1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Entropi và vai trò của nó trong nhiệt động lực học ?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Babyforeverloveyou, 24/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Babyforeverloveyou

    Babyforeverloveyou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Entropi và vai trò của nó trong nhiệt động lực học ?

    Entropi là gì vậy ? Có 1 quyển sách em đọc có nói entropi la hàm số biểu thị quá trình trạng thái hay cái gì đó trong nhiệt động lực học, nhưng em ko hiểu rõ lắm. Có ai hoc rồi hoặc biết rõ về cái này thì nói hộ cái, cám ơn nhiều !!
  2. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    để hiểu ´một cách đơn giản có thể coi en tro py là đại luợng vật lí đặc trưng cho mức hỗn độn của hệ. hệ càng hỗn độn thì entropy càng cao.
    Do đó nguyên lí hai sẽ suy ra entropy của hệ luôn luôn tăng!
    Ví dụ một quả trứng lành thì có entropy thấp hơn quả trứng đó khi vỡ
    một lâu đài mới xây thì có entro py nhỏ hơn của lâu đài đấy sau một trăm năm .
    Qui luật entropy của một hệ kín luôn luôn tăng theo thời gian làm người ta coi entropy như là một mũi tên chỉ chiều của thời gian vậy
    công thức trong nhiệt động lục: S = dQ/dT
    trong vat li thong ke S = k ln(W) Để hiểu rõ hơn thì chỉ có thể đợi đến khi học đại học vậy nếu không thì tự đọc từ đầu ở địa chỉ duới đây:
    http://www.ctu.edu.vn/coursewares/khoahoc/conhietdc/chuong10B.htm
    chúc bạn nhanh đọc xong

  3. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Vi phạm nội quy nhé !
    Lần sau phải suy xét hơn bạn ạ !
    Có sẵn chủ đề giải quyết những thắc mắc nho nhỏ đó !
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nói một cách tương đối chính xác: entropi là tổng số lượng các trạng thái vi mô trong một hệ vĩ mô, đó chính là cái cơ sở để người ta gọi entropi là mức độ hỗn độn của hệ. Nói chung cũng có mấy công thức nhưng không đánh lên đây được, các bạn học các trường đào tạo về khoa học tự nhiên thì đều biết đến phần này khá rõ trong cả vật lí và hoá học cấu tạo, chịu khó đọc kĩ một chút là ok ngay.
  5. Sarah_as_Dagger

    Sarah_as_Dagger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Ông anh nói hay lắm! May quá có cái chủ đề này, để em hỏi nốt đám thắc mắc hôm trước nhé.Trong một hệ kín, entropi tăng theo thời gian, đúng không? Vũ trụ cũng là một hệ kín, vậy tại sao vũ trụ lại đi từ trạng thái hỗn độn ban đầu (trạng thái ngay sau vụ nổ lớn) đến trạng thái có trật tự như hiện nay?
    À, mà cái gì gọi là trạng thái vi mô vậy?
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Câu hỏi khó đây.
    Trả lời thế này nhé, có gì bổ sungvà sửa chữa sau:
    Trạng thái vi mô là trạng thái về năng lượng và vận tốc nói chung của các hạt (đại loại là như thế)
    Có thể tạm coi vũ trụ là một hệ kín được (mặc dù thật ra thì cũng chưa chắc đâu). Em đang hiểu từ hỗn độn theo cách hiểu thông thường của... đời sống. Thực ra thì bây giờ mới là lúc vũ trụ đang hỗn độn với quá nhiều trạng thái. Mỗi hạt tự chọn cho mình một trạng thái nào đó, hoàn toàn không giống nhau cả về năng lượng và vận tốc. Còn trong những giai đoạn đầu (đọc bài về BB bên thiên văn), vũ trụ bùng nổ, vật chất được phân tán nhưng về cơ bản thì trạng thái cuấcc hạt không có gì khác nhau, thậm chí không có cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa các hạt, các điểm, như thế chính là số luợng các trạng thái vi mô quá ít đấy em họ ạ. Hệ càng có vẻ vững chắc thì có nghĩa là kết cấu càng rắc rối và số các trạng thái vi mô càng lớn.
  7. Sarah_as_Dagger

    Sarah_as_Dagger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Ok, vậy trạng thái vi mô cu?a anh la? trạng thái cu?a các hạt vi mô pha?i ko? Thế thi? đê? em ho?i anh nhé: gia? sư? vật chất được cấu tạo tư? một loại hạt duy nhất va? ko thê? phân chia được (gia? sư? thế thôi, vi? hiện giơ? ngươ?i ta vâfn co?n đang ti?m kiếm hạt đó) Vậy thi? các trạng thái cu?a vật chất chă?ng qua chi? la? các cách sắp xếp khác nhau cu?a hạt đó, chứ vê? ba?n chất thi? các hạt đó vâfn giống như trạng thái ban đâ?u cu?a nó. Vậy thi? entropy liệu có tăng lên ko?
  8. Capriccio

    Capriccio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Các hạt đó có giống nhau đi nữa thì tương tác giữa chúng đâu có giống nhau, đúng không ? nếu tương tác đã khác nhau thì trạng thái sẽ khác nhau. Mà như thế thì tớ nghĩ entropy vẫn tăng như thường thôi.
  9. Sarah_as_Dagger

    Sarah_as_Dagger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Nghe cũng có lý nhỉ? Okie, cho qua câu khác. Theo những gì anh nói ở trên kia thì số trạng thái vi mô càng nhiều thì hệ càng hỗn độn phải không? Như thế hình như là thiếu thì phải. VD như các hạt vi mô của hệ đi từ một trạng thái đồng nhất này (tức là trạng thái của tất cả các hạt trong hệ đều giống nhau) đến trạng thái đồng nhất khác nhưng có mức năng lượng cao hơn thì entropy vẫn tăng chứ, phải không?
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Em hiểu thế nào là trạng thái đồng nhất có năng lượng thấp, cao...?
    Thật ra nói entropi luôn tăng thì là đúg nhưng mà cũng không hoàn toàn đâu vì vẫn có nhưng quá trình mà entropi không thay đổi đấy!

Chia sẻ trang này