1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Em có được gọi là gốc HN ko ạ?

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi TaVietAnh, 11/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Em khỏi hỏi. Vào tìm topic Phở HN và những ngưòi sành ăn... thì em sẽ biết bác ý ăn thế nào.
    Không biết thì phải tìm hiểu, chứ sao rải bài lung tung thế.
  2. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Ăn một bát phở cũng phải biết cách hả bác. Chắc phải nâng lên tầm " phở đạo " cho nó giống "trà đạo" của bọn Nhật nhỉ
    Đùa chứ, em không rõ người Hà Nội yêu phở đến mức nào chứ cái kiểu xếp hàng dài dằng dặc để được ăn phở, để nhễ nhại mồ hôi, để bị chửi thì khổ lắm. Có nhất thiết phải thế thì mới khẳng định thương hiệu " người Hà Nội " không?
  3. ke_chien_bai

    ke_chien_bai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    6.869
    Đã được thích:
    710
    Bác này thích mở rộng vấn đề gớm nhỉ.
    Ví dụ ăn thì là không được ăn bằng...muôi, hay dùng tay bốc chẳng hạn- cái này bác cũng không biết à?. Nó đơn giản chỉ gọi là có văn hóa, chứ chả cần đạo này hay đạo kia.
    Ở đây ai nói như cái vàng vàng ở trên nhờ- mà bác cứ phải nhấn nhấn như đúng rồi. Chỉ thấy bác vndrake hình như nói giờ nhiều người ăn phở thế nào cho đúng cũng không biết. Đấy- có thế thôi.
  4. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Chắc nhiều bạn không hài lòng về bài viết trước của mình! Mình cũng rất cám ơn các bạn đã cư xử nhẹ nhàng với mình. Kinh nghiệm của mình là quan sát những sinh hoạt bình thường nhất để nhận ra nét văn hóa của mỗi người. Chuyện văn hóa thì lan man lắm nói mãi không hết. Hôm rồi mình có trao đổi với mấy bạn quen biết về "Hội chứng Pa-ri" của người Pháp và liên hệ với các hiện tượng tương tự mà "Hội chứng Hà nội" là một ví dụ. Nếu đúng theo tính Pháp lý của nhà nước Việt nam yhì bất kỳ một giấy chứng nhận nhân thân bất kỳ của bạn có ghi nguyên quán hay trú quán của bạn là Hà nội thì có lẽ bạn là người Hà nội.
    Về Văn hóa Hà nội hiện cũng bị một hội chứng như kiểu của Pháp kia nhưng khác một chỗ trong cách quản lý nhân thân của Pháp không có Hộ khẩu (một sản phẩm của nền văn hóa KHổng giáo lấy gia đình là cơ sở của Xã hội) nên người ta phân biệt người này với người khác bằng thẻ căn cước và trên đó chỉ có thông tin về nơi sinh có dính dáng đến nguồn gốc bản thân. Một trong những điểm để dễ phân biệt được về cái gọi là "gốc" mình thấy mọi người hay dựa trên van hóa và một số điểm mà VND hay dùng để nhận ra văn hóa là:
    Ngôn ngữ: NGữ âm, ngữ điêu, Kết cấu từ, ngữ, câu, Cách vận dụng ví von, cách trình bày một vấn đề...
    Ẩm thực
    Giáo sư Trần Quốc Vượng có phát biểu một câu định nghĩa về văn hóa (đại ý): Văn hóa là cái mà ta còn khi ta mất hết mọi thứ. Cúng chính Ông trong bài viết Người Hà nội cũng nói rằng Bản chất người Hà nội không có tính bè cánh do họ thường là cư dân của các vùng khác đến nhưng họ có chung một văn hóa.
    Điều này VND tôi vào những thập kỷ 80-90 có sông triong môi trường tập thể thấy rất rõ:
    Không có các hội đồng hương Hà nội
    Không có nhưng vụ xo xát đánh nhau của các nhóm thành viên mang danh Hà nội =Có thể xo xát có tính cá nhan nhưng ít khi thấy Hội hà nội keod đi đánh nhau.
    Những người Hà nội nhận ra nhau bởi lời nói, cách hành xử... trong các hoạt động tập thể thường nổi nhưng không có những vị trí quan trọng (như kiểu tổ trưởng, lớp trưởng...)
    Luôn lảng tránh những vụ xích mích có tính địa phương,
    Tính tự ái cao nhưng bị coi là dại khi thường nhường mỗi lợi (mục đích của mọi sự xô xát ) cho đối phương (Bạn có thể thấy những người có văn hóa này không giàu và làm ăn kém chính do tính này)
    Một cái dễ phân biệt của người Hà nội là cách ăn-Bỏ qua vấn đề ăn cái gì, cái đó chế biến như thế nào....:
    Bạn có thể thấy Văn hóa Hà nội khá coi trọng cách ăn trong cuộc sông bình thường hàng ngày (chứ không chỉ trong bữa tiệc, ngày lễ, quán rượu). Về điểm này VND tôi thấy có những biến đổi rất nhiều so với nhữung cái mà VND cứ nghĩ thế mới là đúng. Xin đơn cử một hành vi thường gặp
    Trong những bữa ăn những món mà bạn phải ghép từ nhiều món lẻ trên mâm với nước chấm khác nhau như nem, bún chả, bánh cuốn, chả cá, cuốn ... người ăn luôn có một bát nhỏ để gắp từng miếng nhỏ các thành phần tạo nên một miếng như khi ăn bún chả rau để xuông dưới xông đến mấy sợi bún, rồi đến miếng chả trên cùng là chút rau thơm, ít hạt tiêu, lát ớt tất cả những thứ đó sẽ được tưới đều nuwowc chấm và được đưa vào miệng gọn một lần. các Còn bây giờ gần như trong 100% những của hàng bún chả, bún nem người ta đặt cho mình một bát nước chấm lớn và chúng ta gắp tùng thứ chấm vào đó đưa lên miệng.
    Triết lý về vấn đề cách ăn uống hay trong nhiều lĩnh vực khác có thể triết lý nhiều VND không dám bàn ở đây. Cái mà VND muốn nói đến là sự thay đổi lối sống và văn hóa của cư dân Hà nội hiện nay dẫn đến chúng ta không tự tin không nhận ra mình là ai và chúng ta hành xử theo hai hướng :
    1/Rụt rè hỏi "Em làm thế này đã đúng là Hà nội chưa?" và không biết rằng chính người được mình hỏi cũng chẳng biết thế nào là đúng thế nào là sai Điều này cũng dễ nhận trong rất nhiều diễn đàn các Câu hỏi "Thế nào là dở? Thế nào là hay?" hoặc "Tại sao lại thế ? Sao không thế này mà lại là thế kia?"
    2/ Vênh mặt lên và làm bừa theo ý mình bỏ qua thiên hạ
    Tất cả những cái đó cho ta thấy Văn hóa Hà nội đang thay đổi rất nhanh nhưng không có một xu hướng rõ nét, và chính sự thay đổi đó làm mất đi sự tư tin khi chúng ta nói về niềm tự hào Hà nội. Cư dân cũ của Hà nội bắt đầu xa vào lối mòn của tranh luận : Người Hànội thì phải thế này phải thế khác mà họ không biết răng sự tranh luận đó chỉ là bề ngoài một vấn đề - Người hà nội đã mất đi niềm tin vào chính mình
    [
    Được vndrake sửa chữa / chuyển vào 06:43 ngày 12/06/2007
  5. ATandT

    ATandT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2007
    Bài viết:
    512
    Đã được thích:
    0
    Yan xin phép tham gia một chút.
    Về Hà nội thì không biết nhưng Yan có thể ví dụ về Beijing, Hộ khẩu ở China cũng như việt nam, đúng là ai có Hộ khẩu thì được coi là người tại địa phương đó, Ở Beijing có nhiều người từ các tỉnh khác đến làm Quan mà rất nhiều người làm quan to, giống như câu: "Không tới Beijing không biết quan mình nhỏ", họ có thể là người từ Thiểm tây, Tứ xuyên, Hàng châu, Tô châu, Thượng hải....nhưng vẫn được coi là người Beijing. Beijing không có cái tự hào là người Hà nội vì người Beijing cũng như người vùng khác, các cô gái đều mong mình là người vùng Hàng châu vì người đẹp Tây Thi cũng là người Hàng Châu. Còn về tiền ai cũng mong là người Thượng hải vì ở đó họ giầu có, xứng danh câu nói: không đến Thượng hải không biết nhà mình nghèo.
    Do vậy, mỗi vùng đều có bản sắc và tự hào, tuy nhiên Yan tự hào mình là một cô gái Beijing. Đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên, quê hương là nơi sinh ra mình, ít nhất là 4 đời. Không nên chỉ coi hộ khẩu là tiêu chí. Anh nói anh là dân Beijing nhưng lại nói giọng dân Thiểm tây, Hồ Nam sao gọi là Beijing.
  6. nguyenvnfa

    nguyenvnfa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, các bác mới tranh luận về mặt xã hội mà không đưa ra được các tiêu chí thì cũng khó có thể đi đến hồi kết "thế nào là người Hà Nội". Phải chăng chúng ta nên có các tiêu chí cụ thể thì mọi người mới tâm phục khẩu phục. Các tiêu chí phải đảm bảo ít nhất ba yếu tố:
    1/ Nhân chủng
    Ví dụ nói Người Mỹ gốc phi tức là một người mặc dù có quốc tịch và sinh sống tại Mỹ, nhưng có các đặc điểm về nhân chủng bên ngoài như da đen, tóc soăn, môi dày ...và các đặc điểm giải phẫu khác vv.
    Thực tế không có Dân tộc Mỹ và cũng không có Tiếng Mỹ vì Mỹ là hợp chủng quốc.
    2/ Xã hội
    Các vấn đề các bác đang tranh luận, (1) lịch sử gia đình, (2) cuộc sống hiện tại, (3) văn hoá vv..
    3/ Các vấn đề về mặt pháp lý
    Hộ khẩu, căn cước, hộ chiếu, giấy tờ văn bản xác nhận nhân thân.
    Sau khi thống nhất các tiêu chí, mọi người có thể tự xác định trên cơ sở các tiêu chí đó xem mình có phải người Hà nội không.
    Tôi cũng là một trường hợp như mọi người, không biết có nên khai rằng mình là người Hà nội không?
    Họ nội nhà tôi tính đến đời ông nội là 4 đời ở Hà nội (trước đó không có tài liệu xác định). Nhưng vì lý do cá nhân, ông nội tôi đã đi tỉnh khác sinh sống (nhưng vẫn công tác tại Hà nội), và lấy bà nội tôi, sinh ra bố tôi, và tôi cũng sinh ra tại nơi đó. Lý lich của tôi và bố tôi ghi: Nguyên quán Hà Nội. Và bây giờ là cả nhà về quê (Hà Nội) sống. Vậy tôi có được gọi là người Hà nội không.
    Các yếu tố về văn hoá ứng xử, tính cách, thú chơi đặc trưng, tấm lòng với Hà Nội, tạm thời chưa xét đến.
  7. meonhocdangf

    meonhocdangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Gốc với chả gác, mấy chục đời trước toàn các di dân Trung Của chạy tới.
  8. nguyenvnfa

    nguyenvnfa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Gốc với chả gác, mấy chục đời trước toàn các di dân Trung Của chạy tới.
    Nói như vậy thì chúng ta chung một gốc rồi, từ LOÀI KHỈ tiến hoá lên mà
  9. k50clcls

    k50clcls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Dạ, thấy các bác bàn về người HN và quê HN nhìu quá nên em cũng xin vào đây góp mấy câu. Theo em thì:
    - Căn cứ vào hộ khẩu: ko hợp lý (vấn đề này các bác nói rùi, em ko nhắc lại nữa).
    - Căn cứ vào quê mấy đời HN: quê ở đây theo em chắc chắn phải là quê nội rùi, ko thể là quê ngoại (người ta mang họ cha cơ mà, quê đương nhiên phải tính theo cụ ông thân sinh rùi). Cứ từ 5 đời trở lên thì chắc tạm ổn. Lý do tương đối đơn giản, từ hết đời thứ 5 thì gia đình chúng ta ko thắp hương khấn trực tiếp, thay vào đó là khấn "tổ tiên". Lúc nào rảnh rỗi chúng ta lôi chuyện thờ cúng ra bàn thêm chút các bác nhỉ?
    Nói như thế thì em đây tính ra đến đời thứ 7, 8 (tự hào ghê cơ - hehe).
    - Căn cứ vào giọng nói: dạ, cái này thì rõ là khó rùi. Vì người HN cũng như dân các tỉnh phía Bắc của chúng ta, hầu hết đều phát âm ko chuẩn tiếng Việt. Nước ta, như nhiều quốc gia khác chọn tiếng "thủ đô" làm giọng chuẩn. Kiểu như Bắc Kinh ở TQ, Tokyo ở Nhật, Paris ở Pháp... Tuy nhiên, nếu lấy giọng nói làm chuẩn e là... khó mà tìm được ở đất Hà Thành này những người đảm bảo tiêu chí ấy. Mà ngược lại, có khi phải vào miền Trung, Nam thì may ra. Hờ hờ. Kỳ lạ thế cơ chứ!
    - Căn cứ vào văn hoá: văn hoá là một khái niệm rất rộng lớn. Nếu dựa theo nó thì chắc là... cãi nhau cả ngày thui ạ!
    Nói linh tinh từ nãy đến giờ, xin chốt lại ý kiến cuối cùng của em là:
    Người HN là:
    + Người có từ 5 đời trở lên (bên nội nhé) sinh sống, làm ăn ở HN;
    + Hiểu biết chút ít về HN (ẩm thực, phong tục, nếp sống, thói quen,...). Dù bạn là người HN nội hay ngoại thành thì cũng phải hiểu biết đôi chút về nơi được gọi là quê bạn. Chẳng cần thiết phải nhớ hết tên gọi của HN qua các thời kỳ nhưng ít nhất thì nơi bạn sinh ra, lớn lên ý, nên tìm hiểu về nó trước khi tự nhận: "Tôi là người HN".
    + Yêu HN: phải yêu quê hương mình (đương nhiên). Nếu chỉ là niềm tự hào "tao quê HN" với các bạn tỉnh khác mà ko thực sự gắn bó, yêu quý HN thì xin loại luôn!)
    Em có chút ý kiến như vậy. Mong các bác xem và cho lời bình (nếu có). Thks các bác.
    Được k50clcls sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 18/06/2007
  10. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác cái điểm vàng vàng ấy.

Chia sẻ trang này