1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Em năn nỉ mấy anh mấy chị nghen

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi becontinhnghich, 11/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1

    Tôi tin vào điều này. Thực tế là như thế.
  2. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Chào bác Honghoavi,
    Tôi xin trả lời từng điểm của bác
    1.Quan điểm của tôi dĩ nhiên là những chiêm nghịêm của bản thân và dựa trên những kiến thức tổng hợp về triết học , khoa học thế giới và những kiến thức về triết học và các triết gia cận hiện đại của phương Tây.
    Đây là những điều tôi đã và sẽ cống hiến cho diễn đàn khi thời gian cho phép.
    Cụ thể trong mấy bài gần đây , đó là những quan điểm của một số triết gian cận hịên đại như Kant, Hegel, Kierkegaard, Schopenhauer, Nietzsche, Bergson, Wittgenstein, Heidegger, Sartre, Derrida, Lyotard ....và tất nhiên đó là kinh nghiệm bản thân.
    Ngoài ra nếu có thời gian bác nên xem thêm những bài dịch giới thiệu về Habermas, bài nhìn Marx qua lăng kính triết học phương Đông mà tôi đã post lên đây.
    2. Tốt lắm. Cần phải có nhiều quan điểm khác nhau để tranh luận. Miễn là thiện chí.
    3. Tôi sắp viết về Nietzsche và Chủ Nghĩa Hư Vô, bác hãy đón đọc.
    4. KHông phải vô lý trong lập luận đâu. Cái Nghịch lý của các bậc trí giả , chính là bộ mặt tri thức của nhân loại ngày nay : Càng nhiều kiến thức, con người càng ít hiểu biết vì càng có nhiều khám phá mới, con người, một mặt càng thấy tri thức thật là mênh mông, mặt khác lại đẻ ra thêm rất nhiều vấn đề mới khiến cho khoảng cách giữa cái đã biết và cái chưa biết ngày càng lớn rộng, cho nên, như tôi đã nói,
    thế giới ngày nay có quá nhiều vấn đề phải giải quyết, trong khi lại có quá ít giải pháp.
    Không những thế kiến thức của thế kỷ 20 đã làm tri thức loài người đi đến khủng hoảng : Heisenberg với thuyết Bất Xác Định đã giáng cho Vật Lý một đòn chí tử không gượng dậy nổi: Từ nay Vật Lý đã mất đi uy quyền tuyệt đối trong việc tìm hiểu thế giới và phải từ bỏ ảo tưởng về một thực tại khách quan có thể xác định được. Goedel với Định Lý Bất Toàn làm Toán Học hiện đại ngưng trệ và Hilbert liểng xiểng .
    Toán và Vật Lý là 2 bộ môn cơ bản của Khoa Học tự nhiên trong việc tìm hiểu, khám phá thế giới lần đầu tiên rơi vào khủng hoảng của tính Hợp Lý, do đó Khoa Học cũng rơi vào bế tắc, không giải thích nổi bản chất đầy mâu thuẫn của thế giới.
    Triết Học và Xã Hội Học cũng đi vào bế tắc. Chủ Nghĩa Duy Lý của Hegel khủng hoảng treầm trọng. Câu nói nổi tiếng ngày nào " tất cả những gì Hợp Lý đều Tồn Tại và những gì Tồn Tại đều Hợp Lý" trở nên cay đắng hơn bao giờ hết !
    Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng của Marx thất bại trong việc giải thích qui luật phát triển của thế giới. CNXH sụp đổ, đi ngược lại những nhận địng của Marx, khiến ông trở thành một nhà Utopie vĩ đại v.v....
    Đó chính là hiện thực sinh động nhất minh chứng cho một dự đoán thiên tài của Nietzsche về sự xuất hiện của thời kỳ Hư Vô của Nhân Loại.
    Bao nhiêu vấn nạn của thế giới về tội ác, lòng hận thù, xung đột tôn giáo, sắc tộc, đụng độ văn hoá, các bế tắc, mâu thuẫn xã hội, sự bất công, bất bình đẳng ngày càng gia tăng ....
    Nhân loại càng văn minh, tội ác càng càng gia tăng, đạo đức càng suy thoái. Tương lai Nhân Loại ngày càng trở nên bấp bênh và Vô Định.
    Tất cả những vấn nạn đó ngày nay nhân loại hầu như không có biện pháp nào giải quyết bằng các học thuyết xã hội và những thành tựu của khoa Học.
    Nhân Loại ngày nay tuy được hưởng rất nhiều thành quả của Khoa Học Kỹ Thuật và Công Nghệ nhưng không hề Hạnh Phúc hơn ngày xưa; vì những vấn đề cơ bản như Cái Chết và Sự Đau khổ , sự Phi Lý của cuộc sống không hề mảy may được giải quyết....Chính vì thế, ngày nay tư duy triết học của thế giới đã thay đổi mục đích và đang hướng tới một nền Minh Triết.
    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 17:18 ngày 12/06/2004
  3. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Em xin thưa với bác I u
    Em là người Vô thần,
    Nhưng em tin tuyệt đối vào các tiên đề và định luật của Newton (trong hệ quy chiếu chuyển động dưới xa tốc độ ánh sáng), em tin là dưới neutron, proton, electron còn những hạt cơ bản như quark, em tin là những tunel effect hay lý thuyết không gian phi tuyến của Buniakovski là có tồn tại, em tin những kết quả thu được của thiên văn từ dải X tới Hồng ngoại (dải đỏ) là có thật, em tin con dơi định vị bằng siêu âm chính xác hơn hàng trăm lần so với radar sóng cm của con người chế tạo. Vậy lòng tin của một kẻ Vô Thần như em có cơ sở không???????
    Thưa bác, bác phủ nhận chuyện nhờ có Edison mà loài người kém hạnh phúc đi chỉ vì có đèn điện, điện báo, ghi âm và tàu điện, bác phủ nhận chuyện nhờ có Anhxtanh (phiên âm củ chuối kiểu VN) mà định luật Moore tồn tại tới ngày nay.... hay sao?????? Cuộc sống của bác có thể thiếu Máy tính (mà từ cái cre*** card hay cái máy bán Hotdog bác có thể đang xài là thành quả của nó!!!), bác có thể từ chối đèn điện để xài đèn dầu, có thể từ bỏ con auto của bác để đi bộ hay cưỡi lừa ko??? (từ xe đạp trở lên đến máy bay là thành quả của KHKT KKHÔNG THEO ĐỨC TIN NÀO CẢ đó bác!!!!!) Vậy bác phủ nhận của TÔN GIÁO CHẤT XÁM (KHKT) hay không??????
    Em chờ bác trả lời đó!!!!!!
  4. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Hỏi anh yuyu nhé : có phải khi người ta khủng hoảng trong khoa học thì sẽ vịn vào cái cọc tôn giáo có phải không ạ ?
  5. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Các câu giả nhời cho các câu hỏi của các chú ChienV và Vinh vinh, nằm trong các bài viết của anh, vậy chịu khó đọc lại nhé ?
  6. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Đọc mãi mới được bài này mình hiểu hiểu chút chút và nhất trí!. Tặng bác mấy sao nhé.
  7. ganto

    ganto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Anh có lời khuyên cho em là hãy cứ học đi ,say mê đi !
    Rồi sau này cuộc sống sẽ cho em những nhận định mới mà anh tin là những cái đó là những cái rất thiết thực và em sẽ thấy nó thật hay,thật tuyệt vời,đó là những chân lý của riêng em,chân lý mà em khám phá ra cho mình .
    Đừng vào đây xem các anh chị cãi nhau làm gì cho đau đầu !
    CHÚC EM THI TỐT !
    Chấp nhận sai lầm dễ hơn tìm chân lý nhiều: Sai lầm nổi lên mặt...Chân lý chìm dưới đáy .
    Goethe
    Cái việc duy nhất mà người ta có thể tô điểm mà không làm hại nó, đó là chân lý . J.Rostand
    Không chỉ khám phá chân lý mà phải sống trọn vẹn theo chân lý.
    Mithouard
    Một chân lý bao giờ cũng là chân lý, dù thiên hạ không tánthành.
    Gandhi
    Nếu đóng cửa với mọi sai lầm, chân lý sẽ ở ngoài nhà bạn.
    R.Tagore

    Chân lý đôi khi có thể bị che mờ, nhưng không bao giờ bị tắt .
    Titus Livy
    Chúng ta hiểu biết chân lý không những do lý trí mà còn do trái tim . Pascal
    Chân lý như hạt kim cương, nó chiếu muôn mặt chứ không phải chỉ chiếu có một mặt. Goethe
    Khi một chân lý vào óc ta, nó rọi ánh sáng cho ta thấy rõ hình ảnh mọi đối tượng mà trước kia ta không thấy Chateaubriand
  8. ganto

    ganto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    CÁI GIÁ CỦA CHÂN LÝ
    Nhà tu đức học nổi tiếng là Cha Anthony de Melo có viết một bài thơ ngụ ngôn nội dung như sau:
    Một hôm lang thang trên đường phố, tôi bỗng thấy có một cửa hiệu với hàng chữ: ?oTại đây có bán Chân lý?. Tôi tò mò bước vào hiệu, cô bán hàng niềm nở tiếp đón tôi và hỏi:
    Ông muốn mua loại chân lý nào? Chân lý từng phần hay chân lý toàn diện?
    Tôi trả lời:
    Dĩ nhiên là tôi đi tìm thứ chân lý toàn diện. Một thứ chân lý không pha trộn giả dối, một thứ chân lý mà lý trí tôi hoàn toàn đầu hàng vô điều kiện. Tôi muốn có chân lý đơn thuần và toàn diện.
    Cô bán hàng nhìn tôi lắc đầu và chỉ sang một cửa tiệm khác, nơi có bán thứ chân lý mà tôi đang tìm kiếm.
    Người đàn ông đứng coi hàng nhìn tôi với tất cả thương cảm, ông chỉ cho tôi giá biểu món hàng mà tôi muốn mua rồi nói với tôi với một giọng đầy ái ngại:
    Thưa ông, giá của món hàng rất cao.
    Đã cương quyết mua cho bằng được chân lý toàn diện tôi liền hỏi:
    Giá bao nhiêu, xin cho tôi biết?
    Người bán hàng trả lời:
    Nếu ông muốn mua chân lý này ông phải trả bằng cả cuộc sống của ông.
    Tôi ra khỏi tiệm, lòng buồn rười rượi. Tôi nghĩ rằng: Tôi có thể mua chân lý toàn diện bằng một giá rẻ mạt. Thì ra, tôi chưa sẵn sàng để đón nhận chân lý. Tôi vẫn chưa muốn cho đi cuộc sống của tôi. Tôi vẫn còn bám chặt vào những xác tín của tôi.

    Con người khao khát chân lý toàn diện, nhưng khi phải đón nhận chân lý ấy con người lại chùn bước vì không muốn chấp nhận những đòi hỏi của chân lý. Chân lý không chỉ để tin mà còn để sống và thực thi.
  9. becontinhnghich

    becontinhnghich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Em không muốn nghe mấy anh chị khác đâu, mấy anh chị nói gì em chẳng hiểu gì cả, em muốn nghe chính anh yuyu nói thôi. Anh yuyu ơi anh giúp em đi, anh thương em nhất trong box này phải không? Vậy anh nói đi, tại sao Khoa học không là chân lý, khoa học sắp chết khoa học làm con người bế tắc vậy.
    Em sắp là sinh viên của trường đại học khoa học tự nhiên nè, thế thì sắp tới em sẽ ra sao?
  10. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Khoa Học có thể là một phương tiện rất tốt để khám phá thế giới, nhưng chỉ Khoa Học thôi thì chưa đủ để tiếp cận chân lý chứ đừng nói gì đến chuyện em đồng hoá khoa học là chân lý. Bởi vì vũ khí của Khoa Học là Lý Trí, mà chỉ Lý Trí không thôi thì chưa đủ để nhận thức Thế Giới. Vũ Khí Lý Trí có thể phá được cánh cửa vào Lâu Đài Chân Lý, nhưng để du ngoạn và khám phá trong đó, con người còn cần đến Trực Giác nữa, và Henri Bergson đã đưa ra một học thuyết trở nên rất thời thượng trong giới trí thức chân Âu hồi trước WWII là thuyết Lý Hội Trực Giác (Intuitionnisme). Thực ra con đường tiếp cận chân lý bằng Trực Giác không có gì là mới mẻ. Nó đã được các bậc hiền triết phương Đông nói đến từ lâu. Theo ngôn ngữ Thiền thì nếu dùng Lý Trí mới chỉ gọi là Biết,chưa thể hiểu được bản chất thế giới mà phải dùng Trực Giác để Chiêm Nghịêm khi nào đến mức Ngộ thì mới có thể gọi là nắm bắt được Chân Lý.
    Lão Tử nói rằng : Chân Lý không ở đâu xa, nó ở ngay trong lòng ta. Nếu ta tự soi xét mình, vứt bỏ ham muốn, thì tự nhiên thấy rõ. Không cần ra khỏi cửa cũng biết việc thiên hạ, không cần nhòm qua cửa sổ cũng biết qui luật thiên nhiên. Càng đi xa càng biết ít. Thánh nhân không đi mà biết, không thấy mà rõ, không làm mà nên. ( Đạo Đức Kinh, 47: Bất xuất hộ, tri thiên hạ, bất khuy dũ kiến thiên đạo, Kỳ xuất di viễn, Kỳ tri di thiểu. Thị dĩ thánh nhân bất hành nhi tri, bất kiến nhi danh, bất vi nhi thành ).
    Chính vì vậy cần phải kết hợp khoa học thực nghiệm, suy luận lý trí và chiêm nghiệm trực giác thì mới mong đạt được sự hiểu biết thấu đáo về bản chất của thế giới. Nếu không có Trực Giác, Khoa Học không thể nào với tới phần Vô ThứcTâm Linh của Con Người, phần sâu thẳm, bí ẩn nhất, phần chìm của tảng băng bản chất con người và vũ trụ.
    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 07:37 ngày 13/06/2004

Chia sẻ trang này