?ođiểm nóng? ở xã Nhơn Thạnh Trung (thị xã Tân An, tỉnh Long An), sau khi sử dụng sản phẩm KH, AH, NH, những ruộng lúa tưởng như bỏ đi ấy đã phục hồi, cho năng suất tương đương 5 tấn/héc-ta. Bà con nông dân 14 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã theo dõi, sau đó sử dụng sản phẩm của ông và cứu được hàng chục vạn héc-ta lúa, có nơi còn cho năng suất gần 10 tấn/héc-ta. Đợt rét đậm rét hại cuối năm 2007, đầu năm 2008 vừa qua, ông lại mang quân cán vật tư đi cứu lúa bị rét một số nơi ở Hải Dương, Thái Bình... Sau khi thí điểm hiệu quả công việc được nhân rộng. Hàng nghìn héc-ta lúa tưởng chừng chỉ còn cách nhổ đi cấy lại, đã hồi sinh và cho năng suất cao...

    Những lần đi cứu lúa và hoa màu ở khắp các địa phương trong những năm qua, toàn bộ chi phí vật tư, thuê nhân công, cử cán bộ theo dõi, đi-về đều do ông tự nguyện bỏ ra, dễ phải đến hàng trăm triệu đồng. Nhìn xấp thư của bà con nông dân và công văn của các cơ quan đoàn thể ở khắp các địa phương gửi đến cảm ơn, tôi hỏi: ?oLý do nào khiến ông bỏ tiền túi ra đi cứu lúa giúp cho bà con??. Ông cười, bảo rằng: ?oTôi vốn là con nhà nông, vốn thấm thía với cái đói cái nghèo nên luôn muốn chia sẻ với những khó khăn của người nông dân?. Cái lý do làm việc thiện sao mà thật giản dị.

    Đang dở chuyện thì ông Kết lại có khách đến thăm. Thì ra một số nhà báo đồng nghiệp đến mời ông lên Sơn Tây, xem xét và tư vấn cho việc cứu cây đa ở làng cổ Đường Lâm. Cái ?ocây di tích? hàng trăm năm tuổi của Hà Nội này cũng đang ?oốm?, cần được chạy chữa. Thế là ?othần y của nhà nông? lại khăn gói lên đường...

    Bài, ảnh: Đức Hải

    http://www.hanoimoi.com.vn/vn/35/178601/
  2. thanhnhamac

    thanhnhamac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    849
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện mộ táng kè đá thời tiền sử tại Tuyên Quang
    Thứ tư, 17 Tháng chín 2008, 09:12 GMT+7

    Trong đợt khai quật đầu tiên được tiến hành từ cuối tháng 8 đến nay tại di tích hang Phia Mùn, xã Sơn Phú, huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang, các nhà nghiên cứu ở Viện Khảo cổ học đã phát hiện hơn 10 mộ cổ thuộc thời đại đồ đá được mai táng theo phong cách kè đá trong hang động.
    Tiến sĩ Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học, cho biết có 4 mộ còn di cốt, số mộ còn lại xương cốt đã bị phân hủy, chỉ còn đồ tùy táng là những công cụ bằng đá và những tảng đá lớn dùng để phủ mộ.
    Nghiên cứu ban đầu cho thấy có ít nhất 2 cách táng tục mộ. Một loại mộ trong đó người chết được chôn nằm co, bó gối, đồ tùy táng là công cụ ghè đẽo và mảnh tước, trên mộ có phủ nhiều tảng đá lớn để đánh dấu. Trong các mộ thuộc nhóm còn lại, người chết được chôn theo tư thế nằm ngửa, hai tay buông xuôi, đồ tùy táng là một vài chiếc rìu đá được mài nhẵn và đồ gốm vặn thừng.
    Đặc biệt, người tiền sử đã kè đá xung quanh di cốt người chết, tạo thành một huyệt mộ hình bầu dục. Đây là một hiện tượng hiếm gặp trong các di tích thời tiền sử ở Việt Nam và là cứ liệu khoa học quan trọng giúp cho việc tìm hiểu nhiều mặt về đời sống vật chất và tinh thần của người xưa.
    Phia Mùn là một di tích cư trú và là khu mộ táng của cư dân thuộc nhiều giai đoạn tiền sử khác nhau. Tại khu vực này, ngoài các mộ táng, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy gần 1.000 di vật gồm các bộ công cụ chặt được ghè đẽo tinh xảo từ đá cuội, đồ gốm, than tro, vỏ ốc núi và xương răng động vật.
    Theo phân tầng văn hóa di chỉ, tại khu vực này có lớp văn hóa muộn thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới cách đây gần 4.000 năm, nằm chồng trực tiếp lên lớp văn hóa sớm thuộc văn hóa Hòa Bình muộn cách đây khoảng 6.000-7.000 năm


    Vietbao(Theo_TTXVN)


  3. redheart2008

    redheart2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, các bác thíc chụp ảnh thì lên Đài tưởng niệm, cảnh ở đó đẹp lắm.hehe.
  4. kittyhq

    kittyhq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Yên Sơn này, ngay chỗ Suối Khoáng Mỹ Lâm ý. Nhưng giờ tớ ở tận TP.HCM cơ. Lâu hok về TQ cũng thấy nhớ lắm mà trong này tìm người TQ cón khó nên người YS hình như là .......Vắng bóng.
  5. redheart2008

    redheart2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Sắp tới mình sẽ có dịp về TQ, có ai là đồng hương k?hẹn gặp nhau ở "hội trà đá hồ Phan Thiết"
  6. xwolfx

    xwolfx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2007
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Hi hi. tự nhiên nhớ TQ ghê cơ. Không biết bây giờ em...???
  7. minskxhcn

    minskxhcn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Đường vô xứ sở Tuyên Quang
    Non xanh nước biếc hơn tranh hoạ đồ!
    Anh em nào có dịp về Tuyên Quang mà đi qua miền Sơn Nam, con đường tắt không đi qua Việt Trì lên Tuyên Quang, sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ của vùng quê này. Mới nghe cái trên Sơn Nam thôi nó đã đi vào lòng người bằng cái tiếng nghe du dương rừng cọ đồi chè lắm rồi. Lại có thêm con dốc, cái đèo xa xa có mấy bóng cây. Giữa cánh đồng lại có rừng cọ xanh rì với những chiếc quạt xanh quét lên bầu trời làm cho không hơn. Anh em nên qua đó nếu là nhưng người yêu thiên nhiên và biết ngắm nhìn cái đẹp...
    Ghé qua câu lạc bộ Minsk Tuyên Quang chơi anh em nhé
  8. thuy_mizu

    thuy_mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chao cac ban Tuyen Quang!
    Minh la thanh vien voi toanh cua dien dan. Minh dang co y dinh len Tuyen Quang du lich mot chuyen nhung lai khong biet di phuong tien giao thong nao?
    Di tu Ha Noi len Tuyen Quang co may duong di?
    Nen di tau hay di o to va khong biet gia ca nhu the nao?
    Rat mong nhan duoc giup do cua moi nguoi!
  9. chickhanter

    chickhanter Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2007
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    Lên TQ ko có tàu đâu em ạ, ra Mỹ Đình bắt xe Bảo Yến là hợp lý nhất. Hoặc có thể đi xe máy theo đường về Vĩnh Yên, Việt Trì.
    Nếu tự tin đủ, liên hệ với anh hôm nào về anh dẫn theo.
  10. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Có anh Gà đưa về thì yên tâm lắm rồi.
    Em cứ tin, em ạ!

Chia sẻ trang này