1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Euthanasie. Có nên quy định cho công dân có Quyền được chết ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 29/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tớ bình loạn chút nhá:
    Thứ nhất: Quyền là phải được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, lúc ấy thì mới gọi là quyền chứ. Đúng không? Pháp luật Việt Nam đâu có đề cập gì tới vấn đề tự sát là một quyền của con người. Theo tớ thì không thể gọi là quyền tự sát được.
    Thứ hai: Amour_unique trình bày về vấn đề những người chán sống --> tự sát. Okie. Pháp luật chẳng thể điều chỉnh được hành vi này. Nhưng vấn đề ở chỗ là đối với những người không có khả năng tự thực hiện hành vi tự kết liễu mạng sống của mình --> nhờ người khác thì hành vi của người khác giúp đỡ, mang lại "cái chết nhân đạo" cho người "xin chết" được nhìn nhận như thế nào và pháp luật sẽ điều chỉnh vấn đề này như thế nào mới là vấn đề còn phải cãi nhau nhiều.
    Tớ xin lạm bàn chút - đừng bảo là câu bài nhá. há há...
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 08:51 ngày 02/04/2005
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào anh NF. Hôm đó, em viết cái subject bị nhầm. Tại vội quá mà. Em đã sửa rồi đấy. Vả lại trong bài em cũng chẳng hề nói Euthanasie = Quyền được chết. hihi ..... Dù sao cũng phải xin lỗi mọi người vì sơ suất này.

    Dĩ nhiên rồi, anh NF ạ. Nhưng là Quyền được chết chứ. Còn Euthanasia thì anh LVHa74 đã nói khái niệm rồi.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 04/05/2003
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Thôi nhé, đã bảo là nhầm rồi mà. Giờ quay lại chủ đề chính nhé. Quyền được chết hay là quyền được chết tự nhiên nhỉ? Khái niệm nào là hợp lý. Anh NF là chuyên gia về khái niệm (một tư duy rất lôgíc) thì cho em ý kiến nhé. Cái của anh LVHa74 nghe hàn lâm hơn cái của em. Vì khái niệm quyền được chết là em dịch trơn từ Tiếng Pháp sang. hihi ..... Có gì xin được lượng thứ.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 04/05/2003
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cái này quá khích. Chắc ngày trước anh A_U là dân chuyên Văn hả?
    hí hí, bắt đầu khôi hài rùi. Lấy vị dụ ở Việt Nam thôi, Cơ đốc giáo nghe sợ quá. - Tự sát là một kiểu bất mãn chứ không phải là không còn cách nào khác để duy trì sự sống. Sống trên đời phải có niềm tin và sự lạc quan chứ? ---- Còn các thiết chế xã hội khác? - em đã nói ở phía trên của bài trả lời rồi đấy.
    Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phải dự đoán trước để điều chỉnh chứ? Đó mới là cái ''giỏi'' của nhà lập pháp mà lị. Nói dại, nhỡ sau này chú đồng chí A_U rơi vào hoàn cảnh này thì thế nào nhỉ? Lúc đó có cần Constancy em giúp một tay không? --- À, nhân tiên giới thiệu luôn, em cũng là người nhà của anh đấy (Khoa Luật mừ).
    Tiện cho em hỏi Minh Triết là gì nhỉ? Hic, anh NF nói chuyện cũng hiền triết lắm. .....
  5. magic_of_love

    magic_of_love Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    em thấy nhiều người sống khổ hơn là chết nếu thế thì cứ cho họ một mũi tiêm một phát ra đi nhẹ nhàng thế lại hơn sống mà đau đớn khổ bỏ xừ...
    [​IMG]
  6. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Hê..........hê....
    Em đã bảo là em dốt món Hình luật lắm mà!Đã xin lõi trước rồi mà!
    nhưng mà trong hình sự thì động cơ là yếu tố bên trong đấy!Nó được biểu hiện ra bên ngoài qua hành vi của các chủ thể mà!Nếu anh làm chết một người thì người ta chỉ căn cứ vào các hành vi của anh để xem anh làm việc đó là cố ý hoặc vô ý!Động cơ không phải là yếu tố dễ nhận biết đâu mà!
    Cho nên nếu trong trường hợp ta đang bàn đến thì nếu không là giết người thì cũng là giúp người khác tự sát!3 đến 5 năm tù .he............he
    To The South:Minh Triết: : Minh nghĩa là sáng, Minh triết nghĩa là có ý kiến rất sáng sủa và hàn lâm đấy!.hi.hi!
    lúc nào anh muôn chết thì sẽ nhờ đồng chí!Ai muốn khóc cho em không?
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  7. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Câu chuyện đến đây là chấm dứt? Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.
    Không biết các bạn co đọc truyện ngắn "Rút ống" trên báo "Người lao động" Thứ bảy vừa rồi không nhỉ?
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?

    -------------------------------------------------------------------------------
    Sau khi đọc bài viết này, tớ nghĩ đây là một khía cạnh mà dân luật của chúng ta nên tìm hiểu, quả thực là rất thương tâm và khó xử. Cảm ơn bạn ndungtuan đã giới thiệu bài viết này. Tớ xin phép post lại vào đây cho mọi người tiện tham khảo! (No-fear)
    -------------------------------------------------------------------------------
    Tác giả: Hầu Văn Vịnh là nhà văn không chuyên nổi tiếng của Đài Loan. Việc chính của ông là bác sĩ ở bệnh viện Đại học Y khoa Đài Bắc. Những năm gần đây ông đã xuất bản hàng chục tác phẩm văn học với số lượng ngót 1 triệu bản. Đề tài của Hầu Văn Vịnh gắn liền với nghề thầy thuốc, chứa đựng tính nhân văn sâu sắc.
    -------------------------------------------------------------------------------
    Rút ống

    Khi các thầy thuốc khoa thần kinh đề nghị khoa hô hấp chúng tôi cử người sang hội chẩn, thì bệnh nhân đã ở vào trạng thái hôn mê, phải cắm ống nội khí quản vào mũi để thở bằng máy hô hấp, nhằm duy trì sự sống. Qua bàn bạc chi tiết về tình trạng bệnh nhân và sau khi khám lâm sàng, chúng tôi đồng ý giúp khoa thần kinh chăm sóc việc hô hấp cho người bệnh.


    Bác sĩ trưởng khoa thần kinh cười bảo: ?oTuy rằng cơ may qua khỏi của bệnh nhân không còn nhiều, nhưng bây giờ có sự phối hợp của cả hai khoa, tôi nghĩ rằng ca này đáng để chúng ta cố gắng thử xem có thể cứu được bệnh nhân hay không?.
    Thế nhưng, chưa đầy 3 ngày sau, sự phối hợp của chúng tôi bỗng gặp trắc trở. Lẽ ra, mọi việc đã được tiến hành thuận lợi nếu không có cái công văn ấy của phòng quản trị bệnh viện gửi xuống. Tôi nhớ rằng, khi tôi chưa kịp đọc hết công văn thì khoa thần kinh đã gọi điện thoại tới, đề nghị chúng tôi đến ?ogiải quyết? vấn đề thở cho bệnh nhân.
    . Tác giả: Hầu Văn Vịnh là nhà văn không chuyên nổi tiếng của Đài Loan. Việc chính của ông là bác sĩ ở bệnh viện Đại học Y khoa Đài Bắc. Những năm gần đây ông đã xuất bản hàng chục tác phẩm văn học với số lượng ngót 1 triệu bản. Đề tài của Hầu Văn Vịnh gắn liền với nghề thầy thuốc, chứa đựng tính nhân văn sâu sắc.

    Tôi và bác sĩ chính của khoa hô hấp vừa đi vừa đọc công văn. Đọc xong, hai hàm răng tôi cứ đánh vào nhau lập cập. Công văn viết: Bệnh nhân hiện đã nợ bệnh viện cả thảy hơn 100.000 Đài tệ (khoảng 3.000 USD) tiền viện phí; căn cứ theo quy định của bệnh viện, phải lập tức đình chỉ mọi công việc điều trị; yêu cầu nghiêm chỉnh chấp hành quy định này.
    Khi chúng tôi tới phòng bệnh nhân, bác sĩ khoa thần kinh trực ở đây giả bộ như không có việc gì xảy ra, điềm nhiên cười bảo: ?oĐề nghị các anh rút ống thở thôi. Rút cuộc, không có tiền thì không được thở bằng máy nữa?.
    Nhìn người bệnh, tim tôi đập thình thịch, hiểu được tính nghiêm trọng của vấn đề. Bác sĩ chính của khoa chúng tôi thì vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh. Ông từ tốn nói: ?oTôi sợ rằng làm như vậy không ổn đâu. Rút ống ra thì có lẽ người bệnh sẽ chẳng thể sống nổi 3 ngày nữa?.
    Bác sĩ khoa thần kinh nhìn tôi: ?oDù thế nào thì đây cũng là quy định của bệnh viện, anh cứ rút ống thở ra xem sao?.
    Tôi sợ hãi lắc đầu liên tục. Bác sĩ chính buồn bã nói: ?oNgười này vốn không phải là bệnh nhân của khoa hô hấp chúng tôi, nếu thật sự cần rút ống ra thì khoa thần kinh toàn quyền giải quyết là xong?.
    Bác sĩ khoa thần kinh chỉ tay vào ngực mình: ?oChúng tôi giải quyết ư??, nói rồi ông ta gượng cười ?oHa ... ha...?, như một bệnh nhân đứt hơi.
    Cuối cùng tôi và bác sĩ chính phải đến hỏi ý kiến chủ nhiệm khoa hô hấp. Nghe xong, chủ nhiệm khoa nói như đinh đóng cột: ?oBệnh nhân nợ tiền bệnh viện chứ có nợ tôi đâu. Xưa nay, chưa thấy ai nói thầy thuốc nào lại có ý định giết bệnh nhân cả?. Lời chủ nhiệm thật có lý, đúng là ông đã nói thay tôi từng câu từng chữ.
    Mấy hôm sau, phòng quản trị bệnh viện tiếp tục gửi công văn đến, nhắc lại yêu cầu phải thực hiện đúng quy định, tăng cường hiệu lực của công tác hành chính, nhất thiết phải đình chỉ mọi biện pháp điều trị bệnh nhân.
    Trong suốt thời gian công tác ở đây, chúng tôi từng giải quyết nhiều ca cực kỳ phức tạp, nhưng chưa bao giờ gặp trường hợp đau đầu như lần này. Suốt cả buổi chiều, khoa thần kinh không nghĩ ra cách giải quyết. Cuối cùng, chủ nhiệm khoa nói: ?oAi tự nguyện nhận làm việc rút ống thở của bệnh nhân thì được đặc cách tăng gấp đôi kỳ nghỉ phép năm. Thế nào, có ai làm việc này không??. Tất cả đều im lặng. Càng suy nghĩ, mọi người càng cảm thấy tình người mới thật đáng quý làm sao.
    Khi phòng quản trị cử cán bộ xuống tận nơi tìm hiểu tình hình, tôi vẫn thấy người bệnh đang thở hít đều đều dưới sự trợ giúp của máy hô hấp. Vợ ông ta ngồi bên cạnh giường bệnh, nét mặt phờ phạc. Bà van nài người cán bộ phòng quản trị: ?oXin các ông thư thư cho vài ngày, chúng tôi đang cố hết sức chạy tiền đấy ạ?.
    ?oThưa bà, tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của bà, nhưng đây là quy định của trên? - vị cán bộ nói rồi quay lại hỏi chúng tôi: ?oThưa các bác sĩ, việc rút ống thở ra có vấn đề gì không ạ??.
    Không tìm được lý do nào khác, chúng tôi đành phân bua: ?oE rằng về pháp lý là không ổn?.
    Ông ta đáp với vẻ đắc ý: ?oKhông sao, chúng tôi đã có kinh nghiệm về chuyện này. Pháp luật nhận định rằng cái chết ?otheo quá trình tự nhiên? thì không có liên can gì đến chúng ta cả?.
    Không thể phủ nhận, câu trả lời này hoàn toàn đúng, nhưng nghe thì thật chối tai. Bà vợ người bệnh nổi cơn tam bành, gào lên: ?oAi rút ống thì hồn ma chồng tôi sẽ vật chết người ấy cho mà xem?. Chúng tôi đành phải xô tới, giữ chặt hai vai bà ta.
    Sau cùng, bà y tá trưởng bảo vị cán bộ phòng quản trị: ?oNếu nhất định phải rút ống ra, thì ông có thể tự làm. Cách rút ống rất đơn giản, tôi xin hướng dẫn ông...?.
    Vị cán bộ xanh mặt lại, vội vã phân trần: ?oTôi đâu phải là thầy thuốc cơ chứ?.
    ?oTôi cũng chưa từng nghe thấy ai nói có người thầy thuốc nào lại cố tình làm hại bệnh nhân cả? - bác sĩ khoa thần kinh nói với ông ta. Chúng tôi cũng phụ họa theo: ?oĐúng lắm. Ông có thể tự mình rút ống được đấy?.
    Thật khó diễn tả được vẻ mặt khiếp đảm của vị cán bộ ấy khi ông ta vừa bước ra khỏi phòng vừa khẽ ấp úng: ?oPhải chấp hành quy định, nếu không thì gay lắm...?.
    Câu chuyện này rồi sẽ đi tới đâu? Chúng tôi yên lặng chờ đợi. Mỗi lần đi qua phòng bệnh, tôi vẫn thấy người bệnh đang bình yên thở hít thứ không khí mà ông ta không có tiền để trả. Dường như mọi mâu thuẫn và nỗi đau thương của toàn thế giới đều là ở đây.
    Hai hôm sau, sự việc có bước tiến triển mới. Chiều hôm ấy, tôi thấy ông trưởng phòng quản trị đến buồng bệnh, tay cầm tờ ?oGiấy cam đoan tình nguyện hiến tặng các bộ phận cơ thể người bệnh?, giải thích với bà vợ bệnh nhân: ?oThưa bà, đây là cách giải quyết duy nhất, sau này gia đình bà sẽ nhận được một khoản tiền trợ cấp, chắc là có thể đủ để thanh toán hết tiền viện phí của ông nhà?.
    Từ hôm bà ta ký vào ?oGiấy cam đoan tình nguyện hiến tặng các bộ phận cơ thể bệnh nhân?, phạm vi của câu chuyện được mở rộng hơn. Khoa ngoại ngày nào cũng cho người đến xem tình hình bệnh nhân. Họ bảo: ?oChúng tôi dự định làm một ca cấy ghép bộ phận cơ thể với quy mô lớn, cho nên phải đặc biệt cẩn thận. Nếu bệnh nhân có mệnh hệ gì thì chúng tôi phải lập tức lấy được tiêu bản sống ngay khi bác sĩ vừa tuyên bố não bệnh nhân đã chết. Có như vậy thì việc cấy ghép mới thành công?. Họ sử dụng kháng sinh liều cao cho bệnh nhân của chúng tôi, nhằm tránh xảy ra hiện tượng viêm nhiễm các bộ phận cơ thể cần lấy để cấy ghép.
    Bà vợ người bệnh hình như không hiểu gì về những chuyện ấy. Thấy bác sĩ nào đến, bà đều khẩn khoản yêu cầu họ cứu chữa cho chồng mình. Thời gian còn lại, bà ngồi bên cạnh giường bệnh, lấy khăn lau mồ hôi cho ông, có lúc lại khóc thút thít một mình. Thỉnh thoảng, hai đứa con nhỏ đến thăm bố, bà ôm chúng vào lòng, cả ba cùng khóc váng lên.
    Nhờ có máy hô hấp, bệnh nhân miễn cưỡng thở hít được, nhưng tình trạng thần kinh thì ngày một xấu đi. Một hôm, huyết áp người bệnh đột ngột tụt xuống mạnh, hô hấp suy kiệt. Khi các bác sĩ khoa hô hấp đến thì nhịp tim của bệnh nhân đã không còn bình thường nữa, đồng tử dãn rộng. Chúng tôi lập tức làm các động tác cấp cứu hồi sinh. Tôi nhớ lại, lúc ấy tình hình rối um cả lên. Vợ con người bệnh kêu khóc thảm thiết cầu trời cứu giúp. Các y tá tới tấp ra vào phòng bệnh. Mấy bác sĩ khoa thần kinh và khoa hô hấp hối hả làm cấp cứu. Thậm chí, cả bác sĩ khoa ngoại cũng kéo đến, đem theo mấy nhân viên đẩy giường có bánh xe tới trực ngay ngoài phòng, để chờ khi bác sĩ tuyên bố bệnh nhân đã chết là họ đưa ngay người xấu số sang phòng mổ làm phẫu thuật lấy các bộ phận cơ thể hiến tặng, rồi mang đi cấy ghép ngay cho người khác đang chờ.
    Mọi thứ thuốc và động tác cấp cứu đều không có kết quả. Cuối cùng, chúng tôi quyết định dùng máy điện kích và tiêm hoóc-môn tuyến thượng thận cho người bệnh. Sau hai lần kích điện và tiêm hoóc-môn, đồ thị điện tim vẫn không nhích lên. Thế nhưng, đúng vào lúc chúng tôi sắp sửa dừng lại và tuyên bố bệnh nhân đã chết thì đồ thị điện tim bỗng dưng xuất hiện một, hai hình sóng lượn. Thế là mọi người lại cố gắng cấp cứu. Cuối cùng, nhịp tim của bệnh nhân ổn định trở lại.
    Dường như tôi thấp thoáng cảm nhận được vẻ thất vọng của mấy vị bác sĩ khoa ngoại. Họ tỏ ra chán nản khi thấy nỗ lực của mình trở nên vô vọng. Họ chân tình kể lại: ?oChúng tôi muốn tranh thủ cấy ghép ngay vào lúc bệnh nhân của các anh vừa chết xong, cho nên đã đưa người chờ cấy ghép vào phòng mổ và đã gây mê rồi?.
    Cùng với nhịp phồng lên xẹp xuống đều đều của máy hô hấp, tôi dần dần cảm thấy khó hiểu về bổn phận người thầy thuốc của mình. Bà vợ bệnh nhân kể lại một cách chi tiết cho tôi nghe chuyện hai vợ chồng bà từ tay trắng gây dựng nên cơ ngơi của họ. Khó khăn lắm, họ mới kiếm được một ki-ốt bán sữa đậu nành. Hàng ngày, sáng tinh mơ, lũ trẻ đã phải thức dậy giúp đỡ cha mẹ chuẩn bị bán hàng, xong xuôi mọi việc chúng mới đi học. Khi họ sắp sửa gây dựng được một cửa hàng ra trò, thì bỗng dưng xảy ra chuyện không may này. Họ đã phải bán cửa hàng, thế mà nợ nần hiện vẫn còn chồng chất; bạn bè, họ hàng chẳng ai còn dám cho họ vay tiền nữa. Bà khóc thút thít: ?oĐêm đêm tôi ngủ không dám nhắm mắt, chỉ sợ trời sáng, bắt đầu một ngày mà tôi chưa biết sẽ ra sao, thật chẳng dám nghĩ tới một ngày mới nữa?. Bà ôm chặt hai đứa con vào lòng, thổn thức: ?oDù sao thì ít nhất bây giờ tôi vẫn còn nhìn thấy chồng con mình?.
    Một tuần sau, y tá trưởng nói nhỏ với tôi là số tiền trợ cấp cho vợ con người bệnh có lẽ không còn đủ để trả viện phí nữa. Mỗi lần đi qua buồng bệnh, nghe thấy tiếng động đều đều của máy hô hấp, tôi đều có một cảm giác ghê sợ khó diễn tả, như thấy nơi này đang xảy ra một chuyện gì đó không thể nào cứu vãn được nữa. Hai hôm sau, huyết áp của người bệnh bỗng tụt xuống, xuất hiện tình trạng nguy kịch. Bà vợ người bệnh buồn bã kéo tay tôi: ?oBác sĩ ạ, xin đừng cứu ông ấy nữa, cứ để ông ấy yên bình ra đi thôi !?. Tôi hầu như không thể tin ở tai mình nữa. Lúc này, tôi chỉ biết làm phận sự của người thầy thuốc mà không muốn có suy nghĩ nào khác, cứu người bệnh là ý nghĩ duy nhất của tôi. Bà vợ bệnh nhân trở nên lo lắng, bồn chồn, mấy lần điên cuồng xông vào cản trở chúng tôi làm cấp cứu. Hai đứa bé sợ hãi ôm nhau rúc vào xó buồng. Thế nhưng, chúng tôi vẫn không ngần ngại áp dụng tất cả các biện pháp để cứu người bệnh. Mọi người nín thở theo dõi đồ thị điện tim. Bà vợ bệnh nhân lúc này hầu như đã hoàn toàn suy sụp.
    Bỗng dưng, tất cả như ngưng đọng lại, lũ trẻ cũng thôi khóc. Bà vợ người bệnh trở nên điềm tĩnh đến đáng sợ, từ tốn nói: ?oXin các bác sĩ hãy thương lấy lũ trẻ nhà tôi. Chúng nó cần phải có tiền để tiếp tục sống và đi học. Tôi tin rằng cha các cháu sẽ hiểu chuyện này mà nhắm mắt ra đi?. Giọng nói nghiêm trang của bà làm chúng tôi lặng người.
    Sáng hôm sau, chúng tôi rút tất cả các ống nối vào người bệnh.
    Có lẽ là để làm tôi yên lòng, bác sĩ trưởng bệnh viện hỏi tôi: ?oAnh có biết chuyện ?obắn ngựa? không??.
    ?oBắn ngựa gì cơ ạ??, tôi hỏi.
    ?oNgựa què ấy mà?.
    ?oNgựa què chân thì có làm sao đâu??, tôi hỏi lại.
    Lúc đó, các bác sĩ khoa ngoại đã lấy xong mắt và thận của người bệnh, và mang đi cấy ghép. Tôi chờ câu trả lời của bác sĩ trưởng. Thế nhưng, ông không nói gì hết. Tất cả chỉ còn lại bầu không khí trầm mặc, tựa như một sự đồng thuận ngầm giữa hai chúng tôi.

    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 01:02 ngày 12/05/2003
  8. black-tiger

    black-tiger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện cảm động thật! Nhà nước và các tổ chức nhân đạo cần xem xét và có những biện pháp hỗ trợ trong những trường hợp tương tự.
    Tôi cũng đã nghĩ đến chuyện này khá lâu rồi nhưng cũng chưa biết có giải pháp nào thoả đáng và hợp pháp cho trường hợp mình chẳng may bị rơi vào tình trạng như ông chồng trong câu chuyện kia. Đa số chúng ta nhân đạo và yếu đuối ( nói đúng ra là nhân đạo một cách yếu đuối), như tác giả câu chuyện đã phân tích rất hay và cảm động việc chẳng ai dám quyết định sớm cái kết cục tất yếu của nó.
    Xin hỏi các chuyên gia luật: Tôi có thể làm một di chúc cho một ai đó để người này có trách nhiệm (tất nhiên đi kèm với nó sẽ có một số quyền lợi) kết thúc cuộc sống của tôi trong một số điều kiện nhất định không? VD: tôi bị tai nạn và chỉ còn sống thực vật, khả năng phục hồi dưới 50%.... theo nhận định của một chuyên gia y tế được chỉ định trước, hoặc một hội đồng y khoa ?" cái sau tôi e là VN chưa thể có. Tôi biết luật VN còn thiếu nhiều lắm, nên có lẽ di chúc kiểu này chưa chắc đã hợp pháp, dù sao thì tôi cũng rất muốn biết hậu quả pháp lý có thể có của bản di chúc có nội dung như trên.
    Rất mong sẽ nhận được sự tư vấn của các bạn
    Luu
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bác, đúng là bác bảo bọn em tư vấn kiểu này thì khó thạt. Vì Luật Việt Nam không quy định cái này (Ít nấht là Bộ Luật dân sự).
    Bác không thể lập di chúc nhưng có thể lập cái gọi là ''cam kết'' thì phải , hay là đại loại là một ''thoả thuận'', ''hợp đồng'' nói về điều này.
    Để chờ các chuyên gia khác vào giúp bác nhá.
    Box Luật mình đắt khách rồi các bác kìa. Vào giúp người ta đi chớ.
    Chào bác black-tiger, em thấy qua ngôn ngữ bác sử dụng thì có vè bác hoặc có học qua luật, hoặc rất giỏi luật, hoặc có biết chút ít về Luật.
    Em ở trong này mưa nắng Miền Nam - Thèm một lần được ra Hà Nội
    ..Box Luật..
  10. black-tiger

    black-tiger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã quan tâm. Tôi không phải là dân luật nhưng rất ngưỡng mộ dân luật. Luật pháp thì tôi cũng không rành lắm, nhưng vẫn luôn để tâm nghiên cứu để mà biết đường sống và làm việc không trái với pháp luật.
    Về chuyện di chúc được chết cái chết tự nhiên, tôi cũng vừa trao đổi với một bạn luật sư, xin dẫn ra đây một số ý kiến để các bạn thảo luận:
    Luật VN không quy định về cái chết nhân đạo, nhưng qui định khá rõ về tội giết người. Vậy nên tốt nhất chúng ta không nên dùng từ "chấm dứt cuộc sống", hay bất kỳ từ nào tương tự. Sẽ không có ai dám thực hiện di chúc hay cam kết kiểu đó vì sợ phạm tội giết người!?
    Có lẽ nên nói "chấm dứt các hành vi bắt ta phải sống", cái này giống như việc "rút ống". Với người thường thì có lẽ đây là một việc làm hợp pháp, nhưng với các bác sỹ thì có vấn đề để bàn cãi. Vì khi nhận chứng chỉ hành nghề thầy thuốc, người ta đã phải tuyên thệ tuận thủ mấy qui tắc "y đức" gì gì đó trong đó có nói rằng thầy thuốc có trách nhiệm phải cứu người!??? Nên có thể nói một khi bạn đã rơi vào tay bác sỹ thì việc để cho bạn chết một cách tự nhiên là trái với "y đức", và có thể xem là vi phạm lời thề của thầy thuốc--> bị truất quyền hành nghề??? Trường hợp không may gia định bạn lại có tiền và người thân bạn khẩn khoản yêu cầu bác sỹ "còn nước còn tát" thì các bác sỹ sẽ chẳng có lý do gì để mà không nỗ lực "tát" hết mình cả....
    Tóm lại, bạn luật sư của tôi kết luận, cái di chúc kiểu này chẳng có giá trị gì và chắc cũng chẳng có ai dám ký với tôi cái "thoả thuận" hay "cam kết" giúp một người ngăn chặn các hành vi bắt người ta phải sống cả.

    Chuyện này thửc ra là một chuyệt rất nghiêm túc, của một trí thức có tuổi nêu ra và đề nghị tôi giúp đỡ. Liên hệ đến bản thân mình, tôi thấy đây cũng là một nguyện vọng hợp lý, hợp tình... chỉ phải cái là không biết có phạm pháp không???
    Mong nhận được ý kiến của các bạn
    Luu

Chia sẻ trang này