1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Euthanasie. Có nên quy định cho công dân có Quyền được chết ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 29/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến chuyện này em mới nhớ ra rằng, em rất tham sống, cho dù em còn một hơi thở thì em vẫn cứ muốn sống. Ngoài ra em cũng có rất nhiều tiền, tỷ phú mặt trăng nhưng hiềm một nỗi, con cái chỉ có một đứa, mấy hôm trước nó đã hăm he đưa em ra viện dưỡng lão rồi.
    Em thì bị cái bệnh là hay ngất, ngất khoảng hai ba tiếng sau cấp cứu thì tỉnh, phải nằm lại viện mất cả tuần. Có nơi chẩn đoán em bị ung thư, thời kì đầu. Nếu như được chữa trị đúng mức thì cùng lắm em mất một phần cơ thể chứ không thể chết được.
    Thế nhưng trong một lần em bị ngất, lần này thì mất đến ba ngày em không tỉnh. Thế là thằng con của em nó mới đưa tiền cho bác sĩ, em nghĩ ?o Còn nước còn tát?, thế nhưng thằng con của em nó lại nghĩ ?o nước còn có một vũng thì tát làm gì? và rồi tiền trao, bác sĩ không tát nữa(Em không chê bai bác sĩ , nhưng ở đâu cũng thế con sâu làm rầu nồi canh).
    Với sự chẩn đoán của ba bác sĩ là bạn thân của nhau, với một số tiền lớn, kết quả em không có cơ hội sống, bệnh của em đã đến thời kì cuối, để như vậy càng đau đớn thêm thôi và alé, em được tiêm một mũi nàng tiên và bay vào cõi vĩnh hằng.
    Ai sẽ kiện tụng, thằng con em thì sẽ đựơc gia tài, kiện làm gì kiện cho ai, nhóm bác sĩ kiện ai, kiện cái gì. Chỉ còn có em bay lang thang kiện cái luật de droit de mort mà em biết mỗi chữ mort là chết?.
    Tôi đi tìm nơi đất mới. Mọi thành viên nhớ ghé qua nhé
    http://www.ttvnol.com/forum/t_216000
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy RTC ạ.
    Áp dụng quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này sẽ rất phức tạp và nguy hiểm. Một khi hệ thống hành pháp còn yếu rất dễ tạo kẽ hở cho những vi phạm pháp luật. Đặc biệt vấn đề này là vấn đề cực nhạy cảm. Có liên quan đến mạng sống của con người mà.
    Cơ chế điều chỉnh, kiểm soát tránh việc lạm dụng cái chết nhân đạo là cả một vấn đề lớn đặt ra nếu muốn áp dụng nó.
    ..Click vào đây để ghé thăm Box ĐH Luật..
  3. tintinauvietnam

    tintinauvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    hế lô bác Rượu thịt chó, hôm qua về đọc history bài của bác mà em cườI lăn lộn. Ngất ngây con gà tây 30 giây.
    RồI, mẹ ơi, cho con xin cốc sữa để còn lấy sức bình sinh bàn luận chuyện sống chết vớI bác đệ tử Lưu Linh này cái ạ.
    Ngất hả bác? Chắc bác thiếu canxi trong máu, hay thiếu chất sắt, hay là vân vân và vân vân, em mà kể chắc bác lạI ngất tiếp thì box Luật này không biết chạy đi nhờ ai để chữa cho bác, không cẩn thận bác lạI kiện chúng em làm bác ?. ngất thì chít.
    ấy, sao lạI ba ngườI thân nhau được. bác mà có chết cũng phảI xuống toà án lương tâm hay toà án âm phủ kiện chứ. Thế là không khách quan nhá. Ấy, nhưng bác phảI đưa ra chứng cứ rõ ràng. Bác muốn kiện không, để em tình nguyện chu du một chuyến dướI đó cãi hộ bác. Giá cả phảI chăng, tình anh em là chính, nhá, nhân tiện em đang thất nghiệp ý mà nị.
    Ấy bác ơi: Le droit de mort nhá, không phảI là de droit. Mà đó không là Luật mà là Quyền được chết nhá. Còn chữ mort đúng là chết. hihi. Có gì tư vấn tiếng pháp cứ gặp em nhá. Còn bác kiện ở đây là kiện theo Luật hình sự, khỏI cần cái Luật về quyền được chết bác ạ.
    Trường hợp của bác thế là ngon rồi.
    Dạ, chào anh hổ đen (black-tiger):
    Anh ơi, được chứ, sao lạI không làm thoả thuận hay hợp đồng được cơ chứ? Có vi phạm bộ luật dân sự đâu. Thực tế em vãn thấy có trường hợp hiến xác sau khi chết mà.
    1 trong 4 điều kiện vô hiệu của giao dịch dân sự (bao gồm thoả thuận miệng, có hợp đồng bằng văn bản, hay là hành vi pháp lý đơn phương của một bên), theo em có thể họ viện lý do này:
    - nộI dung trái pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hộI
    Pháp luật thì không điều chỉnh vấn đề này rồI, nhưng còn đạo đức xã hội. Cái này hơi mơ hồ nhỉ? Chả nhẽ lạI đi trưng cầu dân ý, thế thì tốn kém quá. Hay là hỏI ý kiễn của nhiều ngườI có kinh nghiệm trong ngành toà án và luật học. Ừ, nhưng biết ai là uy tín, ngày nay uy tín còn dựa trên giá trị tiền bạc - hơi tiêu cực - nhưng ý em là qua đó thì ta không thể khẳng định đựoc sự tin cậy của các ý kiến. hay là học hỏI quan niệm của các nước trên thế giớI nhá. Trên thế giớI họ áp dụng được - có khoảng 3 nước thì sao Việt Nam mình lạI chậm tiến hơn được? Em nghĩ nếu có kiện tụng vụ này cũng chẳng ngã ngũ vào đâu. Còn muốn xác định giá trị hợp đồng cho chắc chắn - để dò ý kiến của cơ quan nhà nước thế nào bác cứ làm hợp đồng đàng hoàng - cần tư vấn noi dung cứ gặp mấy luật sư trong box Luật nhá - rồI mang ra phòng công chứng để công chứng hoặc uỷ ban nhân dân huyện để chứng thực (ấy, mà nếu bác ở thành phố thì ra UBND quận hoặc thị xã nhá).
    Chào anh, mong anh ghé box Luật nhiều nhiều vớI bọn em cho nó vui nhá. Anh nhá.
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua đọc báo thấy Dự thảo Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân sửa đổi sẽ bàn tới vấn đề "quyền được chết". Không biết bác nào có thông tin gì về cái Dự thảo này (và cụ thể là về vấn đề này) thì post lên đây cho anh em tham khảo được không ạ?
  5. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    cô Cons ah
    Hôm nay tớ đọc thì thấy dự thảo sửa đổi luật dân sự có đưa cái này vào đấy.
    THeo bà con có nên quy định quyền được chết không?
    tớ thấy nên lắm chứ, ví dụ như mai tớ muốn đi, mà ko muốn tự tử (vì xấu lắm ), thì hoàn toàn có thể nhờ ông bác sĩ nào đó tiêm cho 1 fát, xong! Nhẹ nhàng
  6. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Về quyền được chết là một quyền gây tranh cãi rất lâu trên bàn khoa học pháp lý nhưng đến nay chưa ngã ngũ được. Và trên thế giới hiện nay hình như mới chỉ có một nước cho phép thực hiện quyền này là Thuỵ Sỹ mà thôi.
    Ở hoàn cảnh của VN, xét về góc độ hiểu biết pháp lý, trình độ dân trí và trình độ của những người bảo vệ pháp luật chưa đạt tới một chuẩn mực cần và đủ để hơp pháp hoá quyền này.
    Hành vi giúp người khác tự sát là một tội phạm quy định trong Luật hình sự. (nếu công nhận quyền này phải sửa Luật hình sự, phải có một tư duy khá mới mẻ và một trình độ quản lý cao).
    Ở VN, tình hình này, nhà nước làm sao có thể quản lý được những tình huống phát sinh xung quanh các trường hợp thực hiện quyền được chết. Chính vì thế quyền này rất dễ bị lạm dụng để thực hiện vì các động cơ bất chính khác mà nhà nước khó có thể can thiệp được.
  7. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà nhể
    Hôm trước tớ đọc topic này cũng muốn tán nhăng tán cuội với các bác một chập mà thấy các bác nghiêm túc quá nên chả dám nói bậy mãi hôm nay thấy bác YN nại ..... khêu gợi nên một nần nữa nên tớ rông rài cho hết buổi chiều thứ sáu nhể
    hôm trước tớ coi cái bộ phim gì của anh chàng Robin (???) gì đó dựa trên một câu chuyện hình như là có thật của một anh chàng sinh viên Y khoa . Anh chàng này vào trường Y khoa học nhưng bản tánh ham vui thích đùa giỡn với bệnh nhân làm chủ nhiệm khoa Y ngứa mắt đòi tống cổ ra khỏi trường . Anh ta phải ra toà cãi lại để được học tiếp . Trong phiên toà anh ta nói một câu tớ ... cảm động quá chừng . "chúng ta chỉ lo chữa bịnh nên bịnh nhân chết thì chúng ta thua , còn nếu chúng ta chữa con người thì dù không hết bịnh , bịnh nhân thanh thản ra đi thì chúng ta vẫn ... không thua "
    Mấy cái luật liên quan đến sự sống chết của con người thì rắc rối lém , vì làm bậy thì không có cơ hội làm lại đâu . Tớ bàn loạn thôi nhớ . lỡ nói bậy thì ai nghe theo ráng chịu nhớ
    Ở mẽo quyền được chết cũng đã được bàn thảo loạn xạ nhưng hình như vẫn chưa thành luật vì vẫn chưa có biện pháp cụ thể để có thể bảo đảm cái quyền này sẽ không bị lạm dụng
    Bác sĩ Kevorkian (doctor Death) là một khuôn mặt tiên phong cho cái quyền này . Anh bác sĩ này chuyên trị cho những người .... không muốn sống nữa . heheheheh bác YN có cần số phôn không ạ . Lập luận của doctor Death chỉ đơn thuần là: với kiến thức Y khoa sẵn có , bác sĩ có thể biết những ai không thể cứu được . Và cũng với kiến thức Y khoa sẵn có , bác sĩ có thể tìm cho bệnh nhân một cách ra đi êm thắm nhất . Nếu sống mà chịu khổ sở vì bệnh tật , không thể tự lo cho mình được và trở thành gánh nặng tinh thần lẫn vật chất cho gia đình và xã hội thì tại sao không tự kết liễu đời mình khi mình có thể
    Phe bảo thủ thì lập luận: con người không tạo ra được sự sống thì cũng không thể tự mình lấy đi , dù rằng đó là chính sinh mạng của mình .
    Luật pháp thì thực tế hơn . Các bác chán đời muốn mua thuốc chuột uống cho đỡ chán thì làm sao mà cản nổi , và nếu phạt thì phạt làm sao . Nhưng đối với những người giúp người khác chết thì cũng khó mà nói chiện thực tế được lắm
    Cách đây vài năm , ở tiểu bang tớ cũng xảy ra một chuyện như vầy . hai anh bạn A và B (tớ quên mất tên rùi ) cùng rủ nhau đi dã ngoại ngoài ... sa mạc (big bend national park) . Chả hiểu ham vui thế nào mà vài ngày sau thì chỉ còn anh A nằm lăn giữa đường được nhân viên cai quản công viên cấp cứu . Sau khi được cho ăn uống tỉnh táo lại thì anh A khai rằng cả hai bị lạc , thiếu cơm ăn nước uống nên anh B bước không nổi nữa , và nhờ anh A lụi cho một phát dao ân huệ để chấm dức đau khổ . anh A vâng lời anh B rồi lại tiếp tục đi loanh quanh cho đến khi nằm vật giữa đường và nhờ may (????) mà được cứu .
    Cảnh sát dựa theo lời tả của anh A về địa điểm nơi anh B thanh thản ra đi thì tìm được xác anh B chỉ cách nơi anh A được cứu chừng vài cây số . FBI truy tố anh A tội giết người vì không tin rằng chuyện .... đơn giản như thía . Nhưng khi ra toà thì cũng không thể đưa ra được động cơ khiến anh A phải giết bạn vì hai người chơi thân với nhau và không hề có xích mích gì trầm trọng đến độ phải "xử lý nội bộ" như thế . Và hình như cuối cùng phiên toà cũng chẳng kết được tội anh A
    Ngay tại pháp trường , các tử tội còn ngấp ngoái cũng được tặng cho phát súng ân huệ để chấm dức đau khổ . trước sau gì cũng chết thì tại sao lại để tử tội rên la , kéo dài cơn đau khổ phải không ạ
    Các hội bảo vệ súc vật cũng đòi hỏi , trâu bò heo gà dê vịt .... khi nuôi đủ lớn để phục vụ nhu cầu ăn uống cho loài người thì cũng phải được giết nhanh chóng . Những người hành hạ súc vật , kéo dài hành trình đi về sự chết của súc vật cũng bị lên án là đồ .... súc vật
    Thế nhưng những anh chị nhiễm si-đa , không muốn tranh sống nữa có cần được phép ... bùm một phát cho mau chóng hay không ???
    Các anh chị già hơn bác .... Minh Trinh , không muốn nằm trong nhà dưỡng lão , ngày ngày chờ người bón cơm , thay tã , dìu đi tắm .... nên muốn ra đi khi chân tay còn ... đủ sức thì có cần được toại nguyện không nhể
    Theo các bài báo thì tớ có cảm nghĩ luật VN hình như cho phép ... chết nếu người muốn chết thực sự muốn vậy
    Nếu bác YN muốn được ra đi và giả như còn sức để tự đưa mình đi thì cũng chỉ là .... tự sát . và chả rắc rối đến người khác phỏng ạ
    Nhưng những người muốn ra đi nhưng lại cần có sự trợ giúp của người khác thì có thực sự là muốn ra đi hay không ??? Nếu vì áp lực của xã hội: không muốn làm phiền người khác , không muốn trở thành gánh nặng cho xã hội , không còn hứng thú với cuộc sống vì con cái thân nhân bỏ bê , không còn lẽ sống trên đời khi ... thất tình nên bác nào đó quyết định nhờ bác sĩ kết thúc giùm cuộc sống thì bác sĩ có được giúp đỡ hay không ? nhất là qua đó bác sĩ lại có thể kiếm tí xiền . Chúng ta có nên để cho .... y đức của bác sĩ quyết định trong những trường hợp trên được hay chăng ??
    heheheheh chúc các bác một cuối tuần yêu đời nhể
  8. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Chào bác rakhoi
    Gớm, từ hồi làm mod đến giờ bác lặn mất tăm, chả thấy sủi cái bong bóng nào lên cả, em lại cứ tưởng bác ?
    thực ra, theo em, việc dám đưa cái quy định về quyền được chết vào luật là một hành động khá táo bạo của các nhà làm luật. chả hiểu có phải vì các vị tự tin là các vị sẽ đưa được ra những quy định chặt chẽ, đúng đắn về vấn đề này hay là ?othấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào?. Có ai đó cho em con số là hiện này trên thế giới có mấy nước có quy định này trong luật ah? Em nhớ cách đây vài năm, Hà Lan thì phải, đưa vụ này ra và tất cả thế giới ồn ào lên nhiều quan điểm. Có lẽ cuối cùng thì quan điểm ?okệ, ai muốn thì cứ được thoải mái chết ? đã thắng nên một số nước rục rịch làm tới.
    Em thì em thấy rằng đó cũng là một quy định khá tốt, nên phát huy. Nhưng vấn đề ở chỗ là luật của chúng ta hiện nay còn quá nhiều vấn đề cần phải bàn, vậy thì lập ra cái vụ được chết này để làm gì? để lại thêm một loạt các uỷ ban được thành lập để giám sát, rồi một loạt ban soạn thảo luật soạn các loại văn bản hướng dẫn àh? Châu âu còn bị xét lên xét xuống mới được chấp nhận, còn VN mình là người Á Đông, vừa thiếu phương tiện kỹ thuật, vừa cổ hủ, chả biết đến bao giờ mới được chấp nhận chứ.
    Em nói thật mới bác rakhoi chứ nếu em có muốn chết theo kiểu này í, thì em cũng xin bác số phone của ông bác sỹ kia cơ, chắc ông ấy làm nhẹ nhàng hơn, phập 1 fát, thế là xong. chứ mà ở VN có quy định này, em ko biết những người mà đảng và nhân dân tín nhiệm giao cho tội giết người theo ý muốn này sẽ dùng thuốc gì để tiêm, hix, họ mà tiêm = thuốc chuột thì mất công em lại xấu, ko ?ochết đẹp? như mong muốn, bác nhẩy
    Trích cho bác đọc bài trả lời của bác ĐBQH về vụ này, dạ các vị còn lơ mơ lắm, cái gì cũng từ từ, rồi khó lắm?, nên chắc cũng còn lâu thì mới thực thi được ở VN.
  9. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    ĐB Phan Trung Lý, Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Quốc hội
    "Được chết" là một nội dung rất mới và táo bạo được đưa vào dự thảo Bộ luật Dân sự lần này. Tranh cãi quanh quyền này tại diễn đàn QH rất sôi nổi.
    Bên hành lang QH, PV TTO đã phỏng vấn ĐB Phan Trung Lý, Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH về nội dung trên. Ông nói:
    - Quy định quyền được chết, nghĩa là để bảo đảm quyền được sống; để quyền được sống ấy không bị can thiệp bởi ý chí của người khác. Và quyền được chết được thực hiện theo ý chí của người đó. Nghĩa là người đó hoàn toàn tự nguyện vì không thể sống được nữa. Họ xác định được: sự sống chỉ là sự kéo dài sự đau đớn, đau khổ cho họ.
    Có một vấn đề nữa mà pháp luật cần quy định: đó là phải có quy định khác điều chỉnh để quyền được chết ấy không bị lợi dụng.
    * Làm sao phân biệt được quyền được chết với hành vi tự sát, thưa ông ?
    - Hai hình thức, ý chí về chấm dứt sự sống này khác nhau. Quyền được chết ở đây được hiểu là khi điều kiện sống của người đó không còn được bảo đảm nữa. Chính đối tượng đó tự thấy không thể tiếp tục sống được.
    * Thưa ông, khi ở trạng thái đó, có người mất đi năng lực hành vi -như sống thực vật chẳng hạn- thì việc xác định quyền được chết do ai có thể thay thế ?
    - Dân tộc ta và các dân tộc khác trên thế giới đều có nhận thức chung: mạng người là quý, sự sống là quý. Cho nên nguyên tác chung của từng cá nhân và cộng đồng là trong bất kỳ điều kiện nào cũng bảo vệ, giữ mạng sống ấy. Đối với người bệnh thì còn nước còn tát. Như vậy ở đây có một li lai rất quan trọng là: khi nào, yếu tố nào? ? Đó là lúc tất cả những biện pháp có thể đều được sử dụng hết nhưng bất lực trước việc cứu sống thì được đặt ra vấn đề quyền được chết.
    Là như vậy, chứ không phải bảo là "có quyền được chết" thì muốn chết là chết. Không phải vậy.
    * Trong Bộ luật Hình sự có quy định tội "giúp người khác tự sát". Vậy giúp người khác chấm dứt sự sống thì được hiểu như thế nào ?
    - Quy định quyền được chết không làm mất đi ý nghĩa xác định hành vi "giúp người khác tự sát". Về hình thức, ví dụ một người sống thực vật bằng bình dưỡng khí cần được chết chỉ cần rút bình oxy ra khác xa với việc giúp một người thắt cổ tự tử. Sẽ có những quy định rất cụ thể cho từng hành vi và trong trường hợp nào để xác định rõ, tránh bị lợi dụng.
    * Dự thảo luật có quy định về việc được hiến tặng bộ phận cơ thể. Việc này có đồng nghĩa với việc người ta có quyền bán đi bộ phận cơ thể hay không ? Nếu không, làm sao kiểm soát được việc "cho, tặng" này không bị thương mại hoá ?
    - Theo tôi là hai khái niện này khác nhau. Ví dụ, người ta có thể hiến xác cho mục đích nghiên cứu khoa học y khoa. Nói như khoa học nói là cố gắng cuối cùng của sự sống là hiến tặng cái chết phục vụ cho sự sống. Ở phạm vi hiến xác thì dự luật cũng chỉ nói là hiến xác cho khoa học. Việc hiến tặng các bộ phận cơ thể cũng chỉ được khu biệt ở phạm vi cứu người.
    Còn đúng là trên thực tế, sẽ rất khó kiểm soát khi việc hiến tặng bị thương mại hoá. Tuy nhiên không vì khó kiểm soát mà không cho cha mẹ, anh e, vợ chồng? hiến tặng bộ phận cơ thể để cứu nhau. Trên thế giới người ta đã làm và đó là mục đích nhân đạo.
    * Xin cám ơn ông!
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí Rakhơi ạ , chẳng cần phải chờ đến lúc già hơn, đôi khi mình vẫn muốn có được cái quyền được chết đấy ! Giả sử như trong lúc đang vui chơi uống bia với bạn bè mà bị ... vợ gọi, xin về VN mà vợ ... đòi đi theo hay là đang thả hồn theo điệu nhạc mà vợ hét đi rửa chén ...., nhưng nhìn qua thấy vợ còn trẻ, nhìn lại thấy con còn dại nên lại muốn sống, mình mà chết bi giờ là chưa xanh cỏ ( thiêu thì làm quái gì có cỏ xanh để mà chờ nhỉ ) thì cửa nhà mình đã đỏ chữ song hỉ rồi, con mình nó sai, máy minh nó nghe và vợ mình nó yêu thì nhất định không chết nữa .
    Cái vụ quyền được chết này làm tớ nghĩ lại thời mới chống ba toong vào box, bàn về quyền " Nhân thân " và bị anh Remé quay cho tối tăm mặt mũi, ba tuần tra cứu lại sách , bốn lần mời cảnh sát , luật sư ăn phở để hỏi luật đấy .
    Tại HK và Canada, tuy quyền được chết chưa được công nhận nhưng cũng có nhiều người thực hiện rồi, chưa thấy cảnh sát đến còng tay ai về tội thấy người sắp chết mà không cứu, Cách khoảng chục năm, có chàng ca sĩ bị aids đã hẹn cả thân nhân, công bố cho bạn bè biết ngày và giờ chết, tớ nhớ lần này là lần đầu tiên có 1 thử thách với luật pháp về quyền này . Cho tới nay, vẫn chưa có luật quy định nhưng chắc thế nào cũng có lai rai .
    Nó cũng giống như luật cấm phá thai vậy, trước kia, vì Thiên chúa giáo không đồng ý nên nhiều người không muốn sanh con mà vẫn phải đẻ, Dr Henry Morgentaler là người chấp nhận hy sinh làm cuộc cách mạng, ông ta công khai tổ chức phá thai , vào tù xong, ra khỏi tù lai pha thai, cứ thế rất nhiều lần ro6`i cuối cùng thì luật vẫn cấm nhưng chẳng thấy bác sĩ nào vào tù cả .
    Bây giờ cô cậu - quên, cô thôi chứ không có cậu - nào muốn phá thai thì chỉ cần lại bệnh viện bảo là không muốn mang thai là OK, có hẹn còn nhanh hơn hẹn mổ ung thư ! , nguyên tắc là nằm bệnh viện hoàn toàn miễn phí nhưng không hiểu sao có nơi nó bắt đưa 100 $ CDN vào 1 quyển sách nó mở sẵn rồi đóng lại, cái này , tớ đoán là học đòi kiểu hối lộ từ Á Châu đây nhưng chưa bao giờ tớ dám hỏi cả !!!
    VN mình bây giờ có được quyền này thì coi chừng, khá nhiều quý tử bắt cha mẹ " hưởng " quyền này đấy .

Chia sẻ trang này