1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Erich Maria Remarque

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Irish, 24/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Irish

    Irish Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.098
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác!
    Cuốn sách đầu tiên của Remarque mà tôi được đọc là Một Thời Để Sống Một Thời Để Chết. Hẳn là các bác cũng quen thuộc với cuốn truyện về anh lính Garơbê này rồi. Tôi có cái thói hay đọc những tác phẩm về những cuộc sống khốc liệt, chẳng hạn như sách của Jack London. Vì vậy tôi cũng thích Remarque. Ngôn ngữ của ông ấy như thơ ấy, đầy cảm xúc và hình ảnh. Cuốn cuối cùng tôi được đọc là Phía Tây Không Có Gì Lạ.
    Xin ý kiến khách quan và chủ quan của các bác về tác giả này, Erich Maria Remarque.



    Rồi thì gió cũng sẽ cuốn đi
    Tóc trên đầu và những chia ly
  2. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Ấy bác Irish ơi!
    cho em theo xe bác với nhá! Nhưng bác phải tỉnh táo đấy!

    Đối tửu đương ca
    Nhân sinh kỷ hà
    Thí như triêu lộ

  3. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Hình như tôi đã đọc một bản dịch khác có tên: Thời gian để sống và thời gian để chết.
    Theo tôi đây là một tác phẩm lên án chiến tranh rất tuyệt vời. Còn tuyệt vời như thế nào thì... xin lỗi các bác, trình độ em có hạn, cuốn này đọc cũng đã lâu rồi, chỉ còn nhớ mang máng thôi.

    Tequila sunrise

  4. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Theo một nghĩa nào đó, tôi "nghiện" Remarque, một Remarque với "Thời gian để sống và thời gian để chết ", "Chiến hữu" ( " Ba người bạn"), "Khải hoàn môn", "Bia mộ đen", "Đêm Lisbon", "Phía Tây không có gì lạ", "Tia lửa sống", "Bóng tối thiên đường", "Bản du ca cuối cùng", "Hãy yêu kẻ sống cạnh mình", "Bầu trời không biệt đãi ai", "Đế chế thứ ba"...
    Remarque, có lẽ không ai miêu tả nỗi cô đơn tuyệt vời như thế. Tôi chia tác phẩm của Remarque làm ba xu hướng. Loại thứ nhất có thể kể đến "Phía Tây...", "Thòi gian để sống và thời gian để chết ", mà ở đây chiến tranh đưọc miêu tả một cách trực diện. Xu hướng thứ hai có thể kể đến "Ba ngưòi bạn", "Bia mộ đen", là nỗi buồn ám ảnh đè trĩu lên một thế hệ sau chiến tranh, và xu hướng thứ ba có thể kể đến "Bản du ca cuối cùng", "Khải hoàn môn", "Tia lửa sống", "Đêm Lisbon", "Bóng tối thiên đường", "Đế chế thứ ba"... , nói về thân phận lưu lạc, không tổ quốc, bị xua đuổi và sợ hãi ở mọi nơi.
    Trong tác phẩm của Remarque, con người bị đẩy đến đối mặt với nỗi cô đơn đến tận cùng, Có thể đó chính là chất men cuốn hút trong tác phẩm của Remarque.
    Tôi tin rằng, nỗi cô đơn, đó chính là cội nguồn của lòng nhân ái. Mỗi nhân vật của Remarque đều cô đơn và trơ trọi quá. Họ cô đơn, không mục đích, không ý nghĩ. Họ sống một cuộc đời mà từng lúc, từng lúc họ luôn phải quay trở lại đối mặt với sự vô nghĩa của nó. Trong "Khải hoàn môn", bác sĩ Ravic chọn sự trả thù làm cứu cánh, nhưng, khi sự trả thù kết thúc, anh chợt nhận ra sự vô nghĩa của nó, sự vô nghĩa đến đáng sợ. Còn Steiner trong "Bản du ca cuối cùng"..., một con sói cô đơn cũng giống như thân phận của những ngưòi lưu vong, mà sự sinh tồn là mục đích duy nhất. Tôi còn nhớ khi Steiner chia tay một ngưòi tình của mình trên con đường lưu lạc, họ cũng không buồn phải tỏ ra buồn rầu nữa. Họ đã quá hiểu rõ cái giá trị của sự sinh tồn, của nỗi cô đơn đè nặng lên kiếp người đến mức thừa hiểu mà không phải giả vờ không hiểu rằng họ chỉ là hai cánh phù du tựa vào nhau, bấu víu vào nhau trên đường lưu lạc, rằng nếu có tình với nhau, thì đó không phải là tình yêu, mà đó chỉ là sự cảm thông của hai kẻ lang bạt cùng cảnh ngộ. Tôi không muốn dùng chữ cảm thông ở đây, vì tôi tin rằng ngay cả điều đó cũng thừa với họ.
    Tình yêu trong tác phẩm của Remarque cũng thật đặc biệt. Nó sáng rỡ lên, một nỗi buồn ánh lên trong suốt như pha lê. Tình yêu, đó là nơi mà các nhân vật của Remarque tìm đến để nương tựa. Có những lúc, họ lấy đó làm cứu cánh. Nhưng rồi, đó cũng chỉ là nơi để họ bấu víu vào. Đối mặt trưóc bi kịch, tình yêu trở nên quá mong manh và cuối cùng bị gãy gục trưóc sức nặng của cuộc sống. Từng lúc từng lúc con ngưòi luôn bị kéo lại đối mặt với nỗi cô đơn của mình.
    Chiến tranh đã ném những chàng thanh niên thế hệ Remarque và chính ông ra mặt trận, những " thanh niên học sinh mười chín tuổi vừa rời ghế nhà trường, tràn đầy mơ ước, chưa từng có một tội ác nào trong lương tâm, vậy mà tất cả họ bị cái thứ tuyên truyền vị chủng của chủ nghĩa đế quốc quân phiệt Vinhem đầu độc và bị lôi vào một cơn lốc chém giết tơi bời mà không mảy may căm thù kẻ bên kia chiến tuyến. Cuối cùng họ gục ngã thảm thê trên các hầm hố, hào luỹ Tây Âu. "
    Nhưng may mắn là trong số đó, Remarque còn sống và trở về. Trở về để cầm lấy cây bút. Trở về để tiếp tục viết, viết về chiến tranh, viết về thế hệ của ông, một thế hệ đã gục ngã dưói làn đạn, và ngay cả khi cuộc chiến kết thúc, thì chiến tranh vẫn tiếp tục găm những vết thương vào tâm hồn họ. Ông đã trở về , trỏ về để viết về nỗi cô đơn của loài người, trở về để tiếp tục sống, tiếp tục cùng thế hệ của mình chịu những phát pháo nghiệt ngã của một cuộc chiến tranh mới, để lại chấp nhận dấn thân vào cuộc sống lưu vong lang thang và bị xua đuổi khắp châu Âu. Để rồi ông lại viết, viết về một "thế hệ bị đánh mất" như lời ông nói.
    Có thể thấy rằng Remarque chịu ảnh hưởng rất nhiều của Hemingway, đặc biệt là cái cảm thức lạc lõng và vô nghĩa trước cuộc sống. Tác phẩm "Ba người bạn" có phần nào có dấu ấn của "Giã từ vũ khí ". Tuy nhiên nếu Hemingway có văn phong khô, gọn, cô đọng theo kiểu điện tín, thì giọng văn của Remarque mềm mại, hài hưóc,mang nhiều chất thơ.
    Nếu một nhà văn lớn là nhà văn tạo ra các tác phẩm mà sau khi đọc xong, con người cảm thấy phải sống nhân ái hơn, thì tôi tin Remarque đúng là một nhà văn lớn.
    pagoda - V@

    V@
    [/size=4
  5. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Theo một nghĩa nào đó, tôi "nghiện" Remarque, một Remarque với "Thời gian để sống và thời gian để chết ", "Chiến hữu" ( " Ba người bạn"), "Khải hoàn môn", "Bia mộ đen", "Đêm Lisbon", "Phía Tây không có gì lạ", "Tia lửa sống", "Bóng tối thiên đường", "Bản du ca cuối cùng", "Hãy yêu kẻ sống cạnh mình", "Bầu trời không biệt đãi ai", "Đế chế thứ ba"...
    Remarque, có lẽ không ai miêu tả nỗi cô đơn tuyệt vời như thế. Tôi chia tác phẩm của Remarque làm ba xu hướng. Loại thứ nhất có thể kể đến "Phía Tây...", "Thòi gian để sống và thời gian để chết ", mà ở đây chiến tranh đưọc miêu tả một cách trực diện. Xu hướng thứ hai có thể kể đến "Ba ngưòi bạn", "Bia mộ đen", là nỗi buồn ám ảnh đè trĩu lên một thế hệ sau chiến tranh, và xu hướng thứ ba có thể kể đến "Bản du ca cuối cùng", "Khải hoàn môn", "Tia lửa sống", "Đêm Lisbon", "Bóng tối thiên đường", "Đế chế thứ ba"... , nói về thân phận lưu lạc, không tổ quốc, bị xua đuổi và sợ hãi ở mọi nơi.
    Trong tác phẩm của Remarque, con người bị đẩy đến đối mặt với nỗi cô đơn đến tận cùng, Có thể đó chính là chất men cuốn hút trong tác phẩm của Remarque.
    Tôi tin rằng, nỗi cô đơn, đó chính là cội nguồn của lòng nhân ái. Mỗi nhân vật của Remarque đều cô đơn và trơ trọi quá. Họ cô đơn, không mục đích, không ý nghĩ. Họ sống một cuộc đời mà từng lúc, từng lúc họ luôn phải quay trở lại đối mặt với sự vô nghĩa của nó. Trong "Khải hoàn môn", bác sĩ Ravic chọn sự trả thù làm cứu cánh, nhưng, khi sự trả thù kết thúc, anh chợt nhận ra sự vô nghĩa của nó, sự vô nghĩa đến đáng sợ. Còn Steiner trong "Bản du ca cuối cùng"..., một con sói cô đơn cũng giống như thân phận của những ngưòi lưu vong, mà sự sinh tồn là mục đích duy nhất. Tôi còn nhớ khi Steiner chia tay một ngưòi tình của mình trên con đường lưu lạc, họ cũng không buồn phải tỏ ra buồn rầu nữa. Họ đã quá hiểu rõ cái giá trị của sự sinh tồn, của nỗi cô đơn đè nặng lên kiếp người đến mức thừa hiểu mà không phải giả vờ không hiểu rằng họ chỉ là hai cánh phù du tựa vào nhau, bấu víu vào nhau trên đường lưu lạc, rằng nếu có tình với nhau, thì đó không phải là tình yêu, mà đó chỉ là sự cảm thông của hai kẻ lang bạt cùng cảnh ngộ. Tôi không muốn dùng chữ cảm thông ở đây, vì tôi tin rằng ngay cả điều đó cũng thừa với họ.
    Tình yêu trong tác phẩm của Remarque cũng thật đặc biệt. Nó sáng rỡ lên, một nỗi buồn ánh lên trong suốt như pha lê. Tình yêu, đó là nơi mà các nhân vật của Remarque tìm đến để nương tựa. Có những lúc, họ lấy đó làm cứu cánh. Nhưng rồi, đó cũng chỉ là nơi để họ bấu víu vào. Đối mặt trưóc bi kịch, tình yêu trở nên quá mong manh và cuối cùng bị gãy gục trưóc sức nặng của cuộc sống. Từng lúc từng lúc con ngưòi luôn bị kéo lại đối mặt với nỗi cô đơn của mình.
    Chiến tranh đã ném những chàng thanh niên thế hệ Remarque và chính ông ra mặt trận, những " thanh niên học sinh mười chín tuổi vừa rời ghế nhà trường, tràn đầy mơ ước, chưa từng có một tội ác nào trong lương tâm, vậy mà tất cả họ bị cái thứ tuyên truyền vị chủng của chủ nghĩa đế quốc quân phiệt Vinhem đầu độc và bị lôi vào một cơn lốc chém giết tơi bời mà không mảy may căm thù kẻ bên kia chiến tuyến. Cuối cùng họ gục ngã thảm thê trên các hầm hố, hào luỹ Tây Âu. "
    Nhưng may mắn là trong số đó, Remarque còn sống và trở về. Trở về để cầm lấy cây bút. Trở về để tiếp tục viết, viết về chiến tranh, viết về thế hệ của ông, một thế hệ đã gục ngã dưói làn đạn, và ngay cả khi cuộc chiến kết thúc, thì chiến tranh vẫn tiếp tục găm những vết thương vào tâm hồn họ. Ông đã trở về , trỏ về để viết về nỗi cô đơn của loài người, trở về để tiếp tục sống, tiếp tục cùng thế hệ của mình chịu những phát pháo nghiệt ngã của một cuộc chiến tranh mới, để lại chấp nhận dấn thân vào cuộc sống lưu vong lang thang và bị xua đuổi khắp châu Âu. Để rồi ông lại viết, viết về một "thế hệ bị đánh mất" như lời ông nói.
    Có thể thấy rằng Remarque chịu ảnh hưởng rất nhiều của Hemingway, đặc biệt là cái cảm thức lạc lõng và vô nghĩa trước cuộc sống. Tác phẩm "Ba người bạn" có phần nào có dấu ấn của "Giã từ vũ khí ". Tuy nhiên nếu Hemingway có văn phong khô, gọn, cô đọng theo kiểu điện tín, thì giọng văn của Remarque mềm mại, hài hưóc,mang nhiều chất thơ.
    Nếu một nhà văn lớn là nhà văn tạo ra các tác phẩm mà sau khi đọc xong, con người cảm thấy phải sống nhân ái hơn, thì tôi tin Remarque đúng là một nhà văn lớn.
    pagoda - V@

    V@
    [/size=4
  6. chiquitito

    chiquitito Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Cong luc van hoc cua bac pagoda co le da du chin muoi de chuyen tu viet binh luan sang viet tieu thuyet duoc roi.
  7. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    em thì đọc vài quyên,khoái "một thơì...",truyện của Remarque đầy hình ảnh của cuộc sống tươi đep...cam ơn bác Egoist! bác là cầu nối cho em đến với Remarque!!!
    Wall Crossing
  8. sushi-in-blue

    sushi-in-blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng thích Remarque, nhưng cũng chưa đọc được nhiều lắm, mới vài ba cuốn thôi. Đọc xong thường bị ám ảnh bởi những tư tưởng,cảm thấy như bị mê hoặc trong bởi cách viết của ông, có những câu những chữ làm cho mình không dứt ra được..
    Đọc xong nhiều khi muốn khóc và thấy cũng muốn viết một cái gì đó, nếu một ngày kia mình có thể viết được cái gì thì đó là nhờ Remarque.
    Mình yêu nhất là Khải hoàn môn, yêu những câu văn nhẹ nhàng , những thoại rất bay mà cũng rất thực của ông. Chỉ tiếc là định gửi quyển đấy cho một người bạn mà cuối cùng lại không thành...

    Bonjour Tristesse!

  9. Kem

    Kem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2001
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm mới vào TTVN lại, không ngờ gặp được vài người mê Remarque.
    Tôi cũng là một người mê Remarque, đấy là nhà văn mà tôi cố tìm mua toàn bộ tác phẩm, dù nói một cách "lý trí", văn của ông không đa dạng vì về đề tài chiến tranh là chủ yếu.
    Tôi còn nhớ lần đầu tiên đọc Remarque là quyển Phía Tây không có gì lạ, tôi đã phải chảy nước mắt dù tôi dị ứng lắm với kiểu đa cảm thế này. Vừa rồi đọc lại vẫn thấy cay mũi.
    Tôi vừa đọc xong Khải Hoàn môn, hay ! Cuối cùng vẫn không biết số phận Ravic sẽ như thế nào. Còn Thời gian để sống và thời gian để chết (đúng ra là "Thời gian để yêu và thời gian để chết") lại cũng là một cách trốn tránh chiến tranh, tuy nhiên số phận con người trong đó ít cay đắng hơn trong Khải Hoàn môn và PTKCGL (chắc chỉ là cảm giác chủ quan của tôi thôi).
    Chưa đọc "Ba người bạn", nhưng nghe nói đó gần giống như "Đêm Lisbon" phải không ?
    Rất vui mừng gặp các bạn ở đây. Tôi đang bận, hẹn dịp khác nhé.
  10. sushi-in-blue

    sushi-in-blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Mọi người thích những bản dịch mới hay là những bản dịch từ hồi trước 75. Em đọc Khải Hoàn Môn của NXB Văn học ( mới) và bản dịch của NXB Văn học TPHCM có tên là Tình yêu bên vực thẳm của Huỳnh Phan Anh thì thích bản dịch cũ này hơn.
    Đọc Ba người bạn do một cô sinh viên nào mới ra trường của trường NN dịch thấy buồn, còn mọi người đọc những bản dịch cũ hay mới ạ?

    Bonjour Tristesse!

Chia sẻ trang này