1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Environmental sciences -> Environmental technology - Question and answer (if I can)

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi reindeers, 10/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay có một buôi tối thoải mái nêm mở topic mới.

    Như các bạn đã biết khoa hoc về môi trường là một khoa học đa ngành. Một người nghiên cứu về môi trường chỉ biết chi tiết cụ thể về một chuyên ngành rất hẹp nào đó. Tuy nhiên cũng cần biết rộng những kiến thức cơ bản để làm việc tốt hơn. Vì vậy tôi mở topic này để cùng các bạn thảo luận. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi cho tôi? Nếu tôi biết tôi sẽ trả lời nếu không thì nhờ bạn khác để học hỏi thêm. Câu hỏi đầu tiên để thảo luận: Khoa học môi trường dùng kiến thức của các ngành khoa học nào? nói cách khác, Những ngành khoa học nào liên quan đến khoa học môi trường? câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn!? nhưng thử xem thế nào nhỉ
  2. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Kết hợp với khoa học về dinh dưỡng, khoa học ngành thể thao. Ví dụ: nghiên cứu băng tan, có thể ảnh huởng từ việc trái đất nóng lên. Đi tu Bắc Cực, thì phải nghiên cứu sao cho sống lâu, sống khỏe với cái lạnh để mà nghiên cứu.
    Cuối tuần rồi, ham đi chơi nên nói chuyện hơi điên
  3. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Công nhận buồn vãi!!! đưa ra topic tra ai them thao luận, thôi đành trả lời cho chính mình vậy ... tư tưởng vậy.
    KHoa học môi trường dùng kiến thức về khoa học xã hội cũng như khoa học tự nhiên nhằm giả quyết các vấn đê về môi trường. Mà vấn đề về liên quan đến môi trường thì phức tạp từ nhỏ đến to, từ trong nhà ra ngoài đường, từ địa phương đến quốcgia, từ quốc gia đến khu vực và toàn cầu.
    Môi trường dùng các kiến thức của các khoa học xã hội như: kinh tế học ( ví dụ như: nhãn sinh thái, đánh giá chi phí lợi ích, thuế môi trường..), luật học (quy dịnh, luật , công ước quốc tế..) xã hội học ( chính sách môi trường, giáo dục môi trường...) còn nhiều nữa nhưng quan trong như đối thoại về môi trường, đàn phán về các vấn đề về môi trường. Bởi vậy nên mấy chú học về môi trường mà không biết negotiation thì vứt.
    Môi trường cũng cần có các kiến thức tự nhiên như: toán, lý, hoá, sinh, thổ nhưỡng, khí tượng, thuỷ văn, điạ lý, tin học.... nói để làm gì thì vọng ai cũng biết.
    Rộng như vậy nhưng bạn không cần biết mọi thứ chỉ cần biết các thứ cơ bản, nhưng chú ý đi chuyên vào một lĩnh vực cụ thể đừng đi lan mam quá, mà đừng có tham quá mà tính các chú làm MT một là ko thèm học hai là tham như nông dân cả hai thứ đều không tốt.
    Để giải quyết vấn đề môi trường thì tương đối khó đòi hỏi sự hợp tác; doanh nghiệp, nguời dân và và quản lý nhà nước. Nhưng xem ra đối thoại còn hơi ít, hình thức là chính nên buồn vãi!!!
    @rinvic Anh không thừ thời gian để tranh luận với em những điều vô bổ, chuối như của em thế nhé. Any way em cũng còn nói được một câu dù sao cũng phải thank you.
    u?c nvl s?a vo 16:22 ngy 19/05/2006
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Sao lại không có ai thảo luận cơ chứ? Tớ là 1 người muốn thảo luận với bạn đây, nhưng phải nhắc trước là bạn nên hạn chế dùng những từ ngữ "ngoài luồng". Tớ có sửa đôi chỗ ở bài viết trên của bạn để giúp bạn tránh khỏi những vi phạm không đáng có
    Về vấn đề bạn đặt ra, thì nó hơi rộng nên khó thảo luận. Bây giờ chúng ta thử nghĩ xem, liệu có môn khoa học nào không liên quan tới khoa học môi trường không nhé?
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 16:26 ngày 19/05/2006
  5. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Như tiêu đề anh chỉ đặt trọng tâm vào công nghệ môi trường mà thôi tất nhiên khiến thức về môi trường thì muôn vàn cái đáng nói là anh không bao giờ tham lam ôm tồn cái gì cũng muốn biết điều đó là không thể, nhớ cái chỉ biết cái cơ bản hay nói cách khác biết nó ở đâu khi cần đến thì đọc sách. Tuy vậy nên có willing trả lời question về môi trường nói chung và công nghệ môi trường nói chung mà thôi. Còn ngôn từ thế cho dân chủ dễ thảo luận. vả lại Anh muốn mở topic rộng để thảo luận rộng chứ anh mở mấy cái topic như: policy net work in Vietnam, sự tham ra của cộng đồng giả quyết các vấn đề môi trường, hay anammox, zeta potential.... thi anh đồ rằng ít chú biết đến.
    Quay trở lại chuyên môn trả lời câu hỏi của chú anh nghĩ: mọi môn khoa học đều liên quan đến khoa học môi trường không sớm thì muộn không nhiều thì ít. Vì hai lý do sau:
    1. Để giải quyết các vấn đề môi trường là phức tạp và cần có sự kết hợp một cách khéo léo giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
    2. Biên giới giữ các ngành khoa học đang có khunh hướng lu mờ, rất nhiều phủ chồng lên nhau và không rõ ràng như trước nữa.
    Mỏi tay rồi cô chú nào bổ xung đi.
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Đối với câu hỏi ban đầu của chủ đề: Khoa học môi trường dùng kiến thức của các ngành khoa học nào? Thì đã có câu trả lời đây rồi: mọi môn khoa học đều liên quan đến khoa học môi trường không sớm thì muộn không nhiều thì ít. Vậy là vấn đề đã được giải quyết ổn thỏa phải không ạ?
    Về 2 lý do mà bạn nên trong bài trước:
    1. Để giải quyết các vấn đề môi trường là phức tạp và cần có sự kết hợp một cách khéo léo giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. ---> Lý do này liệu có phải là chung cho rất nhiều các ngành nghề trong xã hội hiện nay không? Nếu đó không phải là một lý do riêng, thì chưa đủ sức nêu bật được đặc trưng của ngành khoa học môi trường
    2. Biên giới giữ các ngành khoa học đang có khunh hướng lu mờ, rất nhiều phủ chồng lên nhau và không rõ ràng như trước nữa. ----> Nếu như lý do này đúng, thì các nhà khoa học ngày nay sẽ phải là những người làm việc đa năng, thí dụ vừa toán vừa lý như Newton trước đây hoặc vừa lý vừa hóa như Marie Curie chẳng hạn. Thực tế đang diễn ra lại có vẻ như khác với điều này: xã hội ngày càng xuất hiện nhiều các nhà khoa học chuyên sâu, thông thạo trong chuyên ngành hẹp của mình. Vậy có mâu thuẫn gì ở đây chăng?
  7. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua sau khi post bài anh vẫn chư ưng ý lắm, nghĩ rằng phải có một cài gì gì không liên quan tới môi trường chứ. Rồi anh nghĩ đến chuyện văn thơ, mà văn thơ thì có liên quan khỉ gì đến môi trường chứ??!. Thế là anh tư ... nghĩ rằng mình giỏi thật sẽ trả lời cho chú biết tay. Anh thoải mái và xả hơi cuối tuần, nhưng anh đã nhầm. Trong lúc thác loạn thoát y vũ anh gặp một thằng đang học cứu về giọng văn cho các đối tượng khác nhau. Anh chanh luận với nó rất sôi nổi, anh nhận ra một điều hiển nhiên mà anh vẫn làm từ trước tới giờ, rằng một bài viết về môi trường cần phải quan tâm đến độc giả, viết cho học sinh phổ thông khác với văn phong khoa học đăng trên international journal và tất nhiên là văn nói cũng vậy.
    Tuy nhiên anh cũng nghĩ ra một ấu trĩ để trả lời câu hỏi của chú. Anh nghĩ rằng các ngành nghề suy cho cùng thì cũng thải ra một cái gì đó, và nhiệm vụ của thằng làm môi trường là giả quyết cái đống đó. Tất nhiên nhiều khi cũng tương đối.
    Còn về ngành khoa học đồng ý với chú là các nhà khoa học đang đi sâu vào một vấn đề cụ thể và anh càng hiểu điều đó. Anh nói là biên giới giữa các ngành khoa học ngày một không rõ ràng và nhiều nhánh con đẻ ra. Hay nhìn vào công trình khoa học các tạp trí khoa học quốc tế và hãy đếm xem có bao nhiêu tác giả trong đó điều đó cho thấy một phần sự gắn kết của các khoa học cũng như các nhà khoa học với nhau.
    @ chú nước thải dược phẩm hay cô xử lý asen muốn anh tư vấn thì post câu hỏi vào đây anh không có thời gian lê la khắp các topic đâu. Cuối tuần anh dỗi hơi anh cố vấn cho 1 phát.

    u?c nvl s?a vo 10:24 ngy 21/05/2006
  8. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bài trả lời cho phần "các ngành khoa học": Ở đây chúng ta thấy có 2 vấn đề mà bạn reindeers đặt ra
    1. Sự gắn kết của các nhà khoa học, các ngành khoa học: đây là vấn đề tất nhiên, từ xưa đến nay vẫn thế
    2. Biên giới giữa các ngành khoa học ngày một không rõ ràng: Từ thủa xưa, biên giới giữa các ngành khoa học vốn không có. Con người tìm hiểu khoa học là do nhu cầu muốn hiểu biết về bản thân và thế giới. Môn khoa học đầu tiên được sinh ra là "physis" của người Hy Lạp. Sau đó, do nhu cầu lý luận, tách riêng từ physis thành 1 nhánh triết học. Do nhu cầu ứng dụng và tính toán, tách thêm ra 2 ngành nữa là toán và vật lý. Tiếp đó, các thầy tu và các nhà giả kim thuật do nhu cầu bùa phép mà tách khỏi vật lý thành 1 ngành mới là hóa học, chuyên nghiên cứu về các hóa chất. Chính các vị này là những ông thầy bào chế thuốc đầu tiên, để rồi sau đó khai sinh ra ngành y học và nghiên cứu sinh học.
    Vậy, nếu kết luận là "biên giới giữa các ngành khoa học ngày một không rõ ràng" thì phải chăng là chúng ta đang tìm về với ngày xưa?
  9. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Nói thật với chú chú lý thuyết khiểu việt nam quá. chú có ý tưởng gì mới không? Anh chỉ biết rằng chúng ta, nói đúng hơn là thế giới đang đi sâu vào từng cái gì chi tiết nhất nhỏ nhất cần có sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau chứ không phải một nhà khoa học biết nhiều lĩnh vực như thời xưa.
    Lấy ví dụ cụ thể: anh làm về công nghệ môi trường, sau khi một hồi review chú A viết thế này, chú B viết thế khác, kết quả của chú C đối chọi với kết quả của hai chú khia vân vân và vân vân. Kết hợp kinh ghiệm của mấy chú ấy lại anh lập mô hình thí nghiệm và chạy vèo vèo 3 tháng ra một đống số liệu, tự phân tích kết quả không hay lắm. Cho mày chết hồi học toán cao cấp trong lớp toàn liếc gái, viết mật thư. Thôi đành mang đống số liệu đó đến thảo luận với một chú giảng viên ở khoa toán làm luận án Phd về môi trường, thế là chú ấy chỉ cho mấy cái, sau gần hai tháng phân tích kết quả đổi đi, xửa lại, cái nhau tốn nước bọt không biết bao lần cuối cùng ra một cái trả giống ai. Thế là anh viết paper để publish, tất nhiên tác giả gồm anh, chú khoa toán và cuối cùng là giáo sư kính yêu review cho phát. Anh biết là nếu anh làm một mình thì trả ra được. anh nhìn lại cái của anh toán trả ra toán, sinh và hoá cũng trả phải mỗi thứ một tí. Thôi nói vậy thôi.
    Làm khoa học thì phải có tính kế thừa, có peer review chứ nhìn thành tựu công nghệ mới như nhà khoa học với hai cốc bia này: http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=43504&ChannelID=46 . Kẻ ngoại đạo nhì thấy to lớn anh coi khinh. Chẳng qua cũng chỉ là ếch ngồi đáy giếng phí tiền mà thậm chí làm hại thôi trường mà thôi.
  10. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6

    Kết luận của bạn đặt ra ban đầu: "biên giới giữa các ngành khoa học ngày một không rõ ràng." thì bạn chưa giải quyết thấu đáo được. Còn phát biểu: "thế giới đang đi sâu vào từng cái gì chi tiết nhất nhỏ nhất cần có sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau chứ không phải một nhà khoa học biết nhiều lĩnh vực như thời xưa." thực chất không liên quan đến kết luận nói trên
    Vấn đề là ở chỗ, bạn chỉ nêu ra được hiện tượng (chưa biết đúng sai ra sao), mà không có đủ lý lẽ để bảo vệ luận điểm đó. Đấy chính là một cái dở trong công tác làm khoa học hiện nay. Đây là box Khoa học công nghệ, nên chúng ta có thể thảo luận thoải mái về phương pháp nghiên cứu khoa học, đúng không nào? Bạn hỏi mình về ý tưởng mới, nhưng mình nghĩ rằng trước tiên chúng ta nên xem lại những cái cũ xem có sai sót gì không, rồi hãy bàn về cái mới sau cũng đâu có muộn?
    Nếu bây giờ bạn phá một ngôi nhà cũ đi để xây dựng lại đàng hoàng hơn, to đẹp hơn thì bạn có xem lại phần móng không? Hay là cứ xây tiếp nhà mới, để rồi sau đó phát hiện ra móng đã bị mọt, phải sửa chữa lại?
    Một vấn đề khác nữa là bạn phê bình kết quả làm sạch nước sông của các nhà khoa học VN. Nếu đúng là họ sai, tại sao bạn không viết bài phản biện để gửi lên hội đồng khoa học? Mình nghĩ là việc làm đó của bạn sẽ rất hữu ích vì nó sẽ tiết kiệm được nhiều công sức và tiền bạc của nhân dân đấy.

Chia sẻ trang này