1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Êmin và chú lợn thông minh <== cần tìm phim và truyện này

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi annylinh_tieuyeutinh, 15/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. esheep

    esheep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    1.172
    Đã được thích:
    0
    Ớ, cưng 0 đọc từ đầu à ! Chị nói là chị có mấy cuốn này tiếng Việt mờ !! . Có gì đâu, chị cho em mượn photo có ok 0 ?
    Có luôn cả cuốn PiPi tất dài. NHưng Cuốn chị đang có lại là dịch 0 hay lắm, của Quỹ Thuỵ Điển phát Hành năm nay để tặng, không bán.
    Cuốn PiPi chị tâm đắc là cuốn " PiPi Lăng-x-tơ-rum" NXBKim Đồng ( nó dịch cái tên thế) cuốn này biên tập và dịch hay cực nhưng chị cho bạn mượn bọn nó nhất quyết 0 trả. .huhuhu..
    Êmin chị cũng có 2 cuốn, 1 của KĐ : dịch hay
    1 của Quỹ văn Hoá Thụy ĐIển : dịch được, nhưng toàn sai lỗi chính tả và biên tập rất ẩu, có đoạn bị lặp lại 2 lần, có đoạn thì bị lộn ngược, đọc hơi khó chịu.
    Em muốn mượn cuốn nào thì bẩu chị nhá.
  2. trom_via

    trom_via Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Mình tìm được chỗ này nó cho down phim nhưng lại fải trả tiền qua di động ( ở TQ ), mình thì ko dùng, thế mới đau.
    Emil
    http://www.mov6.com/title/tt0072931/
    Pippi
    http://www.mov6.com/title/tt0213159/
    Để tìm tiếp vậy !
  3. kylie

    kylie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến chuyện Pipi Lăng stơ rum tự nhiên nhớ con cún con nhà mình thế. Hồi trước vì đọc truyện này thấy hay quá nên đặt tên con cún là pipi. Nó cũng nhắng nhít và buồn cười như con bé pipi trong truyền vậy .
    Giá mà được đọc lại nhỉ. Quyền đấy mình cũng làm mất mất rồi
  4. deejayz-x

    deejayz-x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    0
    Không biết có ai đã từng đọc truyện Chú bé Nicholas chưa nhỉ, mình chả nhớ của ai chỉ biết là của Pháp thôi, rất nhố nhăng, giọng văn đặc biệt, ngôn ngữ đáng yêu không thể tả
    Để thử đi liên hệ xem có lấy được phim Êmin đấy không
  5. resurrection

    resurrection Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    575
    Đã được thích:
    0
    hix hix huuhu mình cũng thích fim Emin lắm, ngày còn bé xem đến bây h vẫn nhớ. giá mà bây h đc xem lại, thấy mọi ng có truyện, sướng thế đã nhìn thấy 1 lần rồi nhg vì vội nên ko mua, lần sau đến chả còn nữa, ai ngờ đâu truyện đó nó ko fát hành nữa. ĐAU!! bao lâu nay rồi, hôm nay ngồi mò ở đây lại thấy các bác nói đến nó làm em lên cơn thèm buồn wá, search mãi mà chả kiếm đc chỗ nào download cả...
  6. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua tình cờ Tớ thấy Truyện này trên máy ở nhà thằng bạn, không biết có đủ không nhưng post lên cho mọi người cùng đọc nhé! Vì bản này sai lỗi chính tả khá nhiều nên tớ sẽ sửa lại và post lên từng phần, chúc mọi người cuối tuần vui vẻ, hy vọng sẽ có những giây phút thoải mái khi đọc câu chuyện này:
    Astrid Lindgren
    Ê-min và chú lợn thông minh​

    Chưa bao giờ ở làng Lơn-nơ-béc-gơ, tỉnh Xméc-len, và có thể trên thế giới nữa, lại có một cậu bé tinh quái như Ê-min. Cậu sống trong trang trại Cát-thun tại Lơn-nơ-béc-gơ, thuộc Xméc-len, Thụy Điển từ rất lâu rồi. Không ai có thể tin được là khi lớn lên cậu bé lại trở thành chủ tịch Hội đồng địa phương và là người cừ khôi nhất ở Lơn-nơ-béc-gơ. Nhưng đúng là như vậy đấy! Mẹ Ê-min, bà An-mơ Xven-xơn đã ghi lại tất cả các trò nghịch ngợm của cậu bé vào những quyển vở bìa xanh da trời cất trong ngăn kéo bàn. Cuối cùng cái ngăn kéo đầy chặt những vở là vở đến nỗi gần như không thể mở ra được, bởi vì luôn có một quyển bị cong lên và bị mắc. Hiện giờ những quyển vở đó vẫn còn để trong ngăn chiếc bàn cũ kỹ, trừ ba quyển mà Ê-min đã có lần gạ bán cho cô giáo của cậu ở Trường Chủ Nhật khi cậu cần tiền. Cô giáo không chịu mua, nên cậu bé đã xé tất cả vở để gấp thuyền, đem thả trên dòng sông ở Cát-thun. Vì vậy, từ đó trở đi, không ai còn được nhìn thấy ba quyển vở ấy nữa. Cô giáo Trường Chủ Nhật không tài nào hiểu được tại sao Ê-min lại muốn cô mua những quyển vở của cậu.
    - Cô biết dùng vở của em làm gì được? -Cô ngạc nhiên hỏi.
    - Thì cô dùng để dạy bọn trẻ đừng hư như em, Ê-min trả lời.
    Đúng, Ê-min biết rất rõ cậu là đứa bé hư như thế nào. Mà nếu cậu cố quên điều đó đi thì chị ở gái Li-na luôn nhắc cậu nhớ lại.
    - Cho em đi học ở Trường Chủ Nhật thật phí thời gian, chị nói.
    - Nó chẳng làm cho em tốt lên được, và em sẽ chẳng bao giờ được lên thiên đàng đâu. à, trừ khi họ cần em lên đấy để gây sấm sét và chớp.
    - Chị chưa bao giờ thấy đứa trẻ nào như cậu bé đó cả, Li-na vừa nói vừa lắc đầu khi chị cùng với I-đa, em gái Ê-min, đi ra đồng cỏ; ở đó I-đa có thể hái dâu dại trong lúc Li-na vắt sữa bò. I-đa xâu dâu vào những cọng rơm và đi về nhà với năm xâu đầy. Còn Ê-min chỉ thuyết phục em cho mình hai xâu thôi: điều đó chứng tỏ ít ra cậu cũng không phải là quá tồi. Xin đừng nghĩ rằng Ê-min thích đi ra bãi để vắt sữa bò cùng với chị Li-na và bé I-đa. Ồ không đâu, cậu ta thích làm cái gì hấp dẫn hơn cơ. Cho nên cậu chụp lấy cái mũ lưỡi trai và khẩu súng của mình, chạy thẳng ra cánh đồng và nhảy lên con ngựa Lu-cax. Ngựa phi nước đại xuyên qua các bụi cây phỉ, làm cho đất cát bay tứ tung phía sau. Ê-min thích chơi trò "kỵ binh Xméc-len tấn công". Cậu đã được xem tranh những chiến binh ấy trên báo, nên cậu biết rõ là mình phải làm gì. Mũ lưỡi trai, khẩu súng và Lu-cax là những của báu của Ê-min. Lu-cax là ngựa của Ê-min, vâng, con ngựa riêng của cậu, bởi vì cậu đã thắng cuộc và giành được nó ở hội chợ Vim-mơ-bai. Cái mũ lưỡi trai màu xanh da trời là một vật xấu xí mà bố đã mua cho cậu. Khẩu súng làm bằng gỗ; chính An-phrết -anh lực điền của trang trại Cát-thun đã làm cho Ê-min bởi vì anh ta rất yêu các chú bé. Ê-min có thể tự đẽo được khẩu súng riêng, bởi vì cậu rất giỏi gọt đẽo, mà cậu cũng có nhiều dịp thi thố tài năng. Bạn thấy đấy, cứ mỗi lần Ê-min nghịch ngợm thì cậu lại bị phạt nhốt trong kho để dụng cụ; ở đó cậu thường đẽo những hình người gỗ ngộ nghĩnh. Cậu có tới ba trăm sáu mươi chín hình người gỗ, đến giờ vẫn nguyên vẹn, không kể một hình mà mẹ cậu thấy quá giống ông mục sư, nên đã chôn đằng sau bụi cây nho đỏ không hạt.
    - Mẹ con mình không được để cho ai thấy đấy nhé, mẹ Ê-min dặn.
    Kể đến đây hẳn bạn đọc đã biết ít nhiều về Ê-min rồi. Bạn biết là cậu ta chơi đùa quanh năm, từ mùa hè đến mùa đông. Vì tôi đã đọc tất cả những quyển vở bìa xanh, nên tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một vài ngày của Ê-min. Bạn sẽ nhận thấy ngay là Ê-min cũng làm rất nhiều việc tốt. Dĩ nhiên là tôi sẽ kể cho các bạn những cái tốt cũng như những trò khủng khiếp của cậu ta. Có trò thì rất quỷ quái, nhưng có trò thì lại hoàn toàn vô hại. Chỉ riêng ngày 13 tháng 11 là cậu thực sự phạm sai lầm lớn. Không, đừng bắt tôi phải kể ra, tôi sẽ không bao giờ kể cho bất cứ ai đâu vì tôi đã hứa với mẹ Ê-min. Không, chúng ta sẽ chọn một ngày mà Ê-min xử sự khá ngoan, mặc dù bố cậu không đánh giá như vậy.
    Vào một ngày thứ bảy trong tháng sáu, ở trang trại Bách-hô-va diễn ra cuộc bán đấu giá. Mọi người ai cũng định tham dự, vì những cuộc bán đấu giá được dân làng Lơn-nơ-béc-gơ và cả dân tỉnh Xméc-len nữa ưa thích. Bố của Ê-min, ông An-tôn Xven-xơn tất nhiên cũng đi. Anh An-phrết và chị Li-na nằn nì ông nhiều quá, nên ông đành phải đồng ý cho họ đi cùng; và dĩ nhiên Ê-min được đi rồi. Nếu bạn đã được đến một cuộc bán đấu giá, ắt bạn sẽ hiểu ngay. Bạn sẽ biết là nếu ai muốn bán đồ đạc gì đó, thì cứ việc mang tới cuộc bán đấu giá để những người khác đặt giá mua chúng. Những người ở trang trại Bách-hô-va muốn bán tất cả tài sản để sang Mỹ sinh sống, giống như rất nhiều người thời bấy giờ, và họ không thể mang theo giường, chảo rán, bò, lợn, gà. Bởi vậy mà buổi sớm mùa hè này mới có cuộc bán đấu giá ở Bách-hô-va. Bố của Ê-min hy vọng mua rẻ được một con bò, hay có thể một con lợn nái, hoặc chí ít là một đôi gà mái. Đó là lý do tại sao ông lại muốn đến trang trại Bách-hô-va, và đó cũng là lý do tại sao ông lại cho phép anh An-phrết và chị Li-na đi theo
    - Để mang những con vật mua được, bởi lúc về, ông cần sự giúp đỡ của họ.
    - Nhưng Ê-min sẽ định làm gì ở đó, thì tôi chịu đấy, bố Ê-min bảo.
    -Chúng ta đừng để cho Ê-min gây rắc rối, chị Li-na nói.
    - Chắc chắn là sẽ có nhiều chuyện phải nói. Chị Li-na biết là tại các cuộc bán đấu giá ở Lơn-nơ-béc-gơ, hay ở cả Xméc-len thường xảy ra các trận cãi cọ và đánh nhau, nên chị nói như vậy cũng đúng. Tuy vậy, mẹ Ê-min lại nhìn chị, nghiêm khắc bảo:
    - Nếu Ê-min muốn đi thì nó sẽ được đi. Không việc gì đến cô cả. Cô chỉ cần biết xử sự cho đúng và đừng có bám theo những gã đàn ông như cô vẫn thường làm, thế là đủ. Nhận xét đó làm cho chị Li-na phải im bặt. Ê-min đội mũ lưỡi trai, sẵn sàng lên đường.
    - Nhớ mua cho em cái gì nhé, -bé I-đa ngoẹo đầu sang một bên, nhắc. Bé không dặn điều đó với riêng ai, thế mà bố lại quắc mắt giận dữ.
    - Lúc nào cũng mua, mua, tao chẳng bao giờ nghe thấy cái gì khác cả. Chẳng phải là tao đã mua cho mày mười xu kẹo hôm sinh nhật mày hồi tháng giêng rồi sao, mày không nhớ à? Ê-min vừa định hỏi xin bố ít tiền
    - Cậu không thể đi tay không tới cuộc bán đấu giá được. Nhưng nghe thấy thếcậu biết là không nên. Rõ ràng lúc này không phải là lúc xin tiền bố: ông đã ngồi sẵn trên xe ngựa, sốt ruột đợi đi.
    "Mình không thể có tiền bằng cách này rồi, phải tìm cách khác vậy thôi", Ê-min tự nhủ. Cậu nghĩ ngợi một lúc rồi bảo:
    - Bố cứ đi trước đi. Con sẽ cưỡi con Lu-cax đến sau. Nghe vậy, bố Ê-min hơi nghi ngờ, nhưng vì đang vội nên ông chỉ nói:
    - Được thôi, nhưng tốt hơn hết là mày nên ở nhà với mẹ và em. Nói rồi, ông vung roi quất ngựa. Xe chạy. Anh An-phrết vẫy tay tạm biệt Ê-min còn chị Li-na vẫy tạm biệt I-đa. Mẹ Ê-min gọi với theo bố Ê-min:
    - Hãy cẩn thận ông nhé!
    Bà phải dặn như vậy, bởi vì bà cũng biết được mức độ ghê gớm của những cuộc đánh nhau thường xảy ra tại các cuộc bán đấu giá. Chiếc xe ngựa biến mất sau chỗ rẽ. Ê-min đứng trong đám bụi dõi theo họ. Sau đó cậu lại bận rộn. Cậu phải có tiền bằng mọi cách, và bạn chẳng thể nào đoán được đâu. Nếu bạn là một đứa bé Xméc-len hồi Ê-min còn nhỏ, bạn hẳn phải biết rõ về những cái cổng hồi ấy có ở khắp nơi. Những cái cổng ấy ngăn lũ bò và cừu ở trong bãi chăn, còn tôi thì lại nghĩ là chúng được làm ra để giúp trẻ con Xméc-len kiếm tiền. Cứ mỗi lần chúng mở cổng hộ những người nông dân ngồi xe ngựa kéo, họ rất lười xuống xe, thì chúng lại kiếm được hai xu. Trang trại Cát-thun cũng có một chiếc cổng, nhưng Ê-min kiếm được rất ít đồng hai xu, bởi vì trang trại Cát-thun ở rìa làng, và ít người qua lại đấy.
    Chỉ có đúng một trang trại gần nhất, đó chính là Bách-hô-va, trang trại tổ chức cuộc bán đấu giá. "Ai đến cuộc bán đấu giá cũng sẽ phải đi qua cái cổng này cho mà xem", -chú bé Ê-min thông minh đã nghĩ như vậy. Ê-min đứng canh cổng suốt một giờ đồng hồ và cậu kiếm được năm cua-ron, bảy mươi tư xu. Thử tưởng tượng xem, ngựa và xe ngựa đi như trẩy hội. Thế là cậu chỉ kịp đóng cổng cho người này vừa đi qua là lại phải mở cổng cho người khác đi tới. Tất cả những người nông dân đi qua đó đều đang phấn khởi, họ vui vẻ ném vào mũ của Ê-min đồng hai xu hoặc năm xu. Vài ông già tràn ngập niềm vui với cảnh mùa xuân, ném cho cậu đồng mười xu, mặc dù ngay sau đó họ có thể hối tiếc. Riêng ông chủ trang trại Crắc-xtốp lại nổi giận khi Ê-min đóng sập cổng ngay trước mõm con ngựa cái của ông:
    - Mày đóng cổng lại làm gì, hả? ông ta la lên.
    - Cháu phải đóng cổng lại, sau đó mới mở ra chứ ạ, Ê-min phân trần.
    - Tại sao mày không để cổng mở luôn suốt ngày được? ông ta cáu kỉnh hỏi lại.
    - Cháu đâu phải là thằng ngốc, Ê-min đáp
    - Đây là lần đầu tiên cháu kiếm chác được bằng cái cổng cũ dớ dẩn này.
    Nhưng ông ta lại cầm roi quật cho Ê-min một cái và không ném cho cậu xu nào cả. Khi mọi người đi dự cuộc bán đấu giá đã qua cổng hết, không thể kiếm tiền thêm được nữa, Ê-min cưỡi lên con ngựa Lu-cax, thúc nó phóng nhanh đến nỗi những đồng xu trong túi cậu nẩy lên và kêu xủng xoẻng. Cuộc bán đấu giá ở trang trại Bách-hô-va đang vào lúc nhộn nhịp nhất. Mọi người tụ tập quanh các món hàng được đem ra sân trại. Trong ánh nắng rực rỡ, trông chúng thật lạc lõng. Người bán đấu giá đứng trên một thùng rượu đặt giữa đám người huyên náo. Người ta hăng hái rao bán nhất là những cái chảo rán, cốc cà phê, ghế tựa... và những gỉ những gì tôi cũng chẳng biết nữa. Cũng cần giải thích thêm là ở cuộc bán đấu giá, bạn sẽ xướng thật to lên cái giá mà bạn định trả cho người bán, để mua một món hàng nào đó. Nhưng nếu lúc đó có ai trả giá cao hơn, người đó sẽ mua được. Hàng bán ở đây có thể là cái bàn bếp, hoặc một thứ gì đó. Tiếng xì xào lan ra khắp đám đông khi Ê-min cưỡi con Lu-cax sầm sập tiến vào sân trại. Có thể nghe thấy họ thì thầm: "Thằng bé ở trang trại Cát-thun lại dẫn xác đến rồi đấy. Mau mà về nhà thôi!". Ê-min nôn nóng muốn mặc cả ngay bởi vì trong túi cậu có rất nhiều tiền; cậu chóng mặt vì thấy nhộn nhịp. Thậm chí, chưa kịp xuống ngựa, cậu đã vội đặt giá ba cua-ron cho cái khung giường bằng sắt -mà thực ra dù người ta có cho không cậu, cậu cũng không thèm. May mắn thay, một bà nông dân đã trả giá bốn cua-ron để mua, nên Ê-min thoát nạn.
  7. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Nhưng cậu tiếp tục say mê đặt giá tất cả mọi thứ, nên chỉ trong nháy mắt, cậu đã nắm trong tay ba món đồ. Đầu tiên, là một chiếc hộp nhung đã bạc màu có những vỏ sò xanh lơ gắn trên nắp -cậu định tặng nó cho bé I-đa. Thứ hai, là cái xẻng nướng bánh dùng để đưa bánh vào lò nướng. Thứ ba, là cái bơm cứu hỏa đã han gỉ: thứ đó thì chẳng ai ở Lơn-nơ-béc-gơ thèm trả đến mười xu. Thế mà Ê-min lại đặt giá những hai nhăm xu. "Ôi trời, mình đâu có muốn thế", Ê-min nghĩ. Nhưng đến bây giờ đã quá muộn rồi, chiếc bơm cứu hỏa đã thuộc về cậu. Anh An-phrết đi tới. Trông thấy cái bơm của Ê-min, anh cười phá lên, nói:
    - Ê-min Xven-xơn, chủ của chiếc bơm cứu hỏa! Em định làm trò gì với cái máy kỳ cục đó vậy?
    - Để khi nào có sét đánh và gây cháy, -Ê-min đáp. Và ngay sau đó một trận sấm sét đã xảy ra, ít nhất thì đó là cách nghĩ của Ê-min. Bố cậu chộp lấy cổ áo và lắc cậu cho đến khi răng cậu va vào nhau lập cập.
    - Thằng khốn nạn. Mày có biết là mày đang làm gì đấy không? -bố Ê-min la lên. ông đang chậm rãi đi ngang bãi cỏ, chọn mua một con bò cái, thì Li-na chạy hồng hộc đến, hổn hển nói:
    - Ông chủ, ông chủ, Ê-min đang ở đây, nó đang mua một cái bơm cứu hỏa bằng tất cả số tiền có trong tay. Thế có được không ạ? Bố Ê-min không hề biết là cậu có tiền riêng. ông tin chắc là ông sẽ phải trả tiền những thứ mà Ê-min đặt giá. Cho nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên là khi thoạt nghe nói về cái bơm cứu hỏa, ông đã tái mặt đi và run sợ.
    - Bố hãy buông con ra. Con tự trả tiền mà, -Ê-min kêu oai oái. Mãi cậu mới giải thích được cho ông bố hiểu rằng cậu có tiền bởi vì đơn giản cậu đã canh cổng trang trại Bách-hô-va. Bố của Ê-min đã công nhận là cậu thông minh, nhưng ông cũng nói rằng cậu không được thông minh cho lắm khi dám vung tiền phung phí để mua một cái bơm cứu hỏa cũ kỹ.
    - Đừng để tao phải nghe mách tội mày đặt giá mua thêm một vật dớ dẩn nào nữa đấy, -ông nghiêm khắc nói. ông muốn xem các thứ mà Ê-min đã mua được và ông thật sự sửng sốt. Cái hộp bọc nhung cũ rích và cái xẻng nướng bánh vốn là những vật hoàn toàn vô dụng; cái bơm cứu hỏa lại còn tồi tệ hơn.
    - Bây giờ hãy nhớ lấy lời tao nói đây. Mày chỉ được mua những thứ thật cần thiết, nghe chưa? -bố Ê-min bảo. "Có thể là bố nói đúng, song thế nào là vật thật sự cần thiết? Ví dụ như nước ngọt sô-đa có ga có thực sự cần thiết không nhỉ?" Ê-min nghĩ bụng. Cậu cứ đi loanh quanh mãi sau cuộc nói chuyện với bố.
    Và đúng lúc đó, cậu nhìn thấy một quán bia và nước ngọt có ga ở dưới lùm cây tử đinh hương. Gia đình Bách-hô-va khá tháo vát, họ mua hẳn mấy thùng bia từ nhà máy bia ở Vim-mơ-bai về bán cho những người cần giải khát tại cuộc bán đấu giá. Từ trước tới giờ, Ê-min chỉ mới được uống nước ngọt sô-đa có ga đúng một lần. Tâm hồn cậu bay bổng lên khi bất chợt nhận thấy ở đây có bán nước ngọt. Thật may mắn làm sao! Cậu lại đang có tiền trong túi. Ê-min gọi mua và uống ngay tắp lự ba chai nước ngọt. Trận sấm sét thứ hai đã nổ ra. Bố cậu đột nhiên xuất hiện và lắc cậu mạnh đến nỗi nước sô-đa sặc cả lên mũi.
    - Thằng khốn nạn. Mày đứng đây nốc nước ngọt sô-đa có ga chỉ vì mày mới kiếm được vài đồng ranh phải không? Khi đó Ê-min phát khùng lên và cậu không còn tự kiềm chế được nữa.
    - Con điên tiết lên rồi đấy. Khi không có tiền, con đã không được uống nước sô-đa. Còn khi có chút tiền, con lại bị cấm uống nước sô-đa. Vậy khi nào thì con được uống nước sô-đa? Thật là đồ quỷ tha ma bắt! Bố Ê-min nghiêm mặt nhìn cậu:
    - Mày sẽ phải vào kho khi nào về nhà! ông không nói thêm gì nữa, bỏ đi xem lũ bò. Ê-min cảm thấy xấu hổ. Cậu thấy mình quá cục cằn. Không những cậu đã vô lễ với bố, mà tệ nhất là cậu lại còn nói "đồ quỷ tha ma bắt"
    - Câu đó tương tự như một câu nói tục, mà ở trang trại Cát-thun lại cấm nói tục. Bạn thấy đấy, bố Ê-min là người trông coi nhà thờ mà. Cậu đứng hổ thẹn ở đó khoảng vài phút, sau đó mua thêm một chai nước ngọt sô-đa khác để làm quà cho anh An-phrết. Họ ngồi tựa lưng vào bức tường gỗ của nhà kho và nói chuyện trong lúc anh An-phrết uống nước ngọt. Anh nói rằng chưa bao giờ được uống thứ nước nào ngon như thế này.
    - Anh có nhìn thấy chị Li-na đâu không ạ? -Ê-min hỏi. Anh An-phrết giơ tay chỉ cho Ê-min. Chị Li-na đang ngồi tựa lưng vào hàng rào trên bãi cỏ, còn bên cạnh là ông chủ trại Crắc-xtốp, chính ông già đã quất Ê-min bằng cái roi ngựa. Rõ ràng là chị ấy đã quên tất cả những lời răn đe của mẹ Ê-min. Chị đang tán tỉnh và cười đùa, y như chị vẫn thường làm khi đi đâu đó. Rõ ràng là ông nông dân của trang trại Crắc-xtốp thích sự ve vãn của chị Li-na, còn Ê-min lại lấy làm thích thú khi trông thấy cảnh đó. Cậu nói đầy hy vọng:
    - Này, anh An-phrết, nếu chúng ta gả chị ấy cho ông nông dân ở trang trại Crắc-xtốp thì chị ấy sẽ thôi theo đuổi anh nhỉ? Bạn thấy đấy, chị Li-na đã chọn anh An-phrết làm chồng chưa cưới và chị quyết định lấy anh, mặc dù anh cố phớt lờ chị. Vấn đề là làm thế nào giúp anh An-phrết thoát khỏi chị Li-na khiến anh An-phrết lẫn Ê-min đau đầu suốt bao lâu nay. Hai anh em rất phấn khởi với ý nghĩ là ông nông dân ở trang trại Crắc-xtốp mê chị Li-na. ông ta thì già
    - Tất nhiên rồi -lại hói nữa, nhưng ông ấy có một trang trại nhỏ và chắc chắn chị Li-na sẽ rất vui mừng đựơc làm bà nông dân của trang trại Crắc-xtốp.
    - Chúng ta phải cẩn thận, đừng để cho ai quấy rầy họ, -Ê-min nói. Cậu biết là chị Li-na sẽ phải nịnh nọt và tán dương ông nông dân ở trang trại Crắc-xtốp để ông ta "mê đi" và "cắn câu"! Bố Ê-min có ý định mua một con lợn nái sắp đẻ, nhưng ông lại thấy nhiều người đặt giá mua bò. Một nông dân ở trang trại Ba-xtơ-phôn muốn mua cả bảy con, nên bố của Ê-min phải bỏ ra tám chục cua-ron để mua con bò mà ông ưng ý. ông cứ lầm bầm mãi vì phải tiêu một món tiền to như vậy, nên bây giờ ông chẳng còn xu nào để mua gà nữa. ông nông dân ở trang trại Ba-xtơ-phôn cũng đặt giá và mua cả đàn gà, trừ một con ông ta không thích.
    - Con gà què ông định bán cho tôi là món hàng tốt nhỉ? ông nên vặn cổ nó đi thì hơn đấy! Con gà mà ông nông dân ở trang trại Ba-xtơ-phôn không thích đã có lần bị gãy một chân và được chữa khỏi
    - Đó là lý do tại sao con vật xấu số lại đi khập khiễng. Nhưng một cậu bé ở Bách-hô-va đứng cạnh Ê-min lại bảo với cậu:
    - Đúng là ông già ngu xuẩn không muốn mua con gà què Lôt-ta. Nó là con gà mắn đẻ nhất trong trang trại mình đấy. Thế là Ê-min kêu toáng lên:
    - Cháu đặt mua con gà què Lôt-ta này với giá hai nhăm xu. Ai nấy cười ồ lên. Tất cả mọi người trừ bố Ê-min. ông lao tới túm lấy cổ áo cậu.
    - Thằng khốn nạn. Hôm nay mày định mua bao nhiêu thứ dớ dẩn đấy hả? Hôm nay mày sẽ phải ở trong kho lâu gấp đôi! Nhưng sự việc đã lỡ rồi. Ê-min đã đặt giá hai nhăm xu và thế là xong. Con gà què Lôt-ta đã là của cậu, không cần biết bố cậu có muốn hay không.
    - Dù sao thì bây giờ em đã có hai con vật riêng rồi: con ngựa và con gà mái, -cậu bảo với anh An-phrết.
    - Đúng, một con ngựa và một con gà què, -anh An-phrết cười vang theo kiểu hài hước.
    Ê-min nhận con gà què Lôt-ta đã được đặt sẵn trong một cái hộp. Cậu để nó cạnh cái kho bằng gỗ cùng với những của báu khác: cái bơm cứu hỏa, cái xẻng nướng bánh, cái hộp bọc nhung, còn Lu-cax bị buộc bên cạnh. Ê-min ngắm nhìn tài sản của mình và cảm thấy rất vui sướng. Thế còn chị Li-na và ông nông dân trong lúc ấy ra sao? Ê-min và anh An-phrết đến xem và hài lòng nhận thấy chị Li-na rất khéo tán. ông nông dân ôm ngang lưng chị, còn chị thì ngả nghiêng và cười khúc khích. Thỉnh thoảng chị lại đẩy ông ta ra để ông ta lăn qua phía sau hàng rào.
    - Ông ấy đã có vẻ thích chị ta rồi đấy, -Ê-min nói, -hy vọng là chị ấy đừng có đẩy ông ta mạnh quá. Ê-min và anh An-phrết rất hài lòng với cách cư xử của chị Li-na nhưng lại có người không thích, đó chính là Bun-ten-i Bâu. Bun-ten-i Bâu là một tên vô lại và đại bợm nhậu ở Lơn-nơ-béc-gơ. Hầu như hắn luôn có lỗi trong các vụ đánh nhau ở các cuộc bán đấu giá, bởi vì hắn là người hay gây sự. Bạn cần phải hiểu là hồi đó các chàng trai ở các trang trại đều phải làm việc đầu tắt mặt tối quanh năm, hết tuần này đến tuần khác, nên khó có thời gian đi đâu ra khỏi trang trại. Vì thế cho nên chỉ có các cuộc bán đấu giá là dịp cho họ vui chơi. Họ không biết làm gì khác với bản tính hoang dại sôi lên trong lòng, mỗi khi có nhiều người xung quanh và họ đã uống dăm thứ rượu mạnh. Không phải ai cũng uống nước ngọt sô-đa có ga. Bun-ten-i Bâu lại càng không thích uống. Khi đi ngang qua, hắn thấy chị Li-na đang tán tỉnh ông nông dân ở trang trại Crắc-xtốp, nên nói:
    - Cô không thấy xấu hổ sao, Li-na? Tại sao cô lại đùa như vậy được với lão già hói vô dụng ấy? Lão ta quá già so với cô? Thế là xảy ra ẩu đả. Ê-min và anh An-phrết đứng theo dõi cơn tức giận bùng lên trong lòng ông nông dân trang trại Crắc-xtốp khi ông ta buông chị Li-na ra. Tại sao tên Bun-ten-i Bâu lại tới phá hỏng kế hoạch của anh An-phrết và Ê-min cơ chứ? - Đừng. Hãy đứng nguyên tại chỗ, -Ê-min sốt ruột kêu lên, bảo ông chủ trại Crắc-xtốp , -cháu sẽ "giải quyết" tên Bun-ten cho. Cậu cầm lấy cái xẻng nướng bánh và lấy hết sức bình sinh đập "bốp" vào lưng hắn ta. Thật là sai lầm. Bun-ten quay ngoắt lại, giận đỏ mặt tía tai, tóm lấy Ê-min lắc bằng hai bàn tay hộ pháp của mình đến mức Ê-min tự hỏi không hiểu mình có sống nổi không. Nhưng đúng lúc ấy anh An-phrết quát to:
    - Hãy thả thằng bé ra! Liệu hồn, tao sẽ cho mày biết tay! Anh An-phrết cũng khỏe, cho nên chỉ trong tích tắc đã vật nhau quyết liệt với tên Bun-ten. Mọi người mong đợi giây phút này. Mấy lực điền ở các trang trại khác không biết vụ đánh nhau bắt đầu từ lúc nào, nhưng cũng xông vào tham gia.
    - Họ đánh nhau chỉ vì tôi, -chị Li-na la lên.
    - Quả là bi kịch!
    - Sẽ không có tấn bi kịch nào hết đâu bởi vì em có cái xẻng nướng bánh trong tay đây này, -Ê-min quả quyết. Lúc này tất cả lực điền lăn đè lên nhau thành một đống người trên mặt đất. Họ kéo, giật, cắn, đấm, thụi nhau, chửi rủa ầm ĩ. Anh An-phrết cùng với tên Bun-ten và ông chủ trại Crắc-xtốp bị nén dưới khối thịt. Ê-min chỉ sợ họ đè chết anh An-phrết. Cậu dùng cái xẻng nướng bánh thúc vào đống người, cố giúp anh An-phrết thoát ra. Song cậu thất bại nặng nề vì chỗ nào cậu chọc vào thì chỗ đó có những bàn tay giận dữ thò ra kéo cậu vào cuộc ẩu đả. Ê-min không hình dung ra được điều đó, nên cậu nhảy lên con Lu-cax, thúc nó phi nước đại vòng quanh "trận địa". Cầm sẵn cái xẻng trên tay, cậu phi ngựa lao vào cuộc trông y hệt một hiệp sĩ với ngọn giáo ở tư thế sẵn sàng. Khi phi ngựa xung quanh, cậu liền đập mạnh xẻng vào những ai mà cậu với được tới. Cậu phi ngựa thạo dần và mau chóng gạt được lớp người trên cùng. Nhưng bọn họ vẫn liên tục nhào vào đống người. Cậu sử dụng cái xẻng nướng bánh bằng đủ mọi cách mà vẫn không thể gỡ cho An-phrết ra được. Lúc này, toàn bộ phụ nữ và trẻ con bắt đầu lo sợ; họ khóc thổn thức và gào toáng lên. Còn bố Ê-min và những người đàn ông có ý thức khác
    - Những người quá tự trọng, không thể xông vào đánh nhau được -thì đứng ngoài gào một cách vô vọng:
    - Đủ rồi đấy các cậu. Hãy còn nhiều cuộc bán đấu giá nữa cơ mà. Nên để dành lại ít sức lực cho những dịp đó chứ. Nhưng những lực điền đang mải mê đánh đấm chẳng nghe thấy gì hết. Họ chỉ muốn thụi nhau mà thôi. Ê-min ném cái xẻng nướng bánh xuống.
    - Nào chị Li-na, chị phải giúp một tay chứ đừng có mà đứng đó kêu gào, -cậu bảo.
    - Đừng quên là ở dưới đống người kia là chồng chưa cưới của chị đấy. Các bạn đều biết là Ê-min rất thông minh, nên ta thử đoán xem cậu làm gì nhé. Cậu lấy cái bơm cứu hỏa hút nước ở dòng suối ngay cạnh đó. Cậu để chị Li-na bơm còn mình thì chĩa vòi. Giá mà bạn được xem cảnh nước bắn ra nhỉ. Khi tia nước lạnh đầu tiên vừa xối vào, cả đám lực điền đều bị sặc. Tôi không nói ngoa đâu, Ê-min chỉ xối nước có dăm ba giây thì cuộc ẩu đả chậm dần lại và thôi hẳn. Lần lượt từng lực điền ló bộ mặt sưng tấy, ngạc nhiên lồm cồm bò ra khỏi đám người. Nếu ******** cờ trông thấy một vụ đánh nhau và muốn chặn nó lại thì đừng quên là nước lạnh bao giờ cũng tốt hơn xẻng nướng bánh nhé. Đám lực điền không còn giận dữ nữa. Giờ thì sinh lực bị dồn nén của họ đã tiêu tan, họ vui vẻ vô cùng vì vụ đánh nhau hôm nay đã chấm dứt.
    - Dù sao thì tuần sau sẽ lại có cuộc bán đấu giá nữa ở trang trại Nat-shớt, -Bun-ten vừa nói vừa cầm một nắm rêu rịt vào mũi để cầm máu. Lúc đó Ê-min tới bên ông chủ trang trại Nat-shớt. ông ta đang đứng ở đó xem đánh nhau và bán lại cái bơm cứu hỏa với giá năm mươi xu.
    - Em lại được lãi hai nhăm xu trong việc bán chác này, -Ê-min kể với anh An-phrết. Và chính ngày 12 tháng 6 đó ở Bách-hô-va, An-phrết đã nhận ra là Ê-min khi lớn lên có thể dễ dàng trở thành một thương gia quan trọng. Lúc này, cuộc bán đấu giá đã chấm dứt, mọi người chuẩn bị ra về.
  8. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Chú lợn nái được bỏ vào xe cùng với con gà què Lôt-ta, còn bố của Ê-min thì giận dữ lườm cái ổ của nó ở trong hộp. Chú bò Rơ-la phải lê bước khó nhọc theo sau xe, nhưng chẳng ai thèm hỏi xem nó nghĩ gì về sự sắp đặt đó. Có thể bạn đã nghe nói về những con bò đực khi nổi khùng, nhưng chắc bạn chưa biết gì về bò cái nổi khùng phải không? Nếu bạn không biết thì tôi có thể kể cho bạn. Khi con bò cái điên lên, những con thú khác phải bủn rủn cả chân, thậm chí đến con vật hung dữ nhất cũng phải chạy trốn. Dường như từ trước tới nay Rơ-la luôn là con bò hiền lành và thuần thục, nhưng khi anh An-phrết và chị Li-na cố dắt nó ra đường cái để dẫn về Cát-thun thì nó đá hậu lung tung và bỏ chạy, gầm lên kinh khủng, khiến mọi người ở cuộc bán đấu giá phải sững sờ. Có lẽ nó đã nhìn thấy các lực điền đánh nhau và nghĩ rằng người ta cần phải làm như thế ở cuộc bán đấu giá, nên cũng muốn tham dự. Dù sao chăng nữa thì nó cũng đã nổi điên lên thực sự, không ai có thể lại gần nó được. Anh An-phrết thử trước, sau đó đến bố của Ê-min, nhưng Rơ-la xông về phía họ với đôi sừng chúc xuống, rống lên giận dữ, cặp mắt hoang dại nẩy lửa khiến An-phrết và bố Ê-min phải chạy thục mông. Vài người khác định can thiệp, nhưng Rơ-la chống lại tất cả những ai vào bãi chăn rồi đuổi họ ra.
    - Quả là bi kịch, chị Li-na nói khi thấy các ông chủ trang trại, đầu tiên là chủ trang trại Bách-hô-va, rồi đến chủ trang trại Crắc-xtốp, rồi Nat-shớt, kế tiếp là Ba-xtơ-phôn và sau cùng là Bun-ten chạy thục mông, nhưng vẫn bị Rơ-la đuổi sát gót. Cuối cùng, bố Ê-min phải nổi xung, ông hét lên:
    - Tao phải bỏ ra tám mươi cua-ron để mua cái con bò trời đánh thánh vật này đây à, mày đáng ăn đạn. Tìm cho tao khẩu súng mau lên! Nói đến đây ông rùng mình, song ông biết là con bò điên rồi, chẳng thể làm gì nữa. Những người khác cũng biết thế, nên ông chủ trại Bách-hô-va chạy đi tìm khẩu súng đã nạp đạn của mình đưa cho bố Ê-min.
    - Anh hãy tự làm lấy đi, ông ta nói. Nhưng Ê-min lại kêu lên:
    - Đợi một chút. Các bạn biết rồi đấy, Ê-min rất thông minh. Cậu chạy tới bên bố, bảo:
    - Nếu bố định bắn nó thật thì tốt hơn hết là cho con đi!
    - Mày muốn lấy con bò điên này làm gì?-bố Ê-min hỏi. Để đi săn sư tử chắc? Nhưng bố Ê-min biết là cậu rất yêu súc vật, nên ông đồng ý cho cậu mang con Rơ-la về Cát-thun, nó sẽ là con bò riêng của Ê-min, cho dù nó có điên hay không. Thế là Ê-min tiến lên trước mặt ông chủ trang trại Ba-xtơ-phôn. Cậu nói:
    - Chính ông đã mua cả sáu con bò còn lại. Ông sẽ trả cháu bao nhiêu tiền nếu cháu đưa những con bò của ông về tới trang trại xa như trang trại Cát-thun? Trang trại Ba-xtơ-phôn ở mãi tít phía bên kia xứ đạo. Ông chủ trang trại Ba-xtơ-phôn biết rằng việc đưa sáu con bò về suốt đoạn đường ấy chẳng phải là dễ, vậy nên ông ta vội rút ngay khỏi túi đồng hai nhăm xu.
    - Đi đi, ông ta nói.
    - Cầm lấy này! Hãy đoán xem Ê-min làm gì nào.
    Cậu chạy xuyên qua bãi chăn bò, qua cả con Rơ-la, vào sâu trong sân trại, tháo dây buộc cho những con bò còn lại và dắt chúng đi về phía Rơ-la. Con vật thôi không kêu rống lên nữa, đưa mắt nhìn xuống: rõ ràng là nó xấu hổ vì đã hư đốn. Nhưng một con bò tội nghiệp biết làm gì được khi bị bắt phải đi một mình, xa rời chuồng trại cũ và những con bò khác mà nó từng sống cùng? Nó sợ hãi và hoang mang, nhưng chỉ mỗi Ê-min hiểu được điều đó. Bây giờ thì Rơ-la đang lóc cóc chạy theo sáu con bò kia ra đường cái, còn mọi người dự cuộc bán đấu giá thì cười lớn và nói:
    - Thằng bé ở Cát-thun hóa ra cũng không đến nỗi ngu lắm. Anh An-phrết cũng cười vang. Anh nói:
    - Nhà nuôi thú Ê-min Xven-xơn. Giờ thì em đã có một con ngựa, một con gà què và một con bò điên. Thế nào? Từng ấy con đối với em đủ rồi chứ?
    - Nhất định em sẽ có thêm, Ê-min bình tĩnh đáp. Mẹ Ê-min đứng bên cửa sổ nhà bếp ngóng mọi người trong gia đình trở về. Bà trố mắt ra khi thấy một đám diễu hành oai nghiêm đang đi trên đường. Dẫn đầu là cái xe ngựa chở bò, rồi đến bố Ê-min, An-phrết, Li-na, con lợn nái và con gà què Lôt-ta, đang kêu cục cục rất sôi nổi vì vừa mới đẻ được một quả trứng. Tiếp đến bảy con bò cái đi thành một hàng dài. Cuối cùng là Ê-min cưỡi con Lu-cax. Cậu đang dùng cái xẻng nướng bánh điều khiển lũ bò đi theo hàng. Mẹ Ê-min lao ra cửa, I-đa bám theo sau.
    - Những bảy con bò cái cơ à? Bà kêu lên với bố Ê-min.
    - Ai là kẻ khùng đấy, ông hay là tôi?
    - Không, chỉ có một con thôi, bố Ê-min lầm bầm. Ông còn lầm bầm thêm một lúc nữa vì ngại phải giải thích chi tiết mọi chuyện xảy ra ở cuộc bán đấu giá. Bà quay ra nhìn Ê-min trìu mến.
    - Cầu Chúa phù hộ cho con, Ê-min, làm thế nào mà con đoán được mẹ vừa làm gãy cái xẻng nướng bánh mấy phút trước đây, lúc mẹ cho bánh vào lò? Nhưng rồi bà lại la lên khi trông thấy cái mũi của anh An-phrết đã to ra gấp đôi.
    - Làm thế quái nào mà cái mũi anh lại thế kia? bà hỏi.
    - Chiến lợi phẩm thu được ở cuộc bán đấu giá Bách-hô-va đấy. Thứ bảy tuần tới tôi lại phải vác nó tới cuộc bán đấu giá ở Nat-shớt. Chị Li-na lầm lì trèo xuống xe ngựa. Tất cả những lời tán tỉnh và đùa cợt của chị đã tan biến.
    - Chà, sao bộ mặt của cô buồn xỉu thế? mẹ Ê-min hỏi.
    - Có chuyện gì vậy? Đau răng ạ, chị Li-na buồn bã trả lời. Ông chủ trang trại Crắc-xtốp mời chị ăn rất nhiều kẹo và những chiếc kẹo ấy càng làm chị đau răng thêm đến nỗi tưởng như đầu mình sắp sửa nổ tung. Nhưng dù đau răng hay không đau răng, thì chị vẫn đi thẳng ra bãi chăn để vắt sữa bò vì quá giờ vắt sữa từ lâu rồi. Con Rơ-la cũng đã quá giờ vắt sữa từ lâu, cả những con bò khác mua ở cuộc bán đấu giá cũng thế. Chúng rống lên ầm ĩ làm mọi người phải chú ý.
    - Nếu ông chủ trang trại Ba-xtơ-phôn không ở đây bắt sữa những con bò của ông ấy thì đâu phải lỗi tại mình, Ê-min nói và bắt đầu tự mình vắt sữa, trước tiên là Rơ-la rồi đến sáu con bò kia. Cậu vắt được sáu ga-lông sữa. Mẹ cậu cất hết vào hầm chứa để sau này làm pho-mát. Có rất nhiều pho-mát, đủ cho Ê-min và mọi người ăn trong một thời gian dài. Ê-min luộc ngay quả trứng mà con gà què Lôt-ta vừa đẻ trên đường về, đặt lên bàn bếp, trước mặt bố cậu. Ông đang ủ rũ đợi bữa tối.
    Ga-lông (gallon): đơn vị đo lường chất lỏng ở Anh. 1 ga-lông bằng 4,54 lít.
    - Đây là trứng con gà què Lôt-ta đấy, Ê-min nói. Sau đó cậu rót đầy một cốc sữa tươi cho bố.
    - Còn đây là sữa của con Rơ-la, -cậu tiếp. Bố cậu lẳng lặng ăn và uống, trong khi mẹ cậu cho bánh vào lò. Vắt sữa bò xong chị Li-na quay vào bếp. Chị ấn một củ khoai tây nóng vào chỗ răng đau, làm cho nó đau lên gấp bội, mặc dù chị đã biết trước điều đó.
    - Nào, để xem mày thế nào, chị bảo cái răng.
    - Độc trị độc! Anh An-phrết cười phá lên.
    - Ông chủ trang trại Crắc-xtốp thật là tốt khi đã mời cô ăn ngần ấy kẹo, đúng không? -anh hỏi.
    - Nên lấy ông ta đi, Li-na ạ! Li-na khịt khịt mũi.
    - Ông ta là một con dê già. Ông ta năm mươi tuổi, còn tôi mới có hai nhăm. Chẳng lẽ anh lại nghĩ là tôi muốn lấy người gấp đôi tuổi tôi ư?
    - Thì có sao đâu, -Ê-min vội bảo.
    - Điều đó chả ảnh hưởng gì cả.
    - Có chứ, -chị nói.
    - Bây giờ thì không sao, nhưng thử nghĩ xem, khi tôi năm chục thì ông ta đã một trăm tuổi, có trời mới biết được lúc đó những chuyện rắc rối nào sẽ xảy ra với tôi và ông ta.
    - Cô tính toán giỏi đấy, mẹ Ê-min nói và đóng sập cửa lò, sau khi cho ổ bánh cuối cùng vào lò.
    - Đây là cái xẻng nướng bánh hảo hông đấy, Ê-min yêu quý ạ, bà nói thêm. Khi bố Ê-min ăn trứng và uống sữa xong, Ê-min hỏi:
    - Không biết con có phải vào kho ngồi không hả bố?
    Bố Ê-min lầm bầm rằng những điều Ê-min nói và làm chưa tồi đến mức phải nhốt vào nhà kho, nhưng Ê-min bảo:
    - Không, không, bố nói lời phải giữ lời chứ!
    Cậu trịnh trọng đi vào kho để dụng cụ và bắt đầu đẽo hình người gỗ thứ một trăm hăm chín.

    (to be continued)
  9. resurrection

    resurrection Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    575
    Đã được thích:
    0
    ôi thank all4country nhiều nhiều nha. đọc hay lắm, buồn cười. sao mãi ko thấy bạn post tiếp lên, vote 5* rồi đó, nữa đi all4country
  10. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Lúc này con gà què Lôt-ta đang đậu trên thanh ngang chuồng gà, còn Rơ-la thì sung sướng đi lang thang trên đồng cỏ cùng với những con bò của trang trại Cát-thun. Một lúc sau, ông chủ trang trại Ba-xtơ-phôn mới đến nhận nó. Ông và bố Ê-min tán chuyện gẫu về cuộc bán đấu giá rất lâu. Thành thử phải khá lâu sau bố Ê-min mới có thể đến để thả Ê-min ra. Bởi vậy khi ông chủ Ba-xtơ-phôn vừa ra về, ông lập tức đi ra phía kho để dụng cụ. Khi đến gần, ông thấy I-đa đang ngồi xổm trên cái ghế đẩu ngay sát bên ngoài khung cửa sổ nhà kho, tay bé cầm cái hộp bọc nhung có những vỏ sò ở trên nắp. Bé nắm khư khư cái hộp trong tay như thể đó là một vật đẹp nhất của bé từ trước đến nay. Mà đúng là như vậy thật. Nhưng bố Ê-min lại càu nhàu: "Thật là đồ dở hơi. Một cái hộp bọc nhung cũ kỹ!" Bé không nhận thấy bố đang đi đến, cho nên bé ngoan ngoãn nhắc lại những từ Ê-min ở trong bóng tối nhà kho thì thầm. Bố Ê-min tái mặt đi khi nghe bé nói, bởi vì ông là người trông coi nhà thờ, và những từ thô lỗ chưa bao giờ được thốt ra ở Cát-thun.
    - Im đi, I-đa!
    Bố Ê-min gầm lên khi ông thò tay qua cửa sổ túm lấy cổ áo Ê-min.
    - Thằng khốn nạn, có phải mày ngồi đấy dạy em mày nói tục không?
    - Không, có phải con đâu, Ê-min đáp.
    - Con chỉ bảo em là không bao giờ được nói "đồ quỷ tha ma bắt" và con dạy em không được nói nhiều từ khác. Vậy là giờ đây bạn đã biết Ê-min làm gì hôm 12 tháng 6. Và nếu quả thật cậu bé không đáng yêu đi chăng nữa, thì bạn cũng phải công nhận rằng cậu mua những thứ rất khôn ngoan. Bây giờ hãy đếm tất cả những thứ cậu có được trong ngày hôm đó nào: một con bò cái tốt, một con gà mái mắn đẻ, một cái xẻng nướng bánh, và đủ sữa bò để làm rất nhiều pho-mát. Thứ duy nhất mà bố Ê-min có thể cằn nhằn về giá trị là cái hộp nhung cũ kỹ, mặc dù bé I-đa rất yêu nó. Bé cất kéo, đê khâu, quyển bài hát xinh xinh được thưởng ở Trường Chủ Nhật, một mẩu thủy tinh màu xanh da trời cùng với dải buộc tóc màu đỏ của mình vào hộp. Khi Ê-min cho bé cái hộp, bé đã vứt luôn bọc thư cũ ở trong đó xuống sàn nhà. Nhưng vào chiều thứ bảy, khi Ê-min được phép ra khỏi kho dụng cụ, cậu vào bếp, nhìn thấy bọc thư nằm trong góc nhà, liền nhặt lên. Anh An-phrết đi quanh quẩn đập ruồi để chị Li-na không bị ruồi bay vào bếp quấy nhiễu ngày chủ nhật. Ê-min cho anh xem bọc thư.
    - Anh không biết những thứ này lọt vào tay em khi nào đâu, -Ê-min nói.
    - Nếu em phải gửi cho ai một bức thư, thì em đã có sẵn một đống thư viết trước đây rồi. Trên cùng cái gói là một bức thư gửi từ Mỹ. Khi vừa nhìn thấy nó, Ê-min thổi sáo vang.
    - Nhìn này, anh An-phrết. Chúng ta có thư đây này. An-đri-an là con cả của gia đình trang trại Bách-hô-va. Anh đã đi Mỹ từ lâu và suốt thời gian đó chỉ gửi thư về nhà có đúng một lần. Tất cả mọi người ở Lơn-nơ-béc-gơ đều biết như vậy và họ căm giận anh ta, bởi vì họ cảm thấy thương cho bố mẹ anh ta. Anh ta viết gì trong thư thì không ai biết, bởi vì mọi người ở Bách-hô-va giữ kín chuyện ấy.
    - Bây giờ chúng ta có thể biết nội dung bức thư này viết gì rồi, -Ê-min nói. Cậu là một cậu bé thông minh và cậu tự học đọc. Cậu mở thư, đọc to lên cho anh An-phrết nghe. Bức thư ngắn quá mức, nên đọc chẳng mất mấy thời gian. Trong thư chỉ viết: "Coong nhìn thấy coong gấu. Gựi địa chỉ cho coong. Tạm biệt".
    - Bức thư này sẽ chẳng được tích sự gì cho em cả.
    - Ê-min nói. Nhưng mà được đấy. Và tối đến. Ngày thứ bảy, 12 tháng 6 đã sắp qua, màn đêm buông xuống trang trại Cát-thun. Tất cả mọi người, cũng như gia súc đều đi ngủ. Tất cả mọi người, trừ Li-na
    Chị bị đau răng. Chị nằm thức trắng, thở ngắn than dài và rên rỉ suốt đêm tháng 6 ngắn ngủi cho mãi đến khi bước sang một ngày mới. Cũng là một ngày mới của Ê-min nữa. Chủ nhật, ngày 13 tháng 6, Ê-min dũng cảm thử nhổ răng cho chị Li-na ba lần và sau đó thì tô mặt I-đa xanh lè.
    Bò cần phải được vắt sữa, kể cả chủ nhật. Năm giờ sáng, chuông đồng hồ báo thức đã đổ dồn ở trong bếp. Chị Li-na liền choàng xuống giường, răng đau khủng khiếp. Chị nhìn vào gương rồi thét lên the thé. Trời ơi, trông chị mới đáng sợ làm sao. Má phải của chị sưng phồng lên như cái bánh sữa lớn. Không, thậm chí còn hơn thế. Chị òa khóc. Thật là xấu hổ, bởi chính hôm nay là ngày cả làng sẽ tới trang trại Cát-thun để uống cà-phê sau khi đi lễ nhà thờ về. "Mình không thể để làng nước nhìn thấy cái mặt méo xệch của mình". Chị rên rỉ, và vừa vắt sữa bò, vừa sụt sùi. Chị chẳng phải lo nghĩ về cái mặt lệch của mình nhiều vì chẳng mấy chốc, khi đang ngồi trên ghế vắt sữa bò, một con ong bắp cày bay đến đốt ngay vào má trái. Có thể nghĩ là bây giờ hẳn chị đã vui lên, vì má trái tức thời sưng tấy lên ngang với má phải. Bây giờ chị đã có được điều mong muốn: cả hai má đã cân nhau
    - Nhưng chị lại còn khóc khỏe hơn. Khi chị vào bếp mọi người đang ngồi ăn sáng bên bàn. Ai nấy tròn xoe mắt nhìn chị xuất hiện ở cửa ra vào với cái má sưng phồng, còn đôi mắt thì mọng đỏ. Khổ thân chị. Chỉ nhìn thấy chị thì đã muốn khóc rồi, thế mà Ê-min lại cười phá lên. Thật chẳng hay chút nào. Cậu vừa định uống sữa thì chị Li-na vào. Thoáng trông thấy hình chị qua miệng cốc thủy tinh, cậu hắt hơi mạnh đến nỗi sữa bắn cả vào cái áo chẽn mặc ngày chủ nhật của bố. Rồi anh An-phrết cũng cười khẩy. Mẹ Ê-min nghiêm mặt nhìn Ê-min và anh An-phrết, bảo chẳng có chuyện gì đáng cười cả. Nhưng khi lau sữa ở áo của bố Ê-min, bà ngoái nhìn lại chị Li-na lần nữa và hiểu được tại sao Ê-min hắt hơi, mặc dù bà rất thương chị.
    - Tội nghiệp, -bà nói.
    - Trông cô thật đáng sợ. Cô đành phải lánh mặt đi khi khách đến thôi. Còn Ê-min, con hãy chạy đến chỗ bà Crô-xa Ma-da nhờ bà ấy đến giúp chúng ta tiếp cà-phê nhé. Dân làng Lơn-nơ-béc-gơ thích uống cà-phê sau khi đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, cho nên mọi người ở khắp các trang trại đều rất phấn khởi khi nhận được bức thư mẹ Ê-min gửi: "Thưa các quý ông, quý bà. An-ma và An-tôn Xven-xơn ở trang trại Cát-thun làng Lơn-nơ-béc-gơ trân trọng kính mời các quý ông, quý bà tới dự bữa cà-phê sau buổi lễ nhà thờ ngày chủ nhật này". Đã đến giờ phải đi lễ nhà thờ. Bố mẹ Ê-min đứng dậy. Dĩ nhiên là họ phải đến nhà thờ sớm nhất thì mới có thể về kịp để chuẩn bị cà phê. Ê-min vâng lời mẹ đến nhà bà Crô-xa Ma-da. Sáng hôm nay thật là đẹp, cậu vừa huýt sáo, vừa rẽ vào con đường mòn dẫn đến ngôi nhà nhỏ của bà Ma-da ở trong rừng. Nếu bạn đã có lần vào rừng ở Xméc-len vào sáng sớm hè tháng 6, bạn hẳn sẽ biết rõ về nó. Khắp rừng chỗ nào cũng có chim cu gọi bầy và chim công đen hót ríu rít bên tai; con đường rải lá thông êm mượt dưới chân, ánh nắng ấm áp dịu dàng mơn man trên cổ. Mùi nhựa thông và linh sam tỏa ra ngào ngạt. Còn ở những khoảng rừng trống thì trắng một màu hoa dâu dại. Ê-min say sưa với cảnh đẹp đến nỗi quên cả thời gian, nhưng cuối cùng cậu cũng tới được ngôi nhà của bà Crô-xa Ma-da. Thật khó mà nhận ra căn lều xiêu vẹo, nhỏ bé và xám xịt giữa đám cây thông. Bà Crô-xa Ma-da đang ngồi trong nhà dán mắt đọc Bản tin "Tin tức hàng ngày ở Xméc-len".

Chia sẻ trang này