1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Em vẫn là Em!

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi hoatina_hn, 13/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoatina_hn

    hoatina_hn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/07/2006
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0

    Thấy Codaikhongten nhắc tới bị đau mắt...đêm khó ngủ..(dịch lan xuống Hải Phòng rồi cơ à?!) tự dưng nhớ tới bài này...cũng mắt...cũng đêm....Nhưng chả giống nhau gì cả...
    Mắt đêm
    Có phải vì thao thức
    Nên mắt đêm sâu
    Và mênh mang những lúc
    Ta nhớ về nhau?
    Đêm dài
    Mây dừng chân đâu đó
    Hay vẫn lang thang
    Mắt đêm chờ vò võ
    Dẫu đã muộn màng?
    Người thương ơi! Người thương ơi!
    Xa cách mấy khung trời
    Mà chưa lời hẹn ước
    Đêm quá chơi vơi
    Mắt đêm buồn không nói
    Nên mãi xa xôi?
    Có những khi
    Đêm dâng sầu khoé mắt
    Thành cơn mưa nào giăng
    Âm thầm?
    Đêm trắng đêm?
    Như lần?
    Ta mới quen
    Mà đã phải học quên
    Nhớ Người?
    Đêm nay
    Mắt đêm sao chơi vơi
    Mắt đêm đen, hỡi Người!
    Dường như từ đáy mắt
    Một ánh sao nào rơi
    Rơi trong đơn côi?
    Mắt đêm ai còn ngóng
    Lạnh lẽo dưới trời khuya
    Người thương ơi! lẻ bóng
    Làm sao chung lối về?
    HoaTiNa
  2. hoatina_hn

    hoatina_hn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/07/2006
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    @Codaikhongten: Bac Fonzi chắc bận rồi, để em kể chuyện anh nghe được không , chuyện kể rằng:
    Có một vị vua trong Ngũ Đế thời thượng cổ họ Diêu tên là Thuấn, một trang hiếu tử. Sau được vua Nghiêu, hiệu là Đào Đường gả hai người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh, rồi lại truyền ngôi báu cho. Vua Thuấn lên ngôi đặt niên hiệu là Đường Ngu.
    Nguyên cha của Thuấn là người hung bạo, không biện biệt được người hay kẻ dỡ, người đương thời đặt tên là Cổ Tẩu (người mù mắt). Mẹ của Thuấn mất sớm, Cổ Tẫu tục huyền với người đàn bà sau này sinh ra Tượng. Vì có lời gièm pha của người kế mẫu và đứa em ngỗ nghịch cùng cha khác mẹ, Cỗ Tẫu không ưa Thuấn và định bụng giết đi. Biết thế, nhưng Thuấn vẫn trọn gìn chữ hiếu đối với cha và người dì ghẻ ác nghiệt, hòa thuận với đứa em độc ác, không một lời than oán. Khi cha bắt đi cày ở đất Lịch Sơn cốt tìm cách trừ đi, vì nơi đây có tiếng là nhiều thú dữ hay ăn thịt người. Nhưng tấm lòng hiếu thảo và hòa mục của Thuấn động đến lòng trời, cả đàn voi ra giúp Thuấn cày đất và muông chim vô số đáp xuống nhặt cỏ hộ. Thấy không hại được Thuấn Cổ Tẫu và người dì ghẻ sai Thuấn đánh cá ở Hồ Lôi Trạch, nơi có nhiều sóng to gió lớn, nhưng khi Thuấn đến thì sóng lặng gió yên.
    Đến khi được vua Đường Nghiêu truyền ngôi, suốt 18 năm trị vì, Đế Thuấn chỉ ngồi gảy đàn hát khúc Nam Phong mà trị bình thiên hạ, nhà nhà đều lạc nghiệp âu ca.
    Nguyên Bản:
    Đội đội canh điền tượng,
    Phân Phân vân thảo cầm,
    Phụ Nghiêu đăng báo vị,
    Hiếu cảm động thiên tâm
    Có nghĩa là:
    Hàng đàn voi về cày ruộng,
    Hàng bầy chim đến nhặt cỏ,
    Giúp vua Nghiêu lên ngôi báu,
    Hiếu thảo động lòng trời.
    Diễn Quốc Âm:
    Đức Đại Thánh họ Ngu, vua Thuấn,
    Buổi tiềm long gặp vận hàn vi,
    Tuổi xanh khuất bóng từ vi
    Cha là Cổ Tẫu người thì ương ương,
    Mẹ ghẻ tính càng khe khắt,
    Em Tượng thêm rất mực điêu ngoa,
    Một mình thuận cả vừa ba,
    Trên chiều cha mẹ dưới hòa cùng em.
    Trăm cay đắng một niềm ngon ngọt,
    Dẫu tử sinh không chút biến dời,
    Xót tình khóc tối kêu mai
    Xui lòng ghen chét hóa vui dần dần,
    Trời cao thẳm mấy lần cũng đến
    Vật vô tri cũng mến lọ người.
    Mấy phen non lịch pha phôi,
    Cỏ chim vì nhặt, ruộng voi vì cày.
    Tiếng hiếu hữu xa bay bệ thánh,
    Mệnh trương dung trao chánh nhường ngôi
    Cầm thi xiêm áo thảnh thơi,
    Một nhà đầm ấm, muôn đời ngợi khen.​
    Vua Thuấn chết trong một lần đi tuần thú ở đất Thương Ngô bên bờ sông Tương (một con sông ở tỉnh Hồ Nam -Trung Quốc, chảy vào hồ Động Đình). Nga Hoàng và Nữ Anh đến đó kêu khóc thảm thiết, nước mắt vẩy vào các bụi trúc chung quanh, trúc đều thành sắc lốm đốm?Sau đó trầm mình xuống sông tự vẫn.
    Về tích hai bà vợ của vua Thuấn khóc chồng, người đời sau có lập đền thờ hai bà ở Đông Tương. Và nàng Lý Thục làm bài "Ban Trúc Oán" như sau:
    "Vua Thuấn băng, hai phi dõi lối
    Xuân phương Nam đến tận Tương Sơn.
    Lệ thương tưới trúc trên cồn,
    Sông Tương đốm trúc vẫn còn đến naỵ
    Miếu Cữu Nghé, sớm mây thăm thẳm,
    Non Thương Ngô, ác lặn trời chiềụ
    Sông cồn chứa hận còn nhiều,
    Dòng còn cuộn cháy thưở nào hết đây"?

    ===========
    Tích Sông Tương dùng để chỉ sự chia cắt tình yêu của đôi trai gái. Ngoài điển tích hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh khóc chồng là vua Thuấn trên bờ sông Tương, nước mắt làm cho các bụi trúc nổi vân, thì sông Tương còn có một truyện tích như sau:
    Đời nhà Chu thời Ngũ Quý, nàng Lương Ý Nương là con gái Lương Tiêu Hồ thường đi lại giao thiệp với Lý Sinh, người anh bà con cô cậu với nàng. Hai người có sự liên hệ khắng khít nên yêu nhaụ Tình yêu của họ ngày càng thắm thiết tưởng như không thể nào rời ra đưỢc.
    Vào tiết trung thu năm nọ, hai người cùng đi chơi thưởng trăng thu rồi tư thông với nhaụ Việc bị bại lộ, Lương Tiêu Hồ cả giận đuổi Lý Sinh về nhà chàng, cắt đứt mối tình bất chính với nàng Lương Ý Nương. Nhà của Lý Sinh ở tận trên phía Bắc sông Tương, còn gia đình nàng Lương Ý Nương thì ở dưới phía Nam sông Tương. Từ đó hai người cách xa nhau luôn cả ba năm dàị Cả hai cùng ôm mối khổ đau của nỗi tuyệt tình trong lòng.
    Vì quá thương nhớ người yêu, cứ mỗi chiều chiều nàng Lương Ý Nương thường ra bờ sông Tương nhìn dòng nước chảy mà thổn thức ngậm ngùi... Nàng Lương khóc than thương nhớ người yêu, rồi dùng hai bàn tay bụm nước sông Tương mà uống. VÀ nàng tưởng tượng rằng ở trên mạn bắc đầu sông Tương, người yêu của nàng là Lý Sinh cũng cùng tâm trạng với ngàng, cũng ra bờ sông để thương nhớ nàng và uống nước sông Tương như nàng vậỵ
    Nỗi đau khổ cực cùng của mối u tuyệt tình đã khiến nàng Lương Ý Nương làm nên một bài thơ bất hủ như sau:
    "Nhân đạo Tương giang thâm
    Vị để Tương giang bạn
    Giang thâm chung hữu để
    Tương tư vô biên ngạn.
    Quân tại Tương giang đầu
    Thiếp tại Tương giang vĩ
    Tương tư bất tương kiến
    Đồng ẩm Tương giang thủy"
    (Người bảo sông Tương sâu
    Chưa bằng lòng mong nhớ
    Sông sâu còn có đáy
    Lòng nhớ lại không bờ
    Chàng ở đầu sông Tương
    Thiếp ở cuối sông Tương
    Nhớ nhau mà không thấy
    Cùng uống nước sông Tương).

    =======
    Một điển tích nữa về Tương giang diễn tả mối tuyệt tình của nàng kỹ nữ Vương Ấu Ngọc cũng rất thương tâm. Chuyện như sau:
    Thành Hoành Dương trên bờ Tương giang là một thành phố thương mãi nổi tiếng thời nhà Đường. Nơi đây có rất nhiều kỹ viện. Trong số những kỹ nữ thời danh hồi ấy, Vương Ấu Ngọc là một kỹ nữ trội nhất của vùng Tương giang. Nàng Vương chẳng những trội về nhan sắc, lại có tài đàn hát rất giỏi và có nhiều tiền của . Nhiều đạt quan quý nhân, nhiều khách phong lưu văn mặc từ kinh đô Tràng An đổ xô về Hoành Dương của vùng Tương giang để tìm cuộc vui với kỹ nữ Vương Ấu Ngọc. Nhưng không phải ai tìm đến nàng Vương cũng tiếp, mặc dù nàng chỉ là một kỹ nữ. Nhiều người đã khuyên nàng, với tài sắc như thế, nàng nên về kinh đô Tràng An để dễ bề tiến thân hơn, nhưng nàng Vương không cho những lời khuyên ấy là phải! Trong thâm tâm, Vương Ấu Ngọc đâu có muốn mình luôn là một đóa hoa trong chốn phong trần, mà nàng chỉ mong kiếm được một tấm chồng xứng đáng để tạo lập hạnh phúc gia đình, hiềm gì chưa gặp được bạn tri kỷ tri âm...
    Một chiều kia, có một khách hào hoa phiều lãng tên Liễu Phú từ Lạc Dương tới và đã gặp kỹ nữ Vương Ấu Ngọc. Chỉ qua một đêm thơ và rượu, Liễu và Vương đâu quyến luyến nhau và không còn muốn rời xa nhau nữạ. Vương Ấu Ngọc đề nghị tự nguyện làm vợ Liễu Phú, nhưng Liễu lặng thinh không đáp.
    Sáng hôm sau hai người chia taỵ Liễu Phú thay vì xuôi thuyền đi Lĩnh Nam như ý định trước kia thì bây giờ không đi nữạ Chàng ở lại Hoành Dương và neo thuyên trên một khúc Tương giang vắng vẻ, nhưng cũng không trở lại kỹ viện để gặp nàng Vương. Lý do là Liễu đã cạn tiền.
    Mấy hôm sau, Vương Ấu Ngọc được tin Liễu Phú vẫn còn ở lại Hoành Dương nên nàng tức tốc đi tìm. Rồi nàng cũng gặp được chàng trên một khúc sông Tương vắng vẻ. Hai người ôm nhau mừng mừng tủi tủi .... Cùng ngồi trên thuyên thả trôi chầm chậm trên dòng Tương giang, Liễu Phú giải thích lý do chàng nín lặng khi nghe Vương đề nghị cuộc sống lứa đôị, Liễu Phúc không ngần ngại thố lộ chuyện đời tư của mình cho người yêu nghe. Thì ra trước đây vì một chuyện bất bình, Liễu Phú can tội sát nhân có một người đàn bà chứng kiến. Người đàn bà ấy buộc Liễu phải lấy bà ta làm vợ nếu không thì bà ta sẽ đi tố cáo. Liễụ Vì không muốn vương vào vòng tù tội nên Liễu Phú đành chấp nhận lấy người đàn bà ấy làm vợ, sống chung với nhau ở Trường Sa, nhưng chẳng có hạnh phúc gì cả.
    Nghe xong chuyện của người yêu, Vương Ấu Ngoc. bằng lòng bỏ ra hai trăm vạn tiền cho Liễu Phú giải quyết dứt khoát với người đàn bà ấy để chung sống với nàng. Để có được số tiền đó Vương Ấu Ngọc phải bán hết tư trang của nàng cộng với số tiền nàng dành dụm bấy lâu.
    Liễu Phú trở về Trường Sa dứt khoát với vợ rồi quay lại Hoành Dương chung sống với Vương Ấu Ngọc. Bấy giờ tiền bạc của cải đã hết sạch, Vương Ấu Ngọc đành phải lưu lại kỹ viện để tiếp khách. Tuy nhiên, cuộc sống của Vương và Liễu rất hạnh phúc. Vương định rằng vài bốn năm sau, khi đã dành dụm được một số vốn kha khá thì nàng sẽ giã từ kỹ viện đễ cùng Liễu Phú xây dựng một cuộc sống vợ chồng bình thường như bao nhiêu cặp vợ chồng bình thường khác trên đời.
    Hai người hưởng hạnh phúc với nhau chưa được bao lâu thì Liễu Phú nhận được tin cha chàng qua đờị Vậy là Liễu phải về Lạc Dương để cư tang cha. Lúc chia tay nhau, Vương Ấu Ngọc nói:
    - Thiếp sẽ chờ chàng, dù thời gian bao lâu thiếp cũng vẫn chờ.
    Sau đó Vương Ấu Ngọc cũng dành dụm được một số ít của cải, nàng mạnh dạn rời bỏ kỸ viện, mướn một căn nhà nhỏ ở ngoại vì thành Hoành Dương sống âm thầm chờ đợi Liễu Phú, với nghề may thuê vá mướn.
    Liễu Phú đi đã nửa năm mà chẳng có một tin tức gì cho Vương Ấu Ngọc khiến nàng sầu khổ vô cùng. Bạn bè của Vương cho rằng Liễu Phú là kẻ bạc tình, khuyên Vương nên trở lại kỹ viện thi thố tài năng. Vương Ấu Ngọc không nghe và nhất định bênh vực người yêu, cho rằng Liễu Phú không phải là một kẻ bạc tình bội nghĩa.
    Rồi một năm trôi qua, Liễu Phú vẫn bặt vô âm tín. Bấy giờ Vương Ấu Ngọc cắt một lọn tóc bỏ vào phong thư thuê người về Lạc Dương tìm Liễu Phú. Niều ưu uất của sự tương tư đã làm cho Vương Ấu Ngọc bắt đầu tiều tụy, võ vàng...
    Về phần học Liễu, quả thật chàng không phải là kẻ bạc tình. Khi từ giả Vương Ấu Ngọc về tới Lạc Dương thì Liễu bị bắt hạ ngục, vì sự tố cáo của người đàn bà mà chàng dứt khoát trước kiạ Thế là từ đó chàng bị cắt đứt hoàn toàn với bên ngoài thì làm sao liên lạc với Vương Ấu Ngọc được ?
    Người được Vương Ấu Ngoc. thuê đi tìm Liễu Phú cũng chẳng biết tung tích của chàng ở đâu nên đành về không. Vương Ấu Ngọc quá đau khổ nên một ngày kia nàng ngã bệnh. Tiền bạc ngày một vơi đi mà bệnh tình thì trầm trọng thêm chớ không thuyên giảm.
    Chuyện tình khổ đau của VươNg Ấu Ngọc được lan truyền khắp vùng Tương giang. Nhiều tay phú thương vốn si mê nàng từ lâu, nay nhờ mai mối đến xin kết hôn với nàng nhưng tất cả đều bị Vương từ chối, Nàng nhất định giữ lòng chung thủy với Liễu Phú. Tiền bạc cạn sạch, Vương đành ôm đàn ra đứng ở đầu chợ đàn hát kiếm ăn độ nhật.
    Giữa lúc ấy thì có một thương nhân từ Lạc Dương tới, tìm Vương Ấu Ngọc và trao cho nàng một bài từ của Liễu Phú gởi cho nàng. Bài từ rằng:
    "Nhân gian tối khổ, tối khổ thị phân ly
    Quân đi ngã, ngã ái quân, thanh tháo nga đầu nhân độc lập
    Hoa thuyền đông khứ lỗ thanh trì
    Sở thiên đê, hồi vọng xứ lưỡng y
    Hậu hội dã tri câu hữu nguyện, vị tri hà nhật thị giai kỳ, tâm hạ sự loạn như ti,
    Hảo thiên lương dạ hoàn hư hoá, cô phụ ngã, lưỡng tâm tri nguyện quân gia, ai trường tại nhất song phị"
    (Điều khổ nhất nhân gian là cánh phân ly
    Tôi yêu em, em yêu tôi, ngọn cỏ xanh mướt đầu sông, một mình đứng ngóng trông con thuyền lặng lẽ xuôi về đông, tiếng bơi chèo chầm chậm.
    Trời nước Sở nặng u buồn, người đứng vọng phía xa lòng cô tịch,
    Ngày nào gặp nhau chúng ta sẽ hiểu, nhưng bao giờ chúng ta mới được hội ngộ, tâm sự rối như tơ,
    Hôm nay đêm mai trôi mãi, dù em có phụ tôi thì tâm hồn tôi vẫn nguyện được cùng em như chim liền cánh).

    Biết người yêu vẫn còn tưởng nhớ đến mình, Vương Ấu Ngọc lấy làm sung sướng lắm và nàng đã học thuộc bài từ của chàng. Nàng hy vọng một ngày nào đó sẽ được tái ngộ người yêụ Hàng ngày Vương Ấu Ngọc vẫn ôm đàn ra chợ hát ca với niềm phấn khởi trong tâm hồn, mặc dù bệnh tình của nàng không hề thuyên giảm. Nàng hát bài từ của Liễu Phú khiến ai nghe cũng mũi lòng khó cầm được nước mắt.
    Nửa tháng sau ngày nhận được tin tức người yêu, Vương Ấu Ngọc trút hơi thở cuối cùng vì bệnh tình đã quá trầm trọng. Trong cây đàn của người kỹ nữ tài sắc ấy, người ta tìm thấy bài từ ai oán của người yêu nàng...
    Tin Vương Ấu Ngọc từ trần khiến cả thành Hoành Dương xôn xaọ Từ bạn bè cho đến những kẻ ái mộ nàng lâu nay, không ai là không tỏ lòng thương tiếc. Người ta chun g tiền xây cho nàng một ngôi mộ tuyệt đẹp, dựng một tấm bia đơn giản: "Liễu thị phu nhân chi mộ".

  3. boydienbien

    boydienbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    đọc đến cai tích này thấy nó tình quá hì hì
    "Điều khổ nhất nhân gian là cánh phân ly
    Tôi yêu em, em yêu tôi, ngọn cỏ xanh mướt đầu sông, một mình đứng ngóng trông con thuyền lặng lẽ xuôi về đông, tiếng bơi chèo chầm chậm.
    Trời nước Sở nặng u buồn, người đứng vọng phía xa lòng cô tịch,
    Ngày nào gặp nhau chúng ta sẽ hiểu, nhưng bao giờ chúng ta mới được hội ngộ, tâm sự rối như tơ,
    Hôm nay đêm mai trôi mãi, dù em có phụ tôi thì tâm hồn tôi vẫn nguyện được cùng em như chim liền cánh"
    hoạ nào hơn hoạ phân ly
    buồn thương xa cách người đi kẻ về
    ân tình lạc chốn u mê
    ngàn năm Vương đọng não nề vì ai
    Liễu sầu thu đọng nét hài
    đầu sông ngọn sóng vì ai bạc đầu
    vọng người khắc khoải đêm sâu
    hiểu nhau hạnh ngộ là câu rối bời
    nguyện tình liền cánh chim trời
    chớ vì khinh bạc mở lời..đường xa..
    iem là cứ thấy tìa gì hay hay là bon chen tý,có gì không hay,không phải phép các bác bỏ quá cho hi` hi`
  4. hoatina_hn

    hoatina_hn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/07/2006
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0

    Boydienbien à, tự nhiên đi, tự nhiên như Người rừng bọn mình vẫn thế ấy
    Hà Nội chiều nay nắng vàng, gió lộng, trời mát....thời tiết đẹp thế mà chả có lúc nào bước ra ngoài...thơ cũng chẳng viết được câu nào ra hồn cả...Đúng là phí của giời...Thôi, chuẩn bị về sớm vậy. Gửi lại một bài thơ cũ...
    Nhớ
    Chiều nắng vàng qua phố
    Nhớ người đang nơi đâu
    Nắng vàng ơi nói hộ
    Ta nhớ ai mụ đầu...
    Chưa một lời hẹn ước
    Sao như là của nhau
    Đời nào ai biết trước
    Biển cạn hay bãi dâu...
    Ru mình trong chiều nhớ
    Nghe tim này nhói đau
    Biết Người nơi phương ấy
    Mộng tình được bao lâu?...
    HoaTiNa
  5. hoatina_hn

    hoatina_hn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/07/2006
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0

    Hihi....ít ra cũng phải thế chứ, hôm nay đẹp trời, viết xong bài này mình khoái ghê, thơ vui cho cơn gió hôm nay...
    Đúng là cái duyên ngầm sẵn có
    Anh từ đâu lọ mọ vào đây
    Ngày trời có gió heo may
    Gió xôn xao đám lá cây bên tường
    Khi chưa biết thấy chừng ngài ngại
    Yên tâm rằng chẳng phải người mơ
    Phía sau nào có thể ngờ
    Hào hoa lưng túi gió thơ chẳng đùa
    O ép lòng thôi đừng thổn thức
    Nhớ nhung hoài một mực không nghe
    Giơì ơi, ai kéo tôi về
    Khiếp thôi, sao lại đi mê người này...
    Hí hí...
    HoaTiNa

  6. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Quá chuẩn, thank you very much!
    Mà này, rõ ràng đêm qua anh thấy nó trúc trắc (cả 2 câu kết nữa) song không biết phải sửa ra sao.Không lẽ đầu óc mình giờ tệ thế cơ à!
    Đọc hết cả lô xích xông những điển tích rồi. Thắc mắc chút là bài "Sông Tương" gì đới thì câu gần cuối nó là "Tương cố bất tương kiến" chứ nhể?
    (Thuở bé cứ nghĩ quân tử là người tốt, lớn lên thì biết bậc quân tử thực ra là kẻ biết phùng thời thì đúng hơn. Tỷ như:
    Sông Tương nước chảy trong veo
    Là nơi ta giặt giải lèo mũ ta
    Sông Tương nước đục phù sa
    Thì ta lội xuống để mà rửa chân.
    Hay & có lẽ nên theo nhưng chưa hẳn đã là phong cách sống của anh.)
    Hồi mới bước chân vào đời cũng tấp tểnh làm 1 vài bài Đường, cũng niêm luật rồi đề, thực, luận, kết như ai. Nhưng giờ chán roài, nó thiếu sức sống lắm. Lại vừa thấy 1 ngài song thất lục bát của em, thú thật là là là là...
    Anh có biết dùng bơm Nhật bao giờ đâu, cứ ngang bằng sổ thẳng mà chiến.
    Ghét rồi hả?Haha, haha,..., haha!
  7. superdance_chat

    superdance_chat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    1

    Được superdance_chat sửa chữa / chuyển vào 00:53 ngày 25/08/2006
  8. superdance_chat

    superdance_chat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    1
    Hi! lập cả kế hoạch cơ ah! hoàng tráng quá nhỉ! Thôi đến năm 2011 thì lâu quá mà cũng có khi lại không nhớ! theo tôi bạn cứ lấy cái mốc là đến một nghìn năm Thăng Long là biết nhảy cơ bản hết tất cả các điệu là được rồi.
    ....................................
    Có em - tôi
    Có bốn mùa xuân
    Với những mùa say đắm
    Có em - nắng
    Hè rưng rưng rót mật
    Phượng đỏ dịu dàng khoe sắc
    Tiếng ve râm ran tê ngọt làn môi
    Có em - gió
    Thu xanh non lá liễu bồi hồi
    Lá vàng rụng nảy cành xanh lộc
    Đoá quỳnh hương thơm ngát nơi nơi
    Có em - sương
    Đông thắp lửa nụ cười
    Trên cành bàng treo tiếng dương cầm thánh thót
    Và cặp mắt mở to ấm áp
    Với nụ hôn cồn cào
    Có em - hương
    Xuân ngượng nghịu xôn xao
    Tình yêu hát bao la cánh ****
    Trên cánh đồng hoa ngỡ ngàng bay lượn
    Tôi say lịm sắc xuân
    Với bốn mùa cùng em...

    ....................................................
  9. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    hoatina_hn viết rằng:
    Nhớ
    Chiều nắng vàng qua phố
    Nhớ người đang nơi đâu
    Nắng vàng ơi nói hộ
    Ta nhớ ai mụ đầu...
    Chưa một lời hẹn ước
    Sao như là của nhau
    Đời nào ai biết trước
    Biển cạn hay bãi dâu...
    Ru mình trong chiều nhớ
    Nghe tim này nhói đau
    Biết Người nơi phương ấy
    Mộng tình được bao lâu?...
    ..........
    Họa lại:
    Nhớ!
    Ta nhớ em mụ mị
    Chiều nắng vỡ trên đầu
    Không có ai nhắn hộ
    Lòng này nhớ hóa đau
    Đời nào ai biết trước
    Biển cạn hay bể dâu
    Trầu duyên thì thắm lại
    Vôi không muốn bạc màu
    Mộng bây giờ chưa dứt
    Giấc tình chập chờn say
    Người nhớ người xa ngái
    Cuối trời mờ chân mây...
  10. hoatina_hn

    hoatina_hn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/07/2006
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0

    @Codaikhongten: Câu ?oTương tư bất tương kiến? (Nhớ nhau mà không thấy) em nghĩ là chuẩn rồi đấy anh ạ.
    Câu:
    ?oSông Tương nước chảy trong veo.
    Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.
    Sông Tương nước đục phù sa
    Thì ta lội xuống để mà rửa chân?.

    Thực ra là câu đáp của ông lão đánh cá với Khuất Nguyên, không thể nói đó là tư tưởng của người quân tử được, người quân tử là Khuất Nguyên khi đó đã nói rằng: ?oCả đời đục cả, một mình ta trong; mọi người say cả, một mình ta tỉnh; bởi vậy nên ta phải bị bãi chức?. Rồi thì: ?oTôi nghe: Mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương, vùi xác vào bụng cá, chớ sao đang trắng lôm lốp, lại chịu để vấy phải bụi dơ??
    Người quân tử thì luôn được đánh giá cao, nhưng ngay cả trong câu nói của ông lão đánh cá: ?oThánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tuỳ thời. Có phải cả đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả men, húp cả bã cho say một thể? Việc gì mà phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải phóng khí???thực ra vẫn có chút gì đó cho ta ngẫm nghĩ?
    Nói chung, em đánh giá cao một người Thông Minh hơn, người thông minh luôn biết phải làm sao giữ được sự hài hòa trong cuộc sống, và làm những gì tốt nhất - trước hết là cho bản thân mình (không kể một số trường hợp hi hữu) - thực dụng quả nhể!
    @Superdance_chat: Bây giờ đang trong giờ làm, chưa có thời gian, khi nào rảnh HoaTiNa sẽ họa lại bài này. Còn kế hoạch 5 năm ấy, có thể hoàn thành sớm cũng nên, biết đâu chả đến vài tháng sau đã học xong vài điệu cơ bản rồi ấy chứ.
    @Luonnoiloiyeu: Cảm ơn vì bài thơ họa, cảm ơn vì đã ghé qua
    HoaTiNa

    Được hoatina_hn sửa chữa / chuyển vào 09:35 ngày 25/08/2006

Chia sẻ trang này