Các bạn thân mến, mấy tháng nay khí hậu thế giới rất bất thuờng, các nhà khí tuợng thì bảo là do hiện tuợng Elnino. Nhưng không biết cái gì tạo ra Elnino. Theo tôi hiểu thì cơ chế hoạt động của Elnino là như thế này: - Có môt khối nuớc đại duơng nóng hơn bình thuờng, Khối nuớc đó di chuyền theo các dòng hải lưu đến những vùng có khí hậu lạnh hơn. Do tiếp xúc, nó truyền nhiệt cho lớp không khí bên trên. Lớp không khí này nở ra và bốc lên cao tạo ra vùng áp thấp. Các khối không khí lạnh chung quanh tràn vào lấp chỗ trống tạo ra mắt bão. Vì các khối không khí trên mặt biển thì luôn bão hoà hơi nuớc nên thuờng thì bão đi kèm theo mưa lớn. - Nguyên nhân : theo các nhà khí tuợng thì do luợng CO2 thải ra nhiều quá, nên xẩy ra hiệu ứng nhà kính, làm toàn bộ trái đất ấm lên và xảy ra hiện tuợng Elnino. - Theo tôi thì chưa đuợc. Vì nếu trái đất ấm lên thì ấm đều, không có hiện tuợng chỉ có một khối nuớc trong lòng đại duơng ấm lên còn các khối nuớc chung quanh thì vẫn lạnh. - Theo địa vật lý, thì lục địa châu Mỹ đang trôi dạt về phương Tây. có nghĩa là Đại Tây Duơng đang nở ra. Các khảo sát hải duơng cho biết duới đáy Đại Tây Duơng có nhiều núi lửa, và có các hố đại dương, các vết nứt rất lớn. Vậy có thể là do Đại Tây Duơng nở rộng ra, nuớc trong lòng đại duơng tiếp xúc với khối macma và trở nên ấm hơn các khối nuớc chung quanh, trồi lên mặt đại duơng, toả ra và theo các dòng hải lưu đến các vùng có vĩ độ cao hơn, lạnh hơn và tạo ra hiện tuợng Elnino. Ý nghĩ đúng hay sai? xin các bạn cho ý kiến
Có thể nhiều nguời trong chúng ta mới nghe từ El Nino khoảng chục năm chở lại đây, nhưng những người dân đánh cá trên Thái Bình Dương ngoài khơi Peru và Equado đã biết về nó từ hàng thế kỉ nay. Các ngư dân ở đây nhận thấy cứ theo chu kỳ từ 3 năm tới 7 năm, trong khoảng từ tháng 12 tới tháng Giêng, các đàn cá ngoài khơi ở 2 nước này hầu như là biến mất , điều này làm cho ngành đánh cá ở các khu vực này bị tê liệt. Dân đánh cá Nam Mỹ đã đặt tên cho hiện tượng này là El Nino với cái nghĩa là đứa bé trai bởi vì thời điểm nà y này là khoảng thời gian Chúa Jesu ra đời. Trong thời gian El Nino, các mối liên quan giữa gió, dòng nước biển, nhiệt độ không khí và giới sinh quyển đã tác động làm cho khí hậu toàn cầu bị biến đổi mạnh tới mức chỉ đứng hàng thứ hai sau tác động của sự thay đổi các mùa trong năm !. El Nino : Nhiệt độ bất thường. Một khoảng rộng lớn của Thái bình dương nhận nhiều ánh nắng Mặt trời hơn bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất. Hầu hết năng lượng ánh sáng này được dự trữ dưới dạng nhiệt. Thông thường thì gió Mậu dịch trên Thái bình dương thổi từ Đông sang Tây , quét luôn nước ấm trên bề mặt đại dương về phía Tây và cuối cùng tụ ở những khu vực trên Thái bình dương như Indonesia, đông bắc Australia. Trong khi đó, phần nước sâu hơn, lạnh hơn ở vùng Đông Thái bình dương lại bắt đầu nổi lên trên bề mặt và tạo thành gradient nhịêt độ theo hướng đông ?" tây dọc theo đường xích đạo (thermocline tilt). Các cơn gió mậu dịch có xu hướng mất năng lượng của mình khi mùa Xuân bắt đầu ở phía bắc bán cầu. Do vậy lớp nước nóng bị thổi theo hướng Đông-Tây ít dần đi, và kết quả là nước ở các vùng giữa và Đông Thái bình dương bắt đầu nóng lên (thường thường tới vài độ F) và gradient nhiệt độ biến mất. Nhưng gió mậu dịch lại thường được bổ xung bởi gió mùa ở châu Á, do vậy gradient nhiệt độ vẫn được duy trì mặc dù yếu hơn. Đôi khi, và thường do những nguyên nhân chưa thể giải thích một cách đầy đủ, gió mậu dịch lại không được bổ xung, thậm chí còn bị thay đổi hướng từ tây sang đông. Khi điều này xảy ra, Thái bình dương sẽ phản ứng lại bằng các biểu hiện . Các lớp nước ấm trên bề mặt từ Indonesia bắt đầu di chuyển ngược lại từ tây sang đông (sang bờ biển châu Mỹ). Thêm nữa, sự ấm lên vào mùa Xuân ở vùng trung tâm Thái bình dương vẫn tiếp tục mở rộng và kéo dài suốt cả mùa Hè và mùa Thu. Ở lớp nước sâu, gradient nhiệt độ dọc theo xích đạo mất đi khi mà lớp nước ấm trên bề mặt (sâu tới 300ft) hoạt động như một cái vung ngăn không cho lớp nước dưới sâu bốc lên trên bề mặt. Hậu quả là, toàn bộ vùng nước (bề mặt) rộng lớn ở phần tâm và phía đông Thái bình dương bị ấm lên trong vòng 6 tháng và chở thành El Nino. Trung bình mà nói, các lớp nước đó bị gia tăng nhiệt độ từ 3-5 độ F, nhưng ở một số địa điểm, sự gia tăng nhiệt độ có thể lên đến 10 độ F. Ở phía đông, khi nhiệt độ gia tăng, nước cũng nở ra và làm cho mực nước tăng lên từ vài inches tới 1 foot. Nhưng ở phía Tây Thái bình dương, mực nước lại giảm đi do nước ấm lại quay ngược chở lại phía Đông. Trong thời gian El Nino vào năm 1982-83, mực nước bị rút thấp đến mức làm chết hàng loạt các dải san hô ngầm xung quanh các đảo trên Thái bình dương. Theo ''Người quan sát Trái Đất'' Từ bài báo ta có thể thấy : 1. El Nino làm cho Indonesia và các vùng lân cận bị hạn hán. Minh chứng là các vụ cháy rừng ở Inđo thường trùng với El Nino 2. El Nino làm cho các vùng duyên hải châu Mỹ gần xích đạo bị mưa lụt liên miên 3. El Nino có chu kỳ, nhưng không cố định ==> không thể đoán trước. 4. Chưa thấy liên hệ của El Nino với sự ấm lên của Trái đất do CO2 và các khí thải CN khác.
Khí CO2 và các loại khí thải công nghiệp có tác dụng giữ nhiệt trong bầu khí quyền và như vậy nhiệt độ truyền cho nuớc biển sẽ nhiều hơn, Elnino sẽ diễn ra nhanh hơn. Thí dụ truớc đây khoảng 3 - 4 năm mới có 1 năm bị hiện tuợng Elnino, nhưng hiện nay khoảng cách đó chỉ còn từ 2 -3 năm.
Tôi đồng ý là khí CO2 làm cho trái đất ấm lên và El Nino gây tác hại lớn hơn, nhưng sự hình thành ra nó thì chưa chắc, bởi vì: - El Nino xuất hiện là do gió mậu dịch suy yếu, mất hẳn, thậm chí đổi chiều, hiện tượng này vẫn chưa rõ nguyên nhân, chưa có tài liệu nào nói gió mậu dịch đổi chiều là do trái đất ấm lên (cũng có thể, nhưng chưa khẳng định được). - El Nino có cách đây rất lâu, khi đó công nghiệp chưa phát triển, vậy không thể nói CO2 tạo ra El Nino vào lúc đó - Tần suất xuất hiện nhiều hơn, cũng chưa thể khẳng định. Theo tôi thì El Nino có thể bây giờ gây tác hại mạnh hơn xưa do trái đất ấm lên như tôi đã đề cập ở trên, nên người ta để ý nhiều hơn đến hiện tượng này.