1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Em năn nỉ mấy anh mấy chị nghen

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi becontinhnghich, 11/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nameno

    nameno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Bác yuyu, chưa thảo luận gì mà bác đã phán người đối thoại là đưa ra quan niệm "rỗng tuếch" như thế này thì e là bác dùng chiêu phủ đầu nặng quá đấy.
    Đọc lại một loạt bài của bác trong đây, thấy bác đang luẩn quẩn với cái gọi là "Khủng hoảng lý trí", tôi hiểu bác đang trong một quá trình hoài nghi, nói đúng hơn, bác đang muốn cổ suý mọi người từ bỏ lối tư duy "nhận thức, kiểm chứng, ứng dụng" mà khoa học vẫn đang làm để quay trở lại với những niềm tin tôn giáo lười nhác, không cần phải chứng minh mà chỉ cần tin thôi, thế là đủ.
    Tất nhiên quan niệm này phản ánh một sự đi xuống về mặt nhận thức, và thật may là trào lưu tư duy con người nói chung không đi theo hướng này.
    Vậy trước khi bác phản bác cái gọi là rỗng tuếch trong lập luận của anh bạn bên trên về các khái niệm cắt nghĩa về chân lý hay khoa học, để loại bỏ ra trò chơi ngôn từ, tôi muốn nhìn thẳng vào thực tế này:
    Chính khoa học là cái chủ yếu làm nên thành tựu văn minh rực rỡ của loài người chỉ với thời gian ngắn ngủi 200 năm trở lại đây, sau khi nó được giải phóng khỏi cái ách đè nặng của tôn giáo, cụ thể là Thiên Chúa Giáo. Vậy nếu khoa học không phải là cái đang tiếp cận tới những giá trị hữu ích, đúng đắn (chân lý) thì là cái gì?
    Thực ra, nếu xét về nghệ thuật ngôn từ, cái gọi là chân lý tuyệt đối không tồn tại trong khoa học. Bởi khoa học là một quá trình nhận thức và tìm kiếm, nó ngày càng khám phá ra nhiều giá trị mới, bác bỏ và phủ định các giá trị cũ. Bác yuyu đây đưa ra khái niệm Khủng hoảng lý trí, hà hà, có lẽ do bác không hiểu hết được nguyên tắc và bản chất của Khoa Học nói chung và các giá trị mà nó tôn trọng.
    Với câu hỏi gì của bạn cogaitinhnghich mở chủ đề, nghĩ rằng bạn đã có thể tự mình tìm ra kết luận. Muốn biết có thực sự khoa học đang chết, khoa học làm con người tăm tối hay không. Hãy đặt một câu hỏi rằng, cái gì đã cho chúng ta biết sét không phải là sự trừng phạt hay quyền phép của chúa, mà chỉ là điện mà thôi. Cái gì đã tạo ra cho chúng ta tivi để chúng ta xem hàng ngày, đồng hồ để chúng ta đeo, quần bò để chúng ta mặc, áo phông để chúng ta xài, cái gì đang làm đời sống loài người ngày một văn minh hơn? không còn chuyện bị lên giàn hoả thiêu như Corpecnic vì tuyên bố trái đất không phải là trung tâm vũ trụ, và nó quay? Tất cả những cái đó là nhờ chúa hay khoa học?
    Trả lời được câu hỏi này, tự bạn sẽ biết lên tin theo, nên hướng tới khoa học hay là mặc xác nó vì nó đang dãy chết, và nó đang dẫn loài người vào tăm tối. Tin tôi đi, nếu hành động theo phương án hai, sẽ có một chủ thể dãy chết và tăm tối nhưng chắc chắn không phải là khoa học nói chung.
    Cái lời tuyên bố bạo phổi của anh bạn yuyu đây về chuyện khoa học đang dãy chết và dẫn loài người đi vào tăm tối, thực ra, là biểu hiện của một sự tụt hậu về tư duy. Quả thực, khoa học ngày càng có nhiều thành tựu, ngày càng có nhiều lý thuyết mới hơn và trở nên khó khăn hơn đối với một số người khi lĩnh hội nó hoặc thành quả của nó. Kết quả là một số người như anh ban yuyu của chúng ta cảm thấy việc tiếp thu nó vượt quá khả năng, dẫn đến tâm lý nghi ngờ và quay lưng lại với khoa học Một phản ứng thật tiện lợi và đơn giản
  2. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    CÁc bạn lạc hậu rồi. Thế kỷ 21 mà suy nghĩ như thế kỷ 19 khi cho Chân Lý là sự Thật. Hegel đã cáo chung rồi. Bạn nói Tin là bạn không hiểu rồi.
    Tôi nói ngược lại cơ : KHủng Hoảng Lý Trí nghĩa là Không Tin vào cái gì cả. Mọi giá trị đều đổ vỡ. Đấy chính là bộ mặt của Nhân Loại ngày hôm nay.
    Điền này đã được Nietzsche tiên đoán trước rồi. Thế giới sẽ bước và giai đoạn Hư Vô Chủ Nghĩa. Thương Đế đã chết, Siêu Hình và Biện Chứng đã chết. Khoa Học bất lực trước việc không đưa nổi ra được chân lý tuyệt đối. Không những thế càng phát triển, khoa học càng bế tắc, không giải thích nổi bản chất thế giới này.
    Một điều nghịch lý đang xảy ra : Càng nhiều kiến thức, con người càng ít hiểu biết ! Tựa như các bậc trí giả thường nói càng học nhiều càng thấy dốt !
    Thế giới ngày nay có quá nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng lại có quá ít giải pháp để chọn lựa.
    Nhân loại đang chìm đắm trong sự Phi Lý của cuộc sống : Không hiểu nổi bản chất của chính mình, không giải đáp nổi câu hỏi lớn : Ta là Ai, Ta từ đâu đến và Ta sẽ d Đi Đâu ?
  3. nameno

    nameno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm này của bác yuyu là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự tụt hậu về mặt tư duy đối với thời đại.
    Thế này nhé:
    [QUOTE=yuyu:
    Nguyên ý kiến này đã cho thấy bác thiếu hiểu biết về khái niệm khoa học. Không bao giờ khoa học đặt ra cho mình nhiệm vụ đưa ra "Chân lý tuyệt đối", đó là một khái niệm chỉ tồn tại ở những học thuyết có tính tôn giáo và trong triết học mà thôi. Nhiệm vụ của khoa học là nhận thức thế giới trên cơ sở tìm hiểu các quy luật các yếu tố cấu thành lên nó. Và thực tế là khoa học không hề bế tắc, bởi đối tượng của nó luôn tồn tại, và nó ngày một nhận thức đối tượng của nó ở một trình độ cao hơn, và nền văn minh nhân loại, nhờ những thành tựu của khoa học mà cũng ngày một tiến bộ hơn.
    Nó có bất lực hay không nhỉ? Quan điểm của bác quả là kỳ lạ và nguỵ biện.
    [QUOTE=yuyu:
    Ba câu hỏi mà bác cho là lớn như ở trên, thực tế chỉ là một vấn đề cổ điển trong triết học, trong khi đó loài người hiện nay còn có nhiều câu hỏi lớn hơn nhiều, thiết thực hơn nhiều:
    - Làm gì để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu và hạnh phúc của con người?
    - Làm gì để duy trì sự tồn tại của loài người khi Thái dương hệ, gồm trái đất đi đến ngày diệt vong chắc chắn của nó?
    - Làm gì để chinh phục thiên hà và tìm kiếm những nền văn minh xa xôi có thể tồn tại hoặc khai thác các tài nguyên từ vũ trụ để phục vụ đời sống loài người?
    Đó mới là những câu hỏi lớn của nhân loại, và trái với 3 câu hỏi "lớn" của bác, những câu hỏi này lại thôi thúc người ta khát vọng và niềm tin.
    Bác yuyu có thấy mình đang khủng hoảng trong mớ rối rắm tư duy của mình và đang tụt hậu so với thời đại không?
    À, mà bác tiếp tục lặp lại lối đánh tráo khái niệm quen thuộc mất rồi, cái tật này của bác khó sửa quá, ai lại đi gộp cả Thượng đế, biện chứng với lại siêu hình vào chung một rổ rồi kết luận cả 3 cùng chết như thế? Thượng đế là một hình tượng tôn giáo, còn Biện chứng với Siêu hình là hai phương pháp luận, hai phương pháp tư duy bác ạ. THƯỢNG ĐẾ có thể chết, còn hai phương pháp tư duy này, vốn là công cụ của con người thì chắc không chết đâu, bác lập luận buồn cười quá
    Được nameno sửa chữa / chuyển vào 06:43 ngày 12/06/2004
  4. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Những câu hỏi của bạn đâu phải là vấn đề của Triết Học, đâu phải là vấn đề của Tri Thức ?
    Triết Học của Tri Thức là vấn đề đi tìm bản chất Thế Giới và bản chất con người.
  5. nameno

    nameno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Hà hà, tôi mới sửa bài và bác lại quote cái bài trên đây, không sao, bàn tiếp bác nhé
    Vậy bác hẳn phải công nhận với tôi rằng những câu hỏi mà tôi nêu ra, có giá trị hơn rất nhiều so với những câu hỏi của bác. Ngoài ra, những câu hỏi ấy sẽ là động lực để loài người tiếp tục phát triển không ngừng, và còn hàng ngàn câu hỏi như vậy nữa. Đó là những câu hỏi của Khoa học, của cái mà chúng ta nên tin theo bác ạ.
    Bác yuyu, bác lại vẫn tiếp tục né tránh những câu hỏi của tôi?
  6. caygay

    caygay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    bạn yuyu thảo luận với nmaeno gì đó cao sang quá mình không có ý kiến mà bạn yuyu cũng chưa trả lời đúng câu hỏi của yuyu mà, sao bạn cứ né tránh câu hỏi của nameno hoài vậy. Câu hỏi của mình cũng đâu có khó mà bạn cũng cố tình né tránh vậy??? mình nhắc lâi nhé
    Vậy những gì mà chị luuthuy giới thiệu cho mọi người đọc, rồi cả mình và những bạn khác đều khộng hiểu thì bạn cho đó là sự khủng hoảng lý trí của nhân loại. Vậy có phải 1 người bị khủng hoảng lý trí thì viết ra những điều rỗng tếch dưới lớp bọc trò chơi ngôn ngữ. Nếu đó không phải là của bạn thì tác giả của bài viết gốc bị khủng hoảng lý trì và truyền qua cho bạn qua bản dịch việt ngữ, đúng không?
  7. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Sai !
  8. caygay

    caygay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Bạn bảo mình sai, vậy nó sai thế nào hả bạn
  9. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Đó chỉ là khái niệm thôi. Nếu đọc nó bác hiểu được cái gì đó mà ngươì viết muốn bác hiểu thì có nghĩa là nó đã hoàn thành nhiệm vụ. Chân lý hẳn nhiên không phải là cái mà nó muốn chỉ tới. Kiểu như ngón tay không phải là trăng vậy.
    Chuyện "trăng" và "ngón tay" là câu chuyện rất dài. Người ta đã mất biết bao nhiêu giấy mực và nước dãi vì nó. Theo tôi quan niệm chân lý là một hạt nhân của vũ trụ, một quy luật có thể giải thích sự tồn tại của không thời gian. Một cách nói nôn na đó là "đạo" đó là "Phật". Mà muốn đạt đạo, hay phật thì phải có biết "đức" hay có "thừa". Như vậy muốn đạt tới chận lý thì phải dùng tri thức . Khoa học là một phần của tri thức nó tuy rằng đã chia nhỏ chân lý thành những phần riêng nhưng tựu trung nó cũng hướng tới một khả năng tiếp cận chân lý phổ quát trong cái lĩnh vực riêng do nó tự giới hạn đó- ta có thể gọi là chân lý tương đối.
    Khoa học cuối cùng không giải quyết chuyện đúng hay sai. Nó chỉ có một trách nhiệm duy nhất là từ một khả năng này đẫn dắt đến một khả năng khác rộng hay sâu hơn. Cho nên các vấn đề của khoa học luôn được nhìn nhận đổi khác. Mất đi sự thay đổi khoa học lập tức chết. Có một ai đó nói. Nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học là tìm ra hệ quả chứ không phải kết quả. Một vấn đề được khọi là mang tính khoa học thì không bao giờ được khẳng định. Nó phải có khả năng phản biện được. Thậm chí có thể bác bỏ được.
    Như vậy khoa học không phải là chân lý. Theo một cách hiểu thì nó như là một phương tiện để đạt cứu cánh(- nó không phải là cứu cánh-) mà ở đây là chân lý tương đối.
    Nói đơn giản: thành phật rồi nghĩa là đã qua bể khổ . Vậy thì lập tức vứt "thừa" ( từ người Ấn dùng để chỉ một cái tương tự như cái bè) đi chứ để làm gì. Chân lý mà bị khám phá thì khoa học chết ngay. Khoa học vẫn đang sống như hiện này vậy suy ra chân lý chưa bị khám phá.
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chào bán yuyu
    Tôi có những thắc mắc đối với bán một chút. Chỉ một chút thôi có gì không đúng bạn giải thích nhé!
    1/ Khi đứng ra tranh luận mỗi người đều có một quan điểm, một lập trường để làm cơ sở tranh luận. Quan điểm lập trường là cái gốc, lời nói là cái ngọn, lời nói thì đa nghĩa, lập trường là cái tồn tại. Xin bạn cho tôi hỏi bạn đứng trên quan điểm lập trường nào để phản biện?
    2/Tôi nói ngược lại cơ : KHủng Hoảng Lý Trí nghĩa là Không Tin vào cái gì cả. Mọi giá trị đều đổ vỡ. Đấy chính là bộ mặt của Nhân Loại ngày hôm nay.
    Tôi có cái nhìn khác với bạn. Không tin vào cái gì cả và mọi giá trị đều đổ vỡ - nói theo ngôn ngữ toán học - là hai tập hợp hoàn toàn khác nhau nhưng chúng có phần giao nhau. Thực tế cuộc sống đã chứng minh rất nhiều điều.
    3/Điền này đã được Nietzsche tiên đoán trước rồi. Thế giới sẽ bước và giai đoạn Hư Vô Chủ Nghĩa. Thương Đế đã chết, Siêu Hình và Biện Chứng đã chết.
    Đây có phải là quan điểm của bạn không? Nếu đúng thì xin bạn hãy giải thích ngắn gọn những điểm sau đây:
    Như thế nào là hư vô chủ nghĩa ?
    Như thế nào là Thượng Đế đã chết?
    Biện Chứng đã chết?

    3/Một điều nghịch lý đang xảy ra : Càng nhiều kiến thức, con người càng ít hiểu biết ! Tựa như các bậc trí giả thường nói càng học nhiều càng thấy dốt !
    Thế giới ngày nay có quá nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng lại có quá ít giải pháp để chọn lựa.
    Đây là một đoạn vô lý trong lập luận của bạn (theo ý tôi) vì sao?
    Vì bạn thừa nhận chỉ có bậc trí giả mới càng học nhiều càng thấy dốt. Cái dốt ấy không phải là vì người ta không biết về thế giới này như xã hội nguyên thuỷ. Mà cái dốt này là cái dốt của chân trời kiến thức khi người ta nhận ra rằng còn quá nhiều kiến thức mà mình chưa tìm hiểu được thấu đáo và cặn kẽ. Cho nên nói rằng càng nhiều kiến thức con người càng ít hiểu biết đó là một cách nói khiêm tốn của các nhà khoa học. Bạn đừng hiểu sai nhé, cần phải được ý quên lời bạn nhé.
    Những vấn đề con người cần giải quyết là gì?
    Và quá ít giải pháp, xin hỏi đó là những giải pháp gì?
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 14:24 ngày 12/06/2004

Chia sẻ trang này