1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

EM ĐANG TÌM HIỂU QUA TRÌNH SƠN .........

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi TABANVINANG, 24/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bongbang04

    bongbang04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Sơn chi tiết g/c nhôm thì đâu cần sơn điện ly, bạn chỉ cần sơn tĩnh điện là được. Như là sơn mất cái bưởng động cơ của xe gắn máy vậy mà. Để mai tôi hỏi thằng em là quản đốc xưởng sơn ở 1 nhà máy chế tạo phụ tùng rồi trả lời bác
  2. qtrung209

    qtrung209 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    mình chi tiết nhỏ chi voi vài caí. ko biet son tĩnh điện va son a nốt hoá cái nào tốt hơn.
    Độ dày của sơn là bao nhiêu vậy bạn?
  3. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Em se post mot bo HST ve dây chuyền sơn cho cac bac tham khao nhe
    Giíi thi-u chung
    B¶n chÊt cña s¬n tonh ®i-n lµ h¹t s¬n ®­îc tÝch ®i-n tr¸I dÊu víi v<t s¬n. Do v<y so víi c«ng ngh- s¬n truyÒn thèng cã nh÷ng ­u ®iÓm v­ît tréi nh­ sau:
    - Kh¶ n¨ng phñ kÝn vµ ®ång ®Òu kÓ c¶ víi c¸c bÒ m?t s¬n phøc t¹p bªn ngoµi vµ c¸c ngãc ngh¸ch rÊt cao. C¸c ch~ tiªu chÊt l­îng qui ®znh cho s¬n ®Òu ®¹t tiªu chuÈn ë møc æn ®znh vµ tin c<y
    - Hi-u suÊt sö dông v<t li-u s¬n cao. Riªng ®èi víi s¬n tonh ®i-n d¹ng bét hi-u suÊt sö dông cã thÓ ®¹t tíi h¬n 90%. Nhê v<y gi¸ thµnh s¬n mét ®¬n vz s¶n phÈm gi¶m râ r-t mµ c¸c ch~ sè chÊt l­îng cña líp s¬n lu«n ®¹t ë møc cao. Do ®ã trong c«ng ngh- s¶n xuÊt ngµy nay s¬n tonh ®i-n (c¶ s¬n kh« vµ s¬n ­ít) ®? d?n thay thÕ c«ng ngh- s¬n truyÒn thèng ë mäi lonh vùc
    - §Ó ®¹t hi-u qu¶ cao trong vi-c ®?u t­ d©y chuyÒn s¬n tonh ®i-n c?n thiÕt phÈi ®?u t­ ®ång bé vµ mang tÝnh chÊt hoµn ch~nh th- hi-u qu¶ s¶n xuÊt míi cao.
    C¸c kh©u chñ yÕu trong d©y truyÒn:
    1- TÈy röa vµ xö lý bÒ m?t tr­íc khi s¬n:
    - Môc ®Ých cña kh©u nµy lµ tÈy s¹ch c¸c t¹p chÊt h÷u c¬ vµ v« c¬ trªn bÒ m?t s¶n phÈm, c¶I thi-n chÊt l­îng bÒ m?t s¶n phÈm b»ng c¸c ho¹t chÊt ho¹t ho¸ lµm nÒn cho sù b¸m dÝnh khi s¬n.
    - Chóng t«i c¨n cø vµo qui m« cña dù ¸n ®­a ra ph­¬ng ph¸p tÈy röa b»ng nhóng, ®iÒu khiÓn tù ®éng víi h- thèng b¸o tÝnh hi-u vµ nhi-t dïng kiÓu L.P.G
    - Toµn bé tÝnh n¨ng vÒ t¶i träng n©ng, kÕt cÊu vµ chÊt l­îng cña bÓ chøa ? Xin tham kh¶o tµi li-u kü thu<t ®­îc göi kÌm trong hå s¬ dù th?u.
    - D©y chuyÒn tÈy röa nµy ®­îc dïng chung cho h- thèng s¬n tonh ®i-n kh« vµ ­ít.
    2- S¬n:
    - S¶n phÈm sau khi tÈy röa vµ c¶I thi-n chÊt l­îng bÒ m?t vµ sÊy kh« ë c«ng ®o¹n trªn sÏ ®­îc chuyÓn sang c«ng ®o¹n s¬n. Trong c«ng ®o¹n nµy s¶n phÈm ®­îc treo vµo mãc cña h- thèng t¶I khÐp kÝn cã thÓ ®iÒu ch~nh ®­îc tèc ®é. S¶n phÈm ®­îc ®­a l?n l­ît vµo c¸c cabin s¬n. ( s¬n ­ít vµ s¬n kh« kh«ng dïng chung ®­îc cïng mét cabin) ®Ó s¬n b»ng c¸c sóng s¬n tonh ®i-n chuyªn dông ?" Qua h- thèng lY ?" ChuyÓn ra khu vùc lµm nguéi vµ th¸o h¹ s¶n phÈm.
    - Tèc ®é di chuyÓn cña s¶n phÈm s¬n vµ nhi-t ®é lY ®­îc ®iÒu khiÓn th«ng qua panel ®iÒu khiÓn gióp cho qu¸ tr-nh s¬n ®­îc æn ®znh, liªn tôc vµ tù ®éng. TÝnh n¨ng kü thu<t cô thÓ cña cña h- thèng lY, b¨ng t¶I treo, sóng s¬n, h- thèng thu håi?®­îc miªu t¶ chi tiÕt trong hå s¬ kü thu<t kÌm theo.
    3-H- thèng xö lý « nhiÔm.
    - C«ng ®o¹n tÈy röa sinh ra « nhiÔm n­íc th¶i do cã dïng ho¸ chÊt bÓ tÈy röa chÊt h÷u c¬ vµ v« c¬. Qu¸ tr-nh s¬n g©y « nhiÔm kh«ng khÝ nhÊt lµ ®èi víi s¬n tonh ®i-n ­ít. Chóng t«I cho r»ng c?n l­u ý vÊn ®Ò nµy b»ng c¸ch ®?u t­ míi ho?c t<n dông l¹i h- thèng xö lý n­íc th¶i vµ kh«ng khÝ th¶i cã s½n cña ®¬n vz. Cã nh­ v<y s¶n xuÊt míi cã thÓ æn ®znh vµ l©u dµi.
    4. Chóng t«I l­u t©m nhµ ®?u t­ c?n chó ý ®Õn c¸c thiÕt bz ®o l­êng ®Ó ®¶m b¶o chÊt l­îng s¶n phÈm s¬n. Néi dung vµ kÕ ho¹ch chuyÓn giao c«ng ngh- vµ phô tïng thay thÕ c¸c v<t t­ phô ®?c bi-t.
    TÊt c¶ c¸c néi dung nµy sÏ ®­îc tr-nh bµy chi tiÕt, cã ®znh l­îng râ rµng trong c¸c tµi li-u kÌm theo hå s¬ th?u nµy.
  4. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    3.978
    Đã được thích:
    0
    Sơn tĩnh điện là như thế này: Cho vật cần sơn nối với cực + của nguồn điện một chiều. Rồi cho nó vào một cái buồng kín có sơn bay mù mịt bên trong. Các phần tử sơn sẽ bị nhiễm tĩnh điện và bay đến bám chặt lên bề mặt vật cần sơn. Sơn tĩnh điện cho lớp sơn đẹp và bền hơn so với sơn tay nhưng so với sơn điện ly hay anốt hoá (thụ động hoá?) thì còn kém xa.
  5. qtrung209

    qtrung209 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    bac nao biet o HCM có sơn anot hoá chỉ em với! chỉ sơn màu đen với voi chi tiet nhỏ bằng chai beer 555
  6. minhphonghoavan

    minhphonghoavan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Chào bác!
    Hiện nay công ty chúng tôi đang có nhu cầu cần đầu tư dây chuyền sơn ôtô. Tôi thấy bên bác có thể cung cấp cho tôi được.
    bác có thể cho tôi số điện thoại để tôi liên hệ với bác.
    Hoặc bác có thể gửi cho tôi địa chỉ tôi liên hệ.
    bác có thể gửi vào địa chỉ Mail của tôi.
    Minhphonghoavan@gmail.com
    Rất mong được hợp tác với bác.
  7. makemlanh

    makemlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0

    CÔNG NGHỆ MẠ KẼM LẠNH
    ZINC-RICH COLD GALVANIZING COATINGS
    Email: phuong.thanh@epro.com.vn ( PHUONG: 0908 176919 )
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hàng năm, gần một nửa sản lượng kẽm trên thế giới được dùng vào việc bảo vệ sắt thép trước một kẻ thù hung ác nhất - đó là sự han rỉ và ăn mòn mà hàng năm nuốt mất hàng chục triệu tấn sắt thép. Các quốc gia phải tiêu tốn chi phí rất lớn cho công tác chống ăn mòn kim loại của các công trình. Ở các nước công nghiệp phát triển, chi phí cho công tác chống rỉ sét và ăn mòn chiếm bình quân khoảng 4% GDP hàng năm của quốc gia.
    Dưới tác động của môi trường, kim loại bị xâm thực, bị ăn mòn trong không khí, trong đất hay trong vùng ngập nước làm cho tuổi thọ công trình bị xuống cấp nhanh chóng. Lớp rỉ không đồng đều, nguy hiểm nhất là các dạng rỉ điểm, rỉ lỗ làm giảm khả năng chịu tải của kết cấu. Cũng còn nhiều quan niệm cho rằng các kết cấu bê tông cốt thép không bị ăn mòn, nhưng từ lý thuyết đến thực tế, các kết cấu bê tông cốt thép bị hỏng nặng do cốt thép bị ăn mòn, gây trương nở, tăng thể tích bên trong, mất liên kết giữa cốt thép và bê tông làm giảm khả năng chịu tải và tuổi thọ công trình.
    Các công trình do nước ngoài đầu tư thì các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn rất được chú ý và coi trọng. Ở nước ta, chi phí cho bảo vệ chống ăn mòn còn rất thấp, thường dành chi phí cho các phương pháp sơn chống rỉ thông thường nên không ít các công trình sau vài năm sử dụng đã phải nâng cấp, bảo dưỡng.
    BIỆN PHÁP CHỐNG RỈ SÉT & ĂN MÒN TRUYỀN THỐNG
    Các biện pháp chống rỉ và ăn mòn phổ biến hiện nay là sử dụng các vật liệu ít bị ăn mòn, các vật liệu này thường có giá thành cao, chỉ lắp đặt ở những nơi không bị ngập nước và biện pháp phổ biến nhất là dùng sơn phủ bảo vệ. Lớp sơn phủ bảo vệ nhằm tạo một lớp màn chắn (barrier) cách ly kim loại với môi trường nhưng khi lớp bảo vệ này bị hỏng thì hơi ẩm thâm nhập và ăn mòn tấn công vào bên dưới lớp sơn gây phồng rộp và ăn mòn nên có tuổi thọ thấp chỉ vài năm.
    Đối với các công trình bị ngập nước hay chôn trong đất thì kết hợp thêm biện pháp chống ăn mòn catốt (cathodic protection). Biện pháp này đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới như các giàn khoan biển, cầu cảng, hệ thống bồn bể đường ống đều có hệ thống chống mòn catốt.
    Chống ăn mòn catốt là sử dụng bản chất của quá trình ăn mòn điện hóa để xây dựng thành một hệ gồm catốt (kim loại cần bảo vệ) và anốt. Anốt được chọn như Mg, Al, Zn làm vật liệu hy sinh thay thế cho sắt thép cần bảo vệ vì các kim loại này đều đứng trước Fe trong bảng tuần hoàn hóa học. Trong hệ luôn tồn tại dòng điện một chiều đi qua giữa anốt và catốt, xuất phát từ sự chênh lệch điện thế giữa hai kim loại khác nhau trong môi trường tồn tại dung dịch điện phân là nước hoặc do bị áp đặt từ nguồn điện một chiều bên ngoài.
    Chúng ta có thể thấy một dạng chống ăn mòn catốt phổ biến nhất, được ứng dụng rộng rãi hiện nay như: trụ điện chiếu sáng, cầu cảng, tháp điện lực, ống nước?là phương pháp mạ kẽm nhúng nóng.
    Tại sao mạ kẽm nhúng nóng lại có tuổi thọ dài như vậy?
    Các kết cấu kim loại sau khi đã được làm sạch bằng axit, hóa chất? được đưa vào các bể kẽm được nung nóng chảy ở nhiệt độ cao hình thành nên một màng chắn bao bọc kim loại. Lớp bảo vệ này chịu va đập, không thấm nước, chống tia cực tím?Muốn ứng dụng phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư một dây chuyền khép kín với chi phí khá cao.
    Bên cạnh đó một phương pháp mạ kẽm vô cùng hiệu quả đã được sử dụng trên thế giới hơn 50 năm qua đó là Zinc-rich cold galvanizing tạm gọi là phương pháp ?omạ kẽm lạnh?.
    PHƯƠNG PHÁP MẠ KẼM LẠNH (ZINC-RICH COLD GALVANIZING COATING) :
    Ngày nay chúng ta có thể thấy kẽm được sử dụng ở mọi nơi trên thế giới dùng để bảo vệ kim loại như mạ điện phân, mạ nhúng nóng hay phun kẽm?
    Mạ kẽm lạnh là phủ lên bề mặt kim loại một lớp kẽm lỏng tương tự như sơn ở nhiệt độ môi trường bình thường, bằng cách dùng áp lực khí nén thổi dung dịch kẽm lỏng thành chùm các hạt kẽm bắn vào bề mặt kim loại đã vệ sinh sạch bề mặt. Trong dung dịch kẽm có chất gắn liên kết và các phụ gia giúp cho kẽm bám chặt vào bề mặt kim loại và khô cứng trong vài giờ tương tự như các loại sơn truyền thống.
    Lớp phủ kẽm sau khi khô cung cấp hai chức năng bảo vệ: thứ nhất là chức năng bảo vệ thụ động (passive protection) là lớp màng chắn bảo vệ kim loại như các loại sơn truyền thống; và chức năng thứ hai là bảo vệ chủ động (active protection) tức chức năng chống ăn mòn
    catốt (Cathodic protection), chức năng này có ở lớp phủ bảo vệ bằng mạ kẽm nhúng nóng (hot-dip galvanizing).
    Dung dịch giàu kẽm trên 92% Zn là một hỗn hợp dẫn điện rất tốt sau khi khô, do đó cho phép dòng điện chạy liên tục về mọi hướng trên lớp mạ. Đây là điều kiện tiên quyết để lớp phủ có chức năng chống ăn mòn catốt. Khi trong lớp mạ có sự xuất hiện của ẩm ướt hình thành dung dịch điện phân thì sẽ xảy ra phản ứng hóa học, kẽm có điện thế chuyển dịch electron cao hơn sắt thép nên tham gia ngay vào quá trình phản ứng, phân tán và giải phóng các electron tạo ra dòng điện chạy qua sắt thép làm cản trở sự phân tán của các ion thép và bắt đầu chu kỳ điện hóa. Kẽm trở thành một vật hy sinh để bảo vệ cho sắt thép là catốt.
    Quá trình phản ứng tạo ra hydro các-bô-nát kẽm và các muối kẽm khác hình thành nên một lớp màng mỏng che kín bề mặt lớp mạ kẽm. Lớp màng mới này không thấm nước, ngăn cản nước và thời tiết tấn công làm dừng quá trình ăn mòn điện hóa. Lớp màng bây giờ đóng vai trò như lớp bảo vệ thụ động.
    Khi lớp màng bảo vệ này bị hư hỏng thì các phân tử kẽm lại sẵn sàng tham gia vào quá trình chống ăn mòn điện hóa mới. Cứ như thế kẽm sẽ hy sinh, ngay cả khi lớp mạ kẽm bị trầy xước thì ăn mòn cũng không thể thực hiện được ý đồ tạo rỉ của mình và tấn công vào bên dưới lớp mạ. Quá trình này
    giúp bảo vệ cho kim loại không bị ăn mòn và tự hàn gắn vết thương tại các điểm trầy xước.
    Về điểm này, các loại sơn truyền thống hay sơn kẽm khác với hàm lượng kẽm (không phải độ tinh khiết của kẽm) dưới 92% thì không thể có được. Do vậy, khi bị một lỗ thủng rất nhỏ, bằng dấu chấm thôi, cũng đủ để các tác nhân xâm thực có đường đột nhập vào sắt, làm cho sắt bắt đầu bị rỉ nhanh chóng.
    Hiện nay trên thị trường đã có sơn mạ kẽm lạnh của hãng ZRC Worldwide Inc. của Mỹ (www.zrcworldwide.com) đuợc phân phối bởi Công ty Kỷ Nguyên ( www.epro.com.vn ) tại thành phố HCM. ZRC là nhà sản xuất hàng đầu thế giới có bề dày kinh nghiệm trên 50 năm sản xuất sơn mạ kẽm lạnh với hàm lượng kẽm 95% trong lớp mạ sau khi khô. Ghi nhận thực tiễn của nhà sản xuất qua nhiều công trình sử dụng sơn mạ kẽm lạnh ZRC đều có tuổi thọ dài hạn trên 20 năm. ZRC vượt qua tất cả các cuộc thử nghiệm của mạ kẽm nhúng nóng bởi các tiêu chuẩn như ASTM, UL, SSPC và được xem tương đương mạ kẽm nhúng nóng. Hình trên minh họa về thử nghiệm với 5% sương muối (salt spray) trong 2873 giờ giữa mạ kẽm nhúng nóng (trái) và mạ kẽm lạnh ZRC (phải) cho thấy ZRC thể hiện tính năng vượt trội sau thử nghiệm.
    KẾT LUẬN
    Kẽm đã được chứng minh là lớp phủ bảo vệ ưu việt cho các kết cấu thép công trình ở vùng biển nhiều thập niên qua. Mạ kẽm lạnh là giải pháp thay thế mạ kẽm nhúng nóng một cách hiệu quả đối với những kết cấu có kích thước lớn và cố định như hệ thống đường
    ống, bồn bể, các công trình cảng biển,thuỷ lợi, cầu đường và sử dụng bảo trì sữa chữa cho các kết cấu mạ kẽm nhúng nóng bị ăn mòn theo thời gian. Mạ kẽm lạnh cho phép thi công dễ dàng tại công trường là phun, quét hay lăn như các loại sơn truyền thống.
  8. hoanganh_bk

    hoanganh_bk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2003
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Cai nay thi kho gi dau. Em dang co tai lieu cua day chuyen son oto ---- nha may oto 1-5.
    Neu bac nhiet tinh thi lien he voi em. Em co the cho bac de bac tham khao.
  9. hung_ck

    hung_ck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn muốn anốt hoá nhôm, ở TPHCm, liên hệ bachhosg@yahoo.com
    0913813349
    Đáp ứng những yêu cầu khắc khe nhất.
  10. uyendinh

    uyendinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    2.497
    Đã được thích:
    0
    Kiến thức mình thô thiển, mình biết thế này
    sau khi hàn xong, trước khi vào xưởng sơn, xe được lau qua bằng một loại dầu chóng sét (mùi kinh lắm)
    1. Sơn ED (Sơn Tĩnh Điện, chống sét): Xe được rửa sạch bằng hệ thống bể rửa tự động, bể nước, rồi bể hoá chất (chất gì màu xanh xanh, quên bén nó tên rồi) rồi toàn bộ khung sườn được nhúng tất vào một bể sơn. (bể này nghe đồn nguy hiểm, tớ không được lại gần vì hay táy máy). sau một thời gian quy đinh đủ để một lớp sơn có độ dày hình như là khoảng 0,1mm (hay gì đó tớ không nhớ chính xác) xe được lấy ra, nhúng vào một bể hoá chất khác , rồi sau đó được rửa bằng nước cho sạch hết phần sơn đọng, không bám vào, cho đi qua lò sấy với nhiệt độ khoảng 350 độ C---&gt;xong phần sơn tĩnh điện chống sét (gỉ)
    2. Seal: bắn xi vào mấy khe hàn cho khít, có tác dụng làm đẹp bề mặt, che vết hàn xấu, quan trọng hơn là giảm tiếng ồn và độ rung cho xe, cho vào lò sấy 250 độ C cho seal khô lại---&gt;xong seal
    3. Sơn primer: lớp sơn này thường màu trắng, cực kì độc hại, có tác dụng chống sét và để xe bắt màu tốt hơn khi bắn màu, lớp này chừng 0.3mm. lại sấy tiếp cho khô, đưa ra sửa lỗi sơn chảy, sạn, bong bóng....
    4. xe sẽ lại được bắn seal, nhưng không phải seal như phần 2 trên, mà là bắn vào cái chổ mấy cái sẽ gắn cái bánh xe ấy mà (quen mất gọi là gì roài) để chống trầy dẫn đến gỉ sét khi xe chạy đá văng vào, có xe còn được bắn cả dưới gầm, và phần bên hông gần sát phía đước đễ chống trầy khi đá văng.
    blacking: sơn đen phần gọng cửa kính xe
    Lại sấy cho khô seal và blacking
    5. top coat: bắn màu
    trước khi đưa vào bắn Top coat sẽ có màn Masking: bọc phần đã blacking lại bằng giấy bạc để tránh bắn sơn màu vào phần í
    vào bắn màu 2 lần, độ dày 0.3mm
    Lại sấy, lại đưa ra sửa lỗi sơn, đánh bóng lại
    Nhớ được nhiêu đó, hình như cũng còn thiếu vài công đoạn, vì lâu quá rồi.
    mà Sơn độc hại lắm, dù có hút mùi thông gió đủ kiểu, vẫn hít phải một lượng đáng kể vào phổi,hit, tổn thọ
    Được uyendinh sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 03/05/2007

Chia sẻ trang này