1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Erwin Rommel

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi pta911, 28/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Xin lỗi nhé, tôi cần nguồn chứng thực thông tin.
    1. D day: Tôi không phủ nhận việc quân Đức cạn như yếu phẩm. Nhưng thông tin hàng trăn ngàn quân Anh vào làm bia đỡ đạn thay cho 1500 quân Mẽo bác lấy đâu ra. Đúng như Chiansan đưa ra, các bãi đổ quân của các nước hoàn toàn khác nhau. Theo tôi biết, các bãi đổ quân của Anh hoàn thành tốt nhiệm vụ với thương vong thấp. Trong khi đó bãi Ohama mà quân mẽo đổ bộ thì địa thế phòng ngự rất tốt, quân Đức phòng thủ có chiều sâu nên Mẽo thiệt hại nặng, đến chiều mới công phá xong. Người ta thường nhầm lẫn trận tấn công lên bãi biển này với cả cuộc đổ bộ Normady, thực tế hàng trăm ngàn quân đổ bộ lên nhiều bãi cùng một lúc, có bãi hoàn toàn không gặp sự kháng cự đáng kể nào. Về con số 1500 thì tôi thấy cũng như 2 khẩu Flak-88 mà thôi, bác hoàn toàn sai lầm về qui mô chiến trường của WWII, trong D-day, chỉ riêng quân dù Mẽo đổ bộ vào tuyến sau để làm công tác phá hoại, đánh chiến đầu cầu đã lên đến hàng chục ngàn quân rồi, quân đổ bộ lên bãi biển còn lớn hơn nhiều lần.
    2. Tôi chưa từng nghe một công ước ước quốc tế nào nói về việc cấm hạ nòng cao xạ bắn tăng cả. Bác hoàn toàn nhầm lẫn về việc lý do sử dụng cao xạ diệt tăng thời WWII. Thời đầu thế chiến pháo chống tăng thường chỉ có các cỡ nòng nhỏ như 20mm, 37mm, hay 45mm, thậm chí các loại súng bộ binh như 7,92mm, 12,7mm hay 14,5mm cũng có các phiên bản chống tăng do thời đó giáp tăng rất mỏng, đạn các cỡ này xuyên tốt. Về cuối chiến tranh, giáp tăng dày lên, các loại pháo chống tăng cỡ nòng nhỏ vô tích sự, người ta không kịp thay thế và phát hiện ra các loại pháo cao xạ cỡ nòng lớn thời đó dùng thay thế khá tốt do cũng như pháo chống tăng chúng có chiều dài nòng lớn so với cỡ nòng nên có sơ tốc đầu nòng rất cao, viên đạn xuyên có thể xuyên giáp tăng rất tốt và với cỡ nòng của chúng thì có thể xuyên giáp tăng tại thời điểm đó. Hai đại diện của việc dùng tạm thiết kế nàu là Flak-88 của Đức và pháo phòng không 76,2mm của Nga. Ngày nay các cỡ pháo tăng hiện đại (và kể cả pháo chống tăng đời những năm 196x) có khả năng xuyên thép vượt xa rất nhiều lần các loại súng phòng không đời cổ có cỡ nòng dưới 100mm như Flak-88. Bác làm ơn quên cái bóng ma đời trước ấy đi, nói như bác giờ vác mấy con Tiger 2 ấy ra chăn M-1 dễ quá.
    3. Tôi chưa ai gọi SÚNG MÁY phòng không 12,7mm là PHÁO CAO XẠ cả, việc dùng SÚNG MÁY 12,7mm để bắn bộ binh là việc làm vô cùng phổ biến trong tất cả các cuộc chiến tranh từ khi nó ra đời. Các loại súng máy phòng không 12,7mm, 14,5mm cùng các cỡ pháo phòng không 20mm, 23mm, 30 mm được sử dụng để chống bộ binh rất tốt, đặc biệt là trong chiến tranh đường phố. Chiến tranh ở Chesnia, quân Nga vác ZSU-23 với 4 nòng 23mm ủi quân Checchen trong đường phố rất nhiều.
  2. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Đây là nói về Rommel chứ ko phải súng nhé.
  3. moitoanh

    moitoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2004
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Những con số trong chiến tranh chỉ là những con số chết vì mỗi bên đều đưa ra con số hoàn toàn khác nhau vì vậy mà tôi ko bao h tin vào những con số. Đơn cử 1 ví dụ trong chiến tranh Mỹ - VN, Mỹ đưa ra con số thương vong của VN là 900.000, còn VN nói 500.000, còn sự thực thì sao: hơn 3 triệu! Vậy số má tin làm gì cho mệt, vì chẳng có gì chứng thực cả, tóm lại là chỉ nên dựa vào kết cục cuộc chiến thôi, thắng làm vua, thua làm giặc, thua thì có nói gì cũng vô dụng, còn thắng nói gì mà chẳng được. Chiến dịch Linebacker cũng vậy, VN nói bắn rơi hơn 80 máy bay, Mỹ nói hơn 20, tóm lại là Mỹ thua và rõ ràng là thương vong nặng nên fải stop, còn 80 thì giống như chơi game bắn ruồi quá, khéo khi bây h ra khỏi nhà vẫn vấp fải xác B-52 chưa dọn hết!
    Pháo phòng ko ko đc fép trang bị cho tank, cái này tôi chưa nghe qua bao h. Bác pta911 giải thích rõ hơn đc k?
    12,7 mm dĩ nhiên ko fải là CAO XẠ nhưng rõ ràng nó là fòng không, cái này Điện Biên Phủ chứng thực rất là rõ!
  4. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Bác Mig19farmer này ngộ nhỉ. Nếu ai cũng quên bóng ma của quá khứ thì loài người ngày nay làm sao phát triển được và cứ tiếp tục trên vết xe đỗ. Ngay cái tên của bác đã thể hiện rõ bác là người theo đuổi bóng ma của quá khứ đó.
  5. Nuocmatquy

    Nuocmatquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    1
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Về cái gì thì cũng phải có trách nhiệm với thông tin mà mình nói ra.
    Chính vì số má có nhiều nguồn khác nhau nên mới cần đến cái đầu của người đọc bác ạ.
    Ví dụ như trường hợp đổ bộ Normandy ở trên : số liệu về thương vong có thể chưa rõ nhưng người Mĩ huy động bao nhiêu lính Mĩ, bao nhiêu xe tăng Mĩ, người Anh huy động bao nhiêu quân Anh, bao nhiêu máy bay Anh... thì chắc chắn họ phải biết rõ hơn người Đức.
    u?c chiangshan s?a vo 20:21 ngy 31/05/2006
  7. simcaaz

    simcaaz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Bãi Omaha đúng là cục xương của quân Mỹ ! Vài tiếng đồng hồ, vẫn giẫm chân tại chỗ, thương vong khá nặng.
    Còn 12,8 ly mà bắn xe tăng ? Xe tăng bọc thép dày thấy bà cố, nếu có xuyên qua được ( như vách M-113 ) thì cũng ghim cứng, đầu đạn mắc kẹt ở đó luôn, còn không trúng chỗ hiểm, em nó vưỡn cứ chạy phom phom ! VNCH có cái M-72 chống tăng, khi chạm mục tiêu, nổ 1 phát, nóng cả ngàn độ C lận, kinh lắm !
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Bạn tranh luận lạ nhỉ. Tôi muốn bạn cần cẩn thận hơn với các thông tin mình đưa lên một diễn đàn mang nhiều tính khoa học này. Đừng đa nhiều tình cảm cá nhân vào đó. Bạn có thể yêu thích Flak-88 cũng như tôi yêu Mig-19 nhưng đừng vì thế mà đem nó vào thời hiện tại. Mig-19 không thể đối đầu với F-16 cũng như Flak-88 sẽ chẳng thể làm gì M-1 trên chiến trường hiện đại. Bạn không thể nói uy lực của nó kinh hoàng đến mức người ta cấm không cho phép gắn nó lên tăng nữa, tôi chưa từng nghe đến một công ước quốc tế nào như vậy. Bạn nên đọc nhiều hơn nữa các thông tin về các bài viết trên này trước khi nóng mũi đưa ra những câu như trên.
    Về vấn đề súng ống, theo quy ước thì cỡ nòng dưới 20mm thì người ta gọi là súng (gun) và từ 20mm trở lên thì người ta gọi là pháo (canon). Đó là ý tôi muốn nói chứ không tranh luận về việc nó có là súng phòng không hay không. Các loại súng máy hạng nặng (heavy machine gun) như 12,7mm hay 14,5mm được dùng cho nhiều mục đích, lắp trên tăng thiết giáp chúng vừa có tác dụng phòng không vừa để hạ nòng quật bộ binh khi cần thiết, nếu bạn nào nghĩ người lính tăng không được phép làm điều này thì có lẽ các bạn chưa đọc đủ tài liệu cần thiết. Đúng là với các cỡ pháo phòng không như 37mm, 57mm, 85mm hay 100mm thì pháo thủ muốn hạ nòng bắn mục tiêu dưới đất cần có sự cho phép của cấp trên nhưng không phải do sức hủy diệt của chúng quá lớn nên bị cấm mà đơn giản do nhiệm vụ chính của chính của chúng là tấn công các phương tiện tấn công đường không của địch và cơ số đạn ít ỏi của chúng phải tiết kiệm cho mục đích đó, vậy thôi. Trong chiến tranh biên giới phía bắc, không ít lần cao xạ 37mm của ta phải hạ nòng bắn mục tiêu dưới đất (do cả 2 bên đều không sử dụng không quân), Tàu cũng không thua gì ta trong khoản này.
  9. moitoanh

    moitoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2004
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đầu bác làm bằng gì? Con số đó họ biết rõ còn họ nói bao nhiêu là quyền của họ, bác ở trong đó mà điều tra à? Bác biết con số quân VN huy động đánh ĐBP với con số công bố thời điểm đó chênh nhau bao nhiêu ko? Đầu bác cần fải xem lại chất liệu đi! Chỉ nên dựa vào sự kiện mà suy đoán sai số chứ ngồi đấy mà tin vào số thì đi đánh đề đi cho xong!
    Được moitoanh sửa chữa / chuyển vào 22:22 ngày 31/05/2006
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Không ai bảo là phải luôn luôn tin 100% vào số liệu của bên nào hết. Nếu chỉ có ngồi xem sự kiện với tham khảo thêm số liệu đã được các bên đưa ra thì liệu cách nào chính xác hơn. Bác giỏi thế thì bác bảo hộ là ở Normandy đổ bộ bao nhiêu quân ạ ? 100, 200 hay 300 ngàn ạ ? Mà nói kiểu đấy có khi sự kiện diễn ra như thế này họ biết rõ nhưng họ lại công bố nó ra thế kia bác ạ.
    Chuyện ĐBP tôi chưa có may mắn được nghe tới. Nếu bác biết thì mời bác vào chủ đề ĐBP bên box GDQP cho anh em được mở mang tầm mắt.
    u?c chiangshan s?a vo 22:41 ngy 31/05/2006

Chia sẻ trang này