1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Encyclopedia về các LLVT và KTQS hiện đại Liên bang Nga

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi scouter, 09/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Encyclopedia về các LLVT và KTQS hiện đại Liên bang Nga

    Chủ đề này chúng ta hãy cùng nhau tổng hợp tất cả những thông tin về các lực lượng vũ trang Nga và kỹ thuật quân sự hiện đại của Nga. Các bác và em sẽ gom góp tất cả các chủ đề, bài viết rời rạc, tổng hợp, bổ sung thêm (nếu cần) và đưa vào đây để mọi người tìm hiểu một cách tiện lợi hơn, để chủ đề này trở thành một dạng tự điển bách khoa về KTQS Nga.

    Ngoài ra, ta cần có một danh mục ngay trong chủ đề này, để mọi người tham khảo dễ dàng hơn. Đề nghị các mod giúp cập nhật danh mục này.

    DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT TRONG CHỦ ĐỀ​

    Thông tin chung
    Quân hàm trong hệ thống các lực lượng vũ trang LB Nga

    Lực lượng quân đội
    Lục quân
    Hải quân
    Không quân

    Các lực lượng đặc biệt
    Nhóm Alpha
    ]Nhóm Vympel
    OMON

    Các phương tiện và trang bị bộ binh

    Các phương tiện tiến công đường bộ

    Các phương tiện tiến công và phòng thủ không quân

    Các phương tiện tiến công đường thuỷ

    Các phương tiện, vũ khí hạt nhân

    (vân vân)



    Được scouter sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 09/05/2004
  2. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    QUÂN HÀM TRONG HỆ THỐNG CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG LB NGA​
    Lính:
    Binh nhì
    Binh nhất
    Trung sĩ:
    Hạ sĩ
    Trung sĩ
    Thượng sĩ
    Chuẩn uý
    Cấp Hạ sĩ quan:
    Thiếu uý
    Trung uý
    Thượng uý
    Đại uý
    Cấp Thượng sĩ quan:
    Thiếu tá
    Trung tá
    Đại tá
    Sĩ quan cao cấp:
    Thiếu tướng
    Trung tướng
    Thượng tướng
    Đại tướng
    Đô đốc (nguyên soái) LB Nga
    Được scouter sửa chữa / chuyển vào 16:23 ngày 09/05/2004
  3. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NHÓM ALPHA VÀ VYMPEL
    (sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau)​
    Mùa hè năm 1996 TTh Nga ra sắc lệnh thành lập Trung tâm phòng chống tội phạm thuộc FSB, đó là một trong những bước tiến đầu tiên của Mikhail Barsukov từ khi được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc FSB. Phó Giám đốc Victor Zorin được giao việc phụ trách Trung tâm. Cơ cấu của Trung tâm gồm có đơn vị Alpha, đơn vị Vympel (Vega), các chuyên gia phân tích, các bộ phận tác chiến, bộ phận huấn luyện và thông tin. Trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp, lãnh đạo Trung tâm có quyền huy động cả các lực lượng của FSB, FPS, Bộ Nội vụ.
    Tháng 5/1997 Trung tâm CKB đổi tên thành Cục CKB thuộc FSB. Sau đó, khi cơ quan này được tổ chức lại, Cục CKB đổi thành Cục bảo vệ thể chế hiến pháp và đấu tranh chống khủng bố FSB.
    Lúc đầu Cục có 4 bộ phận, đó là - Nhóm tác chiến (khủng bố), Nhóm Alpha, Nhóm Vympel và Nhóm K (cơ quan K này là một dạng của Tổng cục 5 KGB nổi tiếng thời Xô-viết chuyên làm nhiệm vụ phản gián trên mặt trận tư tưởng). Sau đó cơ cấu của Cục được bổ sung thêm Sở an ninh hiến pháp (UKB), đứng đầu là ông Genadiy Zotov. Chính ông này đã có sáng kiến sáp nhập Cục CKB và UKB làm một đơn vị thống nhất. Nhóm Alpha và Nhóm Vympel thì được tách ra để nhập vào Trung tâm đặc nhiệm liên bang. Cơ cấu của Cục BVTCHP và CKB FSP lúc ấy gồm các bộ phận như sau:

    Trung tâm đặc nhiệm;

    Sở phụ trách các tỉnh, vùng;

    Sở phụ trách tổ chức;

    Sở điều tra;

    Sở phụ trách chống khủng bố và phần tử chính trị cực đoan;

    Sở điều phối và tác chiến phụ trách khu vực Bắc Kavkaz.
    Nhiệm vụ của Nhóm Alpha là vô hiệu quá các phần tử khủng bố cướp máy bay và tàu thuyền, phương tiện đường bộ và bắt cóc con tin.
    Nhiệm vụ của Nhóm Vympel thì thiên về các vấn đề nguyên tử, hạt nhân, đó là vô hiệu hoá các phần tử khủng bố trên các cơ sở hạt nhân. Trong thời gian chiến tranh thì nhiệm vụ của họ là tiêu diệt, phá bỏ các cơ sở hạt nhân, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân (kể cả thiết bị chuyên chở) và các cơ sở đặc biệt khác trên lãnh thổ của kẻ thù. Tuy nhiên, hiện giờ Nga không chiến tranh với ai cả nên Nhóm Vympel hoạt động ở Chechnya khi cần thiết.
    NHÓM ALPHA
    Nhóm Alpha (hay còn gọi là Nhóm A) được thành lập vào ngày 29/7/1974 theo sáng kiến của Giám đốc KGB Liên xô thời đó là Yuri Andropov và lãnh đạo Tổng cục 7 KGB - Đại tướng Aleksey Beschastnyi. Lúc đó, Nhóm Alpha là biệt đội tuyệt mật, cho tới năm 1985 Nhóm chỉ chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng bí thư ĐCS và lãnh đạo KGB.
    [​IMG] [​IMG]
    Cho đến tháng 8/1991, tên gọi đầy đủ của biệt đội này là Nhóm A thuộc Tổng cục 7 KGB Liên bang Xô-viết. Lúc đầu quân số của Nhóm A rất hạn chế - không quá 40 người, chủ yếu là các nhân viên KGB được huấn luyện đặc biệt.
    Mục tiêu hành động của Nhóm A là đấu tranh chống khủng bố và các hoạt động cực đoan khác liên quan tới bắt cóc con tin, phương tiện giao thông, các cơ sở của nhà nước trên lãnh thổ Liên xô cũng như ở nước ngoài.
    Tính đến thời điểm Liên xô tan rã thì Nhóm Alpha có khoảng 500 sĩ quan, ngoài Mát-xcơ-va thì còn có các phân nhóm ở Ki-ép, Min-xcơ, Krasnodar, Ekaterinburg và Alma-Ata.
    Sau khi Liên xô tan rã, Nhóm A sáp nhập vào Tổng cục cảnh vệ LB Nga. Từ đó cho đến năm 1993, Nhóm A còn làm thêm một nhiệm vụ nữa - bảo vệ Tổng thống. Tháng 8/1995, sau khi ông M. Barsukov lên làm Giám đốc FSB, Nhóm Alpha được tách khỏi Tổng cục cảnh vệ và nhập vào FSB.
    Các thành viên của ALFA được tuyển chọn từ những đơn vị lính dù thiện chiến, cảnh sát đặc nhiệm?. Tất cả đều có khả năng sử dụng mọi loại vũ khí, kể cả của Phương Tây, lái xe, trực thăng, xe tăng hạng nhẹ, bơi lặn?Ngoài ra còn có các chuyên gia về chất nổ, thông tin, leo núi, đàm phán, tâm lý, y học?Đội tác chiến dưới nước thường tập luyện tại Hạm đội biển Bắc và Cuba.(trích bài của kien2476)
    CÁC CHIẾN DỊCH CỦA NHÓM ALPHA

    Tháng 12/1979 - Nhóm A tham gia tập kích dinh thự Tổng thống Afghanistan Hafiz ul-Aman. Họ chia làm 3 đội, đi trên xe BTR vượt đạn lửa xông vào khu dinh thự. Sau đó các chiến sỹ Nhóm A đột nhập vào bên trong dinh thự dưới làn đạn lửa dày đặc. Cuối cùng Tổng thống ul-Aman đã bị giết chết. Phía Nga có 5 chiến sỹ đã hy sinh, trong đó có 2 người của Nhóm A: Dmitriy Zudin và Genadiy Volkov.
    Phi vụ nổi tiếng nhất của ALFA là tấn công cung điện của quốc vương Afghanistan: Dar-ul-aman (Afghanistan, December 27, 1979). Đây là tổ hợp ba toà nhà trên đồi, có thể quan sát 360 độ, chỉ có 1 con đường độc đạo đi lên, xây dựng cực kỳ kiên cố, tường có thể chống được đạn 23mm.Thường có 2000 lính của lực lượng mujahideen canh giữ, trang bị vũ khí đầy đủ, cả vũ khí chống tăng. Tuy nhiên hôm đó chỉ còn 200 tên, với 7 xe tăng, trong đó có2 xe án ngữ trước cổng. Cách đó khoảng 500m là tổng hành dinh quân đội, có hệ thống phòng không và nhiều trại lính, cảnh sát xung quanh bảo vệ. Để hỗ trợ cho ALFA, lính dù có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu này. 49 lính ALFA được chia thành hai nhóm Grom" (Thunder) 25 người và ZENITH 24 người, trang bị 2 xe ADV, 6 BTR, 6 BMP. Trận chiến diễn ra trong vòng 30 phút, toàn bộ các mục tiêu đều bị tiêu diệt, trong đó Tư lệnh không quân. Đội ALFA mất 1 xe BTR, 1 xe BMP,
    5 người thiệt mạng, 13 người bị thương (trích bài của kien2476)
    Trận này phía Nga có hơn 60 lính đặc nhiệm của KGB, dội 15 thuộc lực lượng đặc nhiệm của GRY và lính dù với tổng số lên đến 650 người. Tổn thất là chết 5 của KGB trong đó 2 thuộc ZENIT, 2 thuộc GROM và chỉ huy của họ đại tá BOIARINOV và 5 của GRY. Tất cả lính đặc nhiệm đều bị thương trong đó có 17 bị thương nặng. Số lính dù tổn thất bao nhiêu không biết. Bên Afgan trong số 2500 lín bảo vệ cung AMIN chết hơn 300, khaỏng 1700 ra hàng và số còn lại chạy được vào núi. (trích bài của vuanh71)

    18/12/1981 - vô hiệu hoá 2 tên tội phạm có vũ trang bắt cóc 25 học sinh trong 1 trường học làm con tin.

    02/3/1982 - vô hiệu hoá công dân Liên xô Ushakov trên lãnh thổ ĐSQ Mỹ tại Nga. Ushakov mang trong mình thiết bị nổ (bom mìn) tự tạo.

    18-19/11/1983 - giải cứu con tin bị bắt giữ trên máy bay Tu-134 ở Tbilisi.

    20/9/1988 - giải cứu hành khách trên máy bay Tu-134 bị lực lượng quân đội vũ trang bắt giữ.

    Năm 1988 - ở thành phố Mineralnye Vody, nhóm vũ trang nước ngoài Yakshjanza cướp 1 xe buýt chở học sinh và bắt cóc họ làm con tin. Nhóm A đã tiến hành chiến dịch "Grom", đến tận Tel-Aviv để giải cứu các con tin.

    13/8/1990 - chiến dịch giải cứu con tin bị bắt giữ trong 1 khu cách ly ở thành phố Sukhumi.

    Tháng 1/1991 - Nhóm A tham gia đánh chiếm đài truyền hình thành phố Vilnyus. Trong chiến dịch này một chiến sỹ nhóm A là Victor Shatskikh đã bị hy sinh.

    Tháng 8/1991 - trong thời gian diễn ra đảo chính, các chiến sỹ nhóm Alpha đã có một cuộc họp không chính thức và đã quyết định thông tham gia tập kích Quốc hội Cộng hoà liên bang Nga Xô-viết.

    04/10/1993 - khi xảy ra chính biến, nhóm Alpha được lệnh tấn công toà nhà Nghị viện LB Nga. Nhóm đã đến bên nhà Nghị viện, tiến hành thương lượng với lãnh đạo lực lượng vũ trang Liên bang và đội cảnh vệ Nghị viện. Cuối cùng Alpha đã xông vào trong toà nhà đưa người ra ngoài. Kết quả là một chiến sỹ Alpha đã thiệt mạng - Genadiy Sergeev, trong lúc đang đưa người bị thương ra khỏi toà nhà. Theo lời của các chiến sỹ Alpha khác chứng kiến sự việc thì Sergeev đã bị bắn một phát trúng vào khu vực không được bảo vệ ở giữa mũ và áo giáp, viên đạn được bắn từ toà nhà đối diện nhà Nghị viện.

    17/6/1995 - Nhóm Alpha tấn công vào bệnh viện thành phố Budenovsk. Lúc đó, một nhóm khủng bố dưới sự cầm đầu của S. Basaev đã bắt giữ hơn 1.000 con tin. Trong chiến dịch này, một số chiến sỹ đã hy sinh, đó là Dmitriy Burdyaev, Dmitriy Ryabinkin và Vladimir Solovov, 15 chiến sỹ khác bị thương.

    20/9/1995 - giải cứu con tin bị bắt giữ trên một chiếc xe buýt, bọn khủng bố đã đòi một chiếc trực thăng chở chúng đến Makhachkala.

    Tháng 10/1995 - giải cứu con tin là hành khách trên một chuyến xe buýt ở Mát-xcơ-va, tên khủng bố đã bị bắn chết.
    (còn vụ ở nhà hát thì em không nhớ rõ chi tiết, để tìm đã, sẽ post sau)

    Được scouter sửa chữa / chuyển vào 16:28 ngày 09/05/2004
  4. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    NHÓM VYMPEL
    Nhóm Vympel được thành lập vào ngày 09/8/1981, thuộc Sở C (tình báo ngầm) Tổng cục 1 KGB Liên xô. Thời đó, Vympel là nhóm biệt kích tình báo ở nước ngoài hàng đầu. Trước Vympel đã từng có các nhóm khác cùng nhiệm vụ, đó là các nhóm Zenit và Kaskad. Tên chính thức của Vympel là "Trung tâm đào tạo đặc biệt thuộc KGB Liên xô".
    [​IMG]
    Nhóm Vympel được lãnh đạo Sở C - thiếu tướng Yuri Ivanovich Drozdov thành lập theo lệnh của Giám đốc KGB Liên xô. Người chỉ huy đầu tiên của Nhóm Vympel là Anh hùng Xô-viết Evald Grigorievich Kozlov. Nhóm Vympel có khoảng 1000 người.
    Mỗi chiến sĩ Vympel biết ít nhất 1 ngoại ngữ, biết về đất nước, nơi mà anh ta sẽ làm nhiệm vụ. Các binh sĩ Vympel được huấn luyện lặn trong lữ đoàn 17 ở thành phố Ochakov, được các chuyên gia Nicaragua huấn luyện xạ kích rồi thực tập ở Cuba. Họ còn được huấn luyện leo núi, tập luyện trên các phương tiện bay hạng nhẹ. Theo lời của ông Drozdov, khi ấy chi phí huấn luyện một chiến sĩ Vympel vào khoảng 100.000 rúp mỗi năm. Quá trình tập huấn kéo dài 5 năm.
    Các binh sĩ Vympel đã tiến hành các chiến dịch đặc biệt ở ngoài Liên xô (chủ yếu là Afghanistan), tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm độc đáo về nghiệp vụ tình báo và biệt kích, chiến đấu với khủng bố và giải cứu con tin.
    Năm 1991 sau khi xảy ra đảo chính, Nhóm Vympel được chuyển sang cho Bộ an ninh LB Nga quản lý. Năm 1993 Nhóm nằm trong thành phần Cơ quan an ninh của Tổng thống.
    Khi diễn ra chính biến tháng 10/1993, cũng như Alpha, Vympel đã kháng lệnh tấn công Nghị viện, kết quả là Nhóm đã bị chuyển sang Bộ Nội vụ quản lý. Ở đó, Nhóm Vympel được đặt một cái tên mới - Vega. Trong số vài trăm chiến sĩ Vympel, chỉ có 50 người chịu mang quân hàm cảnh sát (số còn lại giải ngũ hoặc chuyển sang đơn vị khác). Được tin Vympel giải tán, một số quan chức cơ quan an ninh Mỹ đã đến Mát-xcơ-va mời họ (các cựu chiến binh Vympel) về làm việc cho Mỹ. Nhưng các chiến sĩ Vympel đã từ chối những lời mời kia. Một số đã chuyển sang cơ quan tình báo ngoài nước, một số khác chuyển sang Bộ các tình trạng khẩn cấp, 20 người về Trung tâm đặc nhiệm thuộc FSB.
    Các chiến sĩ đặc nhiệm Nga đã hy sinh khi làm nhiệm vụ (1979 - 2002):

    Zudin Genadiy Egorovich - 27.12.1979 Kabul

    Volkov Dmitriy Vasilevich - 27.12.1979 Kabul

    Boyarinov Grigoriy Ivanovich - 27.12.1979 Kabul

    Suvorov Boris Alexandrovich - 27.12.1979 Kabul

    Muranov Anatoliy Nikolaevich - 27.12.1979 Kabul

    Votintsev Andrey Leonidovich - 31.08.1982 Afghanistan

    Shatskikh Viktor Viktorovich - 13.01.1991 Vilnyus

    Kravchuk Victor Dmitrievich - 01.08.1993 Vladikavkaz

    Sergeev Genadiy Nikolaevich - 04.10.1993 Mát-xcơ-va

    Solovov Vladimir Viktorovich - 17.06.1995 Budenovsk

    Burdyaev Dmitriy Yurevich - 17.06.1995 Budenovsk

    Ryabinkin Dmitriy Valerievich - 17.06.1995 Budenovsk

    Vorontsov Viktor Mikhailovich - 18.01.1996 Pervomaiskoe

    Kisilev Andrey Viktorovich - 18.01.1996 Pervomaiskoe

    Romashin Sergey Viktorovich - 09.08.1996 Groznyi

    Demin Alexandr Vladimirovich - 29.05.1997 Maikop

    Seveliev Anatoliy Nikolaevich - 20.12.1997 Mát-xcơ-va

    Seregin Mikhail Vyacheslavovich - 30.03.2000 Chechnya

    Alexandrov Veleriy Konstantinovich - 30.03.2000 Chechnya

    Shekochikhin Nikolai Nikolaevich - 30.03.2000 Chechnya

    Chipikhin Andrey Alẽandrovich - 28.08.2000 Chechnya

    Marchenko Mikhail - 16.02.2002 Chechnya

    Kurdibanskiy Boris - 16.02.2002 Chechnya
  5. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    SU-30​
    Tên gọi: Máy bay tiêm kích đa chức năng Sukhoi Su-30
    (Ký hiệu của NATO: FLANKER-C)
    Hoàn cảnh ra đời:
    Năm 1985, ban thường vụ xưởng thiết kế máy bay mang tên Sukhoi quyết định tiến hành thử nghiệm tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay Su-27 và tìm hiểu khả năng, sức chịu đựng của phi đội trên các chuyến bay với thời gian kéo dài. Họ đã thử nghiệm trên máy bay Su-27UB (T-10U-2), trang bị thêm hệ thống cho phép tiếp nhiên liệu trên không và thay đổi một số trang thiết bị máy móc. Nhìn phía ngoài thì biến thể máy bay mới này có thêm một cái trục của hệ thống bổ sung nhiên liệu và block quang được chuyển sang mạn phải máy bay. Phiên bản này đã được 2 phi công test-pilot là G. Bulanov và N. Ivanov tiến hành chuyến bay thử nghiệm vào ngày 10/9/1986.
    Tháng 6/1987 trên chiếc máy bay đó, 2 phi công test-pilot N. Sadovnikov và I. Votintsev đã tiến hành chuyến bay thẳng từ Mát-xcơ-va đến Komsomolsk-na-Amure. Tháng 3/1988, họ lại bay thử nghiệm thẳng từ Mát-xcơ-va đến Komsomolsk-na-Amure rồi bay ngược trở lại, hành trình 13.440 km với thời gian 15 giờ 42 phút, tiếp nhiên liệu trên không 4 lần.
    Với những kết quả thử nghiệm thu được, họ đã quyết định nghiên cứu sản xuất một loại máy bay mới dựa trên Su-27UB và đặt tên cho nó là Su-27PU, chuyên dùng cho không lực phòng không, có khả năng thực hiện những chuyến bay dài, tiêu diệt các máy bay mang tên lửa có cánh, tiêu diệt tên lửa có cánh đã phóng ra và các mục tiêu trên không khác trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, ban đêm cũng như ban ngày. Nó có khả năng chiến đấu đơn lẻ cũng như tiến hành tác chiến theo nhóm.
    Thực hiện kế hoạch này, hè-thu năm 1988 các kỹ sư của phân xưởng Sokhoi tại Irkutsk đã chế ra 2 chiếc Su-27 cải tiến, chúng được đặt ký hiệu là T-10PU-5 và T-10PU-6. Mùa thu năm 1988 họ bắt đầu tiến hành bay thử một chiếc (vào ngày 31/12/1989 tại phi trường của xưởng chế tạo máy bay Irkutsk). Sau đó, nó được mang ký hiệu mới - Su-30, mẫu thiết kế này được chỉnh sửa tiếp: sửa gầm và càng, khoang lái. Ngày 14/3/1992 là ngày 2 phi công test-pilot G. E. Bulanov và V. B. Maksimenkov thực hiện chuyến bay đầu tiên của Su-30.
    Khủng hoảng tài chính cuối thế kỷ XX đã khiến Nga chỉ sản xuất được vài chiếc Su-30 (theo số liệu của BNS ngày 23/7/1997 là 8 máy bay).
    Loại máy bay này được đưa vào sử dụng trong quân đội từ năm 1992
    Các thông số kỹ thuật của Su-30:

    Sải cánh - 14,7 mét

    Chiều dài máy bay - 21,94 mét

    Chiều cao máy bay - 6,35 mét

    Trọng lượng: 26 -> 33 tấn

    Động cơ: "ТР" А>-31Ф (2 bộ)

    Tải lực: 2x12.500 kgs

    Vận tốc tối đa: 2.125 km/h (trên không), 1.400 km/h (dưới đất)

    Tầm bay xa: 3.500 km (không tiếp nhiên liệu), 5.200 km (tiếp nhiên liệu trên trời 1 lần)

    Độ cao tối đa: 19.820 mét

    Phi đội: 2 người

    Vũ khí được trang bị: súng máy 1 nòng GS-301 (30mm, bắn 1.500 phát/phút, 150 viên), 6 tên lửa không-đối-không tầm trung R-27, 4 tên lửa tầm ngắn R-73, bom, các loại vũ khí đất-đối-không tự động. Riêng Su-30MKI thì được trang bị thêm một lô một lốc những thứ khác nữa, em sẽ post trong một bài riêng về Su-30MKI
    Một số hình ảnh về Su-30
    (click vào hình để xem ảnh cỡ lớn)
    _
    _
    Được scouter sửa chữa / chuyển vào 22:55 ngày 10/05/2004
  6. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    To scouter :Em post tài liệu Tiếng Nga được không hả bác?Tìm tài liệu rùi dịch ra tiếng Việt thì mỏi tay lắm!
  7. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu tiếng Nga thì nói làm gì? Kể cả tiếng Nga và tiếng Anh nữa em cũng chẳng thiếu giống gì, nhưng mà không phải ai ở đây cũng biết tiếng Nga/tiếng Anh đủ để hiểu những thuật ngữ (chính bản thân em cũng vật lộn với đống thuật ngữ kinh dị ấy đây). Em xem hết các topic trong KTQS rồi (trừ những topic lèo tèo, spam thì còn khoảng hơn 700 chủ đề), thấy rằng:

    Chẳng có chủ đề nào đi sâu phân tích về máy bay, xe tăng cả, toàn là ảnh thôi.

    Một số bài có thông tin tử tế thì toàn bằng tiếng Anh, tiếng Nga. Tiếng Anh thì còn nhiều người biết, chứ còn tiếng Nga thì thử hỏi có bao nhiêu người hiểu được hết thuật ngữ.

    Không có chủ đề riêng nào nói về quân đội Nga và vũ khí Nga hiện đại, các bài viết (mà chủ yếu là hình ảnh) thì nằm rải rác khắp nơi, không tiện tham khảo (có 1 chủ đề về Hồng Quân Liên xô ngoài hình ra thì cũng có cả chữ nữa, nhưng nói về thời xa xưa rồi).
    Do đó em nghĩ là nên dịch ra tiếng Việt. Nếu có dùng sai thuật ngữ thì mong các mod ở đây sẽ sửa giúp. Bác cứ dịch đi, có gì khó thì kêu em (mail của em là v.i.e.t@km.ru, YM là vusonviet), nhé. Rất mong được hợp tác cùng các bác.
  8. chuyen

    chuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Tàu ngầm chạy bằng động cơ điêzen Amur.


    Hiện Nga đang cho xuất khẩu loại tàu ngầm chạy bằng động cơ điêzen AMUR thế hệ mới Amur 1650 và Amur 950, có khả năng tiêu diệt các loại tàu thuyền lớn, tàu ngầm và các tàu do thám.
    Tàu Amur được trang bị các tổ hợp vũ khí: tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm bắn lên tới 220km; các quả ngư lôi vạn năng; rocket hoạt động với tốc độ rất cao dưới nước; và nhiều thuỷ lôi.
    Với hệ thống định vị vật dưới nước bằng siêu âm có hiệu quả cao, đồng thời tiếng ồn phát ra cực nhỏ, tàu ngầm Amur có khả năng phát hiện và tấn công chính xác mục tiêu hoặc kịp thời lẩn tránh khỏi ngư lôi chống tàu ngầm của địch.
    Hệ thống điều khiển tàu và vũ khí cùng các thiết bị kỹ thuật được tự động hoá ở mức cao, được đặt tại khoang điều khiển chính.
    Tàu Amur được trang bị thiết bị dự trữ nhiên liệu AIP. AIP với tất cả các hệ thống hỗ trợ được sắp đặt trong một khoang điều biến và có thể đấu đầu ống nối với tàu ngầm cơ sở.
    Tàu ngầm Amur có thể vận hành trong tất cả các khu vực biển trên thế giới, trong bất cứ điều kiện nước nào o các khu vực nước nông, sâu khác nhau.

    Được chuyen sửa chữa / chuyển vào 16:41 ngày 10/05/2004
  9. chuyen33e

    chuyen33e Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống tên lửa đất đối không S-300PMU1.

    Hệ thống tên lửa đất đối không S-300PMU1 được thiết kế để bảo vệ một cách hiệu quả khỏi các cuộc tấn công trên không, cũng như trên biển, và các trường tên lửa đạn đạo trong hoàn cảnh chiến đấu phức tạp, hỗn loạn và bị bao vây.
    Hệ thống tên lửa đất đối không đối S-300PMU1 bảo đảm:
    · Bắn đồng thời 6 mục tiêu với 12 tên lửa điều khiển.
    · Tự động phát hiện mục tiêu cao và bắn trúng mục tiêu.
    · Khả năng tác chiến độc lập.
    · Điều kiện hoạt động với công suất liên tục.
    · Khả năng tác chiến cao với bất cứ lực lượng phòng không nào.
    · Tính linh hoạt cao.
    · Khả năng hoạt động trong địa hình hiểm trở và nhiều cây cối.
    · Thời hạn sử dụng là 10 năm
    Hệ thống tên lửa đất đối không S-300PMU1 bao gồm:
    · Rada chỉ dẫn và chiếu sáng 30N6E1
    · 12 máy phóng lựu 5P85ME (5P85SE) mang 4 tên lửa điều khiển đất đối không 48N6E.
    · Bộ phận định vị ITI2-2M
    · Phụ tùng thay thế.
    Thiết bị bảo dưỡng kỹ thuật 82Ts6E SAM
    Thiết bị điều khiển 83M6E được dùng để chuyển đổi và điều khiển hệ thống phòng không được trang bị tên lửa đất đối không S-300PMU1.
    Các đặc tính cơ bản của hệ thống tên lửa đất đối không S-300PMU1:
    Vùng hoạt động:
    -Các mục tiêu động trên không:
    Tầm bắn tối thiểu: 5km
    Tầm bắn tối đa : 150km
    Tầm cao tối thiểu 10m
    Tầm cao tối đa 27000m
    -Trường bắn của tên lửa đạn đạo:
    Tầm bắn tố đa 40km
    Tầm cao tối thiểu 2m
    Tầm cao tối đa 25000m
    -Khả năng sát thương:
    Mục tiêu động: 0,7⬦0,93
    trường tên lửa đạn đạo: 0,5⬦0,77
    -Tốc độ truy tìm mục tiêu tối đa lên tới 2,200m/s
    -Trọng lượng đầu đạn: 143kg
    -Thời gian phản công: 8 đến 10 giây
    -Thời gian triển khai tối thiểu là 5 phút.

  10. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Su-30MK
    Nhận thức rõ vai trò quan trọng của không quân trong chiến tranh hiện đại, xưởng máy bay Sukhoi quyết định chế tạo ra model máy bay tiêm kích mới dựa trên Su-30. Một nguyên nhân khác khiến họ bắt tay vào việc này là: không lực của các nước mua thiết bị quân sự của Nga, bao gồm MiG-23, MiG-27, Su-27 và Su-17 đã trở nên lạc hậu theo thời gian và nhu cầu tất yếu là cần thay thế bằng những máy bay hiện đại hơn và hiệu quả chiến đấu cao hơn. Năm 1993, trên nền tảng máy bay Su-30, xưởng đã tiến hành phát triển mẫu mới - máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30MK (MK là моде?низи?ованнMột số hình ảnh về Su-30MK
    (click vào hình để xem ảnh cỡ lớn)


    Được scouter sửa chữa / chuyển vào 16:26 ngày 11/05/2004

Chia sẻ trang này