1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Events - Những phiền toái và những tai nạn nghề nghiệp

Chủ đề trong 'PR' bởi BBC2007, 04/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BBC2007

    BBC2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Events - Những phiền toái và những tai nạn nghề nghiệp

    Các bác nào từng tổ chức events sẽ rõ, dù có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm Events, dù có tổ chức bao nhiêu events, thì cũng khó tránh khỏi những tai nạn nghề nghiệp, những tai nạn nghề nghiệp ngoài ý muốn chủ quan, ngoài sự dự liệu dù rằng đã tiên liệu rất kỹ. Tai nạn to, tai nạn nhỏ, tai nạn cover được, tai nạn ko cover được. Tai nạn do mình chủ quan, tai nạn do khách hàng củ chuối, tai nạn do thời tiết, do con người, do sơ ý, do cố ý. Thật là phiền phức. Nhưng ko thể tránh khỏi, đã là làm "nghề events" thì phải chịu sống chung với "tai nạn nghề nghiệp".

    Tớ lập topic này cũng để anh em chia sẻ những tai nạn trong nghề, thảo luận những tình huống khó xử, nực cười, bi hài của nghề events.
  2. mita16386

    mita16386 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Đàn anh kể chuyện đi ạh
  3. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Nhiều vô kể.
  4. mita16386

    mita16386 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Kể đi , kể đi cho em nghe với!
  5. BBC2007

    BBC2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Đây các bác ợ, sự kiện mới nhất hum6/4, lễ hội hoa anh đào. Các bác xem báo tuổi trẻ phản ánh nhé.
    TTO - Quá phẫn nộ, quá xấu hổ, quá thất vọng, quá đau lòng, quá lo lắng... là những cảm xúc mà rất nhiều bạn đọc đã gửi về TTO sau thông tin những cánh anh đào được nâng niu mang đến từ Nhật Bản bị vặt trơ trụi chỉ sau 10 phút. Quá... và quá... vì đó không chỉ là nỗi đau của những cánh anh đào mà là của cả một nền văn hóa.
    >> Nỗi buồn từ lễ hội hoa anh đào: Sao đành "bứt hoa bẻ cành"?!

    Chắc sẽ không còn lễ hội nào nữa
    * Năm ngoái, sau khi tham gia múa và các hoạt động của lễ hội Hoa anh đào tôi đã tham gia tiếp trong năm nay. Tuy nhiên nhìn vào hành động của những khách tham quan lễ hội năm nay, nhìn vào thái độ của những người đi đường, có lẽ chẳng bao giờ tôi muốn tham gia vào một lễ hội hoa anh đào nào cả. Mà có lẽ cũng sẽ không còn có lễ hội nào được tổ chức nữa...
    Tôi quá thất vọng với ý thức của những người khách: bẻ hoa, lấy cờ cá chép, đèn ***g, vứt rác bừa bãi... Có người sau khi bẻ cành hoa anh đào về lại còn chụp ảnh và nói rằng mình "xin về để lấy may mắn". Thử hỏi tôi là một người trong đội diễu hành của ban tổ chức còn không xin được dù chỉ một bông thì tại sao người đó lại "xin" được tận vài cành hoa như thế.
    Trần Trọng Hòa
    * Người viết bài này cảm thấy xấu hổ với các bạn người Nhật vì những hành vi vô ý thức của các bạn trẻ Việt Nam nhân dịp Lễ hội Hoa anh đào ư? Chẳng lẽ tới giờ này các bạn mới nhận thức được sự vô ý thức của rất nhiều, rất nhiều tầng lớp con người trong xã hội Việt Nam này sao?
    Hàng ngày, khi đi đường, đi vào quán ăn, khi đi xếp hàng mua vé xe lửa, xem phim... hầu như chúng ta đều bắt gặp những hành động vô ý thức nhưng lại không nói, mà để tới khi phải xấu hổ với nước bạn chúng ta mới phản ánh. Chúng ta nên cảm thấy xấu hổ với chính đất nước chúng ta và xã hội văn minh của Việt Nam hơn là với các bạn người Nhật.
    Đức Thuần
    Ban tổ chức đã làm gì?
    * Đọc bài viết tôi cảm thấy thật sự xấu hổ cho hành động mà theo tôi là vô văn hóa của những cá nhân này. Nhưng cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho bạn trẻ. Ban tổ chức sự kiện cũng phải chịu trách nhiệm vì đã để xảy ra các hành động xấu hổ trên.
    Khi đã tổ chức các sự kiện mang tính văn hóa tức là cả nước bạn và chúng ta đều muốn quảng bá cho nền văn hóa của mình. Vậy ban tổ chức đã làm những gì để sự kiện diễn ra như mong muốn? Tôi cảm thấy ban tổ chức đã thể hiện sự vô trách nhiệm đối với việc tổ chức lễ hội. Cổng mở nhưng lại có người leo hàng rào vào, chỉ có 3 cây anh đào thật và 7 cây anh đào giả mà lại để cho người tham quan bẻ cành hái hoa, vậy nhân viên an ninh đang ở đâu, làm gì?
    Các nhà tổ chức lễ hội có nghĩ đến điều này khi thực hiện công tác chuẩn bị không? Nếu không thì quả thật các nhà tổ chức đã tự tin thái quá vào ý thức người Việt rồi.
    Phạm Văn Nghĩa
    * Tôi là một du học sinh VN đang học nghiên cứu sinh tại Mỹ. Khi đọc bài viết này, tôi cảm thấy thật xấu hổ cho người VN và nghĩ rằng nếu tôi có mặt tại cuộc triển lãm vào lúc đó, chắc tôi sẽ trốn về sớm vì sợ bắt gặp những ánh mắt ngao ngán và cái lắc đầu của những người bạn Nhật. Không thể nói rằng đây là trường hợp cá biệt của một vài bạn trẻ thiếu ý thức cộng đồng (bởi vì nếu chỉ một vài người thì sao có thể vặt trụi mấy cây đào trong chốc lát), mà phải thừa nhận rằng ý thức cộng đồng của người Việt Nam còn rất thấp.
    Nguyên nhân, theo tôi, là do chúng ta chưa có biện pháp xử lý kiên quyết những người vi phạm. Nếu BTC các sự kiện như thế này bố trí nhân viên bảo vệ để quan sát và bắt ngay những người đầu tiên có hành vi thiếu văn hóa thì những người khác sẽ không dám làm vậy nữa. Dần dần, người dân sẽ hình thành ý thức tốt hơn về văn hóa nơi công cộng.
    Chúng ta đã làm như vậy với việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm và đã thành công. Vậy còn chờ gì nữa mà không áp dụng với việc giáo dục ý thức cộng đồng cho người dân, nhất là khi VN đang có cơ hội rất lớn trở thành quốc gia sở hữu các kỳ quan thiên nhiên thế giới ?
    Anthony Nguyễn
    Hãy cùng chấn hưng văn hóa
    * Tôi cảm thấy đi từ ngỡ ngàng chuyển sang phẫn nộ truớc lối hành xử của hầu hết người dân Việt Nam, đặc biệt là lớp trẻ. Những hành động này tôi nghĩ không chỉ là hành vi nhất thời mà là thói quen, một nếp sống thiếu văn hóa thật đáng hổ thẹn.
    Tôi đã từng quặn đau khi chứng kiến những đôi nam nữ dẫm đạp lên vạt lúa để chụp hình, hoặc lấy đi những con heo đất trưng bày trên đường hoa Nguyễn Huệ vào dịp tết Nguyên Đán. Tôi từng xấu hổ khi chứng kiến hai cô gái xinh đẹp, thời trang đi trên xe máy đắt tiền, quăng cùi bắp sau khi ăn xong ngay trên mặt đường trước Dinh Độc Lập, ngay trước mặt nhóm khách du lịch nuớc ngoài.
    Tôi không còn cho đây là những vấn đề nhỏ hẹp trong vài cộng đồng mà là một thể diện của quốc gia, khi mỗi người dân không tôn trọng người khác và không tôn trọng bản thân mình. Một hành động đôi khi từ bản năng, nếu không được chỉ dẫn sẽ thành thói quen và cuối cùng thành một nếp sống. Câu trả lời là nhà trường chỉ lo dạy chữ, dạy con người trở thành những thần đồng với những thành tích giả dối. Gia đình và xã hội thì rèn giũa con em mình thành những người hãnh tiến, chỉ quan tâm nững lợi ích liên quan của bản thân và nhóm cục bộ của mình. Một bộ phận không nhỏ chỉ tồn tại những khái niệm về giá trị vật chất trong đầu, trong khi những giá trị nhân văn hầu như rỗng tuếch.
    Dư luận hãy lên tiếng để mỗi người dân, những nhà quản lý, những cơ quan công quyền hãy bắt tay vào cho việc chấn hưng trước khi quá muộn.
    Phạm Văn Đức
    * Hành động bứt hoa bẻ cành của các bạn trẻ trong lễ hội hoa anh đào thật đáng xấu hổ. Lại còn việc thanh niên đánh phụ nữ, đánh người lớn tuổi bằng cha mẹ mình... Thật là hết lời để nói. Tôi nghĩ trẻ em và thanh niên bây giờ chịu nhiều ảnh hưởng của cách ứng xử trong phim, mà cách ăn nói ứng xử của nhân vật trong nhiều phim rất phức tạp. Tôi thường bảo con gái mình tắt tivi đi vì không chịu được cách ăn nói rất hỗn hào giữa con cái với cha mẹ, em út với anh chị, giữa bạn bè với nhau trong phim.
    Hãy cho chiếu những phim có nội dung lành mạnh, cách ăn nói, xưng hô của các nhân vật các vai diễn có văn hóa, đồng thời thực hiện việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội một cách chặt chẽ hơn.
    Nhiều bạn bè quốc tế thường nhận xét người Việt Nam chúng ta rất thân thiện, hiếu khách, tốt bụng. Tôi e rằng hình ảnh người Việt Nam trong mắt họ sẽ bị méo mó vì hành động thiếu văn hóa của một số bạn trẻ thiếu ý thức. Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, rèn luyện một lối sống lành mạnh có văn hóa và xây dựng một hình ảnh đẹp về đất nước con người Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
    Nguyễn Thi Lân
    * Không phải đến Lễ hội hoa anh đào lần này mà những hành vi đáng chê trách ấy đã diễn ra ở hầu hết các hội lễ . Từ việc cướp heo đất đêm giao thừa Đinh Hợi trên đường hoa Nguyễn Huệ, việc bẻ cây vô tội vạ ở các chùa vin vào cớ ?ohái lộc đầu xuân?, việc chen ngang trong lúc xếp hàng đợi xe búyt, vào thang máy, trả tiền ở quầy thanh toán siêu thị? đến những hành vi như tiểu bậy ở bất cứ ?ođịa hình? nào trên đường khi có nhu cầu, khạc nhổ, vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, leo lề, lượn lách khi dừng đèn đỏ? Đến những chi tiết có thể coi là rất nhỏ trong sinh họat gia đình như quát nạt người già, không biết chào hỏi, thưa trình người lớn hoặc ăn hỗn?
    Tất thảy những điều được xem là hành vi thiếu văn hóa và không có thái độ của người văn minh tiếc thay lại có ở một bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay. Cứ sau một kỳ lễ hội, sự chê trách này cứ rộ lên như ?obắn pháo hoa? rồi sau đó là ?ochìm nghỉm? . Việc báo đài phản ánh, phê phán những thói hư tật xấu trong văn hóa của thanh thiếu niên là một việc làm cần thiết nhưng để điều chỉnh những hành vi xấu này thì lại phải từ chính gia đình, từ nhà trường và rộng hơn phải có sự cộng đồng nhắc nhở trong toàn xã hội.
    Nhưng đã có bao nhiêu gia đình, bao nhiêu nhà trường quan tâm thực sự đến việc điều chỉnh những hành vi mà ta cứ xem như là ?ochuyện nhỏ? này? Đó là chưa kể, nhiều khi hành vi xấu ở thanh thiếu niên lại có nguồn gốc bắt đầu từ ?otruyền thống? gia đình: từ việc ăn ở cư xử, việc được chăng hay chớ trong sinh họat, việc hiểu sai về ?odân chủ hóa? quan hệ trong gia đình đến những thái độ sống tiêu cực khác. Trong nhà trường thì ngoài việc nhắc nhở giữ vệ sinh chung, giữ gìn văn hóa trường học cứ ra rả như một điệp khúc nhàm chán, những tác động khác hầu như là số không. Ngay chính bản thân thầy cô giáo còn ăn ở luộm thuộm , giữ vệ sinh cộng đồng kém thì không thể uốn nắn học sinh.
    Không đơn giản là thanh thiếu niên Việt Nam ?" đặc biệt là thanh thiếu niên ở các thành phố lớn ?" chỉ bứt hoa, bẻ cành trong lễ hội, mà đã đến lúc, việc chấn hưng giáo dục nên bắt đầu từ chỗ phải chấn hưng lại nhân cách xã hội, nhân cách cộng đồng một cách đồng bộ, nghiêm khắc và kịp thời. Nếu không, sẽ đến lúc chúng ta phải gánh chịu những hậu quả rất đau lòng khi cái gọi là ?onấc thang văn hóa của dân tộc? xuống đến mức thấp nhất .
    Minh Lâm (Gò Vấp)
    * Vô văn hóa đã nhiễm vào tư duy và hành động chung của đa số lớp trẻ ngày nay. Có lẽ do việc dạy hành vi văn hóa đã không có trong chương trình chính khoá của tất cả học sinh các cấp. Một mặt khác là các hành vi văn hóa vẫn được coi là bình thường và không ai bị phạt vì những hành vi đó cả. Phạt thật nặng như các nước văn minh khác thì dân chúng sẽ tự giác chấp hành thôi. Điều quan trọng là ai sẽ được phép phạt vì những hành vi đó vẫn xảy ra thường xuyên và bất cứ lúc nào ở chỗ công cộng mà chẳng thấy cảnh sát hay ai đó chịu trách nhiệm về vệ sinh đô thị....
    TS. Bùi Mạnh Hà
    * Tôi vô cùng thất vọng và cảm giác xấu hổ với bạn bè Nhật Bản xung quanh nơi tôi làm việc. Họ đã đánh giá quá cao chúng ta nên đã mang đến Việt Nam những cành hoa anh đào. Nếu nội dung bài báo này được thông tin rộng rãi trong nước Nhật thì tôi chắc chắn hình ảnh của nước Việt Nam sẽ bị mất điểm một cách thảm hại trong mắt người Nhật.
    Phải chăng đó là hệ quả của việc không chú trọng đến đạo đức của xã hội. Trong khi nhà trường ra sức giáo dục, hô hào và tuyên truyền thì chính những con người đang sống trong xã hội đó lại vứt bỏ, chà đạp những giá trị đạo đức đó? Chúng ta chứng kiến hàng ngày những hành động như không biết tôn trọng người lớn, khạc nhổ, xả rác bừa bãi nơi công cộng, vượt đèn đỏ, không tôn trọng luật giao thông, chen lấn, không xếp hàng, hút thuốc, nói chuyện ồn ào ở những nơi cần có sự trong lành yên tĩnh như bệnh viện, trụ sở hành chính...
    Trong quá trình học tập, chúng ta đã học rất nhiều bài học đạo đức lên án, phê phán những hành động ấy, vậy mà khi lớn lên chúng ta lại chẳng áp dụng được một chút gì về những bài học sơ đẳng ấy. Những hành động đó khi xảy ra trước mắt trẻ em thì càng nguy hiểm bội phần. Vì những hành động đó sẽ trở thành những "thường thức" trong tâm trí của trẻ em và chúng sẽ thực hiện những hành động đó mà chẳng bao giờ nghĩ rằng đó là những hành vi xấu. Tôi nghĩ, mọi người Việt Nam cần nên nhìn lại mình. Cần học lại những bài học đạo đức đã học. Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục công dân để tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn.
    Nguyễn Duy Thanh
    * Thật sự trong những năm gần đây ý thức ứng xử của giới trẻ đi xuống một cách trầm trọng. Nơi công cộng nhưng các bạn cho phép mình thích làm gì thì làm mà không cần biết hậu quả, miễn sao gây được sự chú ý và tiếng vang với mọi người xung quanh: đi xe lạng lách, đánh võng, sử dụng còi xe không đúng thiết kế; nhuộm tóc xanh, đỏ, vàng; mặc đồ không phù hợp với lứa tuổi; có những lời nói không đúng thuần phong mỹ tục của người Việt...
    Tình trạng này xảy ra có rất nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi nguyên nhân quan trọng nhất là lứa trẻ hiện nay không được trang bị những kiến thức tối thiểu về giao tiếp và chính họ không có ý thức học hỏi để nâng cao hiểu biết.
    Quan Hà
    * Những hành động như vậy cần phải bị phê phán nghiêm khắc, nhất là khi nó được thực hiện bởi những thanh thiếu niên Việt Nam, những người làm chủ đất nước. Có thể nói việc hành động như vậy là do ý thức, suy nghị bị lệch lạc, không biết vì lợi ích chung, trong trường hợp này là lợi ích của đất nước. Có thể từ kinh nghiệm này mà bạn bè Nhật không dám, hoặc không muốn tổ chức các sự kiện văn hoá khác nữa.
    Tôi thật mong các bạc trẻ có ý thức bảo vệ danh dự, hình ảnh đất nước Việt Nam thân yêu bằng những hành động có văn hoá của mình, vì đất nước này là của chúng ta, những người trẻ, hình ảnh của chúng ta phản ánh tương lai của đất nước đấy các bạn ơi!
    Nguyễn Châu Thành Lộc
    * Tôi cho rằng đây là nổi buồn, nhưng cũng là một dịp để mọi người cùng quan tâm đến các hiện tượng xã hội ở nước ta hiện nay. Từ đó những ai có liên quan phải biết điều chỉnh cho phù hợp. Cái gốc của vấn đề là từ giáo dục, giáo dục trong nhà trường, trong gia đình, nơi làm việc, nơi công cộng...
    Tôi thấy chương trình, nội dung giáo dục của ta hiện nay thiếu hẳn môn học ứng xử; Các môn đức dục công dân thì bị xem nhẹ - có hệ số điểm thi quá thấp, luật pháp thì thiếu vắng các chế tài nơi công cộng mà chỉ khuyến khích, động viên. Tôi thường nghe, thấy báo đài nói về nạn bỏ rác bừa bãi nơi công cộng, học trò và cả người lớn thì luôn miệng chửi thề, cô thầy thì bắt ép dạy thêm học trước để lấy tiền, sách giáo khoa thì năm nào cũng sửa để được tiền in, xí nghiệp thì cứ thải rác bẩn không qua xử lý, tham nhũng quan liêu thì thành dịch, chạy xe ai cũng muốn giành đường, vượt ẩu....
    Vấn đề là phải có thầy thuốc gỏi, bắt mạch cho đúng nguyên nhân bệnh, có thuốc đúng, kịp thời, thì trị thì sẽ khỏi bệnh, chớ chẳng phải không thể trị được.
    nguyen kim thuy
  6. ntip

    ntip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    hmm, coi mấy bài này thấy đạo đức, ý thức xã hội ở nhà có vẻ đang đi xuống nhỉ.
  7. tuanta_ftu

    tuanta_ftu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Nhân cái vụ nói về ý thức và văn hóa , em cũng xin kể tí ti về tai nạn của mình. Cuối năm ngoái em có làm vụ kỉ niệm thành lập công ty cho 200 ngưòi , lúc phần lễ nghi với cả màn dạo đầu thi đông gớm , nhưng đến đoạn nghỉ , kèm theo là ăn tiệc đứng , ai dè các bác nhà ta ăn kinh quá , loáng 1 cái đã hết vèo , mà lại còn tụ tập hết cả ở bàn ăn ( làm em phải huy động gấp lực lương ra nhắc khéo , cái vụ này la chưa chuẩn bị trước ) . áy mà ăn xong , còn cả phần vui vẻ phía sau , nhưng mà các bác cứ gọi là lần lượt ra về hết , làm giảm đi bao nhiu là hưng phấn ( cứ như là mời đến chỉ có ăn ko ý nhỉ , tiệc đứng mà thế thì bùn gớm )
  8. chatchatboom

    chatchatboom Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    2
    Cũng chả phải đạo đức gì đâu, thói quen xấu của người Việt thoai. Mỗi đêm giao thừa đi qua là mỗi lần những cây cối dọc đường ở Hà Nội bị vặt trơ trụi. Lộc gì chẳng biết nhưng sáng mùng một ngắm hàng tá cây xơ xác như trận bão tràn qua mà cám cảnh cho thanh niên Việt. Cái đó là ý thức thoai, chả đạo đức gì
    Nhân nói về chuyện ăn tiệc buffet, mấy lần tớ tổ chức giải golf, rất k thoải mái với cách của VN ta, bọn tây, nhật nó xếp hàng lần lượt để lấy đồ ăn, mấy trự VN thì chen lấn, chẳng hàng lối gì ráo, cứ chen bừa, lấn đại. Một số quan chức được mời, một số khác là doanh nghiệp được mời, cũng là dân chơi golf giàu nứt đố đổ vách, nhưng lúc ăn buffet cứ lấy đầy ự, ăn không hết bỏ mứa một đống, bọn nước ngoài nó đánh cùng nó chả thèm bình loạn, nhưng mình cảm thấy nhột nhạt sao đó. Còn quà tặng thì mỗi người một túi quà, vài bác VN lại cứ xin thêm, nhất là quan chức. Mà nhiều nhặn gì cho cam, toàn quà khuyến mãi như áo, mũ, bóng golf, lịch QC...
  9. minhhoang05

    minhhoang05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Tớ đồng ý với bạn chatchatbùm, ý thức của người dân vẫn thấp kém, quen kiểu nghĩ đến mình, mặc cha người khác.
    Nhiều lần đi rút tiền ở các trạm ATM, mình đứng chờ đến lượt. Nhiều kẻ ngang nhiên mồm gào lên là gấp lắm, chen ngang, nhảy xổ vào. Một lần cáu quá tóm một thằng chắc là sinh viên bảo đó là hành động vô văn hoá thì nó bảo có quái vắn hoá đâu mà vô.
    Kiểu này sắp tới dân tình nhảy vào lăng Bác mà vặt trụi cây cảnh ở đó luôn quá.
  10. voidermot

    voidermot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì cũng không hẳn là event nhưng ngấm mãi nên share với cả nhà.
    Hôm đi quay clip cho "Chat với 8x" . Có cảnh quay bà già đi bán cam
    --> tư liệu quay cần có: 1 cái mẹt đựng cam, 1 cái xe đạp cũ, 1 cái nón, quần áo bà ba, guốc mộc.
    Bàn bạc xong thì phởn phơ vì nghĩ tư liệu quay đơn giản, đâu mà chả có, yên chí hí hửng mua đồ. Đến khi check đạo cụ thì đạo diễn kêu ầm lên vì cái mẹt quá mới, trong khi cái mẹt của bà già phải cũ kĩ xỉn xỉn.
    --> Ngồi đến tận 22h tính xem làm thế nào cho cái mẹt nó cũ đi. Quẹt đất, đổ nước, bôi đất,...đủ thứ mà k ăn thua. Cuối cùng cũng tính ra 1 cách là: Đánh sạch cái mẹt, đem ra ngoài chợ đổi mẹt mới lấy mẹt cũ. Tưởng thế là xong, ai ngờ ra ngoài chợ đi đâu cũng bị kêu là điên, không đổi mẹt năn nỉ gãy lưỡi cả 1 vòng chợ Mơ, cuối cùng cũng có người thương quá nên đổi cho.
    Sau vụ đó, cái chữ "tư duy hình" nó ngấm chặt vào đầu, ý tưởng gì, kịch bản gì cũng quy ra hình hết.

Chia sẻ trang này