1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Euthanasie. Có nên quy định cho công dân có Quyền được chết ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 29/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Giờ topic này lại có thêm 3 bác nữa bàn luận. Vui phết. Ngày xưa thì ...
    --------
    Mấy hôm nay ở trong viện, lại ở cái Khoa gọi là tai ương nhất, cũng chứng kiến nhiều phết. Kẻ khóc, người than.
    Có chuyện một nhà thế này: Bệnh nhân bị kẻ xấu đâm thủng ruột, rồi đổ thuốc rầy vào. Cách đây 5 hôm, mắt bệnh nhân này lờ đờ, người nhà đã tính chuyện thuê xe lạnh. Tự nhiên hôm sau lại tỉnh hơn, có vẻ hy vọng. Tuy nhiên, tin nội bộ thì bác sỹ phán: thuốc độc đã vào máu, không cứu được.
    Câu hỏi là: nếu giờ mà không chữa được thật, gia đình xin cho anh ta về để được chết ở nhà cho ấm áp (dù anh ta vẫn thở) thì có phạm tội không? Các bác sỹ và người nhà có vi phạm điều 102 (không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm) không?
    Thực tế thì việc này xảy ra rất nhiều. Cứ hễ bác sỹ phán "hết cách" là đưa về nhà để ra đi cho ấm áp bên người thân. (Tập quán của Việt Nam là thế). Tuy nhiên, chưa thấy ai bị truy tố theo pháp luật hình sự cả, kể cả bị lên án bởi xã hội???
  2. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Quyền đuợc chết của con người
    Thực tiễn:
    nhiều người muốn được chết do bệnh tật dai dẳng, đau đớn không thể chữa trị được hay do tuổi già sức yếu không muốn sống 1 cuộc sống yếu ớt hay do cảm thấy bi quan trước cuộc sống bởi nhiều lí do như thất bại trong công việc, trong tình yêu, trong học tập hay như cảm thấy bị xúc phạm, nhục nhã không muốn sống nữa?; hay nhiều người thấy người thân, bạn bè, bệnh nhân của mình đau đớn do bệnh tật hay sống cuộc sống thực vật không cảm giác?thì cảm thấy rằng nên để họ chết đi cho thanh thản?; hay là 1 người có ý muốn điên rồ giết người hàng loạt hoặc muốn giết người cướp tài sản, giết người để bịt miệng? Có nhiều lí do để 1 người muốn chết và để 1 người giết 1 người. Ở đây ta không bàn đến việc 1 người bị chết ngoài ý muốn của họ mà bàn đến việc 1 người muốn chết theo ý muốn của chính họ. Thế nhưng thực sự con người có thể có được cái quyền-được-chết hay không thì lại là 1 vấn đề gây nhiều tranh cãi.
    Có người cho rằng con người không thể tự tạo nên cuộc sống của mình cho nên họ không thể tự mình tước đi mạng sống của mình. Tuy nhiên thực tế thì đã có nhiều trường hợp người ta tự tước đi mạng sống của mình bằng nhiều cách tự tử như tự thắt cổ, tự cắt cổ tay, tự đâm mình, uống thuốc độc, đâm đầu vào xe tải, nhảy xuống sông... hay điên cuồng hơn nữa là thực hiện tội ác khó tha để được ?ohưởng? bản án tử hình. Và có nhiều trường hợp có người muốn chết nhưng hoàn cảnh không để họ tự chết mà họ phải nhờ người khác giúp sức như nhờ người khác tiêm thuốc độc, bóp cổ, đâm? cho chết.
    Đây là 1 thực tế xã hội mà pháp luật chưa điều chỉnh. Những trường hợp tự tử thì pháp luật không thể điều chỉnh được nhưng lại đem lại cái chết theo nhiều người là ?okhông được đẹp?, còn những trường hợp có người giúp sức thì không những có thể chết ?okhông được đẹp? mà người giúp sức còn bị truy tố với tội danh giết người hay xúi giục, giúp người tự sát. Như vậy là đã chết rồi mà còn kéo người khác ?ochết? theo mình.
    Như vậy ?oquyền được chết? là 1 quyền chính đáng của con người. Tuy nhiên nếu các qui định pháp luật về quyền này không được chặt chẽ thì có thể gây ra sự lợi dụng như sau:
    1. con người trở nên không còn ý chí vượt qua khó khăn do cứ khó khăn không thể vượt qua trước mắt là? chết, mà lại được ?ochết đẹp? nữa cơ.
    2. tình cảm giữa con người với nhau trở nên xuống dốc, các giá trị đạo đức suy đồi do cứ thấy người thân, bệnh nhân già yếu bệnh tật là? thôi, chết đi cho rồi.
    3. giết người xong nguỵ tạo chứng cứ rằng họ bảo mình giết, khi đó thì còn ai để mà đối chứng rằng tôi không muốn chết.
    4. sẽ có sự cấu kết giữa bác sĩ và người nhà người bệnh trong việc ?ogiúp? 1 người chết để những người còn sống hưởng lợi.
    5. y học sẽ khó phát triển do cứ bệnh nan y là cho chết, không tìm cách cứu chữa tận tình.
    Giải quyết được những vấn đề trên (và có thể phát sinh nhiều hơn nữa ngoài tưởng tượng của HKT) thì có lẽ ?oquyền được chết? của con người không còn là quyền xa vời. Có thể nói là ?ochết trong khuôn khổ của pháp luật? ^_^
  3. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề đặt ra là trường hợp ?othật sự? người bệnh đang lúc hấp hối hay mắc bệnh thật nan y mà bác sĩ đã làm hết mọi khả năng mà vẫn không chữa trị được, cuộc sống chỉ có thể kéo dài trong đau đớn thì ?oquyền được chết? là rất cần thiết. Hiện nay nhiều nước, như ở Mỹ có quy định quyền được từ chối chữa trị? Cũng có 1 bài báo nêu ý kiến của 1 người rằng liệu bác sĩ khi buông xuôi không chữa trị nữa thì có bị tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm hay không giống như Constancy bảo. Thì theo HKT, bác sĩ không thể bị ghép vào tội này được. Do vị bác sĩ đã làm hết khả năng nhưng không thể đối chọi thực sự với căn bệnh, cái chết chỉ còn là vấn đề thời gian, như vậy là thiếu đi yếu tố "có điều kiện cứu giúp" rồi.
    Tuy nhiên, nếu trường hợp bệnh vẫn có thể chữa được nhưng chi phí qua cao, người nhà không thể theo đuổi việc chữa trị nữa thì vấn đề trách nhiệm ở đây nên giải quyết thế nào, đó là 1 câu hỏi khó.
  4. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Dù bà con có đả kích vụ copy từ báo (cho rằng chả có tí gì mới cả), nhưng mà tớ vẫn thích copy thôi, vì kiến thức bé tẹo, ko dám viết nhiều
    Có một bài về cái chết dành cho cả trẻ sơ sinh, cho bà con tham khảo. Và để thấy là quyền được chết vẫn chỉ được một số nước ủng hộ mà thôi
    ''Cái chết êm ái'' với trẻ sơ sinh
    Một bệnh viện ở Hà Lan vừa đề xuất những nguyên tắc chủ đạo để thực hiện "cái chết êm ái" đối với trẻ sơ sinh bị bệnh vô phương cứu chữa. Nhưng bất ngờ hơn, bệnh viện này cho biết, họ đã thực hiện cách này rồi.
    Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép thực hiện cái chết êm ái đối với bệnh nhân thập tử nhất sinh tự nguyện muốn giải thoát bằng cái chết, nhờ các biện pháp hỗ trợ y tế. Thế nhưng đề xuất của Bệnh viện Groningen Academic Hospital hôm 30/11 vẫn làm người ta choáng váng. Nghị định thư Groningen, theo cách gọi của các tác giả, sẽ tạo ra khung pháp lý cho phép các bác sĩ chủ động chấm dứt cuộc sống của trẻ sơ sinh bị những bệnh không thể chữa được, hoặc dị dạng quá mức.
    Họ cho rằng cái chết êm ái là chấp nhận được, nếu nhóm bác sĩ của đứa trẻ và các bác sĩ độc lập nhất trí rằng bệnh tật đó không thể giảm nhẹ, không có khả năng cải thiện, và nếu cha mẹ đứa trẻ cho đó là cách tốt nhất. Các trường hợp được đề xuất trong Nghị định thư Groningen là trẻ sinh quá non, trẻ bị tổn thương não do chảy máu và co giật, các bệnh mà trẻ chỉ có thể sống sót nhờ các phương tiện hỗ trợ suốt cả cuộc đời. Groningen ước tính rằng, nghị định thư mà họ đề xuất sẽ được áp dụng với khoảng 10 trường hợp mỗi năm ở Hà Lan.
    Bệnh viện cho biết, họ đã bốn lần thực hiện cái chết êm ái với trẻ sơ sinh trong năm 2003 và đã thông báo cả 4 trường hợp cho công tố viên của chính phủ. Cho đến giờ, bệnh viện và các bác sĩ ở đó chưa bị dính dáng gì đến pháp luật.
    Theo Lao Động, ba năm trước đây, theo quyết định của Quốc hội Hà Lan, việc các bác sĩ tiêm thuốc giảm đau và một liều thuốc dãn cơ gây chết người cho các bệnh nhân người lớn bị bệnh vô phương cứu chữa theo yêu cầu của họ được cho là hợp pháp. Nhưng Hà Lan vẫn đang tiếp tục tranh cãi về việc liệu cho phép "cái chết êm ái" đối với những bệnh nhân không thể tự mình quyết định muốn kết thúc cuộc đời mình hay không. Những người phản đối cho đây là một viễn cảnh kinh hoàng, còn những người ủng hộ cho đây là lẽ tự nhiên.
    Theo Bộ Tư pháp Hà Lan, có 4 trường hợp cái chết êm ái của trẻ em được thông báo đến công tố viên trong năm 2003, 2 trường hợp năm 2002, 7 trường hợp năm 2001 và 5 trường hợp năm 2000. Tất cả các trường hợp năm 2003 là từ Bệnh viện Groningen, nhưng một số trường hợp ở các năm khác là từ các bệnh viện khác.
    Bệnh viện Groningen lập luận rằng, thực ra việc này được thực hiện ở nhiều nước một cách bí mật vì sợ bị truy tố, nhưng bệnh viện thì muốn công khai tất cả các trường hợp để cùng chẩn đoán bệnh. Sau Hà Lan, Bỉ cũng đã cho phép cái chết êm ái, còn Pháp đang tranh cãi việc hợp pháp hoá vấn đề này. Ở Mỹ, Oregon là bang duy nhất cho phép.
  5. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0

    Chép dùm các bác bài báo này để .... suy nghĩ . Trước đây thành phố Houston cũng bị/được gặp một trường hợp tuơng tự . Một bà mẹ nghiền thuốc (drug addict), chửa hoang , đẻ thiếu tháng . Đứa bé chỉ nặng xấp xỉ 1 kg và khó có cơ hội phát triển bình thường . Nhưng bà mẹ nhất định không chịu rút ống . Đứa bé sống được hơn hai tháng thì ngủm . Chi phí bệnh viện gần hai triệu rưỡi USD (dĩ nhiên chính phủ phải trả vì bà mẹ sống nhờ trợ cấp của chính phủ ) . Báo chí cũng nổi lên một trận tranh cãi kịch liệt giữa phe đòi quyền sống và phe đòi xử dụng tiền thuế một cách hiệu quả hơn .
    Các bác nghĩ thế nào ???
    http://www.chron.com/cs/CDA/ssistory.mpl/topstory/3043932
    Feb. 17, 2005, 9:59AM
    Mom appeals ruling on terminally ill baby
    If judge''s order stands, a hospital could take the boy off life support
    By LEIGH HOPPER
    Copyright 2005 Houston Chronicle
    Associated PressThe baby''s mother, Wanda Hudson, asks Texas Children''s Hospital attorneys if they are happy after the judge''s ruling Wednesday.
    Doctors could remove life support from a baby boy born with a fatal form of dwarfism as early as next week if an appellate court upholds a Harris County Probate Court judge''s groundbreaking decision to let the hospital determine the infant''s fate.
    In a last-minute legal maneuver Wednesday, the lawyer representing the baby''s mother filed an appeal in the 1st Court of Appeals. The court suspended Judge William C. McCulloch''s ruling made earlier in the day and reinstated a temporary restraining order that prevents Texas Children''s Hospital from shutting off the ventilator keeping the infant alive.
    The case will be heard by Chief Justice Sherry Radack and Justices Laura Carter Higley and Jane Bland at 11 a.m. Tuesday ?" three days shy of the baby''s five-month birthday. The rapid turnaround indicates the appellate court doesn''t want to prolong the conflict between the hospital, which believes continuing treatment is inhumane, and the infant''s mother, Wanda Hudson, who disputes the doctors'' diagnosis.
    "If they had given my client due process, a fair hearing, we would have had this over a long time ago," said Hudson''s attorney, Mario Caballero.
    Texas Children''s said it is paying Hudson''s legal fees, to ensure she and her baby have legal representation. Hudson hired Caballero after leaving several messages with lawyers listed with a referral service. Caballero is the only one who returned her calls, Hudson said.
    McCulloch''s ruling, if it stands, has the potential to make history, say bioethicists, because no U.S. judge has ever decided in favor of discontinuing life support on a living infant, although they have upheld hospital decisions in court after the baby has died.
    "I am no longer prohibiting the hospital from deciding to remove life support," said McCulloch. "I am not saying they can or can''t, but I am saying they are not restrained."
    Groundbreaking decision
    Boston College ethicist John J. Paris, a Jesuit priest who has written extensively on the subject, said the decision is "the first time in the United States. You''ve got a good, helpful law in Texas. To insist the child had to endure this and the hospital had to provide treatment that made no medical or physical sense would have been a tremendously awful thing."
    Hudson''s baby, Sun, was born Sept. 25 at St. Luke''s Episcopal Hospital and immediately transferred to Texas Children''s Hospital, where he has been cared for ever since.
    He was put on a ventilator to help him breathe, and doctors diagnosed him with thanatophoric dysplasia, a severe genetic deformity characterized by a tiny rib cage, small lungs, short arms and legs.
    Most babies with the con***ion, often diagnosed in the womb, are stillborn or die a few hours after birth.
    Those who survive the newborn period do not live to adulthood, experts said. Unconscious and sedated for comfort, Sun does not wiggle or open his eyes, hospital officials said.
    Although patients on ventilator support may live for years, that would not be the case with Sun, experts said.
    Because of his small rib cage, his lungs cannot expand *****stain his body and he will be slowly starved of oxygen.
    Texas Children''s doctors have said they believed "it was immoral *****bject a terminally ill child to unnecessary life-sustaining medical procedures."
    Provisions for doctors
    Texas law allows doctors and hospitals to make some decisions involving life support, even against family wishes. The law requires a hospital''s ethics committee to approve a doctor''s recommendation to end life support if the patient''s family disagrees.
    The hospital must wait 10 days before shutting off life support so the patient can be transferred to another hospital, if the family desires.
    Lawyers for Texas Children''s said they contacted 40 facilities with neonatal intensive care units but none was willing to accept Sun.
    Caballero argued that finding another facility was moot because moving Sun would violate federal rules that require doctors to stabilize patients needing emergency treatment before transferring them elsewhere. Caballero also said the judge denied Hudson due process when he quashed subpoenas requesting Sun''s doctors, who submitted affidavits regarding the baby''s prognosis, to testify in person.
    McCulloch dismissed both arguments.
    Caballero also asked the judge to recuse himself because of statements he made "with no basis in the court record." At a hearing last week, the judge remarked that he wanted the case to move along because "I am concerned about the baby. I understand the baby is in significant pain."
    "I appealed the decision of the judge to refuse to recuse himself," Caballero said Wednesday night. "And the way he did it. He should have referred to another judge. The rules require the judge grant the motion or refer to another judge. He cannot decide himself."
    A mother''s struggles
    After Wednesday''s ruling, Hudson, 33, appeared not to understand the judge''s decision or its implications.
    "What exactly is your ruling?" she asked. "My parents will want to know."
    Hudson said she spent three days in a psychiatric hospital after the delivery because doctors at St. Luke''s were alarmed about statements she was making about her baby being the human embodiment of the sun.
    Because of concerns about the mother''s mental competence, a Texas Children''s spokeswoman said, the hospital encouraged court involvement and offered to cover Hudson''s reasonable attorney fees.
    During the three hearings to determine her baby''s fate, Hudson interrupted the proceedings with rambling outbursts. She talked about how she communicates telepathically with her son, but also about the painful experience of fighting for his life.
    "I''m going through hell right now," she said. When she first laid eyes on her baby, she said, she saw he had a large head, small ears and small arms and legs, but "I looked beyond that" and convinced herself that he would grow.
    In an interview after the hearing, Hudson refused to consider questions about her baby''s impending death, saying she didn''t believe in death and dying.
  6. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    1- Tôi thấy VN có rất nhiều luật quan trọng và ảnh hưởng đến xã hội hơn vụ này nhiều, cần phải thảo luận và sửa đổi cho thực tế, ngay tức thời . Quan trọng hơn cả là Hiến Pháp và các quyền tự do căn bản của con người, sau đó là cơ chế bảo đảm cho sự thi hành luật pháp công bằng . Nếu luật pháp không thi hành được thì làm ra bao nhiêu luật cũng vậy thôi !
    2- Nhưng tôi tôn trọng cái trí thức và cái quyền cãi văng nước bọt lên về "Lý Thuyết" và "Tư Tưởng" của các nhà trí thức trong các diễn đàn luật pháp truyền thống xưa nay . Bởi vậy, tôi cũng góp 1 chút gợi ý .
    3- Tôi nghĩ Luật làm ra là để "ổn định xã hội" , làng, xã, cộng đồng, quốc gia, thế giới, mà con người là thành viên trong đó . (hình như chưa có Luật Thái Dương, Ngân Hà hay Vũ Trụ do con người làm ra) . Luật Pháp văn minh do "đa số" đồng thuận mà thành nhưng LUÔN PHẢI tôn trọng sự công bằng cho thiểu số và QUAN TRỌNG nhất là bảo đảm những tự do căn bản cho TẤT CẢ mọi người . Những Luật về Tự Tử, Phá Thai, Kết Hôn Đồng Tính, đã làm mất bao ngày tháng suy nghĩ của các quan Toà Tối Cao và các Giáo Sư Luật ở Âu Mỹ . Tôi nghĩ nên suy nghĩ sự việc theo hướng "ổn định xã hội" hơn là hướng đạo đức và tôn giáo . Bởi vì có nhiều khuynh hướng và mức độ đạo đức, niềm tin khác nhau trong xã hội mà những cái này lại rất trừu tượng và bất khả tư nghị (không thể bàn được) . Trong khi đó quyền tự do căn bản của mọi người, kể cả những người không có đạo đức và tôn giáo (theo phán xét của đa số), vẫn phải được tôn trọng .
    Vậy câu hỏi được đặt ra là hành động của 1 cá nhân hay "pháp nhân (kể cả đảng đang nắm quyền hành pháp), có làm mất "ổn định xã hội", mất tự do và công bằng cho các thành viên khác trong xã hội không ? Câu trả lời thật dễ dàng đối với các vấn đề như tự do thông tin, báo chí, tự do suy nghĩ và phát biểu, tự do tôn giáo, đi lại, tự do bầu cử và ứng cử, tự do sở hữu và kinh doanh... Nhưng câu hỏi thật ra rất khó cho những vấn đề xã hội hiện nay như tự tử, phá thai, hôn nhân đồng tính,....
    -Thí dụ, định nghĩa 1 người như thế nào là có và còn đủ sáng suốt để quyết định về cái chết của mình ? Thật khó trả lời !
    - Thí dụ, bào thai tượng hình được bao lâu thì có thể xem là 1 thành viên trong xã hội ? Ai có trách nhiệm đối với bào thai đó, người mang thai, "thằng mất dạy", gia đình hay là xã hội ?
    - Đồng tính Luyến Ái (đa số là bẩm sinh) và quyền tự do "sinh hoạt" và quyền lợi xã hội của các cá nhân này cần phải được bảo vệ nhưng sự công khai hóa lối sống này trong xã hội có ảnh hưởng gì đến trẻ con bình thường không ? Chưa ai dám đặt câu hỏi này vì đặt ra là bị các "cậu" la hét, phản đối là đàn áp nhân quyền ....!
    Chú Ý : Chử "ổn định xã hội" của tôi không có cùng định nghĩa với chử của Đ và NhN VN. Hehehe, đồng âm mà khác nghĩa .
    Được nguyen_noi sửa chữa / chuyển vào 12:29 ngày 20/02/2005
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    [topic]232987[/topic]
    [topic]254413[/topic]
    Tìm lại cho bác nguyen_noi mấy topic cũ mới thấy KHPL đúng là lan man bể tận thật đấy. Động đâu cũng bàn được. Cũng đúng thôi vì luật pháp bao quát xã hội và có quan hệ với nhau giữa các ngành luật mà.
    Topic này chỉ bàn về Eunthanasie, nguyen_noi lại gợi ý sang Bào thai thế nào là con người, thụ tinh nhân tạo, mang thai hộ, ...
    Trước có 1 topic bàn về Sinh con theo phương pháp khoa học (Theo 1 nghị định của CP) nhưng em xoá đi rồi vì nội dung chả có gì, giờ bạn nào đó quan tâm có thể mở lại cho mọi người cùng tham gia nhé.
    Thân,
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    chào bác nguyen_noi
    hihih tớ có thói quen vào đây thấy ai cũng gọi bằng bác hơhơhơ nếu không phải là bác của tớ thì cũng là bác của con tớ , hoặc kẹt cùng lắm thì là bác của ... cháu nội tớ . Chả mất đi đâu nhể
    Tớ cũng suy nghĩ hơi bị lâu về vấn đề bác nêu ra . Định trả lời bên topic "cơ sở của luật học" nhưng chờ mãi chả thấy cái lão chết tiệt phò sai lên tiếng . Vậy đành mượn cái topic của bác Cons để rông rài nhể . giời ạ . box KHPL được có mod Cons năng nổ xinh tươi thế này mà lại được khen là ..... đanh đá thì heheheheh không khéo các bác giai , bác gái của box lại được đỡ khoản tiền mừng .... cưới nhể
    Thôi vào đề nhớ . Tớ thu gọn trong đề tài quyền được chết để khỏi bị bác Cons mắng cho là ...post linh tinh . Nhưng nếu các bác đọc mà cứ suy nghĩ theo chiều hướng ********* thì .... giời ạ . Các bác có quyền tự do ... suy nghĩ nhớ . Nếu bác Cons thấy post bên "đi tìm cơ sở ..." thích hợp hơn thì chuyển qua giùm nhể .
    Các bác thử suy nghĩ đến quyền được/bị chết trong các trường hợp sau nhớ:
    1. Quyền được/bị chết của những người không thể quyết định cho chính họ
    Nếu đứa trẻ sinh ra mà không có hy vọng phát triển thành người "bình thường" thì bố mẹ hoặc xã hội (bác sĩ hoặc các vị đại diện pháp luật) có quyền quyết định giùm cái quyền sống của đứa bé đó không nhể ?? Nếu bố mẹ và xã hội có quyền quyết định chấm dức "sự đau đớn" hoặc "cuộc sống vô nghĩa" của đứa bé thì giả như một chị gái nào đó không có điều kiện để nuôi con nên người bèn làm một phát "chấm dức cuộc sống vô nghĩa" của con mình , vậy chị gái đó có can tội sát nhân hay không ?? Chuyện này ở bên ... tàu xảy ra hơi bị nhiều ý . Tương tự như thế những người bị hôn mê (coma) , không thể tự mình rút ống được thì ai đó có quyền rút giùm hay không ?? . Trong trường hợp không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng tài chánh thì bác sĩ có quyền rút ống giùm để đỡ ... tốn tiền hay không ??
    2. quyền được/bị chết của những người có thể quyết định nhưng không có tiếng nói ... tốt
    Những người già yếu tật nguyền không còn khả năng ... làm giàu cho xã hội có quyền được/bị chết phức cho xong hay không ?? Giả sử họ tự giác đòm một phát thì cũng coi như là tự nguyện nhưng nếu họ ... đói quá mà chết thì thân nhân và xã hội có liên đới chịu trách nhiệm hay không ??? Các "giá trị xã hội" Vn hay phương đông nói chung đòi hỏi con cái có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ khi về già . Nhưng nếu thằng con cầu tự để mặc cho bố mẹ lãnh quyền được chết vì đói thì xã hội hay pháp luật có làm gì được khác hơn là mắng cho một câu:"thằng con bất hiếu" . Ở xứ "người bóc lột người " mẽo này thì bố mẹ đẻ con mà không cấp dưỡng thể bị cảnh sát còng đầu nhưng cái tội bỏ bê bố mẹ thì vẫn chưa bị truy tố . Suy rộng ra hơn thì những người đã cống hiến cho sự giàu mạnh của tổ quốc bây giờ chỉ còn tấm thân tàn tật hoặc đã đến tuổi không đi làm được nữa thì xã hội và chính quyền có bổn phận /nghĩa vụ chăm sóc họ hay chỉ cần tỏ tình .... nhân đạo với họ là đủ . Nếu chính quyền/xã hội không chăm lo đời sống của họ thì chính quyền/xã hội có chịu trách nhiệm về mặt pháp lý hay không ???
    3. quyền được/bị chết của những người không có thông tin chính xác về tình trạng đời sống của chính họ
    Giả sử có ai đó quyết định ngưng sống vì được bác sĩ cho biết họ đã .... tới số , nếu thông tin của bác sĩ là do ... nhầm nhọt (cố tình hay vô ý) thì ai sẽ chịu trách nhiệm cho cái chết của họ . Giả sử như vì muốn giáo dục cho quần chúng nhân dân sự nghiêm trọng của dịch bệnh Sida nên bộ Y tế phát động hằng loạt những đợt tuyên tryền về tác hại của bệnh Sida nào là không có thuốc chữa , ai nhiễm vào là coi như chết chắc .... nhằm ranh đe thanh thiếu niên đừng có dại dột mà ôm quả sâu riềng . Nên khi anh XYZ nào đó phát hiện mình bị nhiễm bịnh Sida liền chơi một ống thuốc chuột để ... đốt giai đoạn mà không biết rằng mình vẫn có thể sống ... vui vẻ một thời gian dài , hoặc căn bệnh của thế kỷ này vẫn có thể điều trị được . Vậy quyết định được chết của anh XYZ có phải là do tiếp nhận thông tin sai lạc/bi quan/không đầy đủ mà ra hay không ??? (ngay cả thông tin anh XYZ bị nhiễm Sida cũng có thể do ... nhầm nhọt mà ra hơhơhơ ai dám bảo đảm mọi kết quả pháp y là đúng trăm phần trăm ???)
    Những người tự ban cho mình cái án tử một cách ... sai trái tất nhiên sẽ không có cơ hội .... sửa sai và cũng chẳng ai có thể truy tố người đã chết . Thế nhưng những người đã góp phần đưa đến cái kết luận sai trái đó (dù vô tình hay cố ý) thì có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không ???

    Giả sử như đa số công dân VN bỏ phiếu quyết định rằng những người trên ... 80 tuổi thì được coi như đã sống đủ hoặc thuơng tật trên 90% thì chỉ là gánh nặng cho xã hội nên không đáng sống nữa . Chi phí để nuôi sống những "gánh nặng xã hội" đó có thể dùng để nâng cao chất lượng giáo dục hoặc cung cấp dịch vụ y tế cho thế hệ trẻ hơn , có tiềm năng hơn thì có lợi hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh . Những người già đã sống quá đủ thì không nên làm gánh nặng cho xã hội nữa . Những người tật nguyền không đóng góp gì cho xã hội thì cũng không thể đòi hỏi xã hội phải cưu mang họ . Đứng về mặt kinh tế , tớ có thể đoan quyết đó là một quyết định cực kỳ ... sáng suốt .
    heheheheh Nếu phải bỏ phiếu theo hướng "ổn định xã hội" thì bác nguyen_noi sẽ bỏ phiếu như thế nào ??? nếu không dùng các giá trị "đạo đức và tôn giáo" thì chúng ta sẽ bỏ phiếu theo các giá trị nào ??? Chúng ta sẽ dự trên những giá trị nào để quyết định ai đáng sống và ai không cần sống nữa ?? Mọi người trong xã hội : người bình thường , tội phạm , trẻ sơ sinh , bào thai , tàn tật , già cả , giàu, nghèo , quan , dân ..... có cần được đối xử bình đẳng trong cái quyết định này hay không ???
    Thế nhé
  9. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0

    Lại chép thêm cho các bác tham khảo nhở
    Nếu các bác gặp trường hợp tương tự , các bác sẽ quyết định như thế nào ??? Các bác sẽ dùng những "giá trị" nào để quyết định mình hay người nào đó đáng được sống hay ... chết cho rồi
    Feb. 21, 2005, 8:25PM
    Baby''s case hits close to home
    Dallas-area mom knows just what Houston woman is going through after losing infant
    By LEIGH HOPPER
    Copyright 2005 Houston Chronicle
    For a Dallas-area family, the legal battle over whether a Houston hospital may disconnect a baby from life support brings up painful - and sweet - memories.
    Tammy Maxey''s daughter, Emma, was born last March with the same fatal skeletal disorder that doctors say is slowly killing Sun Hudson. Emma lived just two hours. Sun, who was born in September, has been kept alive with a ventilator at Texas Children''s Hospital nearly five months.
    The Houston-based 1st Court of Appeals is scheduled to decide today whether *****pport a lower court''s historic ruling on Wednesday that lifted restrictions preventing Texas Children''s Hospital from ending Sun Hudson''s life support. The hospital believes keeping the baby alive through artificial means is inhumane, but the baby''s mother disagrees.
    No U.S. judge has ruled in favor of ending life support for a newborn, bioethicists say, except in deciding lawsuits after an infant died.
    Maxey, 35, is saddened by the struggle of Sun''s mother, 33-year-old Wanda Hudson. Hudson, who spent three days in a psychiatric hospital after her son''s birth, has said she doesn''t believe in death or sickness.
    Maxey''s daughter''s genetic malformation was detected when Maxey was just 17 weeks pregnant.
    Maxey''s obstetrician noticed on a sonogram that the baby''s ribs, arms and legs were extremely short.
    Genetic tests brought devastating news: The baby had a rare form of dwarfism that affects just one out of 60,000 babies. The fatal characteristics of the con***ion, called thanatophoric dysplasia, are lungs and ribs too tiny to allow normal breathing, plus pressure on the spinal cord that disrupts brain signals controlling respiration.
    Specialists had no treatment to offer Emma, and Maxey unearthed no alternatives in her own research. An experimental procedure using artificial ribs made of titanium to expand the chest cavity had helped some children with similar disorders, but only those at least 6 months old.
    Not yet halfway through her pregnancy, Maxey began preparing for her baby''s death.
    "It was hard because, in today''s society, a lot of people would say, ''You should have an abortion,'' " said Maxey, a stay-at-home mom trained as an occupational therapist. "But we''re Christians, and we don''t believe in abortions. We wanted to put her life in God''s hands and just wait."

    In the womb, Emma was full of energy. Supported with oxygen and nutrition from her mother, Emma tumbled and kicked all the time. Knowing Emma''s life outside would be short, Maxey and her husband, Mark, tried to cherish her while she lived inside.
    "We recorded every sonogram, and looked forward to each one knowing that those were part of the few precious moments we would ever see her," Maxey wrote in an account of Emma''s life.
    She explained to her 3-year-old son, Ethan, that Emma probably would not be able to come home after she was born: "We told him she was going to live with God in heaven because she would be too sick to live on Earth."
    Maxey struggled through the pregnancy, emotionally and physically. She was hospitalized twice for dehydration. Then she developed a con***ion that caused an excess of amniotic fluid, which made it difficult to sleep, sit or lie down. She developed a blood clot and had to inject herself with blood thinners twice daily. She was unable to care for Ethan and took pain medication to get through the final weeks before giving birth.
    At 35 weeks, Maxey went into labor.
    The baby was in the breach position, but Maxey couldn''t have a C-section due to a risk of hemorrhaging. The doctors at Presbyterian Hospital of Dallas decided the safest option for Maxey was to put her under anesthesia briefly and deliver the baby through the birth canal.
    There was a chance the infant wouldn''t survive the delivery.
    The Maxeys have a prayer chain at their church. They sent out an e-mail asking everyone to pray that Maxey have a safe labor and that Emma be born alive so they could spend time with her.
    Emma survived the delivery. She immediately was brought to her father''s arms. As soon as possible, Maxey was wheeled from the recovery room to meet Emma.
    "The first thing I noticed was that Emma was not moving. Being so active inside, I thought she would be active at first. Her eyes were closed. I heard her make a ''snurgle'' noise through her nose," Maxey wrote. "It was obvious that Emma was not suffering. She was very peaceful."
    The family hired a photographer to capture Emma and her full head of jet-black hair. Maxey helped give her a bath. Maxey''s sister, mother and aunt dressed her in a light pink dress. Ethan came and touched his baby sister while his dad held her. She was passed around to her great-grandmother, grandparents, uncles and aunts.
    Maxey isn''t sure who was holding the baby when she died.
    "My mom said, ''In her short life, she always knew love,'' " Maxey said. "How many people can say that in their life?"

    Today, Maxey is thinking about putting together a scrapbook and Web site dedicated to Emma''s life. She wants to contact other mothers who have lost babies and perhaps share copies of a book titled Empty Arms by Sherokee Ilse that helped her with her grief.
    "We prayed for her to be healed when she was inside of me," Maxey said. "She wasn''t healed, but our faith wasn''t shattered. We think she''s in heaven now."
    Meanwhile, Maxey, Mark and Ethan are preparing to add another member to the family.
    They''ve been approved to adopt a baby.
  10. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Lại thêm một vụ kiện tụng nữa về quyền được sống . Theo "luật" thì ai muốn kéo dài niềm hy vọng thì cứ việc bỏ tiền túi ra cho các bác sĩ/nhà thương tiếp tục chữa trị .
    Nhưng nếu không có tiền , thì hội đồng bác sĩ quyết định ..."hết thuốc chữa" , nhà thương có quyền rút ống sau khi thông báo cho thân nhân 10 ngày . Các bác nghĩ thế nào về cái quy định này ???
    Nhân tiện tớ rông rài thêm một tẹo về hệ thống y tế của bọn đế quốc mẽo tàn ác hiếu chiến nhớ
    Các dịch vụ y tế ở mẽo rất hiện đại và ... đắt cực kỳ . Khám bác sĩ: $40-$100, thù lao bác sĩ chuyên môn: $100-$200/giờ , nằm nhà thương $500-$1000/ngày , nằm phòng cấp cứu/hồi sinh (CCU): vô giá . đẻ một nhóc tì: $5000-$10000, đẻ một nhóc tì với sự cố bẩm sinh: sạt nghiệp ...Vì thế dân mẽo phải trông nhờ vào các hãng bảo hiểm để trả tiền các dịch vụ Y tế . Những ai không trả nổi bảo hiểm Y tế (từ $5000-$10000/năm cho một gia đình ) thì trông nhờ vào chính phủ tức là trả bằng tiền thuế của bá tánh .
    Mỗi khi có bệnh nhân , bác sĩ/nhà thương bị ràng buộc bởi ... y đức để cứu chữa . đến khi chữa xong thì chuyển mọi chi phí sang cho bảo hiểm hoặc chính phủ thanh toán . Hệ thống y tế như thế có điểm lợi là bác sĩ/nhà thương đối xử với mọi bệnh nhân một cách ... bình đẳng , sẵn sàng dùng mọi cách để cứu người mà không cần nhắm chừng hầu bao của bệnh nhân. nhưng cũng vì thế mà giá cả các dịnh vụ y tế cứ đều đều đi lên như diều gặp ... bão
    Để kiểm soát giá cả , trong những năm gần đây các hãng bảo hiểm và chính phủ bắt đầu giới hạn các phương pháp điều trị , đòi hỏi bác sĩ/nhà thương phải nghĩ tới hiệu quả ... kinh tế trong việc điều trị bệnh nhân . Đó là nguyên nhân dẫn tới các vụ kiện tụng gần đây khi các bác sĩ/nhà thương phải cân nhắc giữa mạng sống và chi phí để kéo dài mạng sống
    Bác nào có suy nghĩ đột phá để giải quyết tình trạng này thì tha hồ mà hưởng thụ vinh hoa phú quý nhớ
    heheheheh càng nói thì lại càng xa chủ đề của bác Cons rùi . só rì nhớ
    http://www.chron.com/cs/CDA/ssistory.mpl/metropolitan/3073295
    March 8, 2005, 12:33AM
    Hospitals can end life support
    Decision hinges on patient''s ability to pay, prognosis
    By LEIGH HOPPER
    Copyright 2005 Houston Chronicle
    Bill Olive / Chronicle (L-r)Mario Caballero, Spiro Nikolouzos Jr. and Jannette Nikolouzos. St. Luke''s notified Jannette Nikolouzos in a March 1 letter that it would withdraw life-sustaining care of her husband of 34 years, Spiro Nikolouzos, in 10 days.
    A patient''s inability to pay for medical care combined with a prognosis that renders further care futile are two reasons a hospital might suggest cutting off life support, the chief medical officer at St. Luke''s Episcopal Hospital said Monday.
    Dr. David Pate''s comments came as the family of Spiro Nikolouzos fights to keep St. Luke''s from turning off the ventilator and artificial feedings keeping the 68-year-old grandfather alive.
    St. Luke''s notified Jannette Nikolouzos in a March 1 letter that it would withdraw life-sustaining care of her husband of 34 years in 10 days, which would be Friday. Mario Caba-llero, the attorney representing the family, said he is seeking a two-week extension, at minimum, to give the man more time to improve and to give his family more time to find an alternative facility.
    Caballero said he would discuss that issue with hospital attorneys today.
    Pate said he could not address Nikolouzos'' case specifically because he doesn''t have permission from the family but could talk about the situation in general.
    "If there is agreement on the part of all the physicians that the patient does have an irreversible, terminal illness," he said, "we''re not going to drag this on forever ...
    "When the hospital is really correct and the care is futile ... you''re not going to find many hospitals or long-term acute care facilities (that) want to take that case," he said. "Any facility that''s going to be receiving a patient in that con***ion ... is going to want to be paid for it, of course."
    Patient showed emotion
    Caballero said he believes the hospital wants to discontinue care because Nikolouzos'' Medicare funding is running out.
    Spiro Nikolouzos, a retired electrical engineer for an oil drilling company, has been an invalid since 2001, when he experienced bleeding related to a shunt in his brain. Jannette Nikolouzos, 58, had cared for her husband at their Friendswood home, feeding him via a tube in his stomach. Her husband couldn''t speak, she said, but recognized family members and showed emotion.
    On Feb. 10, the area around the tube started bleeding, and Nikolouzos rushed her husband to St. Luke''s for emergency care. Early the next morning, she said, the hospital called and said he had "coded" and stopped breathing and had to be placed on a ventilator.
    A neurologist told her, she said, that he is not brain-dead and the part of the brain that controls breathing is still functioning. Although his eyes were open and fixed when he first was placed on the ventilator, he has started blinking, she said.
    A missed opportunity
    Dr. Marcia Levetown, director of palliative care at The Methodist Hospital, said moving Nikolouzos to a nursing home or other type of facility may not be an option if his body is dependent on several types of technology, such as mechanical ventilation and kidney dialysis.
    Levetown said when families and hospitals take their disagreements to court, it often means the hospital has missed an important opportunity in the family''s emotional healing.
    Often missing from aggressive medical care is empathy for family members and acknowledgment of grief, she said.
    "The acknowledgment of ''You clearly love your husband very much. You''ve done the good fight'' " makes a difference, she said. Levetown also tells families, "Whatever might be beneficial, you''ve made sure he''s gotten that. We all wish he could get better ... How can we best honor this man ... as we accompany him in his next journey?"
    Law allows removal
    State law allows doctors to remove patients from life support if the hospital''s ethics committee agrees, but it requires that the hospital give families 10 days to find another facility.
    A similar case is still in the courts. Texas Children''s Hospital wants to discontinue life support on 5-month-old Sun Hudson, who was diagnosed shortly after birth with a fatal form of dwarfism. His mother, Wanda Hudson, wants her son''s care to continue at the hospital.
    On Wednesday, a judge will consider whether Harris County Probate Court judge William McCulloch may remain on the Hudson case. Caballero, who represents Wanda Hudson, filed a motion that McCulloch remove himself from the case after making what Caballero said were biased statements.

Chia sẻ trang này