1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DUY BIỂU HỌC

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi whiteclouds, 10/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Chào Nhân:
    MT đã hỏi Thầy Pháp Đăng 6 câu hỏi bạn đưa ra, Thầy cũng nói trước đại chúng là chỉ trả lời những câu hỏi có khả năng áp dụng vào thựuc tiễn chứ không trả lời những câu hỏi về lý thuyết.
    Về 3 câu hỏi bạn nêu lại ở đây Thầy trả lời như sau:
    1- Câu này hơi mang tính lý thuyến nên Thầy trả lời lướt qua: An trú trong hiện tại là không mong cầu nên không so sánh với Duy thức học.
    2- Giấc mơ là thế giới độc ảnh cảnh, thế giới độc ảnh cảnh luôn có, nếu người nào tu cao, trong giấc mơ vẫn tu được, vẫn thực tập được. Còn người tu thấp thì bị giấc mơ lôi kéo đi...
    3- Thiền là để cái nghe và thấy sáng suốt hơn, tu là để thấy cho rõ, nghe cho thấu, nếu không nghe không thấy dễ bị lạc vào vô tưởng định. Ý thức và tàng thức chia ra như vậy là để phân biệt mà thôi, chứ thực ra ý thức và tang thức tương tức nhau, ý thức là chuyển y từ tàng thức. Không nên phân biệt ý thứuc và vô thức...
    Để tránh bị lạc nên nắm lấy hơi thở, khi cảm thấy bị dẫn dắt, lôi kéo vào vô tưởng định phải trở về với hơi thở: hơi thở là dây neo, buộc thuyền về bến cũ... nắm được hơi thở sẽ không bao giờ bị lạc.
    Nên chú ý: Thiền làm phát sinh ra năng lượng của Niệm - ĐỊnh - Tuệ là thiền của Phật Giáo, Thiền mà không tạo ra được năng lượng của Niệm ĐỊnh Tuệ thì không phải là Thiền của Phật giáo.
  2. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    MT xin post một bài viết liên quan đến chủ đề này:
    KIẾN THỨC LÀ CHƯỚNG NGẠI CỦA TUỆ GIÁC

    Những phát minh lớn của khoa học không phải là hoa trái của suy tư mà là của tuệ giác. Công cụ của nhà khoa học không phải chỉ là trí năng và phòng thí nghiệm mà là cả con người của ông ta, trong đó có phần vô thức thâm sâu. Trí năng đóng vai trò ươm hạt và vun xén. Nó gieo hạt nghi án vào mảnh đất tâm. Chừng nào hạt chưa mọc mầm thành cây thì trí năng vẫn còn chưa làm được trò trống gì, chỉ suốt ngày đánh võ trong hư không. Hạt nghi án nở thành mầm tuệ giác vào những lúc bất ngờ nhất, nghiã là những lúc mà trí năng không hoạt động, không ?ođánh võ trong hư không?o. Tuệ giác đó là một cống hiến của công trình ấp ủ của nhà khoa học, trong lúc thức cũng như trong giấc ngủ, trong khi ăn cũng như lúc đi bách bộ. Ðối với nhà khoa học, nghi án vùi chôn trong tâm thức ông, nếu ấp ủ suốt ngày đêm bằng niệm lực thì sẽ có cơ phá giải. Sự phát kiến mới làm rạn nứt những sở tri (kiến thức) cũ và buộc trí năng phải phá bỏ những kiến trúc hiện thời của nó để xây dựng một kiến trúc mới. Kiến thức cũ là chướng ngại cho tuệ giác mới, vì vậy trong Phật học chúng được gọi là sở tri chướng. Cũng như các nhà đạt đạo, các nhà khoa học lớn đều có đi qua, những giai đoạn biến đổi lớn trong bản thân. Sở dĩ họ đạt được những cái thấy sâu sắc là vì nơi họ niệm lực và định lực đã khá dồi dào. Trí tuệ không phải là sự chất đống của tri thức. Trái lại, nó vùng vẫy để thoát khỏi các tri thức ấy. Nó đập vỡ các tri thức cũ để làm phát sinh những tri thức mới phù hợp hơn với thực tại. Khi Copernic phát minh ra rằng trái đất xoay quanh mặt trời thì có biết bao ý niệm về thiên văn học cũ bị sụp đổ, trong đó có ý niệm trên và dưới. Thuyết Lượng Tử hiện thời đang phấn đấu mãnh liệt để vượt thoát các ý niệm đồng nhất và nhân quả vốn là những ý niệm căn bản xưa nay của khoa học. Khoa học cũng đang dấn thân trên con đường rũ bỏ ý niệm như đạo học.
    Khi Phật Thích Ca đưa ra ý niệm vô ngã, ông đã làm đảo lộn không biết bao nhiêu quan niệm về vũ trụ và nhân sinh. Phật đã giáng một đòn lớn trên ý niệm phổ thông và kiên cố nhất của loài người: ý niệm về sự tồn tại của ngã. Những người thấu hiểu được vô ngã thì biết rằng vô ngã là một ý niệm được đưa ra để đánh đổ ý niệm ngã chứ không là một đồ án mới của thực tại. Vô ngã là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Nếu vô ngã chỉ là ý niệm thì nó cũng cần phải phá vỡ như một ý niệm khác.
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Chào Nhân:
    MT đã hỏi Thầy Pháp Đăng 6 câu hỏi bạn đưa ra, Thầy cũng nói trước đại chúng là chỉ trả lời những câu hỏi có khả năng áp dụng vào thựuc tiễn chứ không trả lời những câu hỏi về lý thuyết.
    Về 3 câu hỏi bạn nêu lại ở đây Thầy trả lời như sau:
    1- Câu này hơi mang tính lý thuyến nên Thầy trả lời lướt qua: An trú trong hiện tại là không mong cầu nên không so sánh với Duy thức học.
    2- Giấc mơ là thế giới độc ảnh cảnh, thế giới độc ảnh cảnh luôn có, nếu người nào tu cao, trong giấc mơ vẫn tu được, vẫn thực tập được. Còn người tu thấp thì bị giấc mơ lôi kéo đi...
    3- Thiền là để cái nghe và thấy sáng suốt hơn, tu là để thấy cho rõ, nghe cho thấu, nếu không nghe không thấy dễ bị lạc vào vô tưởng định. Ý thức và tàng thức chia ra như vậy là để phân biệt mà thôi, chứ thực ra ý thức và tang thức tương tức nhau, ý thức là chuyển y từ tàng thức. Không nên phân biệt ý thứuc và vô thức...
    Để tránh bị lạc nên nắm lấy hơi thở, khi cảm thấy bị dẫn dắt, lôi kéo vào vô tưởng định phải trở về với hơi thở: hơi thở là dây neo, buộc thuyền về bến cũ... nắm được hơi thở sẽ không bao giờ bị lạc.
    Nên chú ý: Thiền làm phát sinh ra năng lượng của Niệm - ĐỊnh - Tuệ là thiền của Phật Giáo, Thiền mà không tạo ra được năng lượng của Niệm ĐỊnh Tuệ thì không phải là Thiền của Phật giáo.
    [/QUOTE]
    Đúng là 3 câu này ko có ích chi cả, thầy Pháp Đăng ko trả lời (hay ko dám trả lời) là rất hợp lý !
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    @MT: vậy Nh hỏi 1 câu dễ hơn: "khi đạt Chánh Niệm, thì có còn phải giữ hơi thở, lúc nào cũng phải nắm lấy hơi thở, hay là tự biết hơi thở vào ra mà ko cần tác ý nắm giữ ?"
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Để "phá vỡ" được ý niệm về Vô Ngã; cần coi nó bình đẳng với tất cả các loại ý niệm khác; "ý niệm không phải là ý niệm nên ta gọi nó là ý niệm" (Kinh Kim Cương). Hay là "ta vốn Vô Niệm; chẳng có ý niệm nào"
  6. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Đã trả lời Nh qua chat rồi nên MT không trả lời ở đây nữa....
  7. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Đang ngồi nghiền Duy Biểu học. Quả là rất hay nhưng mà hơi phức tạp. Chắc phải ngâm cứu từ từ.
  8. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Vô ngã thật sự thì không phải là ý niệm, nó là tác dụng của trí tuệ
  9. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Những phát minh của khoa học là do suy luận, không phải tuệ giác
  10. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Nói chung nhiều người không hiểu tuệ giác là gì, họ cứ nghĩ những quan điểm, những tư tưởng của mình là tuệ giác. Nếu thực sự là tuệ giác thì không có sai lầm, trong khi các phát minh khoa học thì nay đúng mai sai, cải tiến cải lùi suốt, làm sao là sản phẩm của tuệ giác được?

Chia sẻ trang này