1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Em ơi, Hà Nội phố...(Sưu tầm những bài viết về Hà Nội)

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi doanminhhang17681, 06/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    DANH NHÂN

    Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn (1010 - 1028)
    Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Hà Bắc).Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm ba tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.
    Cũng theo truyền thuyết ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thêu ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ và làm nàng có mang. Nhà chùa thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng mệt mỏi, dừng lại nghỉ. Chồng khát nước đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sẩy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Ngưòi phụ nữ bất hạnh tha khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhờ ở chùa ứng Tâm gần đó. Sư trụ trì chùa này đêm trước nằm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch để đón hoàng đế đến". Tỉnh dậy, nhà sư sai chú tiểu quét dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng tới chiều chỉ thấy một người đàn bà có mang đến chùa xin ngủ nhờ. Được vài tháng sau bỗng có chuyện lạ:
    Một đêm, khu tam quan của chùa sáng rực lên, hương thơm ngào ngạt lan tỏa. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng. Khi 8,9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.
    Công Uẩn lớn lên tỏ rõ chí khí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tư tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.
    Theo truyền thuyết, làng Cổ Pháp hồi ấy có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước vỏ ngoài lộ ra mấy câu sấm. Sư Vạn Hạnh xem câu sấm ấy biết điềm nhà Lê đổ nhà Lý sắp lên bèn bảo Lý Công Uẩn rằng:
    - Mới rồi tôi thấy lời sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoa từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai?
    Sợ câu nói ấy tiết lộ, Lý Công Uẩn phải nhờ người đem dấu Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn.
    Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tục Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp liền dời đô về La Thành. Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Vua Thaí Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và ái Châu là trại.
    Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hóa một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ con nuôi của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.
    Chùa ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.
    Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.
    Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.
    Các sách tuyển tập văn học Việt Nam đã đặt bài Thiên đô chiếu ( Chiếu dời đô ) của ông ở vị trí mở màn cho nền văn học thời Lý. Đó là tác phẩm văn học duy nhất của ông, đồng thời cũng là tác phẩm đầu tiên viết về Hà Nội. Bài chiếu chỉ gồm 214 chữ nhưng đã từng nổi tiếng trong gần một nghìn năm qua, nhờ ý nghĩa và tác dụng đặc biệt của nó. Lấy tư cách là một vị hoàng đế, tác giả bày tỏ với bề tôi những ý kiến chính thức của mình về lý do phải thay đổi kinh đô, và việc lập ra kinh đô mới. Bài chiếu gồm hai phần : phần đầu, đưa những dẫn chứng lịch sử chứng tỏ việc dời đô xưa nay không phải là tùy tiện, trái lại luôn luôn gắn liền với yêu cầu xây dựng một địa điểm có tính chất trung tâm của vương triều phong kiến, tiêu biểu được cho sự phồn vinh lâu dài của quốc gia, của triều đại, và phù hợp với "ý dân" và cả "mệnh trời". Kinh đô Hoa Lư trước sau không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản này. Phần thứ hai, chỉ rõ vị trí thuận lợi của kinh đô mới, với những ưu thế về địa lý không thể chối cãi, với tư cách là "nơi hội tụ của bốn phương đất nước", nơi lập nghiệp "của muôn đời đế vương"
    Thiên Đô Chiếu
    Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phu. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tín hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
    Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
    Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà ?
    Dịch nghĩa :
    Chiếu Dời Đô
    Ngày xưa, nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu ? Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không đổi dời.
    Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương : ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nươc Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đung là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
    Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định nơi ở. Các khanh nghĩ thế nào ?
    ( Trích Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển II - ebook trang 90 )
    Chú Thích :
    Bàn Canh: vua thứ mười bảy của nhà Thương, một triều đại rất xưa trong lịch sử Trung Quốc; năm lần dời đô nói việc các vua nhà Thương dời đô từ đất Bặc (Thương Khâu, Hà Nam) sang đất Hiêu (Huỳnh Trạch, Hà Nam), đất Tương (An Dương, Hà Nam), đất Cảnh (Hà Tân, Sơn Tây), đất Hình (Hình Đài, Hà Bắc), rồi đất Ân (Yển Sư, Hà Nam).
    Thành Vương: vua thứ ba nhà Chu, triều đại cổ tiếp nối nhà Thương; ba lần dời đô nhắc đến việc Chu Văn Vương dựng nghiệp ở đất Kỳ (Thiểm Tây), Chu Vũ Vương dời đô đến Trường Yên (cũng Thiểm Tây), và Chu Thành Vương lại dời đô sang Lạc ?zp (Hà Nam). Thật ra, phải nói hai lần dời đô mới đúng !
    Tam Đại: tên chung chỉ ba triều đại cổ ở Trung Quốc -- nhà Hạ do Vũ sáng lập, nhà Thương do Thành Thang dựng lên, và nhà Chu do Chu Văn Vương khởi thủy.
    nơi đây: ý chỉ Hoa Lư, kinh đô của nhà Đinh do Đinh Bộ Lĩnh sáng lập và nhà Tiền Lê do Lê Hoàn sáng lập. Lúc Lý Công Uẩn mới lên ngôi, kinh đô của nhà Lý vẫn còn ở đó.
    Cao Vương: tức viên quan cai trị nhà Đường Cao Biền, tên tự Thiên Lý, làm đô hộ sứ châu Giao từ 864 đến 875. Cao Biền xây thành Đại La thuộc vùng đất Hà Nội khoảng năm 866. Tương truyền Cao Biền giỏi địa lý, tướng số, bùa phép, có tài vẩy đậu thành binh và biết trấn yểm các nơi có long khí.


    Thái Úy Lý Thường Kiệt (1019 - 1105 )
    Năm 1019 tại căn nhà của một võ quan ở phường Thái Hoà, con trai đầu lòng của ông Ngô An Ngữ và bà họ Hàn ra đời đặt tên là Ngô Tuấn.
    Năm Thiên Thành đời Lý Thái Tông, ông An Ngữ được cử đi tuần vùng phía nam Thanh Hoá, ít lâu sau bị lâm bệnh qua đời.
    Chồng của cô ruột là Tạ Ðức đem ông về nuôi dậy văn võ. Năm 18 tuổi mẹ mất (1036), Ngô Tuấn cùng em lo đủ tang lễ mai táng. Hết tang, ông được bổ chức kỵ mã hiệu uý. Do tính siêng năng, cần mẫn lại hết lòng trung thành, càng được vua tin yêu thăng thưởng dẫn lên đến chức Ðô Tri và được đổi sang họ Vua gọi là Lý Thường Kiệt.
    Năm 1061, ông được Vua cử vào trấn giữ vùng núi Thanh - Nghệ hiểm trở, ông đã vỗ về nhân dân chăm lo sản xuất, khai khẩn đất hoang làm cho nhân dân no ấm, biên cương được bảo vệ vững vàng.
    Năm 1075, Nhà Tống do Vương An Thạch làm Tể tướng âm mưu chuẩn bị xâm lược nước ta, Thái uý Lý Thường Liệt tâu với Thái hậu Ỷ Lan rằng "Ngồi yên đợi giặc, không bằng đưa quân ra trước ", Thái Hậu đồng ý cho Lý Thường Kiệt và Tông Ðản đem quân sang đánh phá các căn cứ tập kết lương thực, vũ khí của Nhà Tống ở Châu Khâm, Châu Liêm, Châu Ung ( Quảng Ðông, Quảng Tây ) rồi chủ động rút quân về nước. Lập phòng tuyến chống giặc Tống xâm lược ở bờ nam sông Cầu.
    Ðầu năm 1077 Quách Quỳ và Triệu Triệu Tiết dẫn hơn 10 vạn quân tiến vào xâm lược nước ta, quân xâm lược bị quân và dân ta chặn lại bên bờ bắc sông Cầu hơn 2 tháng.
    Chính trên phòng tuyến sông Cầu, Lý Thường Kiệt đã cho ra đời bài thơ:
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
    Ðấy chính là "Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc ta. Quân Tống phải rút chạy về nước, bờ cõi nuớc ta lại vững bền.
    Lý Thường Kiệt đã có công đánh thắng nhà Tống, lại có công bình Chiêm. Tháng 6 năm ất Dậu (1105), Ðôn Quốc Thái uý Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi, nhà Vua truy tặng chức; nhập nội điện đô tri hiển hiệu thái uý bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công.
    Lý Thường Kiệt chính gốc ở làng Bình Sa, phía nam Hồ Tây. Đời Lý Công Uẩn, làng này được dời ra bãi sông Cái ( tức sông Hồng ) để lấy đất mở mang kinh đô. Từ đó bãi có tên là làng An Xá. Lý Thường Kiệt là người làng này. Sau làng đổi tên là Cơ Xá. Nay Cơ Xá là tên gọi chung của dải đất ven sông Cái, từ bắc cầu Long Biên xuống đến bãi Đồng Nhân.Văn nghiệp của Lý Thường Kiệt ngày nay chỉ còn được biết qua hai tác phẩm : một là bài thơ Nam Quốc Sơn Hà ở trên, hai là bài văn Lộ bố khi đánh Tống ( Phạt Tống lộ bố văn ). Bài văn này là một trong số những bài hịch của ông, bài này được viết gửi nhân dân các châu Ung, Khâm, Liêm vào năm 1075, trước khi đưa đại quân đến tiêu diệt các hậu cứ quân Tống ở đó. Bài văn nói rõ tính chính nghĩa của cuộc hành quân, vạch tội ác của triều đình Tống, đề cao lý tưởng lấy dân làm trọng, và tuyên bố rã lập trường quang minh chính đại, không xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc, chỉ cốt diệt trừ âm mưu xâm lược của triều đình Tống.
    Phạt Tống Lộ Bố Văn
    Trời sinh ra dân chúng, vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu", "trợ dịch" khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thoả cái mưu nuôi mình béo mập.
    Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì !
    Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thủơ ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình !
    Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi !

    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim
  2. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    KHÉO TAY NGHỀ, ĐẤT LỀ KẺ CHỢ
    Người Hà Nội đang tìm về điểm xuất phát của mình ở chính cái tên "Hà Nội ba mươi sáu phố phường". Buôn có bạn, bán có phường. Ba mươi sáu phố phường xưa chính là nơi tụ hội của người Kẻ Chợ có cùng một nghề nghiệp, một năng khiếu làm ăn. Vào thế kỷ 17 - 18, các phường nghề phát triển khá nhanh, nhất là các nghề thủ công mỹ nghệ. Triều đình Lê - Trịnh muốn tu bổ hoàng thành đã tuyển mộ những người thợ tài hoa khắp đất nước về Thăng Long, họ ở lại sinh sống và hành nghề trên các phường phố: thợ kim hoàn phố Hàng Bạc, thợ Khảm phố Hàng Khay, thợ thêu phố Hàng Trống... Cùng với những phường thợ là sự ra đời của các sản phẩm, có những phố bán riêng từng thứ: Hàng Ðào bán tơ lụa. Bát Sứ bán đồ sành sứ... làm cho Hà Nội sáng rực trăm màu: phố Hàng Ðồng lấp lánh ánh vàng, phố Hàng Tranh màu sắc vui tươi sặc sỡ..
    Bàn tay vàng của người Kẻ Chợ được khẳng định bằng câu ngạn ngữ
    Ngát thơm hoa sói, hoa nhài
    Khôn khéo thợ thầy Kẻ Ch
    Một số nghề có tên tuổi nổi tiếng tồn tại đến ngày nay. Nghề gốm Bát Tràng có từ thời Lý. Nghề làm giấy đỏ vùng Bưởi xưa là sản phẩm riêng của đất kinh kỳ cung cấp giấy cho cả nước, nay vẫn là đặc sản có tính nghệ thuật của Hà Nội dùng để in tranh tết, in truyện Kiều. Hàng dệt tơ tằm vùng Bưởi (Trích Sài, Bái Ân, Yên Thái, Nghĩa Ðô) nổi tiếng ngay từ buổi đầu xây dựng Thăng Long
    Thế kỷ 17 định hình những trung tâm dệt lớn: Nghi Tàm, Thuỵ Chương, Làng Bùng, Vạn Phúc, La Khê, La Cả, Ðại Mỗ..
    góp phần làm nên sự phồn vinh của Kẻ Chợ và bán hàng dệt cho các lái buôn phương Tây. Lê Quý Ðôn khẳng định đất nước ta thuộc xứ nóng, nuôi tằm nhiều hơn xứ khác, một năm 8 lứa, tổ tiên ta tìm ra 8 loại tằm, mỗi loại thích nghi với khí hậu một số tháng nhất định. Vùng Tam Giang có nhiều bãi trồng dâu rất tốt, dân lại có tài dệt lụa, chồi, lĩnh... Nhân dân Kẻ Chợ ca tụng sự phong lưu, thành thạo của nghề tầm tang
    Làm ra đủ các thứ hàng
    Hàng đơn, hàng kép dọc ngang tinh tường
    Lượt, là, lĩnh, lụa, khuyến, lương
    Quế, vân, gấm, vóc, băng, sa, kỳ, cầ
    Nghề thêu phát triển từ đời Lý đến nay còn làm mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Nghề kim hoàn, đúc đồng, chạm khảm, đan lát, mây tre... ngày nay đang có nhiều mặt hàng được bạn bè thế giới ưa chuộng
    Những nghề được truyền từ nhiều đời, được luyện từ tấm bé ấy đã tạo ra một nền kinh tế phồn vinh làm nên cuộc sống no đủ của người Hà Nội, hình thành nếp sống người Hà Nội thanh lịch trong cách ăn chơi, giao tiếp. Các món ăn Kẻ Chợ cũng trở thành những nghề truyền thống với những cái tên chẳng phai mờ: bún sen Tứ Kỳ, bún Phú Ðô, bánh cuốn Thanh Trì, gạo dự Mễ Trì, giò chả Ước Lễ, cốm Vòng, bánh cốm Hàng Than..

    Da yeu xin yeu tu noi dau chan thanh cua trai tim
  3. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    Từ bài này trở đi sẽ giới thiệu các bài viết trong cuốn sách
    HÀ NỘI 36 GÓC NHÌN.​
     
    http://www.ttvnol.com/hanoi/341360.ttvn
    http://ttvnol.com/hanoi/322299/trang-1.ttvn
     
  4. doanminhhang17681

    doanminhhang17681 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.691
    Đã được thích:
    0
    Hồn Phố​
    Yên Ba
    Cũng như những con người, mỗi đường phố ngõ phố của Hà Nội đều có một linh hồn.Là người đã sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, đã từng sống cùng với thành phố qua không ít những thăng trầm bién động của mấy mươi năm trở lại đây, tôi có thể đoan quyết như vậy mà khong sợ mang tiếng là hàm hố.
    Vậy linh hồn của những phố phường Hà Nội nằm ở đâu?
    Nó nằm trong những hàng cây xanh mà không có bất cứ một thành phố nào ở nước Việt này lại có thể giầu có, sum suê đến vậy . Những ai đã từng đi trên những con đường dài hun hút mướt mát mồ hôi không một bóng cây, mới cảm nhân được rõ ràng cái sự quý giá của những hàng cây Hà Nội. Phố Phan Đình Phùng xanh rợp ba hàng cây(ba hàng cây nhé), lá vàng rụng níu bước chân người qua mỗi khi thu về. Phượng vĩ là của phố Lý Thường Kiệt, những hàng cây sao đen cao vút phố Lò Đúc, vòm sấu xanh um là phố Trần Hưng Đạo, cây me gắn liền với tên phố Ngô Quyền, bằng lăng Thợ Nhuộm, hàng bàng Khâm Thiên, cay sưa phố Hàng Dầu?Mỗi phố đều gắn với một loài cây nào đó, cho dù tất cả không phải là những cây trên phố đều cùng thuộc một loài?Ngay cả Hồ Hoàn Kiếm mà cũng có tới hai loài cây đặc trưng cho nó: đó là cây liễu, gợi nhớ bởi dáng cong thướt tha và cây lộc vừng, xuân thu nhị kỳ ra hoa đỏ sậm cả một góc hồ?
    (còn tiếp)
     
    http://www.ttvnol.com/hanoi/341360.ttvn
    http://ttvnol.com/hanoi/322299/trang-1.ttvn
     

Chia sẻ trang này