1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Em ơi, Hà Nội phố...(Sưu tầm những bài viết về Hà Nội)

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi doanminhhang17681, 06/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    Người Trung Quốc cảm nhận
    ẩm thực vỉa hè ở Hà Nội
    .
    Rất nhiều người từng đi đến Hà Nội đều có chung một nhận xét: ăn ở Hà Nội rất ngon. Lần này đến Hà Nội tôi phải đích thân thử xem sao. Ðầu giờ sáng, giờ của người đi làm, sinh viên đi học, người, xe đông nghịt, các vỉa hè đầy khách ngồi ăn sáng trong các quán nhỏ. Mùi xào nấu thức ăn thoang thoảng bốc ra thơm đến ngạt mũi. Cô bạn đồng hành với tôi là Hoa kiều vỗ vai tôi hỏi: "Dám ăn không?".

    Mọi người ăn, tôi sợ gì mà không ăn cơ chứ? Và tôi quyết định cái gì cũng thử ăn. Ðầu tiên là món bún ốc. Sợi bún tròn tròn giống như mì Quế Lâm Trung Quốc mềm và rất ngon. Loại mì này được làm từ một loại gạo thơm. Ốc đồng ở đây to hơn ốc đồng ở quê tôi. Ốc được xào cẩn thận bày lên trên bún cùng với tương ớt, hạt tiêu và các gia vị khác. Ngoài ra còn có một đĩa rau sống. Người Việt có thói quen ăn rau sống.


    Rau sống gồm xà lách, giá đỗ, bạc hà, húng, rau muống chẻ, chỉ cần rửa sạch sau đó bày lên đĩa ăn, nó rất dễ ăn lại phù hợp với tiêu chuẩn dinh dưỡng hiện đại. Bún ốc khi ăn mùi vị của nó miễn bình phẩm, điều đáng nói đó là giá cả. Bát bún ngon, làm kì công đến như vậy mà giá chỉ có 3000 đồng (khoảng 2,1 đồng NDT).
    Phở gà quý nhất. Ở Hà nội, phở gà là một món ăn truyền thống trong đời sống ẩm thực được mọi người ưa thích. Bát phở Hà Nội ngoài thịt gà còn có trứng tráng, mộc nhĩ, hành, rau thơm. Trứng được tráng rất công phu sau đó thái ra thành những sợi nhỏ như sợi thuốc lá được rắc trên bát bánh lẫn cùng màu nâu của mộc nhĩ, màu trắng của thịt gà, màu xanh của hành, màu đỏ tươi của tương ớt. Trông báy phở hấp dẫn đến mê hồn. Khi ăn phở gà có quả chanh bổ sẵn, tôi hỏi cô bạn đồng hành:

    "Nó để làm gì?". Không trả lời, cô bạn nhón một miếng vắt vào bát phở của tôi, trộn đều rồi bảo tôi: "ăn đi". Quả thật nó đã làm bát phở trở nên vừa miệng và có mùi hương lạ kì. Khi trả tiền tôi nghĩ chắc là đắt lắm đây nhưng cũng chỉ có 5000 đồng Việt Nam.
    Hồ Tây là một điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Mặt hồ rộng, ở đây có ngôi chùa Trấn Quốc nổi tiếng. Người nước ngoài vào đây tham quan rất nhiều. Tây Hồ còn nổi tiếng với món bánh tôm. Nghe nói đến Tây Hồ mà chưa ăn món bánh tôm thì kể như chưa đến Hà Nội. Bánh tôm ở đây nguyên liệu và gia vị được chuẩn bị rất công phu, các hương liệu tôi không biết gọi tên nó là gì, song được ngồi ven hồ trong các quán nhỏ hóng gió ngắm nghía cảnh vật, ăn bánh tôm, uống bia Trúc Bạch thì như được lạc vào chốn thần tiên.


    .
    Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa có rất nhiều loại thực vật kì dị. Loại quả rất giống quả sầu riêng nhưng không phải quả sầu riêng- đó là quả mít. Loại quả này không để được lâu. Người Việt Nam đem múi mít sấy khô làm cho múi mít tươi thơm mềm trở nên xốp, giòn, khi ăn không mất đi mùi vị ban đầu của nó. Thật sáng tạo. Bột sắn dây nấu chè hương bưởi. Nghe nói có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất đặc biệt, pha uống hoặc xông có thể trừ được bệnh sâu răng, đái đường.

    Cho bột vào nước sôi với đường và hương bưởi quấy đến khi sánh lại đó là món chè hương bưởi, trên phố chỗ nào cũng bán. Người Việt Nam rất thích ăn vả lại nó cũng rẻ nên họ thường mua đãi bạn bè.
    Chè đỗ đen của Việt Nam trong màu đen có pha màu đỏ. Khi được đun lên trong nước hệt như đậu đỏ của Trung Quốc, chỉ khác là hạt to hơn, ăn ngon hơn. Có nhiều cách chế biến đỗ đen. Ngoài làm nhân bánh, bánh đậu, chè đá ra còn làm được một món đặc biệt ăn rất ngon: một hôm đi dạo phố vào một quán nhỏ tôi thấy bày rất nhiều bát nhỏ. Một bên bát đậu nấu sền sệt, một bên là các bát đựng nửa cơm nếp, nửa đậu xanh. Chúng tôi ngồi xuống thấy bà chủ quán đổ hai nửa bát hai bên vào làm một, đồng thời cắm một cái thìa vào, đưa cho chúng tôi, ra hiệu (ý muốn nói hãy trộn đều lên rồi ăn). Quả thật hương vị thật khó quên.
    Hà Nội còn nổi tiếng với các hàng quán bán trứng vịt lộn, nem chua uống với rượu hoặc bia, những món ăn sáng tạo được làm ra từ những con người Việt Nam- biểu hiện nền văn hoá Việt Nam, biểu hiện sự thông minh, sáng tạo của đất nước do vua Hùng dựng xây.
    Chỉ tiếc rằng tôi không có thời gian hơn nữa để tham quan mọi miền đất nước Việt Nam, một đất nước có nét ẩm thực đầy bản sắc dân tộc.

    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim
  2. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    HOA SỮA
    Hoa sữa không biết được du nhập vào Hà Nội từ bao giờ, cây cao, dáng đẹp, thân mốc thếch, cao tới gần 20m, cành đan xen khúc khuỷu. Khác với nhiều loại cây, lá cây hoa sữa phát triển từng đốt, mỗi đốt thường xoè ra từ 6-7 lá, giống như lá cây ngũ gia bì nhưng to hơn. Từ những đốt cành nảy ra những nhánh nhỏ vươn về mọi phía, làm cho tán cây luôn xanh mướt, bấm vào cành non thấy chảy ra chất nhựa có màu trắng như sữa, phải chăng vì thế mà dân gian gọi là cây sữa. Cùng với hoa dạ lan, nhài, trà mi, nguyệt quế... hương hoa sữa chỉ thơm về đêm.
    Cây hoa sữa không có mùa trút lá, chỉ lác đác rụng lá vàng, nên suốt năm cây luôn xanh tốt. Hoa sữa nở vào độ cuối thu đầu đông, những cụm hoa nhỏ xíu chen chúc từng đám mầu trắng phớt. Ðộ hoa nở, những ngày lặng gió, không gian xung quanh như được ướp bằng mùi hương hắc thơm ngào ngạt, một mùi hương như mơ như thực, bởi hoa nở trên cao không nhìn thấy, còn cái mùi hương nồng nàn quyến rũ ấy cứ lan xa, dưới gốc cây rơi rắc những chấm hoa nho nhỏ, như tấm voan mỏng mịn màng còn phảng phất mùi hương.
    Nhưng không hiểu sao, hễ nói về hoa sữa, người ta vẫn nhớ về con đường Nguyễn Du, nơi ấy có không gian tĩnh lặng, có hồ nước lung linh khiêm nhường mà thơ mộng. Những đêm đầu đông, trong sương giăng lành lạnh, ngồi bên bồ Thiền Quang dù ở bờ bên kia, vẫn ngửi thấy mùi hoa sữa. Nhiều lứa đôi thường đến đây dạo bước dưới hàng cây sữa, phải chăng bởi hoa sữa thơ mộng dễ khắc vào nỗi nhớ kỷ niệm tình yêu?
    Ngược đường Thuỵ Khê theo tàu điện về chợ Bưởi ngày xưa cũng có nhiều cây hoa sữa. Mới cách đây gần 30 năm, ngồi trên toa xe điện vào những đêm đông, suốt đoạn đường vẫn ngửi thấy hương sữa, giờ đây đoạn đường này chỉ còn lại 5 cây, dọc đường hầu hết được trồng dâu da xoan. Kể ra, cây dâu da xoan cũng đẹp, rất dễ trồng, lá xanh mướt, mùa xuân, mùa hè hoa nở trắng có mùi thơm dịu nhẹ, dưới nắng vàng những chùm quả cũng lung linh đỏ rực. Nhưng cây rất thấp, không thể nào sánh được với hoa sữa. Vì sao cây hoa sữa ở đoạn này lại ít đi? Tìm hiểu thì được biết một số người thiếu ý thức thấy cây sữa mọc trước nhà, hoa toả hương họ chê là hắc, nên tìm cách hạ đi.
    Mấy năm gần đây, chừng như người ta cũng bắt đầu thấy được giá trị của hình tượng hương hoa sữa với phố phường Hà Nội, nên một số phố được trồng thêm rất nhiều cây sữa.
    Hoa sữa trên đường phố Hà Nội từ lâu đã đi vào kỷ niệm của người Thủ đô và những khách xa về thăm Hà Nội. Hoa sữa cũng đi vào nhạc, vào thơ, đã làm xốn xang bao tâm hồn trẻ, ai không khỏi bâng khuâng khi nghe câu hát "Em ơi Hà Nội phó, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa"... Hương hoa sữa ở đây như gắn với tình yêu và phố phường Hà Nội. Rồi "hoa sữa thôi rơi, em bên tôi những chiều tan lớp" như nỗi niềm luyến tiếc mùa hoa sữa đã qua gợi bao kỷ niệm. Và nhiều lắm, có biết bao bài văn, bài thơ viết về hoa sữa, cây hoa sữa đã tôn thêm biết bao thơ mộng cho Hà Nội những mùa đông.
    Tôi yêu Hà Nội, tôi yêu những đêm đầu đông không gian lành lạnh sực nức mùi hoa sữa, tôi ước mong có nhiều đường phố Hà Nội được trồng thêm nhiều cây sữa, một loại hoa không đẹp nhưng ngát hương, và chẳng thể nào quên với những người đi xa. Hoa sữa quả là một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, Thủ đô yêu dấu của chúng ta
    Nguyễn Văn Lục (Hà Nội Mới)
    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim
  3. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    HOÀI NIỆM CỦA MỘT THỜI CHƯA XA
    Bây giờ thì đã có khá nhiều địa danh đã thuộc về các quận nội thành (chủ yếu là quận Hai Bà Trưng), nhưng trước đây, toàn bộ vùng đất nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng, ở phần cuối thấp dần theo chiều tây bắc - đông nam của Hà Nội đều thuộc địa giới huyện Thanh Trì. Sông Hồng ở phía đông, sông Nhuệ ở phía tây, sông Kim Ngưu ở phía bắc, ở giữa có sông Tô, sông Sét, sông Lừ - vùng đất gọi là Thanh Trì thuở ấy tạo thành một "tứ giác nước" của vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Có lẽ vì vùng đất ấy có ưu thế về nước - vốn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp - nên ở Thanh Trì, những giống cây trồng, vật nuôi được chọn lọc qua nhiều đời, hợp với thuỷ thổ nơi đây tạo nên phong vị riêng, là nguyên liệu để tạo nên những nét đặc sắc trong truyền thống văn hoá ẩm thực:
    Lủ Trung gạo trắng nước trong
    Ai về Kẻ Lủ thong dong con người
    Muốn ăn chiêm quýt, mùa ri (2 loại gạo ngon)
    Ðem con mà gả nhân nghì Huỳnh Cung(thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp)
    Rau muống Ðồng Lầm, cá rô Ðầm Sét
    Thanh Trì có bánh cuốn ngon, có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng
    Ớt cay là ớt Định Công
    Nhãn ngon là loại nhãn ***g làng Quang (Thanh Liệt)
    Người "sành" ẩm thực chắc khó có thể quên được những món đặc sản nổi tiếng gắn liền với những địa danh của vùng đất này: làng Thanh Trì làm bánh cuốn; làng Mai Ðộng làm đậu phụ; làng yên Ngưu nấu rượu; làng Tứ Kỳ làm bún; làng Lủ (Kim Lũ) làm kẹo; làng Tương Mai nấu xôi lúa; làng Pháp Vân nấu bún ốc; làng Tó (Tả Thanh Oai) làm miến, bánh đa; làng Quỳnh Lôi có mướp hương; làng Hoàng Mai có cà pháo; làng Bằng, làng Quang (Thanh Liệt) có vải, nhãn, dưa; làng Ðịnh Công có ớt; cửa ô Ðông Lầm (Kim Liên ngày nay) có rau muống; Ðầm Sét (Thịnh Liệt), Yên Sở (Yên Duyên-Mui và Sở Thượng-Lờ) có cá rô, cá chép...
    Các món ăn nổi tiếng của Thanh Trì đều được sản xuất và chế biến theo cái gu ẩm thực của người Hà Nội - vốn nổi tiếng là "sành" ăn. Sự tinh tế và công phu trong bản sắc văn hoá ẩm thực được thể hiện từ các món ăn dân dã nhất như quả cà, con cá rô hay món quà bánh ở chợ làng, chợ huyện cho đến "rượu hũ làng Ngâu" nổi tiếng được làm nên từ loại "lúa đồng Ngâu" (làng Yên Ngưu thơm ngon). Ðể có được sự "tín nhiệm" đó, điều quan trọng là dần cả một bề dày kinh nghiệm và cả sự am tường khẩu vị, tâm lý khách hàng. Ví như nhiều nơi biết làm bánh cuốn nhưng không đâu ngon bằng Thanh Trì. Gạo ngon, xay nhỏ mịn, lá bánh cuốn mỏng tang và dẻo dai không rách như một lớp lúa mịn màng. Mỗi lá chỉ cần thoa thêm chút mỡ, rắc chút hành khô phi thơm và nổi vị, với bát nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, thơm cùng vị cà cuống đặc trưng đã làm nên phong vị đặc sắc của bánh cuốn Thanh Trì. Một món giản dị khác mà người Kinh Kỳ - Kẻ Chợ khá ưa chộng là bánh đúc Ðơ Bùi (làng Yên Xá). Gạo tẻ ngon xay thật mịn, thêm chút lạc rang giã dập ba dập tư, quấy đều tay trên ngọn lửa vừa đủ, sau đó đúc lên mặt lá chuối. Người ăn có thể chấm với một chút mắm tôm cũng đủ "Bánh đúc bẻ ba, mắm tôm quệt ngược cả nhà anh xiêu".
    Tuy nhiên, một bí quyết tạo nên sự thành công của các món ăn Thanh Trì là sự pha chế, gia giảm đạt đến trình độ nghệ thuật. Nhiều khi chỉ một yếu tố rất nhỏ cũng lại quyết định sự ngon của món ăn: nước mắm Vạn Vân chấm với cá rô Ðầm Sét; bánh đúc Ðơ Bùi phải chấm với tương Cự Ðà hay tương Bần, nếu đã ăn với đậu phụ thì nhất thiết phải là đậu Mơ rán nóng phồng rộp mới nổi vị; nước chấm cho bánh cuốn Thanh Trì không thể thiếu hương vị cà cuống thơm cay...
    Thế gian canh cải, vật đổi sao dời, giờ Hoàng Mai không còn trồng cà pháo, làng Lủ thôi làm kẹo bỏng, chè lam, rượu Kẻ Mơ, cá rô Ðầm Sét cũng mai một dần... Nhưng xứ "ẩm thực" Thanh Trì một thời vang bóng vẫn còn in đậm dấu ấn trong lòng thực khách chốn kinh kỳ như một hoài niệm của thời chưa xa
    Nguyễn Du Tử (Gia đình - Xã hội)
    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim
  4. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    HÀ NỘI ƠI...
    ( Bùi Phương Anh )
    ?o?Nguời ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy??
    Không hiểu sao khi ở Hà Nội, tôi muốn đi thật xa, tôi đã tự vẽ ra truớc mặt mình cả một chân trời mới, đầy hào quang chói sáng, mới lạ, hấp dẫn?Hà nội ư, có gì đâu ? Một thành phố nhỏ bé, chạy vài vòng xe máy là đã hết, cái thành phố nắng gió cát bụi, lạnh đến cắt da cắt thịt vào mùa dông nhưng lại nóng đến gay gắt vào mùa hè, cái thành phố nhà cửa mọc san sát, xen kẽ, lô nhô, cao thấp, cái thành phố chẳng mang một chút nào phong cách hiện đại phương Tây, chỉ có một vài rạp chiếu phim nho nhỏ, một vài quán cóc sinh viên, một cái công viên nước mới xây bé tẹo?Nhưng chỉ di xa Hà nội rồi, tôi mới chợt nhận ra là tôi yêu Hà nội lúc nào không biết, Hà nội đã chiếm trọn vẹn một phần trái tim tôi.
    Tôi nhớ Hà nội nhiều, nhiều, nhiều lắm. Tôi đã gắn bó với Hà nội 18 nam trời, một khoảng thời gian đủ dài để những hình ảnh về Hà nội đậm sâu trong trí nhớ. Tôi nhớ mùi hoa sữa, nhờ những con đuờng nhỏ, nhớ nắng gió cát bụi. Nhiều lúc ở bên Mỹ, thấy nguời như muốn nổ tung, đâu rồi cái mùi hoa sữa ấy, đâu rồi tiếng xe cộ ồn ào đi lại như mắc cửi, đâu rồi cái không khí bụi bặm ??? Tôi muốn được một mình dạo xe vòng quanh hết phố này dến phố khác duới trời mua Hà nội, tôi muốn được ăn bánh rán nóng, bánh gối giữa mùa đông Hà nội, tôi muốn ngồi bên bếp than hồng bập bung ở phố Tràng tiền, nhâm nhi bắp ngô nuớng. Tôi muốn được an Tết. Ôi nhớ da diết làm sao hương vị Tết đậm đà với đào, quất, bánh chưng, dưa hành, tiền mừng tuổi?Tôi muốn được đắm mình trong tiết trời xuân Hà nội, muốn đi chợ hoa ngày Tết để lắng nghe câu hát lúc gần lúc xa ?ođôi lứa, tình yêu mùa xuân - Làng lúa, làng hoa, mùa xuân..?, tôi muốn nhìn thấy đào, quất ở làng hoa Nghi Tàm, Nhật Tân, muốn nhìn thấy muôn hoa đua nở, vạn vật đâm chồi nảy lộc. Tôi uớc được đạp xe trên phố, trời xe lạnh, mưa lâm thâm, được hít thở không khí của dất trời, thấy lòng mình thanh thản lạ?
    Cuộc sống ở bên Mỹ như một vòng xoáy mạnh. Mặc dù tôi biết rằng tôi bị cuốn vào cái vòng xoáy ấy đến chóng mặt, lao đao, học tập, làm việc liên tục, chỉ dành được năm tiếng một ngày để ngủ, ăn uống cũng rất thất thuờng, nhiều khi chỉ vẻn vẹn một bữa một ngày.., thế nhưng tôi chẳng thể nào sống khác được. Thật khó làm sao khi muốn tìm cho mình một khoảng riêng trong tâm hồn, không phải suy nghi, âu lo cho những bộn bề của cuộc sống. Sống ở Mỹ, nhiều lúc tôi thấy tâm hồn mình như băng giá và con người hầu như vô cảm?
    Mong rằng có một ngày nào đó tôi được về Hà nội để trở lại với những ký ức đã gắn bó, thân quen đến độ gần như máu thịt, để lại được thầm đọc câu thơ: ?oKhi ta ở đất là nơi ta ở - Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn..?. Hà nội ơi!!!

    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim
  5. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    HÀ NỘI VÀ TÔI
    Trần Anh Tuấn
    Với tôi Hà nội thật là kỳ lạ. Nhiều khi tôi tự cười mình tại sao mình lại có thể yêu đến thế một nơi mà mình chẳng sinh ra, cũng chẳng lớn lên ở đó? Tôi thật sự không hiểu nổi lòng mình, chỉ biết rằng trong tôi, Hà nội luôn như một cô thiếu nữ bước ra từ cái thời cổ tích rất xa xua, vừa dịu dàng, thanh tao, vừa quyến ru đến mê hoặc lòng nguời?
    Không phải chỉ khi dã xa rồi, tôi mới yêu Hà nội.Từ rất lâu rồi, khi tôi còn là cậu sinh viên năm thứ nhất ngu ngơ đặt chân lên mảnh đất ngàn năm văn hiến ấy, tôi đã ?othầm yêu trộm nhớ? Hà nội rồi. Bây giờ tôi cung không thể lý giải được tại sao một cậu bé sinh viên trong túi chỉ có vài đồng với một cái xe đạp lóc cóc mà vẫn có một nhu cầu rất sang trọng là đạp xe dọc đường Nguyễn Du trong tiết cuối thu dể sống trong cái thứ hương thơm ngọt ngào thăm thẳm của hoa sữa, để nghe hơi gió lạnh đầu đông tràn qua hồ Thuyền Quang trong ánh chiều tà?Khi đã ra truờng, đi làm, tôi vẫn không từ bỏ thói quen ấy. Chẳng thể đếm được đã bao nhiêu buổi chiều tôi thả hồn mình lang thang vô định trên những con phố nhỏ của Hà nội, đã bao nhiêu lần ngồi một mình bên hồ Thủ Lệ ngắm nhìn dòng nguời nguợc xuôi qua lại, đã bao nhiêu lần mơ màng bởi tiếng nhạc dìu dặt trong cái quán nhỏ ven đuờng Nguyễn Du để nghe phảng phất trong gió lời tự tình dịu ngọt của hương sữa ven hồ?và cũng đã không ít lần tôi thầm cám ơn cuộc sống kỳ diệu đã cho tôi được gắn bó với mảnh đất này?
    Nhưng rồi tôi cũng phải chia tay Hà nội. Ngay trong cái đêm đầu tiên xa Hà nội để đến mảnh đất Bắc Mỹ phồn hoa này, tôi đã không ngăn được nuớc mắt khi nghe ?o?Hà nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về, lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên duờng phố quen, dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ??, và tôi chợt thấy như quanh quẩn đâu đây, gần dến nỗi như có thể nắm bắt được những hình ảnh thân quen của những con đường tôi đã đi qua, của những con nguời mà tôi đã gặp, tất cả những điều bình dị dó bỗng nhiên trở nên thiêng liêng quá, và bỗng nhiên tôi hiểu thế nào là Tổ quốc. Tổ quốc đối với tôi bây giờ không còn xa vời như trong những bài học thời thơ ấu nữa, Tổ quốc giờ dây đơn giản chỉ là những con đường, những gương mặt, những ánh mắt ai nhìn thăm thẳm gió hồ Tây, là tiếng hát Quốc ca của hơn hai mươi ngàn con nguời trên sân Hàng Ðẫy rực màu cờ dỏ, là những đêm xuống đường trong men say chiến thắng bất tận?Và Tổ quốc đã hiện hữu trong tôi qua trái tim Nguời - Hà nội.
    Cuộc sống khắc nghiệt luôn đòi hỏi con nguời ta phải nhìn về phía truớc, nhớ nhung rồi cũng bị phủ mờ theo tháng năm dài của những đòi hỏi gần như vô tận, mình như trở thành kẻ nô lệ cho chính những uớc mơ của mình, như phải chui sâu hon vào trong cái vỏ của mình để mà tồn tại?Nhưng hôm nay, vô tình tôi lại được ?ovề? Hà nội, được cảm nhận cái mùa đông dịu ngọt với ?o..màn sương giăng phố vắng?, với ?onhững hàng cây lặng câm, tháp cổ mặc trầm..?. Tôi lại gặp hình ảnh Hà nộI thân quen trong album ảnh của IIE Family, những hình ảnh của mùa đông Hà nội, và bỗng nhiên cảm thấy như mùa đông đang về mặc dù cái nóng 35 độ C của miền Viễn Tây nuớc Mỹ vẫn dang cháy bỏng. Hơn bao giờ hết, tôi hiểu rằng vuợt qua tất cả những khoảng cách về không gian, thời gian, vuợt lên trên những giấc mơ đôi khi dã trở thành quá nặng nề, vẫn còn một điều, một điều không gì có thể làm lu mờ đuợc: sâu thẳm tận cùng trong tâm hồn tôi, Hà nội vẫn nguyên vẹn, em vẫn còn trong tôi?

    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim
  6. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0

    Chợ hoa Tết
    .cho_hoa2.jpeg

    Làm nặng nhọc, đánh kiên cường và gian nan. Đó là đời, là lịch sử người Việt Nam. Thế mà lại yêu hoa. Có phải là trái ngược không? Hay là lại chính vì" làm hăng, đánh mạnh mà yêu hoa". Vả lại đất nước ta nghiệt ngã nhưng đẹp vô vàn, nên cái khiếu thẩm mỹ có từ sớm: Di chỉ ?ođồ đá mới? ở Văn Điển đã có tượng người.

    Giáp Hà Nội, có hai làng: Võng Thị, sau Bưởi và Nghi Tàm thuộc Tây Hồ; ở mỗi làng có một cánh đồng, gọi là ?oĐồng Hoa?, có từ thời Lý, thế kỉ XI,XII. Từ thủa xa xưa ấy, dân Hà Nội đã thích chơi hoa, đến nỗi đã phải có những làng làm nghề ?o Trồng hoa? .
    Sau dần, vòng quanh Hà Nội, có những làng ?otoàn tòng? , lấy trồng hoa làm nghề chính. Xã Nhật Chiêu, ai cũng trồng ?ođào?, một thứ gọi là bích đào, hoa đỏ thắm, trồng bao nhiêu cũng không đủ để bán. Kỹ thuật ở đây là làm sao cho đào nở đúng Tết. Các làng Tây Hồ và Nghi Tàm, chuyên trồng cúc và quất. Cúc là hoa nở vào thu, quất cũng chín vào cuối thu. Mà phải làm sao cho đến Tết thì cúc mới nở và quất đỏ giòn. Phải khéo ?ohãm?. Bây giờ Nghi Tàm trồng thêm xương rồng và cây thế, nuôi cá vàng và cá chọi.
    Bên dưới là làng Yên Phụ, một bán đảo bên hồ. Đất hẹp. Mỗi gia đình chỉ có một khoảng nhỏ , nên làm nghề ?o gieo hạt giống? , ?obán cây con?. Ở Yên Phụ, từ trên mái nhà, đến các bờ rào, chỗ nào cũng là hoa.
    Bên này hồ, cạnh thôn ?oKhán Xuân? của cô thơ họ Hồ, là trại Ngọc Hà. trại này trồng nhiều nhất, các hoa tân thời. Nghề trồng hoa lan cả sang Hữu Tiệp và Đại Yên, làng trồng thuốc.
    Rồi đến các thành phố lớn đều có ?olàng hoa?. Sơn Tây có đường La Thành, Nam Định có xã Vị Khê, Hải PHòng có Đằng Hải, Hà Lũng.
    *cho_hoa1.jpeg
    Ngày nào ở chợ Đồng Xuân cũng bán cây hoa và cây cảnh. Các ngày phiên, thì chợ Mơ, chợ Bưởi cũng bán.
    Quý nhất mà cũng cần chăm sóc nhất là hoa lan; nhất là lan bạch ngọc, hoa như ngọc trắng. Giống hoa này đến gần mà hít thì không thấy gì, nhưng thỉnh thoảng toả mùi hương đi xa, thoang thoảng, khó tả. Thứ đến là lan nhất điểm, hoa có một chấm,, rồi lan loạn điểm, có nhiều chấm. Phải yêu hoa lắm, mới trồng được lan. Cây yếu, không chịu được nắng to, bón tưới nhiều cũng lụi đi . Phải lấy bùn ao, phơi trong chỗ mát, cho khô kiệt rồi sắt ra mà trồng. Rễ lan chạm đất mà không quyện vào đất.
    Trong các hoa quý, có hoa trà, trắng và hồng. Hoa thơm thoảng và bền. Trồng trong chậu. Các chùa hay trồng hoa mộc. Hoa trắng nhỏ, không đẹp gì, mà trong các vườn chùa, sau Tam bảo mùi hoa mộc, nồng nàn, gợi lòng kính cẩn, từ bi. Người ta thích dùng hoa mộc để ướp thuốc lào. Có một thứ hoa, mà người yêu hoa gọi là Chân châu lan- lan hạt châu, mùi thơm ấm áp, hay dùng để ướp chè hạt. Sói cũng toả hương đi xa, như lan.
    Hoa hồng có nhiều thứ, từ hồng bạch, cánh chữa ho cho trẻ nhỏ, đến Văn Côi mầu nhạt, hoa quế mầu thẫm, hồng nhung cánh mượt mà, đến Kim Anh làm thuốc bổ, đến cây tầm xuân , phất phơ hoa chùm ở cánh đồng hay các bờ rào. Hoa Hồng là hoa của giới lịch sự, chỉ tươi trong một buổi sáng thôi.
    Một thứ hoa rất thơm, mà mang cái án oan suốt đời, đó là hoa Nhài, thơm ngát, dùng đề cất nước hoa. Mấy ông cụ gán cho Nhài cái tiếng không chín chắn, chỉ vì cái tội, cứ đến đêm mới nở. Có một thứ hoa dại , mọc ngoài đồi, được các cụ đặt tên là hoa trinh nữ, vì hễ động đến là cành cụp xuống rồi.
    ''Hải đường lả ngọn đông lân". Có phải vì câu thơ mà người ta quý thứ hoa đỏ rực rỡ, nhị vàng ấy.
    Nhiều nhà chuộng hoa hiên. Hoa mầu yếm cụ già, chính tên là hoa Huyên

    Thương thay ! Thung cỗi, Huyên già
    Tấm lòng thương nhớ, biết là có nguôi...


    Cỏ Huyên là cây tượng trưng cho đức tính bà mẹ, thơm mát mẻ, đầm ấm. Hoa huyên có mật, yên được thần kinh.
    Sau một đêm sương lạnh, trên cành nở mấy bông mai. Nở trước mọi hoa, hoa Mai báo tin vào xuân, trong trắng.
    Ngày Tết, mỗi nhà trong Nam là có cành Mai vàng, mỗi nhà ngoài bắc là có một cành Đào.
    Người thanh cao hay ví mình như hoa sen. Có một thứ hoa sen, trồng trong chậu, để chỗ ngồi chơi, gọi là Tịch thượng liên- Sen trên chiếu. Lại có một thứ hoa nữa, gọi là Tường thượng liên- Sen mọc trên tường. Đó là hoa của một thứ xương rồng leo, hoa to bằng bát lớn, nở vào lúc khuya , như hoa Quỳnh, cũng là một thứ xương rồng nhỏ.
    Rồi hoa Phù Dung sớm nở trắng tinh, rồi đỏ dần dần và tàn không đợi chiều.
    Những người qua đường Trường Sơn, hay đem về những giò Phong Lan thanh tú, rất nhiều loại.
    Nhiều người đã được cái may như Từ Thức và Lưu Nguyễn ngày xưa, đến những đất suốt năm mát rượi, hoa nở bốn mùa, đến Đà Lạt và Sa pa, những Moong Sến, làng Tiên trên đời này.

    Thiên nhiên nước ta đã cho con người biết bao nhiêu là thứ hoa, nở cả năm, trong khi nhiều nước chỉ biết có hoa nửa năm thôi.
    Chợ Đồng Xuân mới mở từ năm 1890. Trước đó, chợ chính của Hà Nội là chợ Cầu Đông. Con sông Tô Lịch từ sông Hồng, chỗ Chợ Gạo, chảy vào, theo đường Nguyễn Siêu, cắt phố Hàng Đường rồi lên Hàng Lược. Chỗ cắt Hàng Đường, phải có một cái cầu không to, gọi là Cầu Đông. Đầu cầu có một pho tượng Bụt cười. Ghi chỗ cầu, bây giờ còn chùa Cầu Đông, nhà số 38B.
    Gần đến Tết, là chợ Hoa họp từ Cầu Đông lên đến đền Huyền Thiên ( cuối Hàng Giấy ). Tất cả các hoa nói trên hội họp ở Hàng Lược.
    Ngày nay, từ 25 tháng Chạp trở đi, thì chợ "Hàng hoa" họp từ cửa chợ Đồng Xuân, ra Hàng Khoai, chiếm cả phố Hàng Lược, từ Hàng Mã trở lên, lấn cả phố Hàng Cót, cho đến tận vườn hoa Hàng Đậu. Nam thanh, nữ tú của Hà Nội, cả các cụ ông, cụ bà, đến các cháu thiếu niên, từ sáng đến tối, đến chợ hoa nườm nượp. Khách các tỉnh về, ai cũng phải đến chợ hoa.
    Trên trời, dưới hoa. Khu Hàng Cót là một rừng đào. Người đông mà đi khuất vào trong hoa. Ngắm cành này, thấy đẹp, nhìn sang cành khác, lại thấy đẹp nữa. Có ông đi mấy buổi rồi mà vẫn không sao quyết định được. Nhà giàu và chủ hiệu thì thích cành đào to, tròn như mâm xôi, cắm vào lọ to để giữa nhà. Bạn văn chương thì vòng đi vòng lại, kén hoa to, thắm, nhưng không đông quá, lơ thơ một cách có duyên; có những hoa mãn khai lại có những hoa hàm tiếu, những nụ cho mấy ngày gần và xa. Các bạn lại còn đòi cành đào có cái thế của cây mai, cây thông. Mãi không hạ quyết tâm được, vừa đi, quay lại đã không thấy cành đào mình ngắm đâu rồi. Cái cớ là thế này: cả rừng đào Nhật Chiêu, từ từ tiến vào thành phố, ngừng bước ở Hàng Lược, nhưng tiếp tục đi mãi, toả ra khắp thành đến từng nhà một. Khônng bao giờ thấy một cành nào trở về. Vì ở mỗi nhà, người ta cứ nhìn lên bàn thờ, chưa thấy cành đào, là một mục lớn của Tết chưa có đấy. Mấy năm nay đào lại được buộc gọn để đi các tỉnh, đến tận thành phố *****.

    cho_hoa3.jpeg
    *
    Cúc là một mục lớn. Cúc là hoa thu. Người văn học coi cúc như một thứ hoa lịch sự. Trồng cúc nhiều công phu. Người ta nói, " đi vắng ba ngày thì không trồng cúc được". Cúc là hoa người ta trồng ở giàn bên đông. Chuyện chơi hoa xưa có kể đến ông Đào Tiềm, ông ngâm thơ:
    Mạc bị đông ly hoa tiếu ngã
    Tiền kinh đấu mễ chiết yêu hồi
    Dịch:
    Không khéo đông ly hoa nhạo tớ
    Vì chưng đấu gạo gẫy lưng rồi
    Ông đi làm quan vài năm, giờ về thấy hoa cúc, cảm thấy hoa khinh người đã vì đấu gạo mà gẫy lưng về đây.
    Cúc là hoa của người ẩn dật.
    Làng hoa trồng cúc vàng, cúc trắng ( tân thời) , cúc đại đoá. Người ta cốt sao có nhiều hoa, đánh vào sọt, cắm vè sao cho tất cả các hoa đều cao bằng nhau và nở vào độ Tết.
    Các bạn của cúc thì vẫn giữ cho nở vào mùa thu. Chỉ để ít nụ mới có hoa to. Hoa có cái cao, cái thấp, thấp độ gần gang, còn cao thì đến ba gang. Trong các gia đình, mới giữ được các giống cúc đẹp như cúc rũ bạch thọ mi, bạch lệ châu, hiểu trang hồng, móng rồng...
    Những bạn chơi hoa, cho là "hoa có tình tứ".
    *
    Những người mua quất, không thuộc loại yêu hoa. Người ta thích quất, nhiều quả đỏ "ngòn", vui nhà, giữ được lâu.
    *
    Vài chục năm nay, người ta trồng một thứ sen cạn, giống người bạo đặt tên là thu hải đường, nhưng không giống hải đường, mà hoa màu đào phớt rất đẹp, chỉ ra vào mùa xuân thôi. Bên Âu gọi là bêgônia. Hoa thanh tú và bền.
    Thược dược để giống trồng bằng củ. Đợi mọc mầm, thì cắt đem cắm. Hoa nhiều mầu đẹp, tươi được vài hôm. Có thứ gieo bằng hạt, dễ trồng.
    Trước kia người ta còn trồng thủy tiên: một cách bổ củ ngâm nước cho hoa lên, một cách trồng trong trấu ướt. Hoa rất thơm, ướp chè ngon. Xưa cũng có nhà mua mẫu đơn từ Trung Quốc sang, mỗi nụ hoa mang một cái bao.
    Mấy hôm giáp Tết, không có chợ nào đông khách bằng chợ Hoa. Nhiều người đến mua hoa, thì đã hẳn. Nhưng cũng có rất nhiều người, cứ phải đi chợ, vòng đi, vòng lại mãi, ngắm nghía, phẩm bình. Rồi cũng phải ra về, tay cầm nâng niu vài nụ hoa.
    Chợ hoa là một thịnh điển của Tết Hà Nội
    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim
  7. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn về Thăng Long-Hà Nội và về tác phẩm của Philippe Papin(Histoire de Hanoï, Fayard, 2001, 404 tr.)
    Một thành phố ví như một tấm gương phản ảnh nếp sống văn hoá vật chất và tinh thần của một dân tộc. Hơn thế nữa, nó còn là một nhân chứng lịch sử, một tấm gương soi bóng những thời đại đã qua.
    Một thành phố còn là một cơ thể sống. Nó tuân theo qui luật của sự sống. Nó có một hình hài vật chất, song lại có một linh hồn. Cái hồn của một thành phố là cái cốt lõi, tinh tuý, thể hiện lên sự sống của nó. Người ta thường nói hồn nước, hay nét vẽ có hồn, cũng là với cái nghĩa đó, và cũng với cái nghĩa là hồn có thể tồn tại, như hồn người, khi thể xác đã mất.
    Song, áp dụng cho một thành phố, chữ hồn còn có thêm một nội dung khác. Đó là cái bản sắc của nó, bao gồm những nét đặc trưng về các mặt lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hoá của thành phố đó. Bản sắc vừa hàm chứa những giá trị truyền thống của một dân tộc, lại vừa hội tụ những giá trị nhân bản và thẩm mỹ phổ biến của nhân loại.
    Những giá trị nói trên, không cần phải thời gian mới tích tụ lại được. Một thành phố mới xây dựng xong cũng có thể có được một bản sắc nào đó. Tuy nhiên, một thành phố có một bề dày lịch sử, tích tụ được nhiều nét đặc trưng về các mặt văn hoá, nghệ thuật của những thời kỳ lịch sử khác nhau, thường có một bản sắc đa dạng, phong phú hơn là một thành phố mới.
    Hồn của một thành phố là cái duyên thầm, là cái tinh hoa của những giá trị đặc trưng, đích thực, không phân biệt mới cũ, tạo nên cái sức quyến rũ của nó.
    Khi hình hài của một thành phố suy tàn đến độ mất hết bản sắc, mất hết sự sống, thì cái hồn của nó cũng không còn nữa. Điều này đã xảy ra hơn một lần trong lịch sử. Đó là trường hợp của Thăng Long, thủ đô của nước Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XI, trải qua bao đời phồn thịnh, đến thế kỷ XVIII, bỗng nhiên tàn tạ một cách nhanh chóng, do những cuộc binh biến triền miên, nào loạn trong, giặc ngoài, song chủ yếu là do cuộc tranh chấp giữa chúa Trịnh, chúa Nguyễn, và vua Lê), đến mức vào cuối thế kỷ, khi cả chúa Trịnh, chúa Nguyễn, cả vua Lê và triều đình Tây Sơn đều đã bị gạt ra khỏi chính trường, thì Thăng Long cũng không còn giữ được dấu tích gì của một chốn kinh kỳ nữa, thậm chí ngay cả đến cuộc sống của người dân kẻ chợ trước kia tấp nập bao nhiêu, thì nay trống vắng, tiêu điều bấy nhiêu. Bà huyện Thanh Quan đã có bài thơ nổi tiếng nói lên cảnh tiêu điều này, và tác giả cuốn Histoire de Hanoï cũngđã không quên nhắc tới ở chương 10, tr. 206 :
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương...
    ...Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
    Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.
    (Bà Huyện Thanh Quan, Thăng Long hoài cổ, đầu thế kỷ19)
    Hiện tượng kinh thành Thăng Long xuống cấp một cách nghiêm trọng, thậm chí không thể cứu vãn được, vào cuối thế kỷ XVIII, phải chăng cũng là một trong những nguyên nhân khách quan khiến cho vua Gia Long khi lên ngôi hoàng đế (1802), đã chọn ngay Huế (Phú Xuân) làm kinh đô, để có thể xây dựng mới một cách dễ dàng hơn ? (song, chắc hẳn những nguyên nhân chủ quan còn quan trọng hơn nhiều đối với vị vua này !).
    Thăng Long bắt đầu " xuống cấp " từ thế kỷ XVI (thời nhà Mạc), XVII (thời chúa Trịnh), đến thế kỷ XVIII, là thời kỳ cực suy : năm 1786, vua Lê Chiêu Thống đã cho đốt hết tất cả các cung điện của chúa Trịnh ở trong hoàng thành, và chắc hẳn các cung điện ở ngoài thành cũng đã chịu chung một số phận (thời ấy, các chúa xây dựng rất nhiều ở bên ngoài hoàng thành, trong khu dân cư ở). Người ta có thể hình dung được dễ dàng Thăng Long vào thời kỳ đó điêu tàn như thế nào ! Vì ngay từ trước đó nhiều năm (1740), trong hoàng thành đã thấy xuất hiện những cái " trại " (thập tam trại) để cho dân một số làng vào đây ở và làm việc, như thể làm khoán : nhiệm vụ của họ là cắt cỏ hoang, và dọn dẹp gạch ngói ở các cung điện bị tàn phá ! (sđd, chương 8, tr.139-160)
    Đọc cuốn Histoire de Hanoï của Philippe Papin như đọc một cuốn sử Việt Nam tóm lược, song được viết lại với một cái nhìn mới mẻ, sắc bén, cách trình bày lại sáng sủa, hấp dẫn.
    Sự mới mẻ này được thể hiện ngay từ quan niệm của tác giả về phương pháp nghiên cứu. Nói về lịch sử của một thành phố đã từng là thủ đô của một nước trong nhiều thế kỷ như Hà Nội, không thể nào không bắt đầu từ những cội nguồn xa xôi nhất của nó, và đặt nó vào trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, và lịch sử chung của cả một dân tộc. Tác giả đã quậy lên các truyền thuyết, các sự tích, thần thoại, tham khảo các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, về địa hình, địa thế của vùng đất Thăng Long xưa, cũng như về những biến động của sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu. Về mặt lịch sử, ông đã đi ngược lên đến tận thế kỷ 3 trước Công Nguyên, tức thời An Dương Vương và thành Cổ Loa. Ông luôn luôn có một cái nhìn so sánh : ông so sánh các truyền thuyết dân gian, và nhận xét rằng có những truyền thuyết mang đậm dấu vết giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, như truyền thuyết về sư Không Lộ và con trâu vàng, truyền thuyết về con cáo chín đuôi, cả hai cùng là để giải thích sự hình thành của hồ Tây ; truyền thuyết về thần Bạch Mã giúp vua nhà Lý xây thành, cũng có nguồn gốc trong thần thoại Trung Quốc). Cũng như, về khảo cổ học, ông đã so sánh những mảnh gốm tìm được ở chân thành Đại La của Cao Biền với những dấu tích của tháp chùa Phật Tích thời Lý (mà nền móng cũ cũng đã được xây từ thời Cao Biền). Theo tác giả, nghệ thuật chạm khắc ở Đại La, cũng như ở Phật Tích, hay ở Bình Sơn, đều có mối liên hệ mật thiết với nhau và đều dựa trên một truyền thống nghệ thuật Trung Quốc có ít nhất từ thế kỷ 9, mà những tiêu chuẩn đã được ghi chép lại ở thế kỷ 11.
    Một điều đáng chú ý nữa trong cách phân tích của Philippe Papin, tuy không phải là một điều gì mới mẻ đối với giới nghiên cứu, là ông không chỉ dừng lại ở những hiện tượng, những sự kiện riêng lẻ, mà chủ yếu quan tâm đến những mối quan hệ đôi khi chồng chéo nhau giữa những sự kiện ấy.
    Cũng trong tinh thần đó, tác giả trình bày lịch sử Hà Nội, không phải bắt đầu từ lúc nhà Lý lập kinh đô Thăng Long trở đi (1010), mà từ tận cái thời mà vùng đất này còn được gọi là Long Đỗ (cái rốn con rồng), lúc bấy giờ mới chỉ là một làng nhỏ nằm trên sông Tô Lịch (trước thế kỷ 7). Trong hai thế kỷ 7 và 8, Long Đỗ được nhà Đường nâng lên hàng thủ phủ của quận Giao Chỉ và được đặt tên mới là Tống Bình (chữ Tonkin trong tiếng Pháp cũng từ đó mà ra). Đến thế kỷ 9, Cao Biền xây lên toà thành đầu tiên ở đây, tức thành Đại La.
    Cái tài tình của tác giả là gây được hứng thú cho người đọc, thuyết phục được họ với những bằng chứng cụ thể, khiến cho họ nắm bắt được mối liên hệ hữu cơ giữa một thành phố, sản phẩm kinh tế-văn hoá của một xã hội, và lịch sử của xã hội ấy qua các thời đại.
    Philippe Papin không những đã đem lại một cách nhìn, một phương pháp mới mẻ trong việc nghiên cứu và trình bày một đề tài phức tạp như lịch sử của thành phố Hà Nội, mà do công phu tìm tòi, tra cứu, qua các tài liệu thư tịch, những hiện vật, cũng như qua các đợt điền dã, ông còn đưa ra ánh sáng nhiều thông tin bổ ích cho việc tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, cũng như những đặc trưng của thành phố này.
    Về kinh thành Thăng Long của nhà Lý, tác giả đã có một nhận xét rất tinh tường : thành này đã không rập theo kiểu mẫu của Trung Quốc. Quan niệm truyền thống bất di bất dịch của Trung Quốc là, một kinh thành bắt buộc phải có Cấm thành, là nơi vua ngự ; Hoàng thành là nơi dành cho triều đình ; thị là nơi dân cư ở, làm ăn, buôn bán. Thăng Long lúc mới xây lên, gần như không có cấm thành, chỉ có cung vua (cung Càn Nguyên, sau này, năm 1029 đổi tên là cung Thiên An) nằm bên cạnh vài cung điện khác dành cho công việc của triều đình, như cung Tập Hiền, cung Giảng Võ, v.v. Các gia đình hoàng tộc phần đông đều lập dinh thự ở bên ngoài thành nội, ngay tại khu dân cư ở : cung của công chúa Từ Hoa và nhiều cung điện khác được xây cất ở ven hồ Tây, Cung Khánh Thuỵ nằm ở trên hồ Lục Thuỷ (tức hồ Hoàn Kiếm sau này), v.v. Về hình thức bố trí mặt bằng, Thăng Long khác xa với kiểu mẫu kinh thành cổ điển của Trung Quốc, luôn luôn được thiết kế với những đường thẳng góc và trục đối xứng. Ở kinh thành nhà Lý, các bức tường của thành ngoài cũng như thành trong đều được xây theo địa hình của cái nơi có " núi Nùng, sông Nhị ", chủ yếu là theo địa hình của sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu, nghĩa là không theo một đường thẳng nào cả, trừ góc đông-nam trông ra sông Hồng. (Ngược lại, kinh thành Huế của vua Gia Long sau này lại rập theo đúng khuôn mẫu của kinh thành Bắc Kinh).
    Thời kỳ " vàng son " của Thăng Long, ở thế kỷ 15, dưới thời nhà Lê, đã được tác giả dành cho nhiều chương hấp dẫn, (các chương 7-8-9) trong đó có một chương nói về khu phố cổ " 36 phố phường " của Hà Nội (sđd, tr.171-189). Tác giả cho biết là ở vào các thế kỷ từ 15 đến 18, thuyền bè từ sông Cái (tức sông Hồng, hay sông Nhị) ra vào sông Tô Lịch rất là tấp nập. Các phố hàng Bè và hàng Buồm đều có nguồn gốc từ đó. Các phố hàng Mắm, hàng Muối, hàng Đường, cũng là những nơi có bến, có chợ cho thuyền bè dừng lại để giao bốc hàng và mua bán. Hai phường Diên Hưng (khu phố hàng Ngang) và Đồng Lạc (khu phố hàng Đào) là hai nơi đông vui nhất, cũng như chợ Bạch Mã, ở gần đền Bạch Mã (phố hàng Trống).
    Thực ra, ngay từ thế kỷ 13, 14 dưới thời nhà Trần, các phường phố cũng đã tấp nập lắm rồi. Vua Trần Anh Tôn hay thích đi dạo chơi phố phường về đêm (khi đó các phố chưa có cổng chắn ở hai đầu). Phường là một đơn vị hành chính, có từ thời nhà Lý. Đó là những khu đôi khi ở ngoại vi, có lẽ vì cần nước cho công việc sản xuất (trồng trọt, làm giấy, dệt lụa, v.v.) cho nên chúng giống như những xóm làng ở nông thôn. Chung quanh hồ Tây có các phường : Nghi Tàm, Quảng Bá, trồng rau ; Thịnh Quang trồng nhãn ; Yên Phụ sản xuất tranh ; Ngũ Xá đúc đồng ; Bái Ân dệt lụa thường, Võng Thị dệt lụa đen, Trích Sào dệt gấm ; Bưởi, Nghĩa Đô, làm giấy, v.v. Những sản phẩm được làm ra ở phường được đem lên phố bán, như giấy và lụa của phường Yên Thái và phường Hồ Khẩu được đem lên bán ở các cửa hiệu phố hàng Giấy và phố hàng Đào. Sau này, chỉ còn lại các phường ở ngoại vi, còn các phường ở trong khu phố buôn bán cũ đều bị xoá bỏ đi hết, và được thay thế bằng các phố (trừ phường Đồng Xuân). Phố chỉ là cái mặt tiền của phường. Có lẽ do lẫn lộn hai khái niệm này, mà người ta quen gọi khu phố cổ của Hà Nội, tức khu phố buôn bán cũ, là khu " 36 phố phường ". Thực ra chỉ riêng trong khu này cũng đã có đến cả trăm phố rồi. Nhưng có lẽ con số 36 cũng chỉ có nghĩa là nhiều mà thôi, như người ta thường hiểu trong ngôn ngữ dân gian.
    Trong chương nói về thành phố Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc, Philippe Papin cũng đã cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin bổ ích (sđd, chương 12, tr.225-250). Có những sự kiện lịch sử, những yếu tố thuộc lãnh vực chính trị, hay kinh tế, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của thành phố. Chẳng hạn như trục đường Tràng Tiền-Tràng Thi là trục đường, mà vào năm 1883-84, quân đội thuộc địa Pháp, trước khi đánh chiếm thành Hà Nội, đã lấy làm trục đường chiến lược nối liền khu vực nhượng địa đầu tiên (1875), nằm ở phía bờ sông (khu phố Phạm Ngũ Lão ngày nay), với Cửa Nam (thành nhà Nguyễn) (xem bản đồ tr. 222, sđd). Trước khi đánh thành Hà Nội, tổng hành dinh của Francis Garnier nằm ở ngay trên đường Tràng Thi. Sơ đồ chiến lược này, vô hình trung, làm cho người ta nghĩ đến sơ đồ cũng nhằm một mục đích quân sự tương tự, mà Napoléon III và Hausmann đã áp dụng trong phương án cải tạo Paris, trước đó không lâu.
    Trục đường Tràng Tiền-Tràng Thi-Cửa Nam cũng là trục đường ngăn đôi khu phố ta và khu phố Tây. Bắt đầu từ đó trở xuống phía Nam, ngay sau khi chiếm được Hà Nội rồi (1884), chính quyền thuộc địa bắt đầu tiến hành trưng mua đất để xây dựng phố sá, nhà cửa, vượt xa hẳn ranh giới đã được thoả thuận giữa vua Đồng Khánh và chính quyền thuộc địa Pháp ngày 1-10-1888, trong một hiệp ước qui định " Hà Nội, Hải Phòng và Tourane là đất nhượng địa thuộc toàn quyền sở hữu của người Pháp ", có kèm theo cả bản đồ, mà sau này không hiểu sao lại bị thất lạc ! (sđd, tr. 225-227)
    Trên đây là một vài ý kiến tản mạn về Thăng Long, về Hà Nội và về cuốn Histoire de Hanoï của Philippe Papin. Mặc dầu đây đó có một vài sơ sót, và có những nhận định của tác giả có thể làm cho một số người ngạc nhiên, song tác phẩm của Philippe Papin dẫu sao cũng là một đóng góp to lớn cho việc tìm hiểu sâu thêm về Hà Nội. Nó ra đời thật đúng lúc. Tôi tin rằng nó sẽ là một tư liệu quí báu, cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho giới nghiên cứu về dân tộc học, nói chung, cũng như cho những người làm về qui hoạch-kiến trúc cho thủ đô Hà Nội, và cho việc chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sắp tới. Tôi cũng mong rằng từ đây đến năm 2010 sẽ còn có nhiều tác phẩm khác viết về thủ đô Hà Nội, và cũng có cùng một chất lượng như thế.
    VănNgọc

    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim
  8. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    Hoa gạo

    hoa_gao.jpeg
    Cứ nhẩn nha, chậm rãi từng bước đi qua bốn mùa trong năm. Mùa gối mùa, ngay ở chỗ tiếp nối rất mỏng manh giữa hai mùa, không hề thấy lúc nào vắng bóng hoa và thiếu hương. Aáy là nét duyên thầm kín của trời đất, là kỷ vật mà tạo hóa dành riêng cho con người?
    Chỉ là những loài hoa mộc mạc, quê mùa nhưng lại bám theo suốt đời người và ẩn vào nơi góc sâu kín nhất. Dù vô tình, hờ hững đến mấy cũng khó dứt lòng lãng quên. Rồi chợt một lúc nào đấy, nhớ đến cồn cào, không sao chịu nổi ?


    Hoa theo mùa, người theo người ?
    Rét mướt vẫn chưa dứt. Mưa phùn rả rích. Không gian thấp ẩm nặng trĩu. Bụi nước đục mờ trời đất. Mặt người không rõ. Chợt sững sờ như gặp một người thân. Ngơ ngác mấy phút trẫn tĩnh mới nhận ra. Cây bưởi vườn nhà ai, cành lá vươn ra tận mé đường. Hương ngan ngát sà xuống thất đến mức có thể giơ tay hứng được.
    Có lẽ tại mưa bụi thấm vào những cánh hoa trắng muốt kia khiến cả không gian ướt đẫm hương. Dùng dằng không thể bước đi. Tưởng chừng cả người cũng ngấm đầy hương.

    Hay là hương bưởi quẩn quanh ngay trong tâm tưởng mình ? Lại nhớ mẹ cặm cụi tiện những khúc mía trắng ngà bỏ vào cái bát chiết yêu. Ngón tay mẹ gầy guộc, khẽ nhón từng bông hoa bưởi tinh khiết thả nhẹ vào lòng bát. Hương hoa cứ âm thầm thấm vào từng thớ mía ngọt sắc, mát lịm nơi đầu lưỡi. Dành cho con miếng ngon nạc, mẹ trệu trạo những khúc đầu mẩu như nhai trầu ?

    Hương bưởi chưa qua, hoa xoan đã đón ngay đầu ngõ. Tim tím mờ mờ như một màn khói sương vắt hờ, trùm lên những chiếc lá nhỏ lăn tan. Tấm màn sắc tím đó hình như hắt lên tận trời kia, khiến cho con mắt nhìn đâu cũng nhuốm một mầu tím da diết. Lòng đừng hờ hững, dủng dưng là có thể nhận ra hương hoa xoan chỉ thoáng qua mà cũng vấn vít khó rời. Ngan ngát như có như không. Những chấm xoan tím nhạt li ti, quải đều khắp trên mặt đất. Một lớp mỏng tang như tấm lụa vân ai vừa căng ra, không dám đặt chân lên. Hoa xoan rụng cũng là lúc những sinh vật nhỏ bé nhất sinh sôi nảy nở. Cả không gian ong ong, trĩu xuống. Vào cữ ấy, trong nhà ngoài ngõ mờ tỏ ngỡ là sương chiều từ trên núi đổ xuống. Sao lại có mùi gì là lạ ? Thì ra khói tỏa ra từ bàn tay mẹ. Những vụn vải rách, mẹ bện chặt với những sợi rơm vàng khô thành cái bùi nhùi. Đốm than đỏ lập lòe, khói lan khắp nhà trùm lên bóng mẹ. Muỗi dĩn bay đi,chỉ còn lại những tảng khói đặc đè nặng lên tấm lưng già nua, còm cõi?

    Bao giờ hoa gạo xuống đất ?
    Cho tới giờ làn khói ấy vẫn bảng lảng trước mặt, cay đến ứa nước mắt. Cả đốm tah đỏ hồng kia cũng như vẫn còn lập lòe trên những cành gạo khẳng khiu chới với giữa trời. Nhắm mắt lại tưởng chừng đấy là hình bóng mẹ, một mình đơn côi đứng nơi đầu làng trông theo. Cánh tay gầy guộc chới với không biết bấu víu vào đâu. Vào cữ ấy, bầu trời và mặt đất vẫn giăng giăng một màn sương mờ đục, nửa hư, nửa thực. Cái lạnh vẫn còn lẩn khuất quanh cây cối đều bật nhựa, đâm chồi, nẩy lộc mỡ màng. Không
    hiểu sao, duy chỉ có cây gạo vẫn đứng đó khô khốc trơ trụi. Căng mắt nhìn cũng không tìm ra một chồi non, một mầm lá. Vậy mà những bông hoa vẫn bật nở, đỏ rực đến se lòng. Người ta nói đó là những đốm lửa trời thắp lên để xua đi cái lạnh còn cố níu bước không chịu rời. Người xưa bảo : ?oBao giờ hoa gạo xuống đất, bà già mới cất chăn bông?. Mỗi bông hoa gạo như những dấu son đỏ hồng chấm hết mùa đông tháng giá. Là tín hiệu của thiên nhiên báo hiệu bắt đầu chuyển sang mùa hè ấm áp. Còn với những đứa trẻ nhà quê, cây gạo là cả hồn vía của làng quê mình.

    Những ngày cuối đông se se gió lạnh, bọn trẻ thường túm tụm bên gốc gạo. Thân gạo chằng ra ba góc, che khuất gió đồng lộng thốc. Chỗ ấy tự nhiên thành cái bếp. Nhặt nhạnh những gốc rạ khô rạc bên bờ ruộng, rồi lá khô, cành củi chất vào. Lửa vừa nhen lên gặp gió cháy rừng rực. Những bàn tay nhỏ gầy run rẩy chụm lại. Aùnh lửa chập chờn, lung linh trong những đôi mắt trẻ. Những gương mặt non nớt ửng hồng đến mức trong suốt. Cái rét Nàng Bân rơi rớt cuối tháng Ba nghe chừng chỉ quẩn quanh ngoài đồng xa kia. Có lẽ than lửa dưới gốc gạo già thúc nhựa lên tới ngọn cành, khiến cho hoa gạo đâm bông nhanh đến thế. Ngước nhìn lên cứ ngỡ lửa hồng dâng lên và được ủ sâu trong đáy bông. Gặp gió xuân hây hẩy, mơn trớn, lửa gạo bập bùng, lúc mờ lúc tỏ. Cả không gian làng quê, cả trong nhà ngoài ngõ như được sưởi ấm thêm ?

    Bây giờ khôn lớn, xa quê, năm thì mười họa mới đáo qua. Cây gạo già đầu làng không còn đứng đó. Sao lòng cứ rưng rưng. Cái mầu đỏ se sắt, nhức nhối ấy vẫn còn nguyên đó như hàng nghìn con mắt đỏ mòn mỏi ngóng chờ ai. Cũng không thể tìm lại gốc gạo già trên con đê đường Quảng Bá và gốc gạo cổ thụ trăm tuổi, nghìn năm rợp bóng ngọn tháp Bút bên hồ Hoàn Kiếm. Nhưng trong tâm thức mỗi người, bông gạo vẫn cháy đỏ như lửa lòng khôn nguôi ?

    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim
  9. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    MÙA ĐÔNG HÀ NỘI
    Tuỳ bút - Băng Sơn
    Phải cảm ơn ai đây, trái đất, vũ trụ hay thư­ợng đế, ông trời và tổ tiên đã chọn nơi này cho ta có một đất nước quê hương mỗi năm có bốn mùa rõ rệt, nhất là Hà Nội, nắng thì thật nắng, thu thì thật thu và mùa đông là niềm trữ tình đầy hoài niệm đời ngư­ời, cả khi ta đang ở giữa làn gió tái tê thổi qua mái nhà ta hay ta lang bạt về miền nào hun hút chân trời góc bể...
    Ngay từ hôm có sợi m­ưa lắc rắc báo tin mùa heo may cho con r­ơi xuất hiện, lúc có ngày lễ Toussaints, nay gọi là lễ Các Thánh vào tháng 10 âm lịch tức tháng 11 của lịch Grêgoa tứ Công Nguyên thông dụng, ta đã sửa soạn tâm hồn để đón thêm một mùa đông xếp lên thành tuổi, ta biết có ng­ười khắc khoải đợi chờ những ngày và những đêm kỳ lạ, nói nh­ư nhà thơ say L­ưu Trọng Lư­:
    Yêu hết một mùa đông
    Nhìn nhau mà chẳng nói...
    Ðàn sếu đã xếp hình mũi tên mải miết về ph­ương nam gió ấm, ta không sếu, ta đợi bếp lửa hồng đêm ù ù những cây kim cắm vào da thịt để lật bắp ngô non nư­ớng trong lòng bàn tay, rồi sáng ra, đi chọn lấy hàng phở quen thuộc, nóng bỏng l­ưỡi và cay giàn giụa lệ đời ngon ngọt sau đó đã có hàng cà phê thơm nức nơi ngã t­ư, có những hạt lá me vàng rơi rụng vào vai áo và có khi nó cũng biết uống cùng ta, nằm gọn trong chiếc tách màu nâu lìm lịm một vị đắng đê mê. Ta đang ăn mùa đông, uống mùa đông, ta giơ tay ra nhận lá thư­ từ trời gửi về màu đỏ lá bàng hay màu vàng cây cơm nguội, lá thư­ là tín sứ, là nhịp đàn thăng hoa trong không gian tìm ngư­ời tri âm tri kỷ, chẳng thế sao những ngư­ời trai ngư­ời gái cứ tìm nhau vào dịp này để ***g hai chiếc nhẫn tân hôn tr­ước bàn thờ đại diện cho thiên đàng.
    Mùa đông đất Bắc, gió lang thang trên những cánh đồng đầy gốc rạ, trẻ bé nào tha thẩn đi tìm câu con công cống hay hái cây rau khúc về làm bữa bánh thơm thảo làng xa, v­ườn cải sớm đã vàng một loài hoa nắng màu hoàng yến có ngư­ời con gái tùm hum chiếc khăn vuông vừa đi vừa làm cơn m­ưa nhỏ từ hai chiếc bình t­ới gọi là ô doà, càng gió đôi má càng au đỏ nh­ư hai đoá hoa lựu đư­ợc mùa, làm chết mắt anh trai làng thầm th­ương trộm nhớ đến các đấng thánh thần cũng chỉ đành tha tội mà thôi...
    Thành phố nơi ta nương thân lại khác. Gió luẩn quẩn trên tầng mái cổ, ra đến Hồ G­ơm thì mới có liễu đón và sóng chào. Mặt hồ xao động trong lặng lẽ, tóc xanh, cây mềm đung đư­a như­ vạn cổ đã thư­ờng xanh và gió nghìn đời rong chơi không mệt mỏi làm một đối cực còn cực kia là nồng ấm đôi bàn tay xoắn xuýt vào nhau, đan cài muôn lời không thành tiếng...
    Mùa đông Hà Nội, đến một cột đèn cũng thành kỷ niệm đời ngư­ời, một tiếng rao khuya cũng rền vang tâm t­ưởng... thoáng qua một nỗi nhớ hanh vàng màu nắng mật ong, thoáng qua một mặt ng­ười soi nhẹ l­ớt lời tình có từ thuở ông Adam và bà Eva trong v­ườn địa đàng hồi hộp...
    Con sông Hồng ngoài kia sau mùa lũ điên cuồng đã uể oải về xuôi có phần mệt mỏi như­ ng­ời đàn bà sau hôm sinh nở, nếu những con gió bấc có ***g lên quằn quại thì bóng cầu Thăng Long, Long Biên, Ch­ơng D­ơng cũng phải mai hay ngày kia mới xuôi đ­ợc đến Thái Bình, cửa biển, đồng muối. Ba Lạt mà mùa này ở đấy cây rơm đã xuất hiện như­ cây nấm vàng mơ, hạt thóc đã rì rầm trong bao, trong cót, ng­ười đi lễ chuẩn bị bộ áo quần mới mua nơi chợ huyện, chợ tỉnh còn thơm h­ơng vải thay cho tấm áo đẫm mồ hôi đồng muối chang chang 6 tháng trước... Hồ Tây mênh mông, đúng là Dâm Ðàm, là mù s­ương, là lụa dăng, hồi chuông thu không chẳng đủ sức để v­ượt qua ngàn con sóng, chỉ có sư­ơng cho tiếng gõ mạn thuyền của ng­ư dân đùng đục trầm buồn, khiến con chép vàng Hồ Tây ngơ ngẩn, có nên nghe? Chiều xuống nhanh, s­ương xuống (hay s­ương lên) còn nhanh hơn nữa, không ai có thể nhìn thấy con gọng vó, con nhện nư­ớc nào búng mình, tạo thành chiếc vòng sóng bé tẻo tèo teo... chỉ có mờ mờ nh­ư tấm ảnh thiếu sáng của ngư­ời nghệ sĩ cố tình làm nó nhạt nhoà nói một ý thầm mộng mị mắt ng­ười xem, rằng mùa đông đã dâng đầy để ai cũng phải khát khao một không khí có ánh đèn trong căn phòng như­ chiếc tổ chim sực nức hơi ấm của chim mẹ ủ trứng, chim bố gù gù, chim con lích tích...
    Có bư­ớc chân ai đi trong phố cổ, giữa hai bên phố nhà đã cửa đóng then cài, chỉ có ánh sáng lọt qua khe cửa, nằm chéo mặt đ­ường như­ sợi chỉ dệt bằng kim tuyến, khiến ngư­ời không nỡ bước qua rồi sững lại, rồi thành chiếc cây đóng rễ để lắng một khúc d­ương cầm có câu "ca nhi đối gư­ơng ôm sầu riêng bóng" hay "xe chỉ luồn kim...".
    Mùa đông Hà Nội, những triều đại vàng son đã đi qua, con rồng đá nơi sân điện Kính Thiên còn đó, tiếng súng thần công từ pháo đài làng Láng đã vang vào tai nó, Thăng Long không còn là đất "phi chiến địa", khỏi lửa đã tơi bời, bao nhiêu cây sấu, cây me ngả thân làm vật chướng ngại cho anh tự vệ nấp mình mà phóng bom ba càng... và cũng con rồng đá ấy không thể xuống hầm tránh bom B52, như­ng nó là bất tử, nó là hồn Thăng Long, hồn Hà Nội, vư­ợt qua lửa bỏng để hồi sinh. Mùa đông năm 1947 ấy, v­ườn hoa vô danh gần toà án đã thành mộ liệt sĩ. Gió vi vút cầu hồn trên mái cây long não, mùa đông có vàng chút ít còn hồn ngư­ời đã thành hồn nư­ớc non, chắc về nhận niềm cúi đầu mặc niệm trên đ­ờng Bắc Sơn vư­ờn hồng t­ơi thắm mà mỗi mùa đông, rặng đào hoa sớm lại tỏ mở nỗi lòng t­ươi như­ t­ương lai. Mùa đông năm 1972 nữa, hơn 250 ng­ời hy sinh cùng Khâm Thiên vào đúng 24 giờ sau lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, hồi chuông thánh thiện còn chư­a tắt hẳn thì tội ác đã hoành hành.
    Lễ Thiên Chúa giáng sinh đã đến, nhà ai có bữa khuya đầy hoan lạc vị đời, nhà ai còn lận đận nơi xóm ô, hay ngõ nhỏ đang lo toan cho mùa đông mang cái Tết về không phải long đong... Hình nh­ư mùa đông nói rằng con ng­ời cần xích lại gần lại bên nhau cho hơi ấm lan truyền, cho tâm t­ư giao hoà gắn bó, cho nỗi niềm đ­ược đầy vơi san sẻ cùng nhau. Ðã lâu lắm không ai nhìn thấy bóng sâm cầm, nh­ưng cây bàng phố Quán Thánh, Tràng Thi, cây cơm nguội ở Bờ Hồ và Lý Thư­ờng Kiệt thì vẫn báo tin bằng lá đổ, và món ốc nóng quà đêm, mà cửa hàng khăn áo phố Triệu Việt V­ơng, Mai Hắc Ðế cứ dăng mắc chờ đ­ược về với mọi hình hài...
    Ng­ười bạn phía trời Nam chắc đang nhớ về gió liễu mà s­ương hồ Hà Nội, nhớ một ấm trà thơm quây quần trên sàn nhà rải chiếc thảm cói đơn sơ, không cần đến những chiếc ghế tân kỳ to đùng, cũng chẳng có ổ rơm êm như­ nhung, đung đ­ưa nh­ư con tàu lư­ớt sóng... Mùa đông Hà Nội là tình nhau trao đổi chứ không cần yến tiệc mới say nhau.
    Ng­ười con gái ấy vừa lấy chồng, mùa đông này không nữa của tình ta. Ng­ười thiếu phụ ấy phải sang ngang lần nữa, ng­ười nhìn ta mà có một bầu trời s­ương mờ mù mịt ẩn chứa vào lời. Giá ta thành con sếu theo đàn về phư­ơng Nam nắng ấm, ta mang ng­ời theo, tìm cho ngư­ời tổ mới có nắng ngọt và gió lành, vư­ợt qua nỗi đông bắc tái tê... Mùa đông cứ thức lên hoài niệm... nh­ưng dù sao mùa đông này cũng vừa khép lại một nỗi niềm để mở ra một trang kỳ ảo mới: Thiên niên kỷ mới: Con ngư­ời sẽ vư­ợt qua đ­ược nhiều nỗi bi thư­ơng b­ước vào xuân hàm tiếu hoa đào. Gió mặc gió. Ta đi qua gió để tới mùa ấm áp. Và ta xếp mùa đông lại như­ xếp từng lá thư­ tình một thuở chẳng thể mờ phai, còn bây giờ, ta đi đến với muôn lòng đón đợi tiếng tri âm từ xung quanh toả ra và từ phư­ơng trời xa tít gửi về... Và ta xin nói với ng­ười: Mùa đông Hà Nội là của riêng ta và cũng của cả ng­ười đấy, tình ơi.
    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim
  10. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    com_nguoi.jpeg
    Cây cơm nguội
    Mang một cái tên xấu xí, cây cơm nguội chẳng có hương thơm, cành cũng không thẳng và lá không to... nhưng nó là sức bền, là sự kiên tâm, bất chấp đổi thay thời tiết...
    Nhưng cây cơm nguội có vẻ riêng mà không cây nào sánh được.
    Hà Nội có những đường cây khá đẹp. Nó là niềm yêu của ai đang ở Hà Nội, là nỗi nhớ của người đi xa, cũng là mong chờ của ai chưa đến.

    Phố Trần Hưng Đạo có rặng sấu sum suê, tán tròn, xanh quanh năm . Phố Lò Đúc có hàng sao đen cao vút, thân thẳng tắp, đầy bóng mát. Đường Thanh Niên có phượng đỏ rực trời hè, nay còn thêm hoa ban tím. Phố Hàng Dầu có hoa sữa, nay còn thêm dâu da xoan. Đặc biệt phố Lý Thường Kiệt và quãng cửa Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, phố Đinh Tiên Hoàng, có hàng cây cơm nguội. Cái tên xấu xí, nhưng nó có vẻ riêng, không cây nào sánh được. Nó còn có tên nữa là sếu. Hình như chỉ Hà Nội mới có nhiều cây này. Bóng mát lăn tăn, mùa hè xanh ngát. Mùa đông rụng hết lá, cành trơ ra từ to đến nhỏ trong sương mờ, trong mây bạc nhìn cành khẳng khiu mà tưởng ta đang đi trong tranh thuỷ mặc.
    Cây cơm nguội rụng lá trước mọi loại cây. Tháng mười, khi hoa sữa toả hương trong đêm thì lá cơm nguội vàng au, bay đầy mặt đất. Thu đã đến hẳn rồi Hà Nội ạ.
    Nhưng nó cũng lại hồi sinh cùng mùa xuân sớm nhất... Ngay từ tháng chạp, khi những cây bàng còn thả những tờ thư đỏ cho mặt đường, thì từ những cành tưởng đã chết khô, chết héo kia bật ra những cái chấm màu đồng điếu, màu tím hồng, rồi chẳng bao lâu thành màu xanh lá mạ, xanh non như màu nõn chuối, tắm trong mưa xuân sớm, nắng xuân sớm. Lá ấy trông ngon như màu cốm, hấp dẫn trẻ thơ ngắt quả chơi, hấp dẫn cả những ai yêu nhau phải hò hẹn tìm nhau.
    Cây cơm nguội sống hàng trăm năm, có khi còn dài hơn một đời người. Cây cơm nguội mọc thành hàng, cho phố thêm thơ mộng. Trong bóng hàng cây ấy, ai là người có những kỷ niệm vui buồn của đời mình với một gốc cụ thể nào? Có thể đó là buổi không thuộc bài, hôm đi bắt ve sầu, lúc đánh mất hòn bi ve, hôm đi tiễn đưa người bạn, cái buổi lần đầu tiên cầm tay ai, hồi hộp không nói nên lời. Cũng có thể đó là chỗ hai người chia tay vĩnh biệt, hoặc cắt đứt mọi ràng buộc một đời...
    Cây cơm nguội hẳn biết chia sẻ nỗi niềm, tình cảm ấy. Vì thế mà nó cứ thì thầm lao xao, mà rung rinh sáng lên trong nắng ấm, trong mưa phùn, trong dòng đời của bao cây khác, hoa rực rỡ hoặc thơm ngát hoặc thơm nồng... Cây cơm nguội khiêm tốn vì hoa không thơm, cành không thẳng, lá không to... nhưng nó là sức bền, là sự kiên tâm, bất chấp đổi thay thời tiết...
    Tuy vậy, cũng có những cây cơm nguội quá già nua, bị sâu ăn ruỗng, phải nhường chỗ cho cây non, có khi là khác loài. Nhưng nó im lặng, vui lòng.
    Băng Sơn
    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim

Chia sẻ trang này