Trời Hà Nội lúc này lạnh, mưa phùn suốt ngày đêm. Tui và hai bạn Yxiner đeo balô nặng trĩu len lỏi qua những hàng bán phở, lòng ... phố Hai Bà, mới thấy được đầu ngõ vào rạp. Những người ngồi ghế cóc uống chè tươi bốc khói ngào ngạt, nhìn chúng tôi với vẻ ái ngại. Lại đi sâu vào ngõ, vượt qua nhiều nhà ở, chúng tôi đến một cái sân có cái cây to, tàng rộng khủng khiếp chắc đến 100 tuổi. Lúc ấy, chúng tôi vẫn chưa biết rằng, cái cây cổ thụ chứa tất cả nơi ăn, ngủ và xem cine. Việc đầu tiên là chúng tôi ngồi xuống ghế uống cà phê ngoài sân. Mưa li ti rơi trên đầu mỗi khi gió thổi khiến người chủ khuyên chúng tôi nên vào nhà nhưng chúng tôi nhất định ngồi dưới tàng cây và chung đụng với những hạt mưa. Một yxiner nhắc, chúng ta đang ngồi cạnh chiếc cửa chính đi vào khán phòng cinema đó nhen. Người chủ bố trí cho chúng tôi phòng ngủ trên lầu có sân thượng cũng dưới tán cây, có cửa sổ nhìn ra sân. Đến tối chúng tôi mới vào được cinema. Đó là một khán phòng chừng 100 ghế, xinh xắn, đúng cách, có độ dốc tốt, ghế ngồi to, thoải mái với những chiếc bàn con cho những ai thích ăn uống. Liếc vào danh mục, chúng tôi thấy toàn là fim kinh điển. Những fim này được chiếu bằng đĩa dvd có hay ko có phụ đề. Màn ảnh rất tuyệt, có thể thay đổi được kích thước. Người xem sẽ được phát một tai nghe để vừa nghe thuyết minh (nếu có) vừa nghe âm thanh ngoài loa. Đêm hôm ấy, rạp chiếu một fim của Nga. Ngoài chúng tôi ra, chỉ có ba người khách đến xem. Tôi không hề thấy người chủ có vẻ buồn. Nhìn cách người này say sưa kể về cinema, tôi biết người này có niềm đam mê và có cả sự kiên nhẫn. Người này sẽ đi đúng con đường của mình, bất chấp tất cả. Trong khi lại lang thang trên đường phố Hà Nội ướt át để tìm những thú vui khác, tôi chợt chạnh lòng khi nghĩ về cái cinema bé con ấy. Người chủ rạp sẽ tươi cười chào ba khán giả phương Tây xem xong fim ra về khuya lắc. Chờ cho nhân viên khóa cửa rạp, người chủ lên cái hotel ấy để ngủ. Cinema paradeso không chiếu cảnh vắng khách mà chỉ chiếu cảnh đông khách và một cái rạp cũ mèm, đóng cửa. Nhưng cái fim ấy dù sao cũng chỉ là fim. Vả lại, cinema para. còn có một thời ngang dọc. Còn ở đây, giữa Hà Nội to lớn và xinh đẹp, cái cinema ấy trông thật nhỏ nhoi và buồn bã. Nó sẽ không hề có một thời hoàng kim nào cả. Vì số phận của tất cả cinema đều phụ thuộc vào quyết định của chúng ta, những người xem fim. (Khi về Sài Gòn, tôi sẽ kể câu chuyện này cho Yxiner nghe). Cà phê cinema Cinema Khách sạn cinema am ur inbox
Bác 1inbox còn hên hơn tôi nhiều, còn có bạn tri kỷ về điện ảnh để mà cùng thưởng thức một bộ phim. Lần đầu tiên tôi đến cái Cinematheque đấy cũng hơi choáng, vì giá cả không phải chăng chút nào (đối với SV). Nhưng để thi thoảng xem những bộ phim kinh điển thì giá cả có thể chấp nhận được. Hôm tôi đến xem, chỉ có một mình tôi là giới trẻ. Số còn lại đều là các vị đã lớn tuổi, hình như là làm trong ngành về ĐA, cùng các vị tây. Mình ngồi thu lu một chỗ, đeo cái tai nghe, lạnh run nhưng bù lại phim lại rất hay. Hôm đó rạp chiếu The Night of the Hunter. Khác với sự tưởng tượng của tôi về các khán giả tây phương, họ xem cũng cười hô hố, nói chuyện xì xào, bàn luận về những cảnh phim classic còn thô sơ. Đang xem thì một vị ở hàng ghế cuối tự dung gọ di động nói chuyện rì rầm với đứa con. Hoá ra là một khán giả VN, hơi bục mình tí. Còn về việc quán nước, hotel và những cái phụ cho rạp đối với tôi không quan trọng lắm, vì nó không thuộc về thế giới của tôi, đơn giản vì giá của nó quá đắt. Nhưng quả thật Cinematheque giống như một Cnema Paradiso ... Cinema Paradiso