1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Em năn nỉ mấy anh mấy chị nghen

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi becontinhnghich, 11/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fotfet

    fotfet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    815
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm mới thấy bác Q .
  2. arch_tieungaogiangho

    arch_tieungaogiangho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Cái nhà bác yuyu nhận xét rất đúng rằng chưa có không khí tranh luận đúng nghĩa học thuật trong thời điểm này. Tuy nhiên như mọi lời tuyên bố siêu hùng khác của nhân vật này, không có một chút chứng cớ hay chứng lý nào đi kèm nhằm xác nhận tính chân thực cũng như giả dối của những lời tuyên bố đó. Thế thì chẳng khác nào anh ta là một trong những người gây ra tình trạng "không có không khí tranh luận trong thời điểm hiện nay", và có lẽ tài năng dễ nhận thấy nhất của nhân vật này.
    Tôi xin post lên đây bài viết về bút pháp của Schopenhauer với hy vọng chỉ ra nguyên nhân nào đã gây nên không khí tranh luận hiện nay không chỉ trong topic này . Đồng thời qua bài của Schopenhauer, hẳn mọi người sẽ tìm được sự lý giải đầy đủ thế nào là Minh triết.
    Một người, nếu có thể, suy nghĩ như một thiên tài lớn, hãy nói điều hắn phải nói như tất cả mọi người trên thế gian này, tức là hãy dùng những tiếng thông thường để nói về những điều khác thường. Đó chính là Minh triết
    Một chút dẫn nhập về Schopenhauer :
    Sau Platon, trước Nietzsche, và Bergson, Schopenhauer là một triết gia có bút pháp vô cùng quyến rũ. Nietzsche, môn đệ của Schopenhauer đã nhận xét rằng: ?oBút pháp của Schopenhauer đôi khi khiến tôi nhớ đến bút pháp của Goethe, nhưng không nghĩ tới một mẫu mực nào khác ở Đức. Vì ông biết nói một cách đơn giản những điều thật sâu xa, khiến người ta cảm động mà không cần tu từ pháp, và diễn tả những chân lý hoàn toàn có tính cách khoa học mà không thông thái rởm...?
  3. arch_tieungaogiangho

    arch_tieungaogiangho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    NÓI VỀ BÚT PHÁP - (Schopenhauer)
    Bút pháp là diện mạo của tâm hồn và là dấu chỉ tính tình bảo đảm hơn nét mặt. Bắt chước bút pháp của người khác chẳng khác nào đeo mặt nạ, chẳng những không bao giờ đẹp đẽ hơn mà lại còn lập tức tạo ra sự kinh tởm và gớm ghiếc, bởi vì nó vô sinh; đến nỗi ngay cả khuôn mặt xấu xí nhất cũng vẫn còn hơn.
    Bút pháp một người cho ta thấy đặc tính hình thái của toàn thể tư tưởng hắn - đặc tính hình thái không bao giờ thay đổi, dù đề tài hay đặc chất của tư tưởng hắn có thể thế nào đi chăng nữa. Nó như thể bột nhồi làm bánh mà mọi nội dung của tâm hồn hắn dược nặn thành.
    Tất cả mọi nhà văn tầm thường đều cố gắng che đậy bút pháp tự nhiên của chính mình, họ tuyệt đối không thể quả quyết viết như họ nghĩ, bởi vì họ có cảm tưởng rằng, nếu họ làm vậy, tác phẩm của họ có thể sẽ rất trẻ con và ngây ngô. Nếu họ bắt tay vào việc một cách lương thiện, và nói, một cách đơn giản những điều họ suy nghĩ thực sự, và đúng y như họ nghĩ về chúng, những nhà văn này có thể đọc được và trong phạm vi riêng của họ, còn có tác dụng giáo huấn nữa.
    Nhưng thay vì thế, họ cố gắng làm cho độc giả tin rằng tư tưởng của còn đi xa hơn thế rất nhiều và sâu xa hơn thực tế. Họ nói điều họ phải nói bằng những câu dài quanh co ngoắt nghéo, câu thúc và thiếu tự nhiên; họ đặt ra những chữ mới và viết những câu văn rườm rà đi vòng quanh ý tưởng và bao bọc nó trong một hình thức trá hình giả dối. Họ giao động giữa hai mục đích khác hẳn nhau: thông tri điều họ muốn nói và che đậy nó. Mục tiêu của họ là trang điểm nó để nó có vẻ tri thức hoặc sâu sắc, hầu cho độc giả có cảm tưởng rằng trong đó nó chứa đựng nhiều điều hơn lúc mắt mới nhìn thấy qua rất nhiều. Họ trang điểm bằng cách nào? Hoặc họ ghi chép ý tưởng của họ thành từng mảnh vụn một, tóm lại, những câu mơ hồ và mâu thuẫn, bề ngoài có vẻ hàm ngụ nhiều ý nghĩa hơn họ nói - về lối viết này, những bài luận thuyết về triết học tự nhiên của Schelling là một thí dụ điển hình. Hoặc họ diễn thuyết tràng giang đại hải và dài dòng không chịu nổi như thể sự lê thê không dứt cần để độc giả hiểu ý nghĩa thâm trầm của câu văn họ, trong khi nó có vẻ hơi ngây ngô nếu thực không phải là những ý tưởng tầm thường được lặp đi lặp lại, thí dụ về lối viết này có thể tìm thấy vô số trong những tác phẩm phổ thông của Fichte, và trong những cuốn chuyên thư triết học của hàng trăm tên khờ khạo đáng thương khác không đáng kể ra ở đây. Hoặc, họ còn cố gắng viết bằng một vài bút pháp đặc biệt mà họ say mê sử dụng và nghĩ rằng đó là một bút pháp cao siêu sâu sắc và khoa học tuyệt vời, mà độc giả có thể bị giầy vò tới chết đi được bởi hiệu quả ru ngủ của những câu cú dài lê thê không chứa đựng một mảy may ý tưởng nào trong đó cả - như được cung cấp trong một phạm vi đặc biệt bởi những con người trơ trẽn nhất trên trần đời, những môn đồ của Hegel. Hoặc có thể đó là một bút pháp tri thức mà họ cố gắng đạt tới, bút pháp trong đó hình như đối tượng hoàn toàn phát điên; v.v... Và rồi, họ viết lia lịa, có khi cả chục câu trọn vẹn, mà không gắn bó một chút ý nghĩa nào đó cả, nhưng lại hy vọng rằng một số người nào đó sẽ moi móc từ đó ra được đôi chút ý nghĩa.
    Và đâu là nền tảng của tất cả những thứ đó? Không gì khác hơn là một cố gắng bán chữ cho tư tưởng không biết mệt, một lối buôn bán luôn luôn cố gắng khai trương lại cho chính mình và những thành ngữ kỳ cục, đảo câu và kết hợp đủ mọi kiểu, hoặc mới hoặc cũ trong một ý nghĩa mới, để tạo ra một vẻ trí thức hầu thay thế cho cái cảm thức khiếm khuyết đớn đau.
    Thú vị biết bao khi thấy những nhà văn nhắm đối tượng này thử hết kiểu thức cầu kỳ này đến kiểu thức cầu kỳ khác như thể họ đang đeo mặt nạ tri thức? Chiếc mặt nạ này có thể đánh lừa được những kẻ thiếu kinh nghiệm trong chốc lát, cho đến khi người ta thấy rõ nó là một vật chết, không có chút sự sống nào trong đó cả; rồi nó bị chế giễu và được thay thế bằng cái khác. Một tác giả thuộc loại này có lúc viết một cách sôi nổi như thể hắn đang say sưa, nhưng có lúc, ngay trang sau thôi, hắn sẽ phách lối, nghiêm khắc, uyên bác và luộm thuộm, ấp úng trong một cách nói luống cuống ngập ngừng nhất và chẻ sợi tóc làm tư; giống như nhà văn quá cố Christian Wolf; chỉ trong bộ cánh tân thời hơn thôi. Sống dai dẳng nhất là cái mặt nạ của sự Khó hiểu; nhưng cái mặt nạ này chỉ có Đức, nơi nó được du nhập vào bởi Fichte, được làm cho hoàn hảo thêm bởi Schelling và được đưa lên tới chóp đỉnh trong tác phẩm của Hegel ?" luôn luôn nó gặt hái được kết quả tốt đẹp nhất.
    Những nhà văn như thế giống như một số công nhân kim loại, thí nghiệm hàng trăm hợp kim để thay thế vàng - một kim loại duy nhất không bao giờ thay thế được. Tệ hơn thế nữa, không gì khiến nhà văn sơ hở hơn là cố gắng lộ liễu trưng bày tri thức của mình hơn thực sự có; bởi vì điều đó khiến độc giả nghi ngờ rằng hắn hiểu biết rất ít; vì bao giờ cũng vậy, nếu một người làm bộ có bất cứ điều gì, thì y như rằng hắn khiếm khuyết điều đó.
    Tuy nhiên, không có gì dễ hơn là viết khiến cho không ai hiểu gì cả, ngược lại, không có gì khó hơn là diễn tả những điều sâu xa bằng một cách mà tất cả mọi người, từ ngu phu đến ngu phụ, đều nhất thiết phải hiểu được. Tất cả mọi nghệ thuật và mánh lới tôi vừa kể trên trở thành vô dụng nếu tác giả quả thật có chút đầu óc; vì điều đó cho phép hắn trình bầy con người thực của hắn, và chứng thực cho mọi thời đại câu châm ngôn của Horace nói rằng minh triết là khởi nguyên và nguồn gốc của văn hay.
    Đó là lý do tại sao chúng ta ca ngợi một nhà văn khi nói rằng ông ta ngây thơ; điều đó có nghĩa rằng ông ta không cần trốn tránh việc tự biểu lộ con người chân thật của ông ta. Nói chung, ngây thơ đồng nghĩa với quyến rũ, trong khi thiếu tự nhiên nơi nào cũng bị cự tuyệt. Thực thế, chúng ta thấy rằng bất cứ nhà văn vĩ đại thực sự nào cũng cố gắng trình bầy tư tưởng của ông ta càng thuần khiết, minh bạch, xác đáng và gọn gàng bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Sự đơn giản bao giờ cũng được coi như một dấu hiệu của sự thật, và hơn thế, nó còn là một dấu hiệu của thiên tài. Bút pháp nhận được vẻ đẹp từ câu văn nó diễn tả; nhưng với những triết gia giả mạo, người ta tưởng rằng tư tưởng sở dĩ đẹp là nhờ bút pháp. Bút pháp không là gì hết ngoài cái bóng của tư tưởng, và một bút pháp tối tăm hay tồi tệ có nghĩa là một đầu óc trì độn hay rối loạn.
    Vậy thì qui luật thứ nhất cho mọi bút pháp hay, là tác giả có điều gì để nói. Hơn nữa, điều này, trong tự thể, hầu như là tất cả những gì cần thiết. A! Nó bao hàm biết bao ý nghĩa. Sự lơ là với qui luật này là một nét căn bản của lối văn triết luận; và quả thực, của toàn thể mọi thứ văn chương trầm tư mặc tưởng. Tất cả những nhà văn tầm thường đều cho thấy họ muốn tỏ ra như thể họ có điều gì để nói; trong khi họ chẳng có gì để nói cả. Lối viết lách kiểu này được mang vào bởi những nguỵ triết gia ở các Đại học đường và bây giờ nó thông dụng khắp nơi, ngay cả trong đám danh sĩ số một của thời đại. Nó đẻ ra thứ văn chương chải chuốt và mơ hồ, có vẻ có hai nghĩa hay nhiều hơn nữa trong cùng một câu; nó còn đẻ ra lối diễn tả lê thê và bừa bãi, gọi là style empesé; chưa hết nó còn đẻ ra lối văn phí phạm vô ích tuôn chữ nghĩa ra như một trận lụt lội. Cuối cùng nó đẻ ra một sự dối trá che đậy sự nghèo nàn ý tưởng đáng ghê tởm nhất dưới hình thức một cuộc nói bá láp lộn xộn không bao giờ dứt, lè nhè như chè thiu và hoàn toàn mê muối - chuyện cũ rích mà người ta có thể đọc hàng giờ liền mà không thâu lượm được một mảy may ý tưởng diễn tả minh bạch và xác định nào. Tuy nhiên, người ta thường dễ tính, và họ có thói quen đọc hết trang này đến trang khác của mọi loại nhảm nhí dài dòng này mà không có bất cứ một ý niệm đặc biệt nào về điều tác giả thực sự muốn nói. Họ say mê nó đúng như số phận của nó, và không khám phá ra rằng tác giả đó viết chỉ để mà viết. Những nhà văn nào tạo ra những câu văn khó hiểu, tối tăm, rắc rối và mơ hồ đa số chắc chắn không hiểu đúng điều họ muốn nói là điều gì: họ chỉ có một ý thức mờ tối về điều đó, điều đang còn ở trong giai đoạn đấu tranh để định hình là tư tưởng. Quả thực, họ thường có ước muốn dấu chính họ và những người khác rằng, thực tình, họ chẳng có gì để nói cả. Nếu một người có điều cần phải truyền đạt thực sự, hắn chọn cách diễn tả nào - một cách diễn tả mập mờ hay một cách minh bạch?
    Trong những câu dài lê thê đẫy rẫy ngoặc đơn ngoặc kép, tựa một cái hộp có nhiều hộp con, cái nộ ***g trong cái kia và được nhồi nhét như một con ngỗng nhồi đầy táo, chính trí nhớ phải làm việc cực nhọc nhất, trong khi trí thông minh và óc phán đoán thay vì cần phải được vận dụng, lại vì lẽ đó mà bị ngăn trở và làm muội lược đi. Loại câu này chỉ cung cấp cho độc giả những bán câu, đòi hỏi độc giả thu nhận cẩn thận và tàng trữ trong ký ức, như thể chúng là những mảnh vụn của một lá thư rách nát sau đó phải được bổ túc và làm cho lọn nghĩa bởi những bán câu khác mà chúng hỗ tương phụ thuộc. Người ta yêu cầu hắn tiếp tục đọc thêm chút nữa mà không cần vận dụng bất cứ tư tưởng nào, mà chỉ vận dụng có trí nhớ của hắn, với hy vọng rằng, khi hắn đọc đến hết câu, hắn có thể thấy ý nghĩa của nó và do đó nhận được điều gì để suy tưởng; và vì thế hắn được trao cho rất nhiều điều để học thuộc lòng trước khi thâu lượm được dăm ba điều để lãnh hội. Điều đó sai lầm rõ rệt và là một sự lạm dụng tính kiên nhẫn của độc giả.
    Chắc chắn nhà văn tầm thường ưa chuộng bút pháp này bởi vì nó khiến độc giả mất thì giờ và bối rối trong việc lãnh hội điều lẽ ra hắn hiểu trong giây lát không cần suy nghĩ; và nó khiến cho tác giả dường như có vẻ sâu sắc và thông minh hơn độc giả nhiều. Quả thực đó là một trong những xảo thuật đã nói ở trên: xảo thuật theo đó những tác giả tồi cố gắng che đậy vẻ nghèo nàn ý tưởng của họ và cho thấy một bề ngoài ngược lại một cách vô thức và dường như bởi hắn bản năng. Sự ngây thơ ở đây thật đáng ngạc nhiên.
    Ngược lại, một nhà văn có tài, ý tưởng phong phú, chẳng bao lâu sẽ khiến độc giả của mình tin tưởng rằng, khi ông ta viết, thì thực sự và đúng là ông ta có điều gì muốn nói; và điều đó khiến cho độc giả thông minh đủ kiên nhẫn chăm chú theo dõi ông ta. Một tác giả như vậy, chỉ vì bởi quả thực ông ta có điều gì để nói, không bao giờ thất bại trong việc diễn tả mình bằng một cách đơn giản nhất và thẳng thắn nhất bởi mục đích của ông ta không ngoài việc đánh thức chính cái ý tưởng tương tự trong độc giả mà ông ta mang trong mình.
    Chính sự kiện những nhà văn tầm thường không bao giờ có quá bán ?" ý thức khi họ viết đủ giải thích sự trầm trệ của tâm trí và những cái tẻ ngắt họ tạo ra. Tôi nói học chỉ có bán phần ý thức, bởi lẽ chính họ không thực sự hiểu ý nghĩa của những chữ họ sử dụng: họ cóp nhặt những chữ làm sẵn và ghi sâu vào trí nhớ. Từ đó khi họ viết, những chữ họ kết hợp lại với nhau không nhiều bằng những chữ nguyên ?" phrases banales. Điều đó giải thích cho sự khiếm khuyết tư tưởng diễn tả minh bạch sờ sờ kia trong điều họ nói. Sự thực là họ không có con mộc để đóng cái dấu triện đó lên điều họ viết; tư tưởng minh bạch riêng tư chính là cái họ không có. Và chúng ta tìm thấy gì trong chỗ đáng lẽ là của ý tưởng ấy? - Một sự trộn lẫn chữ nghĩa mơ hồ, bí hiểm, những câu thông dụng, những từ ngữ lặp đi lặp lại, những thành ngữ hợp thời trang. Kết quả là với cái chất liệu tối mù họ viết giống như một trang sách in bằng những từ rất cũ.
    Trong khi một người, nếu có thể, suy nghĩ như một thiên tài lớn, hắn lại nói phải cùng một ngôn ngữ như bất cứ một người nào khác. Tác giả phải dùng những tiếng thông thường để nói về những điều khác thường. Nhà văn tầm thường lại làm ngược lại. Chúng ta thấy họ cố gắng bao bọc những ý tưởng tầm thường bằng những danh từ đao to búa lớn, và che đậy những ý tưởng vô cùng bình thường bằng những câu phi thường nhất, bằng những cách diễn tả xa lạ nhất, thiếu tự nhiên nhất và lạ thường nhất. Câu văn của họ vĩnh viễn kênh kiệu như đi trên cà kheo. Họ vô cùng mê luyến sự khoa trương và viết bằng một bút pháp dài lê thê, rỗng tuếch, cầu kỳ chải chuốt, thùng rỗng kêu to và leo dây múa rối đến độ kiểu mẫu đầu tiên của họ phải là Ancient Pistol; người có lần đã bị bạn là Falstaff gắt lên bảo hắn hãy nói điều hắn phải nói như tất cả mọi người trên thế gian này.
    Khi vướng vào sự kiểu cách cầu kỳ thì trong văn chương nảy sinh ra cái mà sự kẻ cả và lên mặt nghiêm trang đứng đắn trong xã hội và đều không thể tha thứ được như nhau. Sự tẻ ngắt của trí óc thích mặc bộ cánh này giống như trong đời sống bình thường chính bọn ngốc là bọn thích đoan trang và kiểu cách. Tuy nhiên, một tác giả theo đuổi một mục đích sai lầm khi cố gắng viết đúng hệt như hắn nói. Vì một tác giả viết như hắn nói cũng đáng trách hệt như mắc phải lỗi lầm ngược lại, là nói như hắn viết, vì điều đó mang lại cho điều hắn nói một tác dụng mô phạm, và đồng thời khiến hắn trở nên khó hiểu.
  4. arch_tieungaogiangho

    arch_tieungaogiangho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    NÓI VỀ BÚT PHÁP (tiếp)
    Chiếu theo đó chúng ta hãy tránh mọi sự rườm rà, đồng thời hãy luôn luôn ghi nhớ nhận xét: điều gì vô nghĩa không đáng đọc. Một nhà văn phải tiết kiệm thì giờ, lòng kiên nhẫn, sự chú ý của độc giả hầu như đưa độc giả tới ngay chỗ tin tưởng rằng tác giả của mình viết cái đáng nghiên cứu cẩn thận và thời gian dùng vào việc đó sẽ được đền bù. Lược bỏ vài điểm hay ho nào đó bao giờ cũng tốt hơn thêm thắt điều không đáng nói chút nào. Đó là chúng ta áp dụng đúng phương châm của Hesoid: pleon hemisy pantos - một nửa tốt hơn toàn thể. Bí quyết để trở nên tẻ ngắt là nói tất cả. Do đó, nếu có thể, chỉ nói cái cốt yếu thôi! Chỉ có tư tưởng dẫn đạo thôi! Không nên nói điều gì độc giả có thể tự suy nghĩ được.
    Ít người viết theo lối một kiến trúc sư xây nhà cửa, người này trước khi bắt tay vào việc, phác hoạ đồ hình và nghĩ tới nghĩ lui tới những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Còn đa số chỉ viết như để chơi domino và, cũng như trong trò chơi này, quân được xếp đặt một nửa bởi sự trù tính, một nửa bởi sự tình cờ; sự phối hợp và nối kết câu cú của họ cũng vậy. Họ chỉ có một ý niệm về hình thức tổng quát các tác phẩm của họ sau này, và về mục đích mà họ đặt ra trước mình. Nhiều người còn không biết tới cả điều đó, và viết như những con sâu san hô chồng chất; nguyên câu tiếp nối nguyên câu và chỉ có trời mới biết tác giả muốn gì.
    Dùng nhiều lời để truyền đạt ít ý là dấu hiệu không thể lầm lẫn được của tầm thường ở khắp nơi. Thâu tóm nhiều ý trong ít lời đánh dấu thiên tài.
    Chân lý đẹp nhất khi trần truồng và ấn tượng nó tạo ra càng sâu sắc nếu sự diễn tả của nó càng đơn giản. Được vậy một phần bởi nó thu nhiếp trọn vẹn tâm hồn người nghe không trắc trở, và không để cho hắn những tư tưởng phụ làm hắn đãng trí. Một phần, cũng bởi tại hắn cảm thấy ở đây hắn không bị sa đoạ hay lường gạt bởi tu từ pháp mà mọi hiệu quả của những gì được nói đến phát khởi từ chính sự việc. Tất cả mọi chữ có thể bớt đi đều gây tổn hại nếu nó được giữ lại. Luật đơn giản và hồn nhiên vẫn còn hiệu lực trong mọi bộ môn mỹ thuật, bởi vì rất có thể đơn giản đồng thời phi phàm.
    Hãy là mình, thẳng thắn nhìn nhận con người mình, dù yếu đuối hay bất tài. Hãy viết thành thực và một cách bình dị, tất cả những gì mình thấy, biết, cảm nghiệm, dù xấu xa hay tầm thường.
    Vì thành thực là bí quyết của bút pháp hay và đơn giản chính là yếu tính của thiên tài.

Chia sẻ trang này