1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DUY BIỂU HỌC

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi whiteclouds, 10/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Với những ai hiểu vô ngã là một ý niệm là quá coi thường Đức Phật. Người nói, trí khởi lên rằng, các pháp là vô ngã, ai nói rằng vô ngã là ý niệm?
    Trí khởi lên rằng, quá khứ là không có thật, đó không phải quan điểm. Còn ai bám vào quan niệm đó, sẽ tạo thành một quan điểm.
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Vô Ngã tức là không có tự tính độc lập tuyệt đối để xác lập thành một cái tôi. Ví dụ "thằng kia có tính nóng gọi nó là Thằng Nóng Tính"; cái nóng tính kia hoàn toàn là do nhân duyên; chứ không một ai thực sự có cái tính nóng để xác lập nên một người đặc trưng nào đó!
    Vô Ngã = Tính Không = Duyên Sinh!
    P/s: Gặp "Phựt" chém chết cho ta!
  3. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    P/s: Gặp "Phựt" chém chết cho ta!
    ok chém chém chém
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Long Thụ cảnh cáo nhiều lần là không nên lầm lẫn tính Không với một hiện thực nào đó nằm phía sau thế giới hiện tượng hoặc lầm lẫn với một kiến giải đại diện cho hiện thực này. Hành giả nên tránh không làm tính Không thành một cái gì đó mang một thực thể hoặc để nó thành một "chân tính" của hiện hữu, thành cái "tuyệt đối". Tính Không đối với Long Thụ chỉ được hiểu là một phương tiện và nếu là một phương tiện thì không được cụ thể hoá quá độ.
    >ūnyatā sarvad>ṣṭīnāf proktā niḥsara?af jinaiḥ | yeṣāf tu >ūnyatād>ṣṭis tān asādhyān babhāṣire || MMK 13,08 Tính Không(Vô Tự Tính; Vô Ngã) được các vị Phật dạy để phản bác tất cả những kiến giải. Những người xem tính Không là một kiến giải được gọi là những người không thể cứu chữa.
    Thế nên, theo Long Thụ, hành giả nên dùng khái niệm tính Không một cách thận trọng. Nó được hiểu là một phương tiện thiện lành để giải thoát hành giả ra khỏi những biên kiến, nhưng có thể, nếu được hiểu sai, gây tai hại:
    vinā>ayati durd>ṣtā >ūnyatā mandamedhasam | sarpo yathā durg>hīto vidyā vā duṣprasādhitā || MMK 24,11 Tính Không bị hiểu sai sẽ hại người thiển trí, như một con rắn bị nắm bắt sai chỗ hoặc phép thuật được dùng sai.
    >ūnyam iti na vaktavyam a>ūnyam iti vā bhavet | ubhayaf nobhayaf ceti prajñaptyarthaf tu kathyate || MMK 22,11 Người ta không nên nói "trống không", "không trống không", cả hai, không cả hai. [Nhưng] Để thông hiểu nhau thì ta có thể nói như vậy.
    Câu kệ trên nêu ra kĩ thuật biện chứng của Long Thụ bằng Tứ cú phân biệt (catuṣkoṭi), được xử lí trong phần tiếp theo.
    [sửa] Tứ cú phân biệt (catuṣkoṭi)
    Phương tiện luận lí Phật giáo Tứ cú phân biệt, được Long Thụ áp dụng có lẽ xuất phát từ một đại biểu của phái hoài nghi thời Phật còn tại thế, tên San-xà-da Tì-la-chi-tử (zh. S-?~.f子, pi. sañjaya-velaṭṭhiputta) được nhắc trong Trường bộ kinh (pi. dīghanikāya). Đây là một mẫu hình tư duy luận lí được xác lập bởi bốn thành phần, "tứ cú", tương đương với bốn cách tuyển chọn luận lí khác nhau. Theo truyền thống thì Phật Thích-ca cũng đã áp dụng Tứ cú phân biệt để ứng đáp những câu hỏi xuất phát từ những tiền đề sai lạc và như thế, theo tình huống văn cảnh, không được đưa ra đúng. Cách trả lời những câu hỏi này của Phật có thể được tìm thấy ở nhiều chỗ trong kinh tạng Pali. Ví dụ sau đây có nguồn từ Tương ưng bộ kinh (pi. safyuttanikāya), khi Ca-diếp (pi. kassapa), một du tăng và sau này trở thành đệ tử Phật, được Phật giải thích sự hình thành của khổ:
    Ca-diếp: Thưa ngài Cồ-đàm, có phải khổ tự nó hình thành?
    Phật: Này Ca-diếp, ông không nên nói như thế.
    Ca-diếp: Hay là khổ được hình thành bởi một cái khác?
    Phật: Này Ca-diếp, ông không nên nói như thế.
    Ca-diếp: Hay là khổ một mặt tự hình thành và mặt khác được hình thành bởi một cái khác?
    Phật: Này Ca-diếp, ông không nên nói như thế.
    Ca-diếp: Hay là khổ không tự hình thành và cũng không được hình thành bởi một cái khác, mà là được hình thành ngẫu nhiên?
    Phật: Này Ca-diếp, ông không nên nói như thế.
    Ca-diếp: Như vậy thì thưa Cồ-đàm, có khổ hay không?
    Phật: Này Ca-diếp, có khổ.
    Ca-diếp: Như vậy thì ngài Cồ-đàm không biết khổ và không thấy khổ?
    Phật: Này Ca-diếp, ta biết khổ, và ta thấy khổ.
    Ca-diếp: Như vậy thì cầu mong Thế tôn giảng cho con về khổ, trình bày cho con cái khổ.
    Sau đó Phật thuyết giảng một cách tóm lược: Nếu quả quyết là người này thực hiện một hành vi và tiếp nhận những hậu quả, thì như vậy có một người có mặt từ đầu ?" nếu nói trong trường hợp ông ta là khổ tự sinh thì sẽ dẫn đến thường kiến. Nếu quả quyết là một người khác thực hiện các hành vi và cảm nhận hậu quả thì có một người chịu hậu quả. Nếu nói trong trường hợp ông ta là khổ được hình thành bởi người khác thì sẽ dẫn đến đoạn kiến. Từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung dung. Vô minh duyên hành, hành duyên thức... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do li tham và đoạn diệt hoàn toàn vô minh, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. (Safyuttanikāya SN 12.17)
  5. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    nam mô Adiđà Phật, cỏi giới adiđà có thật...
  6. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ là có thật !
    1. Bản chất chúng sinh là Vô Minh.
    Tại sao gọi là Vô Minh ? Vì nhìn sự vật không như thật.
    Tại sao nhìn sự vật không như thật ? Vì dựa vào Lục Căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)
    Mắt: chỉ nhìn được khi có ánh sáng, thậm chí nếu có ánh sáng thì 1 vật bay lớn hơn vậntốc ánh sáng (300.000 km/s) thì mắt cũng không nhìn thấy. Vậy có vô số vật hiện hữu bay với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng thì mắt coi như mù nhưng lại bảo là không có vật đó vì mắt không thấy.
    Tai: Chỉ nghe được ở tần số theo biên độ Hz nhất định, còn thì bảo không nghe thấy ví dụ như sóng siêu âm, ...
    Mũi: Chỉ ngửi được thơm, thối ở biên độ nhất định, còn lại bảo là không mùi, thực ra là không ngửi được nữa.
    Lưỡi: Chỉ nếm được chua, cay, mặn, đắng, ngọt ở biên độ nhất định, còn lại không nhận ra các vị khác nữa (có khi lên tới hàng nghìn vị)
    Thân: Thân thì vay mượn bởi tứ đại (đất, nước, gió, lửa). Đói ăn (thổ - đất) thì đó mà nghĩ được cái gì, thậm chí còn ăn vụng, làm càn để trụ cái thân. Thử khát (thiếu nước) xem, thử rét (thiếu lửa) xem, thử nhịn thở xem (thiếu khí) là biết ông nào là Phật, là chúng sinh ngay.
    Ý: Ý nghĩ thì không thường trụ '''' như vượng chuyền cây, như ngựa rong nơi đồng nội'''' mà tưởng ý đó là thật có.
    Có những kẻ phàm tục dựa vào Lục Căn mà chứng minh là cõi Tịnh Độ hay Phật A Di Đà không thật có là điều dễ hiểu thôi. Vì sao ? Vì cõi Tịnh Độ năm ở '''' quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc''''. Bằng Lục Căn nhiễm cảnh trần điên đảo và giới hạn bởi không gian vật lý bởi vận tốc ánh sáng thì làm sao nhận thức nổi. Ví như người mù sẽ tuyên bố không có mặt trời cũng là điều dễ hiểu. Nhưng người mù có trí huệ thì biết tin vào người sáng mắt nên tin có mặt trời mà không cần nhìn thấy. Nên nói kẻ mù mà không có trí huệ là mù hoàn toàn (mù cả thân và tâm).
    Mục đích của việc học Phật là để biến Lục Căn thành Lục Thông chứ không phải biến Lục Căn thành Lục Tặc (6 thằng giặc). Lục Thông là nhìn sự vật NHƯ THẬT, vượt qua cái nhìn ''''Dục Nhãn'''' cấu nhiễm bởi nhiều đời, nhiều kiếp. Thậm chí có kẻ phàm tục còn mặc cả với sự tu học của mình với pháp môn là phải có chứng, có đắc. Pháp môn nào có chứng, có đắc là ma đạo. Vạn vật vô thường, pháp hữu vi thì sinh diệt, chấp trụ trong chứng đắc vô thường, sinh diệt là nhân của quả báo khổ đau. Vì sao ? Vì chẳng có gì trụ được trong vô thường nên sinh diệt. Cầu đắc, cầu chứng mà không được là khổ đau (CẦU BẤT ĐẮC KHỔ).
    2. Có vô số cõi hữu hình và vô hình đang tồn tại bên cạnh và song song với chúng ta, nhưng chúng không bị phản xạ của bước sóng ánh sáng, bước sóng âm thanh...Nếu khoa học kịp phát triển để phục vụ cho những cái nhìn thấy, nghe thấy bằng con mắt, cái tai dục nhãn trước khi trái đất này không hoại diệt thì hàng nghìn năm sau, con cháu của chúng ta sẽ được nhìn thấy cõi Tịnh Độ trang nghiêm là có thật.
    3. Con đường đi đến cõi Tịnh Độ là xuất thế gian (vượt lên trên dục nhãn và tâm phàm tục). Bạn sẽ được cấp VISA đến đó bởi Phật A Di Đà nếu bạn chứng minh được bạn đủ tư cách để đến đó. Muốn đến được đó bạn phải tu học pháp môn Tịnh Độ để bạn làm bài Test trước Phật A Di Đà khi vào Tịnh Độ. Bạn tin thì gắng tu học để vào, không tin thì đừng bắt chiếc kẻ mù thiếu trí huệ.
  7. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    chôm chỉa trên mạng , ha ha ha.
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Kiến thức khoa học bản thân nó chưa phải là Tuệ giác; nhưng Phật khuyên là nên chăm chỉ học tập khoa học và văn học(nghệ thuật); dù ở bất cứ lứa tuổi nào.
    Ngũ Uẩn theo quan điểm Sinh Lý Học và Duy Thức Học!:
    http://quangduc.com/coban/168nguuan.html

Chia sẻ trang này