1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đường về xứ Phật - Trưởng lão Thích Thông Lạc

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi battambattu, 18/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Đường về xứ Phật - Trưởng lão Thích Thông Lạc

    Quan điểm về Phật giáo của Trưởng Lão Thích Thông Lạc (thuộc Tu Viện Chơn Như, Trảng Bàng, Tây Ninh) đã tao ra 1 làn sóng phản đối mạnh mẽ trong giới tu hành. Đây quả là những quan điểm rất khác lạ về Phật giáo từ xưa tới nay. Với những tuyên bố rất đặc biệt như "hơn 2000 qua chưa từng có ai chứng được quả vị Alahán, các Tổ đều đã đi sai đường...", dường như Trưởng Lão đang muốn khơi dậy 1 cuộc cách mạng để cải tổ tình trạng hiện nay của Phật giáo trong nước.

    Cuốn "Đường về xứ Phật" là cuốn sách mà Trưởng lão đã bỏ nhiều tâm huyết vào đó, trọn bộ có thể download tại địa chỉ:
    http://nguyenthuychonnhu.net/index.php?name=Content&pid=11

    Trong topic này em chỉ muốn giới thiêu sơ lược một số quan điểm của bộ sách. Cũng xin nhờ các bác trong miền Nam, nếu có dịp đi Tây Ninh nhớ ghé qua Tu viện Chơn Như, rồi lên đây kể cho em và mọi người cùng biết với.
  2. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    THƯ NGỎ
    Chơn Như ngày 24 tháng 8 năm 2003
    Kính gửi: Các bậc Tôn Túc, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và quý vị Phật tử nam nữ cư sĩ bốn phương.
    Kính thưa quý vị! Bộ sách Văn Hóa Phật Giáo Đường Về Xứ Phật và bộ sách Văn Hóa Phật Giáo Giới Đức Làm Người đến nay đã được Nhà Nước cho phép in ấn và phát hành. Hai bộ sách trên đây là trong những bộ sách Văn Hóa Phật Giáo Mười Giới Đức Thánh Sa Di, Giới Đức Thánh Tăng và Thánh Ni, Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả... Đó là những bộ sách chấn chỉnh lại Phật Giáo, vì giáo lý chân chánh của Phật Giáo gần như bị chôn vùi dưới lớp giáo lý tập hợp của các tôn giáo khác và những kiến giải của các hệ phái khác nhau trong Phật Giáo phát triển Đại Thừa và Phật Giáo Nguyên Thủy Nam Tông.
    Những bộ sách Văn Hóa Phật Giáo nguyên gốc mà tác giả ghi lại bằng những kinh nghiệm công sức tu tập của mình theo đường lối giáo lý Nguyên Thủy ?oGIỚI, ĐỊNH, TUỆ? của Đức Phật. Nó mang lại một kết quả rất thực tế và cụ thể cho một đời sống an lạc, thảnh thơi và hạnh phúc của kiếp làm người. ?oSống không làm khổ mình khổ người? và ?olàm chủ sanh, già, bệnh, chết?.
    Nếu ai muốn đem những bộ sách này ra bình luận đúng sai thì hãy tu tập như tác giả, có nghĩa là phải tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết, nếu chưa làm chủ được bốn sự đau khổ này, mà bình luận bộ sách này thì quý vị tự biết khả năng của mình chưa đủ sức bình luận nó.
    Nếu vì một lý do gì về sự sống của quý vị mà bình luận nó thì quý vị quá nông cạn, đã tự dối mình dối người để che đậy những điều không phải của Phật Giáo. Đó là quý vị quên đi bổn phận và trách nhiệm của người đệ tử Phật là phải dẹp bỏ những tà kiến ngoại đạo đang ẩn núp trong ngôi nhà chánh pháp.
    Trong sách này dạy rằng ?okhông có thế giới siêu hình? nếu quý vị bảo rằng: ?ocó thế giới siêu hình thì quý vị hãy tu tập có trí tuệ tam minh, rồi quan sát vũ trụ tìm xem linh hồn người chết, Thần, Thánh, quỷ ma ở đâu, có hay không có? Chừng đó mới bình luận sách này đúng sai.
    Còn bảo rằng sách này dạy không đúng lời của Phật, thì quý vị hãy lấy tạng kinh Nikaya ra so sánh và phải sống cho đúng đời sống Phạm hạnh của bậc Thánh Tăng, Thánh Ni, thiền định phải nhập cho được bốn Thánh Định, làm chủ đời sống, tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi; làm chủ bệnh tật, không còn đi bệnh viện bác sĩ mà phải tự khắc phục các bệnh khổ, nó không còn tác động đến thân tâm và phải làm chủ sự sống chết. Khi làm chủ được như vậy thì quý vị mới bình luận bộ sách này đúng sai với giáo lý Phật Giáo. Còn quý vị chưa thực hiện được thì xin quý vị đừng bàn đến mà hãy lo tu tập để cứu mình. Vì quý vị chưa làm chủ được sự sống chết mà dựa vào những kiến giải của những nhà học giả xưa và nay thì cũng giống như những người mù sờ voi thì quý vị sẽ làm trò cười cho những người hiểu biết. Tại sao vậy?
    Vì lời nói của quý vị không minh chứng được với việc tu hành. Lời nói không đi đôi với hành động sống và làm chủ thân tâm, thành ra quý vị chỉ lý luận suông mà thôi.
    Kính thưa quý vị! Phật Giáo là một tôn giáo có nền đạo đức nhân bản - nhân quả của loài người, nền đạo đức ấy sẽ giúp cho con người xây dựng cho mình một cuộc sống Thiên Đàng, Cực Lạc tại thế gian này. Vì thế chúng ta không có quyền dìm mất nó đi một lần nữa, nó mất đi loài người trên hành tinh này chịu một sự thiệt thòi rất lớn và nhất là Phật Giáo chỉ còn là một tôn giáo mê tín mà thôi. Xin quý vị lưu ý.
    Sau cùng chúng tôi xin thành tâm kính chúc quý vị thân tâm dồi dào sức khỏe.
    Kính ghi
    Thích Thông Lạc
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    THAY LỜI TỰA
    --- --- ---
    Hôm nay là buổi học đầu tiên về pháp hành, đường lối tu tập của Đạo Phật, xin quý Thầy và quý Phật tử nên chắp tay lên niệm hồng danh Đức Phật:
    ?oNam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni?
    (3 lần).
    Đây là những bài học đạo đức nhân bản - nhân quả làm người, nó được mọi người có đủ duyên rèn luyện tu tập từ khi có Đạo Phật xuất hiện trên hành tinh này. Đấng Giáo Chủ Đạo Phật được người đời sau tôn xưng là Đức Thích Ca Mâu Ni. Người đã tự tu, tự chứng và đã giác ngộ đạo lý nhiệm mầu, chứng thật sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết, đó là một sự giải thoát ra khỏi kiếp sống của con người đầy dẫy đau khổ và luôn luôn nối tiếp mãi trong kiếp luân hồi sanh tử không bao giờ dứt.
    Được Battambattu sửa chữa / chuyển vào 12:47 ngày 18/02/2007
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Đạo Phật đã có mặt trên trái đất này từ 2548 năm cho đến nay, nhưng nếu chúng ta chịu khó nghiên cứu kỹ về kinh sách và lịch sử của Đạo Phật theo kinh tạng Nguyên Thủy thì Đạo Phật chỉ có tồn tại được một trăm năm mà thôi. Chúng ta đừng dựa vào kinh sách phát triển và lịch sử huyền thoại của Đại Thừa do các Tổ biên soạn theo kiến tưởng giải thì không đúng như kinh sách và chánh sử của Phật Giáo. Xin các bạn lưu ý điều này. Nếu các bạn cứ tin vào kinh sách và lịch sử phát triển của Đại Thừa thì vô tình các bạn đã tiếp tay với các Tổ Đại Thừa mà diệt Phật Giáo, làm cho nền đạo đức của Phật Giáo bị mất gốc.
    Khi Đức Phật còn tại thế, thì chúng Tỳ kheo tu tập đúng chánh pháp. Còn khi ông A Nan mất và về sau này chúng Tỳ kheo đều tu sai pháp của Đạo Phật (Ông A Nan là người đệ tử sau cùng của Đức Phật nhập diệt). Vì thế, không còn người tu chứng lái con thuyền Phật Giáo vững vàng, nên các Tổ Bà La Môn tự tung, tự tác kết tập và biên soạn kinh sách theo kiến giải, tưởng giải của mình, không có một chút kinh nghiệm tu chứng, nên kinh sách phát triển Đại Thừa biên soạn theo kiểu thế tục hóa mê tín dân gian. Cho nên, khi các Tổ tu chưa chứng mà đi truyền đạo đến các nước khác thì bị các tôn giáo khác đồng hóa. Vì thế, kinh sách phát triển Đại Thừa là một loại kinh sách tưởng tạp nhạp.
    Tuy vậy, một trăm năm đầu ấy, ngay từ khi Đức Phật còn tại thế, chúng Tỳ kheo còn có nhiều người sống không đúng Phạm hạnh, không ly dục ly ác pháp, nên Đức Phật buộc lòng phải chế giới bổn Patimokha để ngăn cấm, nhưng từ khi có giới bổn ra đời chúng Tỳ kheo lại càng vi phạm nhiều hơn (Đoạn kinh này do lý giải của các Tổ trong các kinh Đại Thừa). Riêng chúng tôi nghiên cứu kinh sách Nguyên Thủy thì không phải vậy. Vì bộ kinh giới Sa Môn Quả, Đức Phật đã dạy đầy đủ giới luật, không có thiếu một giới nào cả: ?ogiới cấm, giới đức, giới hạnh và giới hành? trong kinh Trường Bộ tập 1 thuộc tạng kinh Nikaya ?" Pali?. Chỉ có giới cấm sau này các Tổ biên soạn ra và gán cho Phật chế ra. Trong bộ giới cấm của các Tổ, chúng ta thấy có nhiều chỗ sai lầm rất lớn như: Đức Phật là một người tu chứng đầy đủ trí tuệ, thế mà chế giới ra, giới luật lại được sửa đi, sửa lại năm lần bảy lượt. Các bạn thấy như vậy có đúng không? Còn trong kinh Sa Môn Quả Đức Phật chỉ thuyết giảng Thánh Hạnh quả của người tu sĩ Phật Giáo cho vua A Xà Thế nghe có một lần, chứ không bao giờ sửa đi sửa lại. Do điều này, mà chúng ta biết bộ giới cấm là do các Tổ biên soạn viết ra).
  5. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Đến khi Đức Phật thị tịch, các vị đại đệ tử của Người, không đủ uy đức điều khiển với một số chư Tăng quá đông đảo (1250) vị Tỳ kheo. Vì thế, sau khi trà tỳ Đức Phật xong, các vị đại đệ tử của Đức Phật, nhất là ông Ca Diếp đã trực tiếp nghe một số chúng Tỳ kheo vui mừng khi hay tin Đức Phật nhập diệt.
    Sau khi đám tang xong, ông vội vàng mở cuộc họp, thiết lập cuộc kết tập kinh luật lần đầu tiên, để lấy đó làm giềng mối cho Đạo Phật ở ngày mai.
    Từ khi Đức Phật nhập diệt, kinh luật đã được thiết lập theo các Tổ nhưng mầm mống chia rẽ và phá giới phạm giới đã có từ lúc Đức Phật còn tại thế. Cho nên, ít ai còn giữ gìn và sống đúng giới hạnh. Đến khi ông A Nan tịch thì không còn ai có đủ quyền lãnh đạo, nên lần lượt chư Tăng chia thành nhiều bộ phái (20 bộ phái) và mỗi bộ phái tự kiến giải kinh luật riêng của bộ phái mình. Do đó, kinh sách phát triển của Đạo Phật, càng ngày càng tăng lên rất nhiều.
    Chính những kinh sách này, dẫn đến lìa xa Đạo Phật (mất gốc). Người tu sĩ Đạo Phật, sống không còn đúng Phạm hạnh, tâm không ly dục ly ác pháp được, nên Thiền định tu hành chẳng có kết quả, nhập định chẳng được, phần đông rơi vào tà định. Vì thế, thời nay ít ai tu đúng "Chánh niệm" và nhập đúng "Chánh định". Tứ Niệm Xứ và Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Định chỉ còn là lý thuyết suông.
    Những học giả, những giảng sư và những hành giả tu chưa đến nơi, đến chốn, đem tưởng giải và kiến giải ra giảng những kinh Tứ Diệu Đế, Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định, Thập Thiện, Đạo Đức Nhân Quả của Đạo Phật v.v? Họ không thể triển khai nỗi, chỉ thuyết giảng loanh quanh, lập lại những kiến giải, tưởng giải của những người xưa, rồi thêm vào những kiến giải vay mượn của các tôn giáo khác, của cả khoa học hiện đại ngày nay.
    Đọc lại những quyển kinh luận của các nhà học giả, sư, thầy viết ra, lý chánh pháp mù mờ không rõ, đời - đạo viên dung lố bịch, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, mượn râu ông nọ cắm cằm bà kia, giống như chiếc áo chắp vá chỗ này, chắp vá chỗ khác, hành pháp thì không thông, nên tưởng tượng ra các hành, dựa theo khoa học, võ học, dưỡng sinh, khí công, các pháp hành của Yoga v.v..., tu tập ức chế thân tâm một cách quá đáng, tạo ra biết bao nhiêu bịnh tật cho những hành giả ngu si tự đem mình vào chỗ chết, chỗ khổ mà không biết.
    Kinh sách phát triển của Đạo Phật quá nhiều, nhưng chẳng biết tìm đâu ra một cuốn kinh nào để tu đến nơi đến chốn, đọc vào chỉ toàn là luận lý thuyết suông, thực hành thì vay mượn những pháp môn của ngoại đạo. Chính những người đã viết ra những bộ kinh sách đang bày bán, họ cũng chẳng tu đến đâu, vì họ đang sống chạy theo dục lạc thế gian như những người khác, vì thế biết rõ họ chưa giải thoát.
  6. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Sau mười năm trong thất, sống giữ gìn giới luật đúng Phạm hạnh và tu tập Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định, chúng tôi đã thấy được kết quả của những pháp môn này, làm chủ sự sống chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.
    Ra thất, chúng tôi thành lập tu viện Chơn Như, quyết tâm chấn hưng lại Phật Pháp. Mười bảy năm trôi qua, biết bao nhiêu người theo tu với chúng tôi, chỉ có ăn, ngủ, độc cư mà không ai tu nổi, thì làm sao tu định vô lậu, ly dục ly ác pháp, không ly được dục ly ác pháp thì làm sao nhập Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Định được.
    HiệnTại An Lạc Trú Tứ Thánh Định, không nhập được thì không bao giờ làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi.
    Tu viện của chúng tôi, chỉ còn lại một vài nguời sống đúng Phạm hạnh, ly dục ly ác pháp, hiện giờ họ đang thực hiện khá sâu vào Tứ Niệm Xứ để thực hiện Thiền định (Tứ Thánh Định) họ sẽ là những người thắp sáng lại Đạo Phật sau này, nếu chúng sanh có đủ duyên, còn nếu không đủ duyên tức là thiếu phước thì những tu sĩ này sẽ không đủ nghị lực và bền chí chiến đấu lại những nghiệp lực cuối cùng của đời họ, thì Phật Giáo chấn chỉnh rất mờ mịt và khó khăn vô cùng. Vì giới luật, là cửa ngõ để bước vào được nhà Thiền định mà giới luật thì quá khắc nghiệt. Cho nên, sống đúng giới luật thì quá khó khăn vô cùng.
    Con đường tu hành theo Đạo Phật rất thực tế và cụ thể cho tất cả mọi người, đều có thể giải thoát khỏi cảnh khổ của thế gian bằng một cuộc sống "Đạo" ly dục ly ác pháp.
    Sống có ly dục ly ác pháp thì sự tu hành theo Đạo Phật mới có kết quả, bằng ngược lại tu hành vô ích, không lợi mình lợi người còn mang nợ đàn na thí chủ.
    Vì sống đạo thì phải ly dục ly ác pháp, nên ít có người theo sống được, hầu hết đều bỏ cuộc tu hành hoặc tu có hình thức hoặc biến thái Đạo Phật qua một hình thức khác (Bồ tát hạnh) để dễ bề hành dục lạc.
    Suy đi nghĩ lại, chúng tôi đắn đo nhiều lần. Có nên triển khai giáo án đường lối tu tập của Đạo Phật cho hậu thế ngày mai không? Nếu đường lối tu hành của Đạo Phật không được phổ biến ở đời này, nhất là ?ođạo đức nhân bản - nhân quả giải thoát không làm khổ mình, khổ người? thì loài người sẽ đi về đâu? Và sẽ khổ đau biết dường nào?
  7. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Sự mê mờ vô minh của con người từ ngàn xưa đến nay đã lầm chấp và cho các pháp thế gian là thật có sẽ đem lại hạnh phúc cho họ, khi họ được đầy đủ. Vì sự lầm chấp này, họ ôm giữ khư khư không chịu buông bỏ ra. Do thế, ác pháp càng tăng trưởng, thiện pháp càng suy giảm, con người khổ đau lại càng khổ đau hơn.
    Lòng thương xót loài người, họ đã theo Đạo Phật từ xa xưa, hiện giờ và mai sau, bao thế hệ này nối tiếp bao thế hệ kia, giải thoát đâu không thấy chỉ thấy toàn ưu bi sầu khổ, bịnh, chết, lại càng khổ đau hơn. Tu mãi chỉ có an ủi tinh thần một cách trừu tượng, mơ hồ chẳng có thực tế chút nào cả, chẳng có lối thoát ra, loanh quanh lẩn quẩn trong mê hồn trận của Đại Thừa và Tối Thượng Thừa Thiền Tông.
    Những gương Thầy Tổ của chúng ta trước khi chết họ phải chịu khổ đau quá ư cay đắng, khiến cho chúng ta bâng khuâng và lo nghĩ rất nhiều về số phận của mình và các đệ tử sau này.
    Đạo Phật nói riêng và các tôn giáo khác nói chung, có giải quyết được sự khổ đau của con người hay chăng? Nhất là bốn nỗi khổ của kiếp làm người: sanh, già, bệnh, chết. Không lẽ tôn giáo ra đời chỉ là những điều an ủi tinh thần suông của thế hệ này, đến thế hệ khác sao? Cho nên, chúng ta tự hỏi: ?omục đích của các tôn giáo đến với loài người để làm gì?? Đến với loài người, để xây dựng nền đạo đức nhân bản ?" nhân quả, giúp cho con người tự không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh, hay là tôn giáo đến để ru ngủ con người vào một giấc mơ đẹp Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn hay chứng Thiền, chứng đạo hoặc kiến tánh thành Phật, thành Tiên, thành Thánh v.v...
  8. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Do những sự tư duy trên đây, bắt buộc chúng ta phải xác định rõ ràng về tôn giáo: Nếu, giáo lý của tôn giáo nào chứng nghiệm được như khoa học thì giáo lý ấy là đạo đức nhân bản ?" nhân quả của loài người, còn giáo lý nào chứng nghiệm khoa học không được thì giáo lý ấy là giáo lý mơ hồ, trừu tượng, giáo lý mê tín, giáo lý ru ngủ con người giống như liều thuốc an thần.
    Sau những ngày nghiên cứu các tôn giáo, Chúng tôi chọn Phật Giáo, vì Phật Giáo rất gần gũi với khoa học. Chọn xong và đem hết cuộc đời mình, quyết hy sinh làm một cuộc thí nghiệm trên giáo pháp của tôn giáo ấy. Nhờ sự quyết tâm đó, chúng tôi đã loại bỏ ra rất nhiều pháp môn của ngoại đạo đang pha trộn trong giáo pháp của Phật Giáo. Cuối cùng, chúng tôi chứng nghiệm sự giải thoát của Đạo Phật rất cụ thể và rõ ràng. Khi sống trong trạng thái giải thoát, chúng tôi không đành lòng nhìn con người dần dần đi xuống hố thẳm khổ đau, mà cứ tưởng mình vượt ra đau khổ bằng khối óc, đôi tay, bằng những kỹ thuật, khoa học, công nghệ hiện đại v.v... Họ tin rằng, khoa học và công nghệ hiện đại sẽ làm ra vật chất đầy dẫy, thì loài người sẽ đầy đủ hạnh phúc an vui, không còn khổ đau nữa. Sự nghĩ tưởng như vậy, họ đã lầm. Nếu con người không có đạo đức, thì đừng lấy vật chất mà giải quyết sự khổ đau của con người được. Vật chất càng nhiều, sự khổ đau của con người càng lớn, do lòng ham muốn vật chất nên tạo ra nhiều ác pháp và thế gian này sẽ là địa ngục. Nếu không có đạo đức, mà vì vật chất thì con người sẽ trở thành ác thú hay là quỷ dữ v.v... Biết mình tu hành chưa đủ uy đức như Phật, chưa đủ tài trí làm công việc lớn này, nhưng không thể làm ngơ trước sự đau khổ của muôn người; trước sự tồn vong của Đạo Phật. Nhất là nền đạo đức nhân bản ?" nhân quả.
    Một tôn giáo có hàng triệu triệu người theo tu hành, lại tu không đúng chánh pháp. Vì thế, chúng tôi chẳng ngại nói lên sự thật, để xây dựng lại đường lối tu tập của Đạo Phật đúng đắn, để làm sáng tỏ lại giáo pháp và nền đạo đức của Đức Phật, và để cứu giúp biết bao nhiêu người, đang lầm đường lạc lối, tu sai pháp (tu ức chế tâm).
    Nếu trên thế gian này, còn có những bậc chân tu của Phật Giáo thì hãy vì tiền đồ của Phật Giáo, vì tất cả chúng sanh, vì nhân loại... Hãy cùng với chúng tôi, vui lòng góp sức chỉ những chỗ sai sót, để chúng tôi kịp thời chấn chỉnh cho đúng đường lối tu hành, và đạo đức nhân bản - nhân quả của Đạo Phật. Xin chân thành tri ân quý vị.
    Kính ghi
    Tu Viện Chơn Như
    (Ngày 06 - 10 - 1997)
  9. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    NHÂN QUẢ

    Hỏi: Kính thưa Thầy! Con có một số điều trăn trở, mong Thầy tháo gỡ giải tỏa cho con.
    Đạo Phật dựa trên cơ sở nhân quả và luân hồi. Mặc dù con đã đọc các cuốn sách của Thầy viết, như cái niềm tin trong con nó chưa được lớn, vì vậy sự buông xả còn kém cỏi, sự tu tập còn lười biếng. Con từ nhỏ tới nay, vẫn cứ cho rằng: ?oCon người chỉ sống có một lần, sau khi chết tất cả đều tan hoại?, đó là vì con đã tiếp thu những tư tưởng duy vật biện chứng. Con đã đọc: ?oKinh Nhân Quả Ba Đời? nhưng con vẫn thấy nó mơ hồ trừu tượng nên con không tin.
  10. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Đáp: Kinh sách Nhân Quả Ba Đời là kinh sách phát triển của Đại Thừa, kinh sách này luận về nhân quả thiếu tính khoa học nên lý luận mơ hồ, không thực tế, có vẻ hoang đường, làm mất tính chất đạo đức nhân bản - nhân quả của luật nhân quả. Người có sự hiểu biết về khoa học và chuộng sự thật thì không thể nào tin nhân quả theo kiểu lý luận mơ hồ, trừu tượng, đầy sự hoang đường mê tín lạc hậu này được. Đọc kinh sách Đại Thừa phần nhiều là những lý luận mơ hồ trừu tượng mê tín đẫy đầy không có cuốn kinh nào mà không có. Cho nên, kinh sách phát triển Đại Thừa làm mất lòng tin của mọi người với Phật Giáo. Con cũng bị ảnh hưởng đó, chính vì con đã học về triết học duy vật biện chứng, nên con không thể tin những điều mơ hồ trừu tượng được, Phải không con?
    Muốn biết rõ nhân quả như thật thì chúng ta phải tự hỏi: ?oKhi người chết cái gì còn lại?
    Đức Phật đã xác định điều này rất rõ ràng: ?oKhi người chết toàn bộ thân ngũ uẩn đều tan rã không còn một vật gì tồn tại?. Vậy, không còn một vật gì tồn tại, sao Đạo Phật còn chủ trương thuyết tái sanh luân hồi và như vậy có mâu thuẫn nhau không?

Chia sẻ trang này