1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Euthanasie. Có nên quy định cho công dân có Quyền được chết ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 29/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. YanCanCook

    YanCanCook Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Ậy dà , với một nước hệ thống pháp lý , hệ thống kiểm soát yếu kém , trình độ dân trí thấp , con người dễ sa ngã vì đồng tiền như VN cái quyền được chết này dễ bị lợi dụng để giết người lắm nha . Phản đối !
  2. livenews

    livenews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) - lấy ý kiến nhân dân (trích)
    Điều 32: Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (sửa đổi, bổ sung)
    1- Cá nhân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.
    2- Khi một người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe doạ, thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; các cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.
    3- Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của thân thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bệnh nhân bất tỉnh, thì phải được sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên của người đó; trong trường hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người trên, thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế.
    4- Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi đã có sự đồng ý của người quá cố được thể hiện rõ ràng trước khi người đó chết; trong trường hợp không có ý kiến của người quá cố, thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên của người đó. Trong trường hợp cần thiết, việc khám nghiệm tử thi cũng được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    Điều 33: Quyền hiến bộ phận cơ thể (mới)
    Cá nhân có quyền được hiến bộ phận cơ thể của mình cho người khác vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học.
    Việc hiến và sử dụng bộ phận cơ thể người được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    Điều 34. Quyền hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác sau khi chết (mới)
    Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết vì mục đích
    chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học.
    Việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của người chết chỉ được thực hiện với sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng và con đã thành niên của người đó.
    Việc sử dụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    Điều 35. Quyền nhận bộ phận cơ thể người (mới)
    Cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.
    Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể người khác vì mục đích thương mại.
    Điều 36. Quyền xác định lại giới tính (mới)
    Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính.
    Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
    Việc xác định lại về giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    http://k.1asphost.com/khpl/DuThaoBoluatDanSu(Suadoi).pdf
    Được livenews sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 22/03/2005
  3. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Tin thêm các vụ tranh cãi quanh quyền được sống/chết của bà Terri Schiavo .
    Từ 15 năm nay bà Terry vẫn "sống " trong tình trạng hôn mê và theo như đa số các bác sĩ không còn có khả năng hồi phục
    Anh chồng dù đang sống với người đàn bà khác vẫn là chồng trên giấy tờ của bà Terry (vì họ chưa chính thức ly dị ) và là người giám hộ (legal guardian) hiện nay đã nhiều lần đòi rút ống cho bà vì cho rằng chính bà Terry cũng không muốn sống như vậy . Ông ta làm thế vì "yêu thương" và muốn làm tròn nguyện ước của bà Terry khi bà còn sống
    Cha mẹ bà Terry thì quyết liệt giữ cho bà được sống vì tin bà Terry vẫn còn có hy vọng .
    Các nhà lập pháp (quốc hội) và hành pháp (thống đốc bang Florida và tổng thống Bush) thì muốn bà Terry được sống dựa theo ý chí muốn sống của hầu hết mọi người . Trong khi tư pháp (toà án bang Florida) thì xét cho bà Terry đựợc ... ra đi dựa theo lời điều trần của anh chồng .
    Một vài khía cạnh để các bác suy nghĩ
    - Nếu bà Terry không "thể hiện" được ước muốn của bà thì ai có quyền quyết định giùm bà : Chồng (quan hệ trên giấy tờ) hay cha mẹ (quan hệ qua máu mủ)
    - Lằn ranh sống và chết được phân định như thế nào ??? sống thực vật (vegetative state ) như bà Terry không còn cảm xúc/phản ứng/suy nghĩ thì có thể coi là chết hay không ??? hay chỉ khi cơ thể bắt đầu ngừng mọi phản ứng sinh hoá (brain death) thì mới là chết
    - Nếu rút ống truyền đạm khiến bà Terry "đói và khát" (starving) cho đến chết (mất khoảng 1 đến 2 tuần) thì có là ... dã man hay không ??? . Nếu tiêm thuốc cho bà Terry ra đi êm ái (như chích thuốc cho các tử tội í ) thì có được coi là giết người hay không ???
    hihih Hôm qua tớ cãi nhau với thằng em về việc rút ống . Tớ chủ trương rằng sống bằng ống không phải là cách sống tự nhiên nên nếu rút ống mà nạn nhân chết một cách ..... tự nhiên thì cũng coi như là hợp .... ý Chúa chứ nhẩy thử hỏi vài trăm năm trước y học chưa tiến bộ hay nếy bà Terry sống ở ... VN thì đâu có chuyện mà cãi chứ . Thằng em tớ bí còi chưa trả lời được thì đứa con gái nhiều chuyện của tớ bỗng chõ mõ vào:" Nếu ý Chúa muốn người ta phát minh ra ống truyền đạm thì phải dùng ống truyền đạm để cứu người chứ (If it is God''s will that human invents life support system then we must use life support system to keep her alive ) tớ cũng ... pó tay
    Các bác nghĩ thế nào ???

    *********
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2005/03/050322_schiavojudge.shtml
    Quan to?a Myf tư? chối yêu câ?u bố mẹ Schiavo
    Chô?ng va? bố mẹ ba? Schiavo đaf tranh cafi nhiê?u năm liê?n

    Vụ một phụ nưf ngươ?i Myf nă?m liệt, ngươ?i ma? cha mẹ muốn cô sống nhưng ngươ?i chô?ng thi? muốn ba? được phép chết, vư?a có diêfn biến mới.
    Vị quan to?a thụ lý vụ việc đaf không chịu cho phép đưa trơ? lại ống truyê?n đạm cho ba?.
    Ống truyê?n đạm cu?a ba? Terri Schiavo đaf được gơf bo? thứ Sáu tuâ?n trước sau một quyết định cu?a to?a án Florida nói ră?ng nên cho ba? được qua đơ?i.
    Nhưfng ngươ?i vận động sau đó đaf thuyết phục Quốc hội va? tô?ng thống Bush can thiệp đê? đưa vụ việc sang to?a án liên bang.
    Thế nhưng quan to?a nga?y hôm nay loan báo ră?ng ông không có lý do đê? thay đô?i quyết định.
    Đaf có xe cứu thương trực săfn bên cạnh nha? nghi? tại Florida nơi Terri Schiavo đang sống săfn sa?ng đưa ba? trơ? lại bệnh viện đê? đưa ống truyê?n đạm trơ? lại.
    Luật sư đại diện cho bố mẹ cu?a ba? nói ră?ng quan to?a không khó khăn đê? đưa ra quyết định giưf cho ba? Schiavo co?n sống trong lúc to?a án xem lại vụ việc.
    Thế nhưng vị quan to?a, James Whittemore, ngươ?i đaf lắng nghe hai tiếng nga?y hôm qua va? sau đó hoafn buô?i điê?u trâ?n, đaf thông báo va?o sáng hôm nay giơ? địa phương ră?ng bố mẹ cu?a ngươ?i phụ nưf 41 tuô?i đaf không thiết lập đu? vê? kha? năng tha?nh công trong trận chiến pháp lý, va? vi? thế biện luận cu?a họ không đu? thuyết phục.
    Rex Sparklin, một trong các luật sư đại diện cho bố mẹ, nói họ sef ngay lập tức khiếu kiện đê?, như lơ?i ông na?y, cứu cuộc sống cu?a Terri.
    *********
    http://www.chron.com/cs/CDA/ssistory.mpl/topstory2/3097048
    March 22, 2005, 7:12AM
    Judge refuses parents'' plea to reinsert Schiavo''s feeding tube
    Associated Press
    TAMPA, Fla. - A federal judge refused today to order the reinsertion of Terri Schiavo''s feeding tube, denying an emergency request from the brain-damaged woman''s parents.
    U.S. District Judge James Whittemore said the 41-year-old woman''s parents, Bob and Mary Schindler, had not established a "substantial likelihood of success" at trial on the merits of their arguments.

    Whittemore wrote that Schiavo''s "life and liberty interests" had been protected by Florida courts. Despite "these difficult and time strained circumstances," he wrote, "this court is constrained to apply the law to the issues before it."
    Rex Sparklin, an attorney with the law firm representing Terri Schiavo''s parents, said lawyers were immediately appealing to the 11th Circuit Court of Appeals in Atlanta to "save Terri''s life." That court was already considering an appeal on whether Terri Schiavo''s right to due process had been violated.
    Howard Simon, executive director of the American Civil Liberties Union of Florida, praised the ruling: "What this judge did is protect the freedom of people to make their own end-of-life decisions without the intrusion of politicians."
    Bobby Schindler, Terri Schiavo''s brother, said his family was crushed. "To have to see my parents go through this is absolutely barbaric," he told ABC''s Good Morning America today. "I''d love for these judges to sit in a room and see this happening as well."
    Whittemore''s decision comes after feverish action by President Bush and Congress on legislation allowing the brain-damaged woman''s contentious case to be reviewed by federal courts.
    The tube was disconnected Friday on the orders of a state judge, prompting an extraordinary weekend effort by congressional Republicans to push through unprecedented emergency legislation Monday aimed at keeping her alive.
    Gov. Jeb Bush was described by a spokeswoman as "extremely disappointed and saddened" over the judge''s decision not to order the tube reconnected. "Gov. Bush will continue to do what he legally can within his powers to protect Terri Shiavo, a vulnerable person," said the spokeswoman, Alia Faraj.
    Terri Schiavo did not have a living will. Her husband, Michael Schiavo, has fought in courts for years to have the tube removed because he said she would not want to be kept alive artificially and she has no hope for recovery. Her parents contend she responds to them and her con***ion could improve.
    David Gibbs III, the parents'' attorney, argued at a Monday hearing in front of Whittemore that forcing Terri Schiavo to starve would be "a mortal sin" under her Roman Catholic beliefs and urged quick action: "Terri may die as I speak."
    But George Felos, an attorney for Michael Schiavo, argued that keeping the woman alive also violated her rights and noted that the case has been aired thoroughly in state courts.
    "Yes, life is sacred," Felos said, contending that restarting artificial feedings would be against Schiavo''s wishes. "So is liberty, particularly in this country."
    Michael Schiavo said he was outraged that lawmakers and the president intervened in a private matter. "When Terri''s wishes are carried out, it will be her wish. She will be at peace. She will be with the Lord," he said on CNN''s Larry King Live late Monday.
    Terri Schiavo suffered brain damage in 1990 when her heart stopped briefly because of a possible potassium imbalance brought on by an eating disorder. She can breathe on her own, but has relied on the feeding tube to keep her alive.
    Court-appointed doctors say she is in a persistent vegetative state with no hope of recovery, while her parents insist she could recover with treatment. Doctors have said Schiavo could survive one to two weeks without the feeding tube.
    According to a CNN-USA Today-Gallup poll of 909 adults taken over the weekend, nearly six in 10 people said they think the feeding tube should be removed and felt they would want to remove it for a child or spouse in the same con***ion.
    Today reaction to the judge''s decision from the handful of protesters outside the woman''s hospice came quickly. "It''s terrible. They''re going to talk and talk and she''s going to die," said Miriam Zlotolow, 59, of Venice, Calif.
  4. UKWAI

    UKWAI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Bác rakhói,
    cho e hỏi 1 câu trước đã. Trong trường hợp ông chồng Terry muốn li dị mà bà vợ hôn mê, ko phản ứng thì luật mẽo của bác quy định thế nào ạ? bố mẹ bà í có được ký đơn thay cho bà í ko hay ông chồng đợi bà í tỉnh lại or ra đi vĩnh viễn mới được lấy chồng mới???
    (luật hôn nhân gia đình VN cũng ko có quy định về vụ này thì phải. em nhớ là hồi đó em tìm toét mắt xem có chỗ nào ghi là 1 bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì làm sao li dị thì hình như ko có câu trả lời, ai biết trích giùm nhé)
    Quay về vụ bà Terry, vụ này hay fết bác nhở ,
    - Nếu bà í ko thể hiện được ý chí thì hình như người giám hộ của bà í sẽ thể hiện ý chí của bà i đúng ko ạ (trong trường hợp này là ông chồng, như lời bác kể). Em là cứ theo luật em phán thôi bác ạ.
    - còn vụ này, bố mẹ bà Terry này gan dạ thật đó, nhưng đằng sau cái gan dạ đó là số tiền bảo hiểm y tế mà chính fủ Mỹ trả phải ko ạ? Tự bản thân họ đâu bỏ ra xu nào đâu cơ chứ. Em mà trong TH các cụ thì em cũng ko cho rút, ở VN gọi là "còn nước còn tát" (các cụ ra toà cứ lôi mấy cái nhân đạo ấy ra thế nào cũng thắng) . Nhưng mừ, ở vn thì phải pay cho mấy khoản ngoài hợp đồng đó ạ .
    - Ở đây có 2 phe, 1 bên là hướng về tính nhân đạo, 1 bên là thực tiễn (+ chi fí), nhưng mà trong thời buổi hiện giờ, dư luận có vẻ khoái chí với nhân đạo hơn, còn các vị quan toà thì cứ khía cạnh kinh tế mà nhìn thì thấy thôi mà.
  5. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bà già YKWAI
    Ở Mỹ , mỗi tiểu bang có các luật riêng về ly dị . Trong trường hợp này toà án tiểu bang sẽ quyết định dùm bà Terry . Một trong những lý do để ly di là một trong hai bên không thoả mãn các "quan hệ vợ chồng" có thể vì bịnh tật , vì cách ly một thời gian dài ..... .
    Anh chồng sẽ đâm đơn xin ly dị , toà án gởi đơn ly dị cho vợ ký nhận . Nếu vì lý do gì đó bà vợ không nhận được (vì đi xa hay nằm thẳng đơ như bà Terry) hoặc không chịu ký thì sau một thời gian cố định (5 năm trong trường hợp một bên ..... bỏ trốn mà không lời từ biệt ) thì toà sẽ phán quyết dùm cho người vắng mặt .
    Trong trường hợp này bà Terry không "nói" được cả 15 năm nay thì toà án có đủ điều kiện để xử "đơn phương" cho ông chồng được ly dị
    Vài hôm trước đây tớ cũng được nghe bà Barbara Walters của đài ABC (một đài lớn chiếu công cộng trên toàn nước mỹ) phỏng vấn anh chồng . Bà Barbara cũng đặt câu hỏi với ông Michael rằng " tại sao ông không ly dị bà vợ và nhường quyền giám hộ lại cho cha mẹ bà Terry " . Thoe như lời ông ta thì ông Michael nhất định không chịu ly dị vì muốn dùng quyền giám hộ để giúp bà Terry thực hiện quyền được chết của bà í .
    Cả ông chồng lẫn cha mẹ bà Terry đều viện lý do "nhân đạo" để giải quyết việc rút hay giữ ống truyền đạm cho bà Terry
    Dưới đây là bài bình luận của Ngô Nhân Dụng . Bài bình luận phân tích nhiều khía cạnh khác nhau của các cuộc tranh luận soay quanh quyền sống và chết của bà Terry . Dĩ nhiên dưới con mắt của một nhà chính trị hơn là một nhà đạo đức học hay luật gia


    Quyền sống và quyền chết
    Ngô Nhân Dụng Bi?nh luận viên cu?a nhật báo Ngươ?i Việt

    Ba? Schiavo có thê? tô?n tại thêm hai tuâ?n sau khi bị ngư?ng truyê?n đạm

    Có ngày người ta sẽ đặt câu hỏi: ?oBà, hay ông, tính đến bao giờ thì chết?? Ðây là một câu hỏi quan trọng ?osinh tử,? cần trả lời sớm, tốt nhất là trả lời trên giấy, có thị thực chữ ký.
    Ðúng ra, câu hỏi là: ?oÐến tình trạng như thế nào thì ông/bà chấp nhận để cho thân thể mình chết đi?? Sinh, lão, bệnh, tử không còn là những khái niệm giản dị nữa. Lâu nay, chúng ta đã nghe cuộc tranh luận trong vụ đối nghịch về vấn đề phá thai: ?oÐời sống bắt đầu từ lúc nào? Khi mới thụ tinh? Khi được ba tháng? Bảy tháng? Khi lọt lòng mẹ??
    Bây giờ lại thêm câu hỏi: ?oKhi nào một người chịu nhượng bộ thần chết?? Trên mặt trận chính trị ở Mỹ, hai vấn đề đó liên can mật thiết, nối kết lại bằng tín ngưỡng. Và các nhà chính trị không bỏ lỡ cơ hội xen vào.
    Dư luận có thê? tác động đến các dân biê?u

    Khắp nước Mỹ người ta bàn chuyện nên giữ bà Terri Schiavo sống hay để cho bà được chết. Họ thảo luận quanh bàn ăn trong gia đình, ngoài hành lang các sở làm, trên radio, trên mạng lưới. Các đại biểu quốc hội bỏ ngang kỳ nghỉ, về Washington biểu quyết dự luật ?ocứu sống Terri Schiavo,? họp suốt cuối tuần, quá nửa đêm cho xong. Tổng thống cũng vội bay về thủ đô sẵn sàng, và ông được đánh thức dậy, đứng ký ban hành luật ngay trước cửa phòng ngủ lúc một giờ đêm.
    Hơn 15 năm trước, bà Terri Schiavo bất ngờ bị hư não vì tim ngừng chốc lát khiến máu không bơm đủ lên óc, có lẽ vì bà nhịn ăn nên thiếu potassium. Sau đó não hư luôn, bà nằm một chỗ trong trạng thái hôn mê, như bộ óc đã bị chết.
    Bà vẫn thở, chỉ sống nhờ ống tiếp thực phẩm và nước, từ bệnh viện đổi qua một nhà thương dành cho những người chờ chết tại Florida. Các bác sĩ nói bà ở trong tình trạng sống như thảo mộc (persistent vegetative state, PVS.)
    Ông chồng, Micheal Schiavo, nói rằng khi còn tỉnh táo bà Terri đã tỏ ý không muốn sống như vậy. Bố mẹ ruột, ông bà Robert và Mary Schindler, thì chủ trương phải để cho con gái họ sống, vì lý do họ theo đạo Công Giáo và họ hy vọng có ngày bà Terri sẽ tỉnh lại.
    Ðã hai lần ống tiếp sống của bà bị rút ra, theo lời yêu cầu của ông chồng, rồi sau đó lại được lắp vô, lần đầu do lệnh một quan tòa, lần sau do lệnh Thống Ðốc Florida, Jeb Bush, em ruột Tổng Thống Bush. Lần rút ống thứ ba là Thứ Sáu tuần trước, khi một tòa án ở tiểu bang Florida cho phép.
    Việc làm ra Ðạo Luật Terri Schiavo và chính đạo luật đó bị nhiều người chỉ trích. Dư luận dân Mỹ phần lớn không hoan nghênh việc chính phủ liên bang can thiệp vào một vấn đề cá nhân và gia đình.
    Từ năm 1993 bố mẹ bà Terri Schiavo đã muốn được đóng vai giám hộ thay cho ông chồng bà. Trước đó, năm 1992, vợ chồng này thắng kiện nhà thương về điều trị sai lầm, được bồi thường một triệu mỹ kim, 700 ngàn cho bà và 300 ngàn cho người chồng. Năm 1998 ông Michael Schiavo đã xin tòa cho phép rút ống tiếp nước và thực phẩm để bà được chết. Năm 2000, quan tòa Greer cho phép rút.
    Cha mẹ bà kiện lên tới Tối Cao Pháp Viện Liên Bang, năm 2001 Tòa Án Tối Cao từ chối không xử, và ống được rút ra. Hai ngày sau, một tòa án tiểu bang Florida ra lệnh lắp ống lại. Ðầu năm 2002 Michael lại xin rút, quan tòa tiểu bang cho phép. Vụ kiện lên tới tòa phá án và được chấp thuận vào giữa năm 2003.
    Bác sĩ rút ống tiếp sống vào Tháng Mười, nhưng sáu ngày sau quốc hội tiểu bang Florida làm luật để Thống Ðốc Jeb Bush được ra lệnh lắp ống trở lại. Hành động này được giới bảo thủ về tôn giáo nhiệt liệt hoan nghênh, tăng số người ủng hộ Tổng Thống Bush trong kỳ bầu cử năm 2004. Tháng Chín năm 2004 Tòa Án Tối Cao Tiểu Bang phán đạo luật trên vi hiến.
    Bố mẹ va? nhưfng ngươ?i u?ng hộ muốn ba? Schiavo được sống

    Tháng Giêng năm 2005, Tòa Án Tối Cao Liên Bang từ chối không xét lại phán quyết của Tòa Án Tối Cao Tiểu Bang. Tháng Hai, quan tòa Greer lại cho phép Michael Schiavo rút ống vào ngày Thứ Sáu vừa qua. Sau đó là những vận động đưa tới đạo luật cứu Terri Schiavo mà Tổng Thống Bush đã ký.
    Nhưng đạo luật chỉ có thể cho phép cha mẹ bà Terri kiện kên tòa án liên bang xin bác bỏ các quyết định của tòa dưới, sau bảy năm kiện cáo. Quan tòa liên bang ở Florida, Thẩm Phán Whittemore đến ngày Thứ Ba vẫn chưa quyết định nhưng ông cũng từ chối lời yêu cầu ra lệnh nối ống tiếp sống cho bà Terri trong khi chờ đợi. Cha mẹ bà Terri đã kiện lên tòa phúc thẩm ở Georgia để yêu cầu ra lệnh nối ống.
    Quan tòa liên bang khó quyết định vì họ phải phán hai điều. Thứ nhất là các tòa án tiêu bang đã không theo đúng thủ tục bảo vệ quyền được xét xử của bà Terri Schiavo; thứ hai họ phải công nhận lý lẽ của cha mẹ bà Terri nêu ra là việc để cho bà Terri chết trái với đức tin Công Giáo của bà.
    Thường việc xét xử về thủ tục có đúng không là phạm vi của các tòa án trong tiểu bang, tòa liên bang không muốn can thiệp. Trong trường hợp bà Terri thì cả hệ thống tư pháp và các bác sĩ ở Florida đã đồng ý để cho bà được chết. Mặt khác, tòa án thường cũng không nhận đóng vai trò quyết định điều nào phù hợp với giáo lý một tôn giáo để theo đó mà quyết định. Nhưng điều khó khăn hơn cho quan tòa là phải quyết định đạo luật mà Tổng Thống Bush mới ký có hợp hiến hay không.
    Nhiều luật gia cho là không. Ðây có thể là một trường hợp quốc hội liên bang xâm lấn vào những quyết định của ngành tư pháp một tiểu bang, trái với Hiến Pháp Hoa Kỳ. Quốc hội có thể làm những đạo luật liên can đến một cá nhân hay một công ty, nhưng thường đó là những vụ nhỏ như di dân, nhập tịch, thuế, vân vân, chứ không đề cập đến một gia đình trong khi không để tâm tới nhiều trường hợp tương tự.
    Trong nước Mỹ hiện có từ 15 ngàn tới 30 ngàn người trong tình trạng PVS như bà Terri Schiavo. Năm 1999 chính Thống Ðốc Bush của tiểu bang Texas đã ký một đạo luật cho phép người vợ hay chồng quyết định việc tiếp tục hay rút ống tiếp sống cho một bệnh nhân gần chết. Và bệnh viện có quyền chấm dứt tiếp sống nếu thấy trường hợp tuyệt vọng, dù gia đình bệnh nhân có đồng ý hay không.
    Tuần trước ở Bệnh Viện Nhi Ðồng Texas, một en bé 6 tháng đã bị rút ống thở mặc dù bà mẹ phản đối, nhưng không có bệnh viện nào chịu nhận em. Em bé này có lá phổi quá nhỏ không đủ sức nuôi cơ thể.
    Nhưng trong vụ Terri Schiavo, yếu tố chính trị trở thành quá quan trọng, cho nên Ðảng Cộng Hòa không thể bỏ qua và Ðảng Dân Chủ cũng không dám chính thức chống lại, mặc dù có một số đại biểu quốc hội chống. Sang năm nước Mỹ sẽ bầu lại Hạ Viện và một phần ba Thượng Viện. Những người chủ trương ?oquyền sống? lấy vụ Terri Schiavo làm một thử thách để đẩy mạnh phong trào của họ. Từ đó, họ sẽ nâng cao số người ủng hộ việc cấm phá thai. Cho nên quốc hội đã vội vã làm một đạo luật, khiến ông chồng Michael hỏi: Bộ quốc hội không có việc gì khác quan trọng hơn, phải can thiệp vào đời tư của chúng tôi?
    Vụ quyền sống và quyền chết của bà Terri Schiavo ngoài tính chất tôn giáo, đạo đức, còn cho ta một bài học về chính trị ở Mỹ (hay ở bất cứ một nước dân chủ nào.) Câu hỏi là: Cái gì quyết định lá phiếu của các dân biểu và nghị sĩ khi đứng trước một dự luật có người ghét, kẻ yêu? Tất nhiên là họ nhắm chứng ý dân muốn thế nào. Nhưng ý dân về cái gì? Và người dân nào?
    Dư luận dân chúng Mỹ nói chung không ủng hộ việc chính phủ, tức Hành Pháp và quốc hội, can thiệp vào vấn đề đạo lý liên quan tới sự sống và cái chết của một cá nhân, sau khi tòa án tiểu bang đã phán quyết cho phép bệnh viện rút các phương tiện trợ sinh, theo ý người chồng bà Schiavo. Có 70 phần trăm dân Mỹ nghĩ như vậy, với 67 phần trăm nghĩ rằng các nhà lập pháp can thiệp chỉ vì lý do chính trị, tức là kiếm phiếu cho cuộc bầu cử sắp tới.
    Trong cuộc nghiên cứu dư luận của đài ABC ngày Chúa Nhật có 63 phần trăm dân Mỹ đồng ý nên rút ống tiếp sống của bà Terri Schiavo để bà được chết. Trong số những người thuộc Ðảng Cộng Hòa, có 54 phần trăm các người tự nhận là ?obảo thủ? cũng đồng ý. Riêng trong nhóm Tin Lành bảo thủ Evangelical thì chỉ có 46 phần trăm ủng hộ việc rút ống, với 46 phần trăm chống. Những người thuộc nhóm này được coi là đã bỏ những lá phiếu then chốt giúp cho Ðảng Cộng Hòa chiếm lãnh cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp trong kỳ bầu cử năm ngoái.
    Khi 208 dân biểu Hạ Viện bỏ phiếu ủng hộ dự luật nhằm giữ cho bà Terri Schiavo tiếp tục sống thoi thóp, họ tính toán thế nào? Họ biết là đa số dân chúng không đồng ý can thiệp, nhưng họ vẫn can thiệp một cách hăng hái, khi bỏ ngang kỳ nghỉ Lễ Phục Sinh, trở về Washington họp và họp cho tới quá nửa đêm để bỏ phiếu.
    Giáo Sư John Green, Ðại Học Akron ở Ohio, chuyên nghiên cứu vai trò tôn giáo trong chính trị ở Mỹ, cho là các đại biểu quốc hội tính toán như thế này. Thứ nhất, việc bỏ phiếu ủng hộ hay chống đều làm cho rất nhiều người phật lòng. Phải chọn không làm mất lòng nhóm người nào mà họ có thể sẽ bỏ phiếu cho mình, vì họ đồng ý với mình trên những vấn đề khác trong cuộc tranh cử sắp tới.
    Những người mà đằng nào họ cũng bất đồng ý kiến với mình trong những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, thì nếu mình có làm họ bất bình vì việc bỏ phiếu này cũng không khiến cho họ chống mình hơn. Ðằng nào họ cũng vẫn không bầu mình!
    Tính toán thứ hai là mức độ dấn thân của những người dân chống hoặc ủng hộ một dự luật. Nhiều người chống việc chính phủ can thiệp vào quyền hạn tư pháp của một tiểu bang hoặc can thiệp vào đời tư của người dân, nhưng họ chống khi sự việc xảy ra chứ không nhớ dai đến mức cứ thế mà chống mãi suốt đời. Họ không coi vấn đề quan trọng tới mức quyết định việc chọn lựa người đại biểu cho họ ở quốc hội! Vì trên đời còn bao nhiêu vấn đề quốc gia trọng đại khác!
    Khi các đại biểu Ðảng Cộng Hòa phải chọn lá phiếu ủng hộ Dự Luật Terri Schiavo, điều họ quan tâm là sang năm họ có thể phải ra tranh cử ngay trong vòng sơ bộ với các đối thủ cực hữu trong đảng. Ðừng để cho các đối thủ đó gắn cho mình nhãn hiệu một người đã bỏ phiếu ?ogiết Terri Schiavo!?
    Vì thế phải bỏ phiếu ?ocứu Terri Schiavo? để ngăn ngừa trước. Ðối với các đại biểu thuộc Ðảng Dân Chủ họ cũng có thể lo trong đơn vị mình có một số phiếu nhất thiết ủng hộ Dự Luật Terri Schiavo, mà nếu chắc chắn mất số phiếu đó thì không chắc tìm ra những cử tri khác để bù vào.
    Nhiều người khi được hỏi về chuyện sống hay chết của bà Terri Schiavo thì chỉ trả lời: ?oNếu là tôi thì tôi không muốn tiếp tục sống như thế.? Một giáo sĩ Do Thái Giáo thì phân biệt: Việc để cho bệnh nhân chết dần dần vì cơ thể yếu đi khác với việc giúp cho bệnh nhân chết, là điều chúng tôi chống.
    Với sự tiến bộ của y học, việc lựa chọn ?okhi nào chết? sẽ càng ngày càng liên can đến nhiều người hơn. Thế nào chúng ta cũng nên quyết định sớm chứ không nên chờ, như bà Terri Schiavo bị nạn khi mới 25 tuổi. Ngay việc viết một ?ochúc thư khi còn sống? (living will) cũng chưa đủ để quyết định số phận mình một khi bị mê man, vì có nhiều chi tiết không thể tiên đoán được khi y học tiến bộ.
    .........................................................................................
    Toa?n văn ba?i viết được đăng trên báo Ngươ?i Việt, California, nga?y 22-3

  6. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Chào mấy bác,
    Tôi lỡ dạy hứa với tri âm phải vào đây chia rẻ, ủa quên chia sẻ với các bác về vấn đề mà cả nước Mỹ sôi động mấy ngày qua. Không biết bắt đầu từ đâu nên lấy bài của bác Rakhơi để thuận buồn ra biển.
    Dịch vụ Y tế ở Mỹ có thể coi là đắc kinh khủng mà ai cũng phải ngán và lo nhất trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên nó cũng có nhiều điều thú vị nên tìm hiểu.
    Bất cứ anh nhà giàu nào không làm hãng cũng tự tìm cách mua bảo hiểm y tế cho mình. Không phải vì họ không đủ tiền trả cho một ca mổ mà vì bảo hiểm mục đích chính là hạn chế mức độ rủi ro của người sử dụng ở một mức độ cho phép. Chính vì vậy mà bảo hiểm cũng có nhiều lọai và nhiều giá cả khác nhau. XH Mỹ có những điều luật bắt buộc những hãng xưởng có một lượng công nhân trên mức qui định phải mua bảo hiểm cho công nhân. Vì vậy trong XH Mỹ khi đi xin việc ngoài lương thì benefit quyết định một phần không nhỏ. Tiền bác sĩ, tiền viện phí, tiền khám, tiền thuốc nghe mà chóng mặt. Chỉ một chuyến xe hụ còi để được đưa vào viện sớm cũng trên dưới 1000 đô trong nội vi thành phố. Tuy nhiên như ở trên đã nói bảo hiểm giới hạn mức phí rủi ro của thân chủ nên chính yếu nhất trong bảo hiểm là mức độ tối đa mà thân chủ phải bỏ ra cho một năm. Thường thì mức tối đa mà cá nhân phải chi trả từ 1000 đến 6000 tùy theo lọai hình bảo hiểm mà mình mua. Ví dụ như đi sanh tốn khỏang 5000-10000 ngàn nhưng phải mổ tốn hơn hay bị trục trặc thì có thể lên đến vài chục thậm chí cả trăm ngàn nhưng với người mua bảo hiểm không có gì khác nhau. Cái khác biệt là mức tối đa mà bảo hiểm chấp nhận thường vào khỏang 1 triệu nên họ sẽ tìm mọi cách để giới hạn bất cứ một chứng bệnh nào cần điều trị lâu dài (đây là 1 nguyên nhân chính ở vụ kiện của Terri.)
    Tuy nhiên trong cái XH mà nhiều người cho rằng tàn bạo vô nhân đạo và đồng tiền trên hết, câu hỏi được đặc ra là những người thất nghiệp và trẻ em thì sao? Đây chính là vấn đề thú vị nhất mà người VN cũng như dân Mễ và các sắc tộc khác đang bị Mỹ buộc tội là lạm dụng hệ thống nhân đạo. Khi không có việc làm, không đi kiếm việc hay cả hai vợ chồng kiếm được quá ít chỉ đủ để sống ở một mức độ mà chính phủ đựơc ra, lở mang thai là một điều "may mắn". Tôi chưa từng nghe nói một trường hợp nào người mang thai với mức income thấp dưới tiêu chuẩn lại bị từ chối bởi chương trình của chính phủ. Người mua bảo hiểm thường phải chịu 20% chi phí khám và thuốc men, bệnh viện nhưng người được bảo trợ bảo chính phủ thì hòan tòan gần như được miễn tất cả mọi lệ phí cho đến khi đứa bé ra đời. Đứa bé ra đời cũng như những đứa trẻ mà cha mẹ không đủ điều kiện lo lắng được chính phủ xác nhận (đơn giản dựa vào status) sẽ tiếp tục hưởng medicare cho đến khi có sự thay đổi trong income hay đến khi nó trưởng thành. Cái xứ Mỹ lắm chuyện lạ nhưng là bà mẹ và trẻ em thì luôn được ưu đãi...tất nhiên phải có những người gánh cái gánh nặng này. Đó là những người có cơ hội thu nhập từ việc đi làm hay buôn bán...thông qua hệ thống thuế.
    Ra tới biển thì phải đi vào tâm bão. Quyền được chết được bàn luận từ nhiều năm qua nhưng đỉnh điểm là ở vụ Terri vì có sự can thiệp của cả lập pháp và hành pháp. Thật ra quyền đựơc chết cũng như quyền được sống là một vấn đề mà luật pháp không thể can thiệp một cách thô bạo. Tính hiệu mà tổng thống Bush đưa ra cũng như bên lập Pháp đã quyết định trong ngày cuối tuần cho thấy vấn đề tâm linh vẫn tồn tại và ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Mỹ. Tòa án tiểu bang cho đến tòa thượng thầm đều từ chối can thiệp dù bị sức ép của bên lập pháp và hành pháp cho phép người dân tin tưởng vào nền tư pháp của họ. Đa số dân Mỹ tin rằng đây là một vấn đề mà liên bang không nên nhúng tay vào. Bất cứ một luật lệ nào được đặt ra cũng khó mà giải quyết được đúng mức của vấn đề. Đúng ra gia đình nạn nhân phải vì người thân của mình mà có những quyết định thống nhất.
    Trong XH VN đang có nhiều trường hợp như Terri đang xảy và nó là mầm móng của bao nhiêu nợ nần, bao nhiêu gia đình tan nát nhằm cứu vẫn người thân mình dù rằng không còn chút hy vọng. Chính tay tôi đã từng chăm sóc cho bà Dì của mình bị bán thân bất tọai, cũng như chứng kiến những gì xảy ra từ khi bà nằm xuống cho đến khi bà qua đời. Bà ngọai tôi cũng nằm một chỗ chỉ biết chảy nước mắt khi con cháu đến thăm. Kết quả là gia đình của anh họ tôi từ một trong những người đồng án giỏi giang phải sống nhờ vào tiền gửi từ bên Mỹ về rồi dần dần mất khả năng làm lụng để sống trở lại. Ông cậu tôi cùng chung một số phận. Ngay như bản thân của chúng tôi hiểu rằng không còn cách cứu chữa chỉ cần ngưng trợ cấp thuốc mem thì ngọai sẽ ra đi nhưng không ai làm được điều đó. Quyền quyết định nằm trong tay ông anh, người trực tiếp chăm sóc và mọi người chỉ làm hết sức mình. Không chỉ trong gia đình mà ngòai XH tôi gặp nhiều trường hợp như vậy và tôi cũng tin rằng không có một luật lệ nào có thể đúng trong vấn đề này. Đây là vấn đề của cá nhân và gia đình, chính phủ không nên can thiệp vào để tạo ra nhiều phức tạp, đáng tiếc trong XH.
    ===================

  7. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0

    Chuyện dài nhiều tập . Bi giờ hai bên lại tranh cãi về quyền quản lý xác củA bà Terry
    Như cứ như nhời bà già YKWIA thì cứ theo giấy tờ mà làm nhể . Chắc rồi anh chồng cũng được toàn quyền xử lý việc chôn cất ma chay cho bà Terry
    Còn vụ toà án ROMA đòi tiền VNA thì có theo giấy toà được không nhể

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2005/03/050331_schiavoupdate.shtml
    Bệnh nhân Terri Schiavo qua đơ?i
    Ba? Terri Schiavo đaf bị bại nafo tư? 15 năm nay

    Phát ngôn nhân cho cha mẹ ba? Terri Schiavo, bệnh nhân bại nafo ơ? Hoa Ky?, cho biết ba? đaf qua đơ?i.
    Ba? Terri Schiavo, năm nay 41 tuô?i, đaf ơ? trong ti?nh trạng sống thực vật kê? tư? năm 1990, va? đaf bị cắt ống truyê?n đạm va? nước uống sau khi chô?ng ba? có đơn đê? nghị.
    Có một vị đắng chát đến tận phút cuối cu?ng cu?a cuộc đơ?i ba? Terri giưfa ngươ?i thân va? chô?ng cu?a ba?, ông Michael.
    Ba? qua đơ?i gâ?n hai tuâ?n sau khi ống truyê?n đạm được gơf bo? vi? yêu câ?u cu?a chô?ng ba? sau nhiê?u năm tranh cafi pháp lý.
    Một phát ngôn nhân cho cha mẹ ba?, nhưfng ngươ?i đaf tranh đấu đê? giưf cho ba? sống, nói các tha?nh viên gia đi?nh đaf không được va?o pho?ng cu?a ba? va?o lúc ba? qua đơ?i.
    Co?n trong một cư? chi? hiếm khi xa?y ra, Vatican đaf ba?y to? sự can thiệp va?o vụ việc.
    Hô?ng y Javier Lozano Barragan, ngươ?i đứng đâ?u U?y ban y tế cu?a Vatican, tuyên bố ha?nh động gơf bo? ống truyê?n đạm tương đương với ha?nh động giết ngươ?i:
    "Cuộc sống con ngươ?i không phụ thuộc va?o cá nhân, ma? phụ thuộc đấng sáng tạo. Vi? thế, chúng ta có điê?u răn thứ năm không cho phép giết ngươ?i. Việc khiến ngươ?i mắc bệnh chết nhẹ nha?ng chính la? ha?nh động giết ngươ?i."
    Các a?nh hươ?ng chính trị có thê? thấy rof. Tô?ng thống George Bush nói mặc du? nhiê?u triệu ngươ?i tiếc thương cho ba? Terri Schiavo, nhưng vụ việc chứng to? ha?nh động bây giơ? la? hướng đến xây dựng một ?~văn hóa sinh mệnh?T.
    "Ba?n chất cu?a nê?n văn minh la? ngươ?i mạnh có nghifa vụ ba?o vệ ke? yếu. Trong nhưfng trươ?ng hợp có các nghi ngơ? va? câu ho?i nghiêm trọng, cơ sơ? nhận định cu?a chúng ta câ?n hướng đến sự u?ng hộ cuộc sống."
    Vụ việc đaf trơ? tha?nh lơ?i kêu gọi tập hợp cho nhiê?u ngươ?i ba?o thu? va? tín đô? Thiên chúa giáo.
    Một số ngươ?i tin ră?ng các chính trị gia, trong đó có tô?ng thống Bush, đaf có thê? la?m nhiê?u hơn đê? duy tri? cuộc sống cu?a ba? Schiavo.
    Ông va? Quốc hội đaf thông qua đạo luật đặc biệt đê? đưa vụ việc quay lại to?a án liên bang.
    Nhưng các chánh án đaf luôn u?ng hộ quan điê?m cu?a ngươ?i chô?ng, Michael Schiavo, ră?ng ba? ơ? trong ti?nh trạng thực vật va? đaf ba?y to? ý muốn ră?ng ba? không muốn được duy tri? cuộc sống bă?ng phương tiện nhân tạo.

  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Một tin tương tự
    ------------------------------------------------
    Bệnh nhân Schiavo chấm dứt cuộc sống thực vật
    Ngày 31/3, bệnh nhân 41 tuổi Terri Schiavo (bang Floriada - Mỹ) - trung tâm thu hút sự quan tâm của cả nước Mỹ trong thời gian qua, đã chấm dứt cuộc sống thực vật của mình tại bệnh viện Pinellas Park sau 15 năm cứu chữa vô vọng.
    Người dân Mỹ bày tỏ niềm thương tiếc đối với Schiavo.
    Schiavo qua đời chỉ không đầy 2 tuần sau khi các bác sỹ tháo bỏ ống truyền nhân tạo vốn được sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho bà này trong suốt hơn một thập kỷ qua.
    Paul O''Donnell - anh trai và đồng thời là Phát ngôn viên của cha mẹ đẻ Schiavo cho biết, ông bà Schindler và hai đứa con của Schiavo đã ở bên cạnh bà này và cầu nguyện trong suốt thời gian trước khi bà trút hơi thở cuối cùng. Họ được yêu cầu rời khỏi căn phòng chỉ vài phút trước khi Schiavo trút hơi thở cuối cùng.
    Trong khi đó, Cha Frank Pavone - người đứng đầu Tổ chức các mục sư nhân đạo, đã lên tiếng chỉ trích cái chết của Schiavo, cho rằng đây là một "hành động vô nhân đạo". Cha Frank Pavone cho biết: "Đây không phải là một cái chết bình thường mà đây là một hành động giết người. Chúng tôi lấy làm đau lòng khi chính quyền đã cho phép một hành động nhẫn tâm như vậy".
    Trước đó, hôm Thứ Tư (30/3), ông bà Schindler đã một lần nữa thất bại trong việc cố gắng tìm cách cứu vãn cuộc sống Schiavo khi Toà án Tối cao Mỹ từ chối đơn khẩn cầu của họ.
    Hồi cuối tuần trước, ông bà Schindler đã quyết định chấm dứt những thủ tục pháp lý đòi kéo dài sự sống cho Schiavo. Tuy nhiên, không đang tâm nhìn cảnh con gái mình buộc phải chấm dứt sự sống, ông bà lại tiếp tục kêu lên Toà án Tối cao, nhưng lần này lời khẩn cầu của họ đã bị khước từ.
    (Văn Cường - Theo BBC, CNN)
    http://www.vietnamnet.vn/thegioi/tintuc/2005/04/403763/
  9. TuansanPhaply

    TuansanPhaply Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Vụ này cho tới hôm nay vẫn hot , hot kinh khủng vớ quan điểm và lý luận của cả hai bên đều có lý .
    Riêng về gia đình tớ, vì chắc chắn là tình yêu chân thật chứ không phải chân giả nên đã đồng ý viết giấy tay để đề phòng bị biến thành thực vật sau này lại gây rắc rối là : Trong trường hợp vợ hay chồng rơi vào trường hợp hiểm nghèo mà tính mạng chỉ còn có thể kéo dài tại bệnh viện thì sẽ đồng ý để người kia toàn quyền quyết định về việc chấm dứt sớm hay muộn cuộc sống này .
    Thiết nghĩ đoạn trên cũng nên có thêm trong hợp đồng hôn nhân sau này .
  10. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Tui nghĩ vấn đề Terri Schiavo có liên quan đến quan điểm phá thai của xã hội Mỹ. Ngày xưa người ta quan niệm sự chết là khi nào tim ngừng đập trong một thời gian nào đó thì được coi là chết. Nhưng thời nay quan niệm này hơi bị đổi khác khi cho rằng người chết khi không còn cảm giác và không thể phục hồi cảm giác nữa, nghĩa là não bị hư hại hoặc đã chết. Có một điều hơi trái khoáy là tim có ngừng đập thì máu mới không đưa được lên não, não mới chết. Chứ não chết chưa chắc làm tim ngừng đập
    Cũng từ xưa người ta từng quan niệm sự sống là khi bào thai bắt đầu tự đập nhịp tim của nó, quan điểm này được đa số chống phá thai (pro-life) ủng hộ. Nhưng về sau này quan niệm trên bị đảo ngược bởi những người ủng hộ phá thai (pro-choice), họ cho rằng bào thai chỉ được coi là người khi óc bắt đầu hoạt động, mà khi óc bắt đầu hoạt động thì thai nhi nằm ở tuần lễ thứ 24 rồi. Vì vậy những người chủ trương phá thai không phá thai sau tuần lễ thứ 24, còn trước đó là làm được tất.
    Các bác vào đây để coi sự hình thành của một con người.
    http://www.visembryo.com/baby/index.html
    Các bác cũng chú ý cách dùng chữ của hai nhóm người này, họ không dùng chữ "anti" hoặc "abortion" vì những chữ này đưa ra hình ảnh xấu về họ.
    Riêng về chuyện Terri thì mặc dầu chính phủ Bush không ủng hộ việc phá thai, ông Bush em là thống đốc tiểu bang Florida cũng từng can vô vụ này mà thất bại (bị tuyên bố vi hiến) bởi vì chính quyền không làm gì được khi ông chồng vẫn còn là người "legal guardian" (chăm sóc hợp pháp) đối với bà Terri. Chính người này có quyết định về sự sống chết của bệnh nhân mà thôi. Cha mẹ ruột của bà Terri từng giành quyền này mà thất bại, nên phải đành chịu nhìn con bị bắt nhịn đói mà chết.
    Khi tui viết câu cuối trên chắc các bác cũng đoán được tui ở phe nào. Nhưng thực ra khi nhìn vào thực tế, kinh tế đời sống của gia đình người ta sẽ có quyết định khác, là sẽ ra đi thanh thản chứ không để vợ/chồng con vướng víu bận bịu rồi đổ nợ ra. Khi chuyện Terri bắt đầu làm mọi người chú ý thì tui đã nghĩ tới đoản văn "Anh phải sống" của Khái Hưng trong Tự Lực Văn Đoàn. Đó là những cái chết mà người ta phải hy sinh để con mình được sống.
    Tuy nhiên, chuyện của Terri đã rẽ qua một hướng khác vì ông chồng đã có vợ mới, có con mới, có gia đình mới nhưng cứ nhất định phải chôn bà vợ cũ của mình. Nếu vì vấn đề tài chánh thì cứ giao bà vợ của mình cho gia đình bên vợ rồi phủi tay là xong, đâu cứ phải làm cho tới cùng. Cũng phải ghi nhận ở đây là ông chồng có nhắc tới ý nguyện của bà vợ khi còn sống là không muốn sống cảnh như vậy, dù rằng ông chẳng đưa ra được chứng cớ trên giấy trắng mực đen gì cả. Và ông chồng từng hưởng tiền bảo hiểm bồi thường 300K cộng với 700K cho bà vợ trong vụ tai biến đưa đến tình trạng bà vợ bị như vậy, nhưng ông chồng đã tuyên bố rằng tiền đó đã chi hết từ lâu rồi.
    Bây giờ thì trận chiến luật pháp lại chạy qua cái xác của bà Terri là nên chôn (ý của gia đình Terri) hay là đốt xác (ý của ông chồng). Có nhiều phần là ông chồng sẽ thắng. Hiện giờ thì xác bà Terri sẽ (hoặc đang) được giảo nghiệm xem sao vì một lý do nào đó tui chưa theo dõi kịp.
    Với trình độ y khoa ngày nay thì chưa thể phục hồi não bộ hoặc ghép não được. Nhưng với kỹ thuật về tế bào gốc mà người ta đang dốc tâm nghiên cứu thì việc thay não (hoặc bất cứ cơ phận nào) bằng tế bào gốc chắc không còn xa. Giấc mơ hồi sinh, phục sinh, trẻ mãi không già, bất tử ... từ xưa tới nay của con người rất có thể xảy ra trong thế kỷ này.
    Chúc vui,
    FN

Chia sẻ trang này